Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai đoạn hiện nay (tt) - Pdf 24

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cán bộ luôn
có vai trò quyết định đối với thắng lợi của cách mạng. Trong thời kỳ đổi
mới hiện nay, cán bộ lại càng có vai trò quan trọng. Bởi vậy, xây dựng đội
ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐQL)
chuyên trách các ngành, các cấp là vấn đề đặc biệt quan trọng và rất cấp
thiết hiện nay.
Ở nước ta, trong các giai đoạn cách mạng trước đây, TĐKT có vai trò,
tác dụng to lớn đối với thắng lợi của cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay,
TĐKT là động lực thúc đẩy những cá nhân, tập thể tìm tòi những giải pháp
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, góp phần
vào thành tựu đổi mới. Để phát huy vai trò, tác dụng của TĐKT phải xây
dựng cho được đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có chất
lượng tốt.
Trong những năm qua, việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách
công tác TĐKT đã có chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ
được nâng lên một bước. Song, so với yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT
trong những năm tới đội ngũ cán bộ này, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập,
nhất là về trình độ, năng lực tham mưu, lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo các
phong trào thi đua và thẩm định hồ sơ khen thưởng. Việc xây dựng đội
ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT vẫn còn những hạn chế,
khuyết điểm: lúng túng trong xây dựng quy hoạch cán bộ; việc đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ vẫn
là khâu yếu; chưa tạo được sự liên thông trong công tác cán bộ giữa Ban
TĐKT Trung ương với các địa phương, ban, bộ, Nghiên cứu một cách
2
toàn diện, tìm giải pháp khả thi xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách
công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT giai đoạn hiện nay là
vấn đề rất cần thiết và cấp bách.

Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về cán bộ, công tác cán bộ và thi đua,
khen thưởng. Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng đội ngũ
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta trong những năm qua.
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê, điều tra,
khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm : Xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT là toàn bộ hoạt động của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở,
ở ban, bộ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở trung ương, ở các
tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, cán bộ, đảng viên và các tổ chức
có liên quan về thực hiện các khâu của công tác cán bộ nhằm tạo nên đội
ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có phẩm chất chính trị, phẩm
chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo, quản lý và tham mưu đề xuất, là
những chuyên gia trong lĩnh vực TĐKT.
- Ba kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công
tác TĐKT: Một là, cấp uỷ địa phương, đơn vị cần nhận thức đúng đắn về
vai trò, tác dụng, yêu cầu của công tác TĐKT và tầm quan trọng của việc
xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT trong điều kiện
hiện nay; Hai là, cấp ủy tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên và kết
4
hợp chặt chẽ với Ban TĐKT Trung ương trong tất cả các khâu của công
tác cán bộ, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, nâng cao tính
chuyên nghiệp cho đội ngũ CBCLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ; Ba là, các cấp ủy đảng cần coi trọng công tác tạo
nguồn và thực hiện tốt công tác quy hoạch CBLĐQL chuyên trách công
tác TĐKT, mạnh dạn đưa những cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, có triển
vọng vào dự nguồn các chức danh LĐQL công tác TĐKT ở cơ cơ quan,
địa phương, đơn vị mình.
- Hai giải pháp đột phá: Tăng cường công tác tạo nguồn và quy hoạch

dựng đội ngũ CBCCLN chuyên trách công tác TĐKT giai đoạn hiện nay.
Chương 2
NH󰗯NG V󰖥N 󰗁 LÝ LU󰖭N VÀ TH󰗱C TI󰗅N V󰗁 XÂY D󰗱NG 󰗙I
NG CÁN B󰗙 LÃNH 󰖡O, QU󰖣N LÝ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC
THI UA, KHEN TH󰗟NG 󰗟 N󰗛C TA GIAI O󰖡N HI󰗇N NAY
2.1. THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN
THƯỞNG VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHUYÊN
TRÁCH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
2.1.1. Thi đua, khen thưởng - Khái niệm, nội dung, hình thức và
mối quan hệ
Luận án đã phân tích và đưa ra khái niệm thi đua, khái niệm khen
thưởng, mục đích, nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng; mối quan hệ
6
mật thiết giữa thi đua với khen thưởng và chỉ rõ, khá nhiều trường hợp
khen thưởng không liên quan trực tiếp đến thi đua, như tôn vinh các phát
minh, sáng chế
2.1.2. Công tác thi đua, công tác khen thưởng - Khái niệm, nội
dung, vai trò, mối quan hệ
2.1.2.1. Khái niệ m, nộ i dung và vai trò củ a công tác thi đua
- Khái niệm : Công tác thi đua (CTTĐ) là hoạt động của các cấp ủy,
tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân về xác định nội dung, xây
dựng chương trình, kế hoạch, phát động, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết,
rút kinh nhiệm về các phong trào thi đua làm cho các họat động của các tổ
chức, các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương đạt kết quả tốt nhất, góp
phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương.
- Nội dung: Xác định chủ trương về từng phong trào thi đua và nội
dung thi đua; Tiến hành công tác tư tưởng và phát động thi đua; Tổ chức
thực hiện phong trào thi đua; Định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát; Sơ
kết, tổng kết, đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm; Xây dựng, củng cố,
kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức làm công tác TĐKT

