NGHIÊN CỨU SỰ KẾT HỢP CỦA ĐỘNG TỪ “DO” TRONG TIẾNG ANH - Pdf 24

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
.3Câu hỏi nghiên cứu 2
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Cấu trúc của đề tài 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1.Kết hợp của từ trong tiếng Anh 5
1.1.1.Nguồn gốc của thuật ngữ kết hợp của từ (collocation) 5
1.1.2.Khái niệm kết hợp của từ 5
1.1.3.Phân biệt kết hợp của từ với cụm từ ngẫu nhiên và cụm
thành ngữ 6
1.1.4.Phân loại kết hợp của từ 8
1.1.5.Đặc điểm của kết hợp của từ 9
1.1.5.1.Kết hợp của từ mang tính ‘độc đoán’ (arbitrary) 9
1.1.5.2.Kết hợp của từ mang tính ‘phụ thuộc lĩnh vực’
(Domain-dependent) 10
1.1.5.3.Kết hợp của từ mang tính ‘không nhất thiết phải liền
kề’ (not necessarily adjacent) 10
1.1.6.Vai trò của kết hợp của từ trong dịch thuật 11
1.1.7.Tóm lược lịch sử nghiên cứu về kết hợp của từ 12
1.2.Động từ trong tiếng Anh 13
1.2.1.Khái niệm về động từ 13
i
1.2.2.Phân loại động từ 14
1.2.2.1.Trợ động từ (Auxiliary verbs) 15

1Hạn chế của đề tài 48
2Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 3
What Causes It? 3
Who's Likely to Have Test Anxiety? 5
What Can You Do? 5
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ vựng nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong bất kỳ ngôn ngữ nào vì
chúng ta không thể giao tiếp hiệu quả nếu thiếu từ vựng. Nhà ngôn ngữ học người
Anh Wilkins (1972:111) từng khẳng định “không có từ vựng thì không thể truyền
tải được bất cứ điều gì”. Đa số những người học ngoại ngữ thứ hai đều cho rằng
càng có vốn từ vựng rộng trong nhiều lĩnh vực, người học ngoại ngữ càng có hiểu
biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, từ vựng không được sử dụng riêng rẽ
mà thường đi với các từ khác và phụ thuộc lẫn nhau. Từ được kết hợp thành các
cụm từ, trong đó có những cụm từ kết hợp một cách tự do và cả những cụm từ cố
định. Loại cụm từ kết hợp cố định thường gây nhầm lẫn cho người học vì không có
bất kỳ quy tắc cụ thể nào đúng cho tất cả các kết hợp này. Người học tiếng Anh như
một ngôn ngữ thứ hai (ESL) thường gặp không ít khó khăn khi đối mặt với những
cụm từ này trong quá trình học tập của họ. Đó là lý do tại sao nhiều người học
không thể giao tiếp trôi chảy mặc dù họ biết rất nhiều từ. Do đó, khả năng kết hợp
của từ cần được đưa vào xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng.
Mặc dù mới chỉ trở thành chủ đề của nghiên cứu ngôn ngữ trong thời gian
gần đây, nhưng các kết hợp (collocation) của từ đang thực sự tạo ra mối quan tâm
ngày càng lớn với nhiều nhà ngôn ngữ học. Kết hợp của từ hiện được định nghĩa
theo nhiều cách khác nhau (có thể đến hàng trăm định nghĩa). Vì vậy đến nay vẫn
chưa có một khái niệm hay sự phân loại nào đầy đủ và thống nhất về nó. Do đó
những vấn đề liên quan đến kết hợp của từ trở thành một trong những lĩnh vực tồn

