nghiên cứu sự phối hợp của các tổ chức kinh tế - xã hội trong hoạt động khuyến nông huyện lương tài - tỉnh bắc ninh - Pdf 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN HƯƠNG TÂN

NGHIấN CỨU SỰ PHỐI HỢP CỦA CÁC TỔ CHỨC
KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NễNG
HUYỆN LƯƠNG TÀI - TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 31 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Thanh Cúc
HÀ NỘI - 2011
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
i
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
ii
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Đời sống của nhân dân nói chung và của nông dân nói riêng có những cải thiện
rõ rệt. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khới xướng, việc chuyển đổi cơ chế
quản lý, yờu cầu thích ứng với cơ chế thị trường, người nông dân thiếu những
thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề trong sản xuất của họ. Mặt khác họ
cũng cần được đào tạo, rèn luyện tay nghề để nâng cao kiến thức và kỹ năng
phát triển sản xuất. Những thành tựu khoa học, những kỹ thuật tiến bộ cần được
chuyển tải cho nông dân để giúp họ sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt
là nông dân vựng sõu, vựng xa trình độ thâm canh cây trồng, vật nuôi còn thấp,

các ban ngành đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội với hoạt động khuyến
nông.
Lương Tài là một huyện nằm ở cuối tỉnh Bắc Ninh, giáp với tỉnh Hải
Dương nên không có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ở đây sản
xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của
huyện. Khuyến nông là một bộ phận rất được quan tâm ở đây. Khuyến nông có
vai trò rất quan trọng là cầu nối giữa bốn nhà Nhà nông, Nhà nước, Nhà doanh
nghiệp và Nhà khoa học.
Ngày 01/01/2007, huyện Lương Tài đã kiện toàn đội ngũ cán bộ khuyến
nông viên cơ sở. Tuy nhiên công tác khuyến nông của huyện vẫn còn nhiều hạn
chế. Một trong những hạn chế đó là sự phối hợp giữa khuyến nông với các ban
2
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
ngành đoàn thể của huyện, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện còn chưa
được thường xuyên và kịp thời.
Xuất phát từ tình hình thực tế tôi quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu sự
phối hợp của các tổ chức kinh tế - xã hội trong hoạt động khuyến nông huyện
Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh” làm vấn đề nghiờn cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về sự phối hợp của các tổ chức kinh tế - xã hội trong hoạt động
khuyến nông, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác khuyến nông ở huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phối hợp trong hoạt động
khuyến nông.
- Đánh giá về sự phối hợp giữa các tổ chức kinh tế - xã hội với hoạt động
khuyến nông tại huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nõng cao hiệu quả trong công tác
khuyến nông.

4
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số lý luận về đề tài nghiên cứu
2.1.1 Lý thuyết về khuyến nông
2.1.1.1 Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông (agricultural extention) là một thuật ngữ khú xỏc định thống
nhất bởi vì để đạt được mục tiêu cơ bản sao cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn các nước khác nhau, các nhà khuyến nông khác nhau, nông dân khác nhau
hiểu khuyến nông theo nghĩa có khác nhau, bởi vì:
- Mỗi quốc gia khác nhau có những cách tổ chức khuyến nông khác nhau.
Mục tiêu cụ thể khuyến nông đối với nước phát triển với nước nông nghiệp,
nước nông nghiệp lạc hậu có sự khác nhau.
- Khuyến nông phục vụ cho nhiều mục đích: Phát triển trồng trọt, chăn
nuôi, bảo quản chế biến nông sản, thú y, bảo vệ thực vật, tổ chức quản lý
- Mỗi tầng lớp nông dân khác nhau hiểu khuyến nông theo nghĩa khác
nhau: người nghèo cần khuyến nông huấn luyện và tài trợ, người giàu, trình độ
dân trí cao cần thông tin và kinh nghiệm sản xuất.
Có hai cách hiểu khuyến nông, đó là hiểu theo nghĩa hẹp và theo nghĩa
rộng.
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông chỉ là công việc khi có những kỹ thuật tiến
bộ do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo, các nhà nghiên cứu tìm ra và
làm thế nào để nông dân biết đến và áp dụng hiệu quả, nghĩa là khuyến nông là
chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
Theo nghĩa rộng: khuyến nông hoạt động trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn, cho nhiều đối tượng khác nhau.
5
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về khuyến nông, ví dụ:

2) Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn; nõng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo
hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3) Huy động nguồn lực từ cá nhõn, tổ chức trong và ngoài nước tham gia
khuyến nông, khuyến ngư.
2.1.1.3 Vai trò của khuyến nông
a) Cầu nối
Mối quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông và nông
dân được thể hiện ở sơ đồ sau: Nguồn: Tổng hợp điều tra
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa nhà nước, khuyến nông và người dân
7
Nhà nước
Cơ quan
nghiên cứu
- Viện
- Trường
- Trung tâm
- Doanh nghiệp
Khuyến nông
- KN nhà nước
- KN phi chính
phủ
- KN công ty, DN

quan trọng trong công tác khuyến nông. Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất là cả một quá trình, đòi hỏi người cán bộ khuyến nông không chỉ
giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải giỏi cả về nghiệp vụ khuyến
nông. Có như vậy mới có thể vận động, lôi cuốn nông dân tham gia, không
những thế còn giúp cho nông dõn, tạo điều kiện cho nông dân tổ chức sản
xuất tốt hơn, góp phần xây dựng nông thôn mới Như vậy, vấn đề chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, kiến thức cho nông dân đang là nhu cầu bức xúc hiện
nay.
c) Xúa đúi, giảm nghèo
Dân cư đúi nghốo phần lớn là nông dân, ở nông thôn và làm nghề nông.
8
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
Do vậy, bản thân hoạt động khuyến nông hướng vào chuyển giao kiến thức,
đào tạo kỹ năng, trợ giúp điều kiện vật chất cho nông dân để họ vươn lên
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần nâng cao dõn trớ… đó là trực
tiếp tham dự vào xoá đói giảm nghèo.
Căn cứ vào nguyện vọng của người dân, những khó khăn mà họ gặp
phải, khuyến nông sẽ tư vấn giúp họ vượt qua khó khăn, bày cho họ cách
làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để họ thu được thêm nhiều sản
phẩm hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn trên cơ sở đó tăng thu nhập cho gia
đình họ, từng bước vươn lên cuộc sống no đủ hơn. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay, nhiều hộ nông dân tuy đã có đủ vốn, lao động, kinh nghiệm sản
xuất, song chưa nắm được những kiến thức cơ bản về sản xuất hàng hoá, về
thị trường tiêu thụ,… do vậy khuyến nông cần phải trang bị cho họ những
kiến thức này để họ tự tin bước vào thị trường mới.
d) Phối hợp với các tổ chức xã hội
Lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật ở các Viện, trường, trung tâm
nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo không những có trình độ chuyên môn
cao mà còn có tõm huyết với nghề nghiệp. Đây là lực lượng cơ bản tạo ra
nguồn khoa học công nghệ mới để cho khuyến nông chuyển tải đến nông dân,

nông dân để truyền đạt lại cho nông dân khỏc, vựng khỏc và khi đó khuyến
nông trở thành người học trò của nông dõn.
Tóm lại một cán bộ khuyến nông thực thụ sẽ có những vai trò rất quan
trọng đối với nông dân về 12 mặt sau đây:
1. Người đào tạo 5. Người cố vấn 9. Người cung cấp
2. Người tổ chức 6. Người bạn 10. Người thông tin
3. Người lãnh đạo 7. Người tạo điều kiện 11. Người hành động
4. Người quản lý 8. Người môi giới 12. Người trọng tài
(Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông
10
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
quốc gia, tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông, nhà xuất bản Nông
nghiệp, năm 2007)
2.1.1.4 Những nguyên tắc hoạt động của khuyến nông, khuyến ngư
Theo điều 3 Nghị định 56/CP của Chính phủ ngày 26/4/2005:
1) Xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông
nghiệp, thuỷ sản.
2) Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp với người sản xuất và giữa người sản xuất với nhau.
3) Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
4) Dõn chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất.
5) Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải phù hợp và phục vụ
chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên vùng sõu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hoá phục vụ cho yêu cầu xuất
khẩu.
2.1.1.5 Chức năng và nội dung hoạt động khuyến nông
a) Chức năng của khuyến nông
Chức năng cơ bản của khuyến nông không những là truyền bá thông tin
và huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyển
bá, những kỹ năng đó đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm.
b) Nội dung của hoạt động khuyến nông
Thông tin, tuyên truyền
- Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến
12
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông
nghiệp, thuỷ sản.
- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng
các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển
lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.
Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao
kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động
khuyến nông, khuyến ngư.
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước
Xõy dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ
- Xõy dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
- Xõy dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ
sản.
- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra
diện rộng.
Tư vấn và dịch vụ
- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường,
khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý,
kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
- Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp

của Bộ.
14
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
- Thu từ thực hiện hợp đồng khuyến nông khuyến ngư với người sản
xuất.
- Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước.
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
b) Kinh phí khuyến nông khuyến ngư địa phương được hình thành từ các
nguồn:
- Ngân sách do UBND tỉnh, thành phố, theo dự toán ngân sách hàng năm
được duyệt của địa phương.
- Thu từ thực hiện hợp đồng với tổ chức khuyến nông khuyến ngư Trung
ương.
- Thu từ thực hiện hợp đồng dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư với
người sản xuất.
- Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2.1.1.7 Các phương pháp khuyến nông
Theo từ điển tiếng Việt, “phương phỏp” là một hệ thống các cách sử dụng
để tiến hành một hoạt động nào đó. Vì vậy có thể hiểu phương pháp khuyến
nông là cách làm về khuyến nông để đạt được mục tiêu mà khuyến nông đó đề
ra.
a) Phương pháp khuyến nông cá nhõn
Phương pháp cá nhân (tiếp xúc trực tiếp với nông dân) là phương pháp
được sử dụng phổ biến nhất trong khuyến nông. Người cán bộ khuyến nông
đến thăm nhà nông dân, hoặc gặp gỡ họ ngoài đồng, trên nương để thảo luận
những chủ đề mà hai bên cùng quan tâm và cung cấp cho họ thông tin hoặc
những lời khuyên. Những cuộc gặp gỡ này thường rất thoải mái và ít khi phải

Trình diễn
- Trình diễn phương pháp: là một phương pháp đào tạo thực hành nhằm
chỉ cho nông dân biết cách làm một thao tác hay một hoạt động cụ thể nào
đó, nhằm trả lời câu hỏi: Làm như thế nào? Vì thế trình diễn phương pháp là
phương pháp huấn luyện hiện trường, nông dân phải thực hiện những công
việc, thao tác cụ thể. Trình diễn phương pháp có nghĩa là hướng dẫn cho
nông dân cách làm một công việc gì đó.
- Trình diễn kết quả: là một phương pháp huấn luyện nhằm chứng minh
và chỉ cho nông dân những kết quả thực tiễn của hoạt động sản xuất nào đó
cũng như thuyết phục nông dân chấp nhận và làm theo kỹ thuật khuyến cáo.
Hội thảo đầu bờ
Hội thảo đầu bờ (hay còn gọi là hội thảo trên hiện trường) là một hình
thức huấn luyện bằng việc trao đổi kinh nghiệm để đánh giá và giải quyết các
vấn đề ngay tại hiện trường. Đây là hình thức đào tạo chuyển giao kỹ thuật
tiến bộ mang lại kết quả ở cả hai mặt: nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho
nông dân và giải quyết các vấn đề ngay trên hiện trường để có thể mở rộng
các kết quả đã trình diễn trong cộng đồng.
Vì vậy, hội thảo đầu bờ là quá trình học hỏi kinh nghiệm giữa những
nông dõn với nhau trong cộng đồng, là phương pháp khuyến nông “từ nông
dân đến nụng dõn” dưới sự hỗ trợ của một hay nhiều chuyên gia, đó là cán bộ
khuyến nông hay giáo viên đến từ bên ngoài cộng đồng.
Tham quan
Nông dân thường rất muốn đi thăm các cơ sở sản xuất khác để tìm hiểu
xem người dân ở những nơi đó họ làm ăn ra sao, họ trồng cây gi, nuôi những
con gì, họ gặp những khó khăn gì, sinh kế ra sao,
Đi tham quan còn giúp nông dõn so sánh cách làm ăn của mình với
người khác và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Do vậy, điều quan trọng là nơi
được chọn đến tham quan phải có những điều kiện canh tác tương tự với địa
17
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B