Hai là, đây là hoạt động của các tổ chức trong HTCT và các tổ chức khác
trong xã hội, song chủ yếu là hoạt động của các tổ chức trong HTCT dưới
sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Ba là, đây là hoạt động tác động đến ý
thức, tư tưởng, tình cảm và niềm tin của đông đảo nhân dân. Bốn là, công
tác TĐKT chịu tác động kinh tế thị trường định hướng XHCN, tâm lý của
người sản xuất nhỏ, hoạt lâu dài trong cơ chế hành chính, tập trung bao cấp
và trong chiến tranh.
8
2.1.3. 󰗚i ng cán b󰗚 lãnh 󰖢o, qu󰖤n lý chuyên trách công tác thi
ua, khen th󰗠ng - Khái ni󰗈m, ch󰗪c nng, nhi󰗈m v󰗦, vai trò và 󰖸c i󰗄m
2.1.3.1. Khái niệ m về độ i ngũ cán bộ l ãnh đạ o, quả n lý chuyên
trách công tác thi đua, khen thư ở ng
CBLĐQL chuyên trách công TĐKT là những cán bộ được bổ nhiệm
giữ các chức vụ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các đoàn
thể nhân dân, các doanh nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
chuyên làm và chịu trách nhiệm về công tác TĐKT.
Luận án chỉ ra các chức danh CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT
ở Ban TĐKT Trung ương , các Bộ, Ban, Đoàn thể trung ương ; ở các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ; các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty
Nhà nước.
2.1.3.2. Chứ c năng, nhiệ m vụ và vai trò củ a độ i ngũ cán bộ l ãnh
đạ o, quả n lý chuyên trách công tác thi đua, khen thư ở ng
- Chức năng: Tham mưu; lãnh đạo, quản lý; hướng dẫn, kiểm tra
Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch, chương trình, phương án tiến hành
công tác TĐKT trình các cấp lãnh đạo ; Hướng dẫn nghiệp vụ công tác
TĐKT ; Thực hiện một số nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước công
tác TĐKT; tổ chức việc thanh tra, kiểm tra và kiến nghị với cấp có thẩm
quyền xử lý các vi phạm về TĐKT theo chức trách, nhiệm vụ ; Chỉ đạo và
thực hiện việc tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng ; Xây dựng
tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức công tác TĐKT; lãnh đạo, quản lý hoạt

thực hiện các khâu của công tác cán bộ nhằm tạo nên đội ngũ CBLĐQL
chuyên trách công tác TĐKT có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức
10
tốt, có năng lực lãnh đạo, quản lý và tham mưu, đề xuất, là những chuyên
gia trong lĩnh vực TĐKT.
Luận án đã chỉ ra mục tiêu, chủ thể, lực lượng tham gia xây dựng đội
ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT.
2.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng
Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ; Tạo nguồn và xây dựng quy
hoạch cán bộ; Đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ; Đánh giá cán bộ
đương chức và cán bộ trong quy hoạch; Bổ nhiệm, bố trí, sử dụng, quản lý
và thực hiện chính sách cán bộ; Phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ và việc tự học, tự
rèn của cán bộ; Kiểm tra, giám sát uốn nắn sai lầm, khuyết điểm, sơ kết,
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận TĐKT, xây dựng đội ngũ cán bộ
ngành TĐKT.
2.2.3. Những vấn đề có tính nguyên tác về xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT
phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh các quan điểm chỉ đạo
xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ này,
phải thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác TĐKT, góp phần vào
thành tựu công cuộc đổi mới. Thứ ba, kết hợp chặt chẽ việc đào tạo, bồi
dưỡng ở nhà trường với đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn và với việc tự
đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ. Thứ tư, coi trọng dân chủ hóa, đồng thời
phê phán, loại trừ những biểu hiện áp đặt, độc đoán và những quan điểm
sai trái.
11
Chương 3