tích.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm điều tra những kết hợp của động từ "do" trong tiếng
Anh, vì vậy, nó được thực hiện để phục vụ ba mục tiêu chính:
- Cung cấp cái nhìn bao quát về khái niệm kết hợp (collocation) của từ cùng
với các đặc điểm, phân loại của chúng.
- Khảo sát những kết hợp chứa ‘do+cụm danh từ’.
- Đề xuất các cách diễn đạt tương đương của những kết hợp chứa ‘do+cụm
danh từ’ trong tiếng Việt.
.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần được
làm rõ:
2
1. Động từ ‘do’ có thể kết hợp với những cụm danh từ nào?
2. Cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các kết hợp chứa
‘do+cụm danh từ’ ở những hoàn cảnh cụ thể là gì?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết hợp chứa ‘do+cụm danh từ’ và cách diễn đạt tương đương của chúng
trong tiếng Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được giới hạn ở việc điều tra các kết hợp (collocation) của
động từ ‘do’ khi đóng vai trò là một động từ thường.
Hơn nữa, nghiên cứu chỉ tập trung vào kết hợp giữa ‘do + cụm danh từ’, bởi
trường hợp này là loại kết hợp thường gặp nhất trong các hoàn cảnh thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nói trên, nghiên cứu về cơ bản được thực hiện
thông qua Phương pháp thống kê và Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc tìm và thu thập dữ liệu.
Những kết hợp của động từ 'do' sẽ được thu thập từ các nguồn khác nhau như

Phần kết luận: tóm tắt các ý chính được thảo luận trong các phần trước, chỉ
ra những hạn chế của nghiên cứu, những đề xuất sư phạm và những gợi ý cho các
nghiên cứu chuyên sâu hơn.
4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Kết hợp của từ trong tiếng Anh
1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ kết hợp của từ (collocation)
Thuật ngữ collocation được hiểu trong tiếng Việt là sự kết hợp của từ (sau
đây được gọi là sự kết hợp hay kết hợp của từ) lần đầu tiên được giới thiệu bởi
Firth, một nhà ngôn ngữ học người Anh. Ông là người đầu tiên nhìn nhận từ vựng
trong từng đơn vị cú pháp của nó, theo diễn tiến từ trái sang phải trong câu. Theo
Firth (1957), kết hợp của từ được định nghĩa là một tổ hợp các từ trong mối tương
quan với nhau theo tập quán, qui ước (conventional word combinations). Ví dụ: to
take a photo (chụp một bức ảnh), to do homework (làm việc nhà), to play football
(đá bóng) Thuật ngữ kết hợp của từ có nguồn gốc từ một chữ Latin: ‘collocate’ và
có nghĩa là ‘sắp xếp theo thứ tự’.
1.1.2. Khái niệm kết hợp của từ
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kết hợp của từ. Cho đến nay, việc hình
thành một khái niệm chính xác, thống nhất là vô cùng khó khăn vì các nhà ngôn
ngữ học khác nhau có những định nghĩa khác nhau thậm chí là mâu thuẫn nhau khi
định nghĩa về kết hợp của từ. Bahns J. & Eldaw M. (1993:57) đã từng nhận xét:
"Thật đáng tiếc khi thuật ngữ kết hợp của từ đang được sử dụng và hiểu theo nhiều
cách khác nhau". Hầu hết các nhà nghiên cứu từng đưa ra quan điểm về kết hợp của
từ đều đồng ý rằng đó là một đơn vị từ vựng bao gồm một cụm hai hoặc ba từ. Firth
được coi là cha đẻ của thuật ngữ này và hầu hết các định nghĩa khác sau này đều
mang nặng tính diễn giải lại định nghĩa của ông. Firth (1957:183) cho rằng kết hợp
của từ là “các từ thường xuyên đồng hành cùng nhau". Đây vẫn là một cách định
nghĩa khá chung chung. Theo cách định nghĩa này, kết hợp của từ đề cập đến các
biểu thức chứa một số từ đơn nhất định chỉ kết hợp một cách thường xuyên với