nông có thể xếp vào 3 khối:
Khối nghiên cứu, đào tạo : có ưu thế là có lực lượng, có trình độ nờn quỏ
trình chuyển giao mô hình khuyến nông cõy, con và tập huấn nông dõn có nhiều
thuận lợi, mang lại kết quả cao. Tham gia công tác khuyến nông nhiều điều kiện
thuận lợi để chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu của mình vào sản xuất,
đồng thời thúc đẩy, hỗ trợ trở lại công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Khối hội, đoàn thể, câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích: là nơi tập
hợp, đoàn kết, động viên nông dân trong quá trình thực hiện, triển khai các
chương trình khuyến nông, góp phần chuyển giao mô hình cõy, con, và đào
tạo tập huấn cho nông dân, làm phong phú và đa dạng các hoạt động khuyến
nông. Thông qua các chương trình phối hợp hoạt động về khuyến nông góp
phần khẳng định một hướng đi đúng trong quá trình đổi mới phương thức
hoạt động của các hội, đoàn thể. Đó là gắn việc hoạt động với việc hỗ trợ hội
viên nông dân trong quá trình phát triển sản xuất, nõng cao năng lực tổ chức
sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hội viên.
Khối thông tin đại chúng: có thế mạnh là thông tin nhanh tới số đông
nông dân và có hiệu quả thiết thực, động viên kịp thời, góp phần thúc đẩy
nhanh phát triển nông nghiệp – nông thôn và công tác khuyến nông.
2.1.1.9 Các tổ chức khác tham gia vào công tác khuyến nông
- Hội nông dõn những người cùng sở thích
Về nguyên tắc tham gia cũng giống như CLBKN: Tự nguyện, dõn chủ,
cùng có lợi. Tổ chức thường theo quy mô làng xóm, cũng có thể theo quy mô
lớn hơn. Nội dung hoạt động chỉ tập trung ở một lĩnh vực sản xuất nhất định.
Hiệu quả hoạt động của Hội phụ thuộc ý thức trách nhiệm, sự nhiệt tình, sáng
tạo của cán bộ lãnh đạo Hội, mức độ hoạt động, hình thức hoạt động, sự quan
tõm giúp đỡ cũng như tác động tương hỗ của khuyến nông, của chính quyền,
các đoàn thể, các tổ chức xã hội, dịch vụ hỗ trợ.
19
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
- HTX những người cùng sở thích

hợp, liên minh, hợp nhất lại.
Phối hợp kinh tế là những hình thức hoặc những biểu hiện của sự hành
động giữa chủ thể phối hợp thông qua những thoả thuận, những giao kèo, hợp
đồng, hiệp định, điều lệ nhằm thực hiện tốt những mục tiêu nhất định trong
tất cả các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất kinh
doanh ).
Tóm lại, phối hợp là sự hợp tác tự nguyện giữa các đơn vị kinh tế, giữa
các khu vực khác nhau để giúp nhau cùng phát triển, đem lại lợi ích cho các
bên tham gia.
2.1.2.2 Nội dung phối hợp
Phối hợp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có rất nhiều các hoạt động,
từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các hoạt động này
thể hiện ở mọi khía cạnh khác nhau:
Phối hợp trong việc mua bán nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
như (giống, phân bón, thuốc trừ sõu…), quá trình mua bán các nguyên liệu
đầu vào thường là sự phối hợp giữa hộ nông dân với các công ty, đại lý, HTX
DVNN hay các cửa hàng bán lẻ tại xã, huyện, tỉnh Phối hợp để việc trao đổi
các nguyên liệu đầu vào được dễ dàng hơn, chất lượng tốt hơn và tạo ra sự tin
tưởng lẫn nhau hơn;
Phối hợp trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật như (các
giống mới, kỹ thuật chăm sóc mới, hay công thức luân canh cây trồng
mới…), lĩnh vực này, phối hợp thể hiện ở sự liên kết của các trường, viện
nghiên cứu của các cơ quan nhà nước hay các công ty tư nhân với nông dân
thông qua các cơ quan đoàn thể tại địa phương. Các cơ quan đoàn thể tại địa
phương thường là HTX, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niờn,…để đưa
các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân. Các trường, viện nghiên cứu của
các cơ quan nhà nước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật này đến với nông
21
Nguyễn Hương Tân Lớp KTNN K18B
dân thường dựa vào chủ trương của nhà nước là ngày càng nâng cao trình độ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status