Về số lượng, cơ cấu: Hiện tại còn 6 tỉnh không có phó trưởng ban
TĐKT tỉnh, gồm tỉnh Bắc Kạn, Hà Nam, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Gia Lai,
Lâm Đồng. Chưa có sự hợp lý về cơ cấu độ tuổi. Cán bộ nữ chiếm tỷ lệ
rất thấp (16%), cán bộ có tuổi đời dưới 45 tuổi chiếm tỷ lệ chưa phù hợp;
cán bộ có tuổi từ 45 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ còn lớn.
Về trình độ học vấn: đội ngũ cán bộ còn thiếu hụt những tri thức cơ
bản, cần thiết, nhất là về tổ chức duy trì các phong trào thi đua và thẩm
định hồ sơ khen thưởng.
3.1.2.2. Về phẩ m chấ t, năng lự c
Vẫn còn có một số ít cán bộ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị và đạo đức, lối sống.Năng lực tham mưu đề xuất và thẩm định hồ sơ
khen thưởng. Vẫn còn một số cán bộ vi phạm kỷ luật bị xử lý (3 cán bộ,
trong đó 1 lãnh đạo Ban TĐKT tỉnh bị cảnh cáo).
3.2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở NƯỚC
TA - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM
3.2.1. Thực trạng
3.2.1.1. Nhữ ng ư u điể m
- Về xây dựng và cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ: đã có tiêu
chuẩn chung và tiêu chuẩn các chức danh từ phó trưởng phòng và tương
đương trở lên bước đầu phù hợp.
- Về tạo nguồn và xây dựng quy hoạch cán bộ: việc tạo nguồn cán bộ
ngắn hạn và dài hạn đã được nhiều nơi quan tâm; Phần lớn tỉnh, thành phố
13
đã xây dựng quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ trước mắt, Thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng đã xây dựng quy hoạch dài hạn.
- Về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ: đã coi trọng đào tạo,
bồi dưỡng theo chức danh và bồi dưỡng những cán bộ đương chức. Từ
năm 2008 đến nay toàn Ngành TĐKT đã có 35 cán bộ được cử đi học lý
luận chính trị cao cấp tập trung và tại chức. Từ năm 2012 đến nay đã có 25

nhiều nơi theo hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo chuyên đề. Từ
năm 2010 đến nay, đã tiến hành 12 cuộc kiểm tra theo chuyên đề. Việc sơ
kết, tổng kết về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT
được nhiều nơi thực hiện đều đặn Những năm gần đây, một vài đề tài khoa
học về cán bộ và đổi mới công tác TĐKT đã được triển khai thực hiện.
3.2.1.2. Nhữ ng yế u kém, hạ n chế
- Về cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ: nhìn chung, công việc
này chưa thực sự được quan tâm và còn lúng túng nên hầu như chưa có
tiêu chuẩn cụ thể, sát thực về chức danh cán bộ.
- Về tạo nguồn và xây dựng quy hoạch cán bộ : ở nhiều nơi chưa
tạo được nguồn hoặc số lượng nguồn còn ít, chất lượng chưa cao; bộ việc
xây dựng quy hoạch cán bộ, nhìn chung còn hình thức, chất lượng hạn chế,
việc thực hiện quy hoạch còn lúng túng.
- Về đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ: còn chắp vá, nội
dung, chương trình còn nghèo, chưa được đổi mới mạnh mẽ, chưa mở
được nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ ở các vùng, miền Hầu như chưa luân
chuyển CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT trong phạm vi địa phương
và với Ban TĐKT Trung ương.
15
- Về đánh giá cán bộ: Tình trạng nể nang, né tránh và chủ yếu căn
cứ vào ý kiến của người đứng đầu khi đánh giá cán bộ còn xảy ra ở nhiều
nơi. Nhiều cấp uỷ đồng nhất việc đánh giá cán bộ hàng năm với đánh giá
cán bộ để đưa vào quy hoạch và với đánh giá cán bộ trong quy hoạch.
- Về bố trí, sử dụng, quản lý và thực hiện chính sách cán bộ: ở một số
nơi tiến hành công việc này còn có biểu hiện chủ quan, thiếu kiên quyết.
Việc quản lý cán bộ chưa thành nền nếp, nhất là quản lý cán bộ trong thẩm
định hồ sơ khen thưởng. Còn hữu khuynh trong công tác khen thưởng đối
với cán bộ trong Ngành TĐKT.
- Về phát huy vai trò của chính quyền, lãnh đạo đơn vị, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ và việc tự học, tự