thường xuyên. Tuy nhiên, về bản chất chúng khác nhau cả về ý nghĩa và cấu tạo.
Về mặt cấu tạo, McCarthy M. & O’Dell F. (2005:14) cho rằng những kết
hợp của từ có thể được ngăn cách bởi một vài từ khác. Chẳng hạn như trong kết hợp
‘make a decision’ (quyết định), chúng ta có thể xen giữa từ ‘make’ và ‘decision’
một số từ như.
He made an extremely important decision. (Anh ấy đã có một quyết định cực
kỳ quan trọng)
Trong khi đó, McArthur (1992:232) khẳng định, đa phần thành ngữ hầu như
không thay đổi, và tuân theo các quy tắc cứng nhắc. Ông đưa ra quan điểm rằng
6
thành ngữ thường cố định về hình thức. Điều này thể hiện ở ví dụ sau: người ta có
thể nói: “rain cats and dogs” nhưng không bao giờ dùng một động từ khác với cats
and dogs. Ông cũng cho rằng cụm từ ngẫu nhiên, chỉ đơn thuần là những tổ hợp từ
ràng buộc với nhau về ngữ nghĩa trong một mối quan hệ cú pháp nhất định với một
từ headword cho trước. Ví dụ: to open a company / a business / a restaurant…
Như vậy, về mặt cấu trúc những cụm từ ngẫu nhiên là những cụm lỏng lẻo
và được sử dụng tùy mục đích người nói và không bị bó buộc bởi các quy ước trong
ngôn ngữ. Trái ngược với chúng là các cụm từ kết hợp với nhau một cách chặt chẽ
và duy nhất, thành ngữ. Kết hợp của từ rơi vào giữa hai thái cực nói trên. Những kết
hợp của từ có thể gồm các từ tiếp giáp nhau như head với ache trong cụm headache
hoặc gần nhau như cat và purr trong ‘The cat was purring’.
Xét về mặt ý nghĩa, Benson M., Benson E. & Ilson R. (1986a) đã sử dụng
các cụm từ của danh từ ‘murder’ (giết người) để minh họa và phân biệt các đặc tính
chính của ba loại cụm từ. Khi phân tích những ví dụ này, nhóm tác giả thu được kết
quả tương tự như khi phân loại dựa vào cấu trúc. Cụ thể, loại ít gắn kết nhất về mặt
ý nghĩa là các cụm từ ngẫu nhiên (free combination). Ví dụ: danh từ ‘murder’ có thể
được sử dụng với rất nhiều động từ khác nhau (to analyze, boast of, condemn,
discuss… a murder), và ngược lại những động từ đó có thể kết hợp lần lượt với các
danh từ khác mà vẫn cho nghĩa hoàn chỉnh. Trong khi đó các cụm thành ngữ lại
tương đối cố kết và hầu như không có một kết hợp nào khác giữa những từ đơn lẻ

took an oath that he would do his duty.
G4 = giới từ + danh từ
Ví dụ: by accident, in agony
G5 = tính từ + giới từ
Ví dụ: fond of children, hungry of news
G6 = tính từ + to-infinitive
Ví dụ: It was necessary to work; it’s nice to be here.
G7 = tính từ + mệnh đề that
Ví dụ: She was afraid that she would fail, It was imperative that I be here.
G8 = 19 mẫu động từ khác nhau trong tiếng Anh
Ví dụ: động từ + to-infinitive (they began to speak), trợ động từ + bare
infinitive (we must work) và các loại khác…
8
Loại thứ hai: những kết hợp từ từ vựng: không chứa giới từ, động từ nguyên
thể hoặc mệnh đề quan hệ nhưng bao gồm danh từ, tính từ, động từ và trạng từ.
Nhóm này bao gồm bảy loại như sau:
L1 = động từ (có nghĩa là tạo ra / hành động) + danh từ / đại từ / cụm giới từ
ví dụ: come to an agreement, launch a missile
L2 = động từ (có nghĩa là xóa / hủy bỏ) + danh từ
ví dụ: reject an appeal, crush resistance
L3 = [tính từ + danh từ] hoặc [danh từ được sử dụng trong một cách tính từ thuộc
danh từ +]
ví dụ: strong tea, a crushing defeat, house arrest, land reform
L4 = danh từ + động từ đặt tên cho các hoạt động được thực hiện bởi một danh từ
được chỉ định của này
ví dụ: bombs explode, bees sting
L5 = lượng hóa + danh từ
ví dụ: a swarm of bees, a piece of advice
L6 = trạng từ + tính từ
ví dụ: hopelessly addicted, sound asleep

nhận trong một ngôn ngữ khác. Lấy trường hợp của động từ ‘làm’ trong tiếng Việt
là một ví dụ. Người Việt Nam thường nói ‘làm bánh’ và ‘làm bài tập’. Cùng là
động từ ‘làm’ nhưng ý nghĩa tương đương trong tiếng Anh của nó lần lượt lại là
make a cake và do the homework (sử dụng hai động từ khác nhau make và do).
1.1.5.3. Kết hợp của từ mang tính ‘không nhất thiết phải liền kề’ (not
necessarily adjacent)
Theo McCarthy M. & O’Dell F. (2005:15), những cụm kết hợp của từ có thể
đứng tiếp giáp nhau hoặc chỉ gần kề nhau chứ không nhất thiết phải luôn luôn liền
kề. Ông khẳng định rằng mối quan hệ kết hợp vẫn tồn tại, mặc dù một vài từ có thể
tách rời các từ khác hoặc thay đổi về trật tự. Ví dụ:
They rejected my appeal.
The rejection of his appeal was a great shock.
My application succeeded.
She made a successful application.
Getting our application approved took ages.
10
You have to submit your application for approval.
1.1.6. Vai trò của kết hợp của từ trong dịch thuật
Thuật ngữ dịch thuật (translation) có nội hàm rất rộng. Nó có nghĩa là một
quá trình chuyển đổi văn bản ở ngôn ngữ gốc sang văn bản ở ngôn ngữ đích. Đôi
khi thuật ngữ này còn được dùng với ý nghĩa bao trùm cả quá trình chuyển dịch văn
bản ở dạng nói được gọi là phiên dịch (interpreting). Ở đây có thể là quá trình dịch
thuật của con người nhưng có khi cũng bao hàm quá trình dịch của máy (dịch máy).
Hiện tại có rất nhiều định nghĩa về dịch thuật (con số có thể đến hàng trăm),
mỗi định nghĩa đều làm sáng tỏ một vài khía cạnh quan trọng của khái niệm 'dịch
thuật' song gần như chưa có một định nghĩa đơn lẻ nào bao hàm được hết đặc điểm
phức tạp, đa dạng và rất khó nắm bắt của khái niệm này. Tuy vậy để có cở sở lý
luận cho quá trình dịch một số văn bản chứa kết hợp từ của động từ ‘do’, đề tài lựa
chọn một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam là Từ điển tiếng Việt của
Viện Ngôn ngữ học. Theo đó: "Dịch là quá trình chuyển đổi nội dung diễn đạt từ

Redman (1986), Halliday (1966), Sinclair (1966), McCarthy (1990), Hill (1999)
Nghiên cứu những kết hợp của từ là một chủ đề thú vị, phù hợp nhu cầu thiết thực
mà người học cần đến. Rõ ràng, bất cứ người học nào muốn giao tiếp như người
bản xứ sẽ phải đối diện với những thách thức về kết hợp của từ.
Gần đây, vấn đề kết hợp của từ đã được quan tâm nhiều hơn. Trong cuốn
sách “English collocations in use”, McCarthy & O’Dell (2005) đã đưa ra định
nghĩa một cách đơn giản về kết hợp của từ kèm với các ví dụ cũng như bài tập cho
người học thực hành. Cuốn sách này cũng cung cấp những kết hợp của từ về một số
chủ đề thường xuất hiện trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Những kết hợp của các
động từ chỉ hoạt động hàng ngày được đưa vào một bảng trong đó liệt kê những
cụm từ và ví dụ về chúng cùng một số lời khuyên để ghi nhớ chúng, một số bài tập
thực hành cũng được kèm theo sau đó. Bahns & Eldaw (1993), trong bài viết
“Should we teach EFL students collocations”, nhấn mạnh tầm quan trọng của kết
hợp của từ. Nghiên cứu của họ điều tra nhận thức về kết hợp của từ trong tiếng Anh
của những người học EFL trình độ cao ở Đức bằng các bài tập dịch và điền từ. Kết
quả cho thấy, người học nên tập trung vào những cụm từ mà không có cách nào có
hiểu được nếu không biết nghĩa từ trước. Trong bài viết của mình, Bahns & Eldaw
(1993) cũng chỉ ra rằng việc dạy những kết hợp của từ cho người học EFL nên tập
trung vào các kết hợp mà không có cách dịch tương đương trực tiếp sang ngôn ngữ
mẹ đẻ. Tương tự như vậy, Hill J. (1999) coi kết hợp của từ là một phạm trù tồn tại
nhiều vấn đề nhưng đang bị bỏ quên trong các lớp học EFL. Ông sử dụng hai câu
hỏi bằng tiếng Anh và tiếng Ả Rập, liên quan đến những kết hợp phổ biến về thực
phẩm, màu sắc, và thời tiết để hỏi các giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành và
12
giáo viên dạy ngôn ngữ Anh. Kết quả cho thấy cả hai nhóm giáo viên đều thiếu hụt
vốn kết hợp của từ.
Cũng như người học các ngôn ngữ khác, người học Việt Nam cũng gặp khó
khăn khi tiếp thu những kết hợp của từ tiếng Anh. Trong một cuộc hội thảo tại Đại
học Western Sydney, Trinh (1995) cho rằng việc học kết hợp của từ là một khó
khăn đối với bất kỳ người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai nào. Tác giả cũng