quyết của Đảng về vai trò, tác dụng, yêu cầu của công tác TĐKT trong
điều kiện hiện nay, về cán bộ, công tác cán bộ, đặc điểm, chức năng,
nhiệm vụ của đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT, đề ra các
chủ trương, giải pháp đúng, có quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện. Hai là, cấp ủy tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên
và kết hợp chặt chẽ với Ban TĐKT Trung ương trong xây dựng đội ngũ
cán bộ trong tất cả các khâu của công tác cán bộ, đặc biệt là đào tạo, bồi
dưỡng theo chức danh, nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ. Ba là,
nắm chắc đặc điểm của đội ngũ cán bộ, hiểu rõ điều kiện làm việc, hoàn
cảnh gia đình cán bộ để giúp đỡ, động viên kịp thời và tạo điều kiện thuận
lợi cho cán bộ vươn lên. Bốn là, phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương, đơn vị tham gia xây
dựng đội ngũ cán bộ, nhất là giám sát hoạt động của cán bộ trong công tác
khen thưởng.
17
3.2.2.3. Nhữ ng vấ n đề đặ t ra cầ n giả i quyế t
Xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ dài hạn, có thể đến năm
2030 về TĐKT làm cơ sở xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công
tác TĐKT; Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của
Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ TĐKT; Về sự phối hợp và sự liên thông
trong công tác cán bộ giữa cấp uỷ địa phương, đơn vị với Ban TĐKT trung
ương; Về tạo nguồn lâu dài để đưa vào quy hoạch CBLĐQL chuyên trách
công tác TĐKT; Việc đấu tranh chống lại có hiệu quả những quan điểm sai
trái về vai trò, tác dụng của công tác TĐKT trong điều kiện hiện nay.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CHUYÊN
TRÁCH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG ĐẾN NĂM 2020
4.1. DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ MỤC TIÊU,
PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO,

4.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh
đạo đơn vị về vị trí, vai trò của thi đua, khen thưởng và việc xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen
thưởng trong tình hình mới
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc, tạo nhận thức thống nhất trong cấp ủy,
chính quyền, cán bộ, đảng viên về vai trò, tác dụng của TĐKT, vai trò của
đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT; Thứ hai, nâng cao chất
19
lượng sinh hoạt đảng, sử dụng linh hoạt các phương thức tuyên truyền để
quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng đội ngũ
cán bộ; Thứ ba, phát huy mạnh mẽ vai trò của Tạp chí TĐKT trong nâng cao
nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, công chức trong, ngoài
Ngành TĐKT về xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT.
4.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ lãnh đạo quản
lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với yêu cầu
hiện nay
Luận án đã phân tích vai trò của việc này đối với xây dựng đội ngũ
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT và đề xuất tiêu chuẩn chung, tiêu
chuẩn chức danh CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT.
4.2.3. Đẩy mạnh việc tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và
luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua,
khen thưởng
4.2.3.1. Đẩ y mạ nh việ c tạ o nguồ n và quy hoạ ch cán bộ lãnh đạ o
quả n lý chuyên trách công tác thi đua, khen thư ở ng
- Đẩy mạnh công tác tạo nguồn: Coi trọng việc “tạo nguồn gần” từ lực
lượng cán bộ, công chức trong Ngành TĐKT . Chú ý “tạo nguồn xa”;
thông qua các phong trào thi đua cách mạng để phát hiện nguồn; có chính
sách thu hút sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác
trong Ngành TĐKT.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ: Một là, quán triệt và thực hiện tốt