2 mang dấu hiệu thể hiện các đặc điểm ngữ pháp như thì, thể, ngôi …
1.2.2. Phân loại động từ
Có nhiều cách khác nhau để phân loại động từ nhưng về cơ bản, để phân loại
động từ một cách chính xác cần phải phân tích chúng một cách tổng quát. Trong
nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn mô hình phân chia động đã được thừa nhận
rộng rãi của Quirk et al. (1972:69) và Biber et al. (1999:358). Theo họ, có hai nhóm
động từ chínhtrong tiếng Anh: Auxiliary verbs (trợ động từ) và Lexical verbs (động
từ thường) được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Peri-
phrastic
Primary
Auxiliary
aspectual
passive
Auxiliary
Verbs Modal
Auxiliary
Verbs
Semi-Auxiliary
Lexical verbs
Các nhóm động từ này được phân biệt dựa vào vai trò cũng như khả năng
đứng độc lập của chúng trong câu.
14
DO
HAVE
BE
Can could
May might
Shall should
Will would

Trong tiếng Anh, ‘do’ vừa có thể được sử dụng như một trợ động từ, vừa
như động từ thường, giống như ‘have’ and ‘be’. Nó là một trong những trợ động từ
phổ biến nhất. Trong trường hợp này, ‘do’ không có nghĩa cụ thể nào mà thường
xuất hiện trong câu khi muốn hình thành dạng nghi vấn và phủ định. Đặc biệt
‘do’cũng được dùng để nhấn mạnh hoặc để tránh cảm giác lặp lại trong câu đáp lời.
15
Khi đóng vai trò là động từ thường, các hình thức của ‘do’ (forms) rất cùng
phong phú với đầy đủ các đặc điểm về thì, thể, ngôi …
1.2.3.1. Trợ động từ ‘do’
Khi là trợ động từ, 'do' có các hình thức sau:
Hình thức
Khẳng định/
Câu hỏi
Phủ định
Phủ định
rút gọn
Hiện tại Do / does do not / does not don’t / doesn’t
Quá khứ Did did not didn’t
(Quirk R. et al., 1972: 77)
Thứ nhất: trợ động từ ‘do’ được sử dụng trước một động từ thường để tạo
thành câu phủ định và nghi vấn.
Ví dụ:
He doesn’t answer when we call.
Do you smoke? – Yes, I do (or No, I don’t).
Trong một số câu hỏi đuôi (Question tags) trợ động từ ‘do’ cũng xuất hiện,
dùng để tạo nên câu hỏi lặp lại và thường mang nghĩa “có phải không”
Ví dụ:
You live in Việt Trì, don’t you?
He married his teacher’s daughter, didn’t he?
Thứ hai: trợ động từ ‘do’ được dùng để tránh sự lặp lại của một động từ đã

từ -ing
Quá
khứ
phân
từ -ed
Ví dụ
V
V-s
V-ed1
V-ing
V-ed2
Do
Does
Did
doing
done
I do housework everyday.
She often does morning
exercises.
They did all their
homework.
We are doing our
homework.
I have done all my
homework.
Ví dụ:
At the weekend, I stay at home and I did a lot of work around the house. I
took down the curtain, washed them and cleaned the windows.
You have to do all the homework the teacher assigned.
What are you doing? – I am learning English.

cách dùng và các cách diễn đạt tương đương của ‘do’ sang tiếng Việt. Tuy vậy,
trong phần này nhóm tác giả không có tham vọng bàn về các vấn đề dịch thuật
trong các ví dụ song ngữ trích dẫn. Do đó, những câu dịch ra tiếng Việt chỉ được sử
dụng để minh họa cho các ý nghĩa tương đương của động từ ‘do’.
Chương này bắt đầu với những kết hợp ‘do+ cụm danh từ’, tiếp theo là ý
nghĩa của chúng trong các ngữ cảnh khác nhau. Tất cả các ví dụ đều được đưa ra
dưới dạng song ngữ Anh-Việt để người đọc có được cái nhìn so sánh và đối chiếu.
.2.1. Cấu trúc
Phần này tập trung vào nghiên cứu loại kết hợp duy nhất là ‘do+ cụm danh
từ’ vì đây là một trong những nhóm thường gặp nhất trong số các kết hợp của động
từ ‘do’. Thông thường thì ‘do’ đứng ngay trước cụm danh từ trong các kết hợp này,
tuy nhiên do đặc tính “không nhất thiết phải liền kề” (not necessarily adjacent) nên
cũng có trường hợp ‘do’ và ‘cụm dunh từ’ không đứng liền nhau.
Ví dụ:
0 Please let me know if there is something I can do for you.
Nếu tôi có thể giúp được gì thì cứ nói nhé.
[20: 23]
1 Well, we can still do some window shopping, can’t we?
Này, mình vẫn có thể đi ngắm hàng cơ mà, đúng không?
[21: 66]
2 I like the way you do your hair.
Tôi thích kiểu làm đầu của bà.
[21: 65]
3 They are doing one Shakespeare’s play next month.
Tháng tới họ sắp diễn một vở kịch của Shakespeare.
[23: 45]
4 The doctor did the usual things, which proved his first opinion.
Bác sĩ làm những việc thường lệ, điều này chứng tỏ cho ý kiến ban đầu của
ông.
[23: 38]

(3) His eyes glittered, but he did nothing.
Mắt chàng sáng lên, nhưng chàng không hành động gì .
[25: 76]
(4) Again he did something that he had not done for a long time.
Một lần nữa anh đã làm một việc mà anh không hề làm trong một thời gian
dài.
[24: 28]
Những ví dụ này cho thấy, chúng ta không thể biết chính xác rằng hành động
đề cập ở đây là gì. Các hành động cụ thể chỉ có thể được hiểu giữa những người
nói-người nghe trong bối cảnh cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, cách diễn đạt
tương đương trong tiếng Việt của ‘do’ là 'làm', như trong (2) và (4) hoặc ‘hành
động’ trong (3), nhưng đôi khi 'do '= Φ (được bỏ qua) như trong (1), nghĩa 'làm gì'
được bỏ qua.
2.2.2. 'Do' dùng cho các hoạt động chứa V-ing.
'Do' được sử dụng với ‘the, my, some, much… + V –ing’ để đề cập đến một
loạt các hành động ở dạng V –ing vô cùng phong phú. Chúng ta sử dụng 'do' với các
hoạt động kết thúc bằng '-ing' như do some gardening, do some thinking, do some
painting… Tuy nhiên, cách sử dụng này nghe không được tự nhiên và thường được
diễn đạt theo một cách khác. Chẳng hạn, 'I did some studying this afternoon' thường
được thay bằng 'I studied this afternoon'.
Ví dụ:
(5) “Then you’ll be doing your buying in hell!”
“Nếu vậy quí vị ắt phải xuống tận âm ti mà mua.”
[23: 98]
(6) He did the sitting down, and he stood up to do it…
Gã ngồi mà vung tay, rồi lại đứng lên vung tay…
[20: 36]
(7) You do the painting and I’ll do the papering.
Anh quét vôi rồi tôi sẽ dán giấy.
[21: 54]

[25: 42]
(11) … he had done great deeds and made his name a curse in the mouths of the
Pellys,…

Trích đoạn ‘Do’ dùng cho 'thể thao'
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status