về chính trị, tư tưởng, quá trình công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ được
21
giao, quá trình đào tạo, bồi dưỡng, phẩm chất đạo đức, lối sống, quan hệ
xã hội, ý thức tổ chức, kỷ luật, thái độ đối với nhân dân, phong cách, lề lối
làm việc, năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực tiễn …Đối với những
cán bộ trong quy hoạch cần nắm chắc khả năng phát triển; quản lý việc tự
học tập, rèn luyện của cán bộ. Tích cực, chủ động trong quản lý cán bộ;
phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương, đơn vị
trong quản lý cán bộ; phối hợp với cấp ủy nơi cư trú để quản lý cán bộ.
- Đánh giá đúng cán bộ: Một là, bám chắc các tiêu chí đánh giá cán
bộ của Đảng và thực hiện nghiêm chỉnh; Ban TĐKT Trung ương tiếp tục
cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá cán bộ cho phù hợp; Hai là, đánh giá cán
bộ qua kết quả bình xét danh hiệu thi đua, phân loại đảng viên và phiếu tín
nhiệm khi quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ; Ba là, phát huy vai trò của các
tổ chức chính trị - xã hội trong đánh giá cán bộ; Bốn là, kết hợp chặt chẽ
việc tự đánh giá của cán bộ với ý kiến đánh giá của cấp uỷ, cán bộ, đảng
viên trong cơ quan, đơn vị; Năm là, thực hiện nghiêm chỉnh những quy
định của Đảng và hướng dẫn của cấp trên về đánh giá cán bộ.
- Bổ nhiệm đúng cán bộ: Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình bổ nhiệm
cán bộ. Mạnh dạn bổ nhiệm những cán bộ được rèn luyện, thử thách, được
đào tạo, có đủ tiêu chuẩn vào các chức danh CBLĐQL. Đặc biệt, coi trọng
chống lại tư tưởng hẹp hòi, cục bộ, thành kiến và những biểu hiện chạy
chức trong bổ nhiệm cán bộ.
4.2.5. Phát huy vai trò t󰗲 giác ph󰖦n 󰖦u h󰗎c t󰖮p, rèn luy󰗈n c󰗨a b󰖤n
thân cán b󰗚 lãnh 󰖢o, qu󰖤n lý chuyên trách công tác thi ua, khen
th󰗠ng và th󰗲c hi󰗈n t󰗒t chính sách 󰗒i v󰗜i 󰗚i ng cán b󰗚 này
Từng cán bộ chủ động tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt và tu
dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, thực hiện chuẩn mực đạo đức của
22
người cán bộ làm công tác TĐKT: tận tụy, sáng tạo và gương mẫu; các cấp

thực hiện các khâu của công tác cán bộ nhằm tạo nên đội ngũ CBLĐQL
chuyên trách công tác TĐKT có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức
tốt, có năng lực lãnh đạo, quản lý và tham mưu đề xuất, là những chuyên
gia trong lĩnh vực TĐKT.
3. Trong những năm qua, các cấp uỷ ở địa phương, cơ quan, đơn vị
đã quan tâm xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đạt
được kết quả quan trọng. Chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên một
bước. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn còn
nhiều hạn chế, khuyết điểm.
Từ hoạt động xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
TĐKT những năm qua, có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích: Một là,
cấp uỷ địa phương, đơn vị nhận thức sâu sắc chỉ thị, nghị quyết của Đảng
về vai trò, tác dụng, yêu cầu của công tác TĐKT trong điều kiện hiện nay,
về cán bộ, công tác cán bộ, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ
CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT, đề ra các chủ trương, giải pháp
đúng, có quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Hai là,
tranh thủ sự giúp đỡ và kết hợp chặt chẽ với Ban TĐKT Trung ương trong
công tác cán bộ, nói chung và xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách
công tác TĐKT, nói riêng trong tất cả các khâu của công tác cán bộ, đặc
biệt là đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, nâng cao tính chuyên nghiệp
của cán bộ. Ba là, nắm chắc đặc điểm của đội ngũ cán bộ, hiểu rõ điều
kiện làm việc, hoàn cảnh gia đình để giúp đỡ, động viên kịp thời và tạo
24
điều kiện thuận lợi cho cán bộ vươn lên. Bốn là, phát huy mạnh mẽ vai trò
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương, đơn vị
tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là giám sát hoạt động của cán bộ
trong công tác khen thưởng.
4. Để xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT
trong những năm tới đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT phải thực hiện nhiều
giải pháp, trong đó cần nghiên cứu và thực hiện đồng bộ các giải pháp


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status