nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan mạn virus b - Pdf 24

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số thế giới có hơn 6 tỷ người thì có khoảng 2 tỷ người đã và đang
nhiễm VRVGB. Tỷ lệ người mang dấu ấn HBV trong dân chúng ở Châu Á
là từ 5 – 10% [45].
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật cho
thấy khắp thế giới có đến 1,2 triệu trường hợp tử vong hàng năm do bệnh gan
mạn tính liên quan với HBV. Tổ chức Y tế thế giới báo cáo HBV lây mạnh
hơn HIV gấp 50 – 100 lần và lan rộng khắp châu Á và tiểu lục địa Ấn [16].
Theo Đinh Quý Lan, ở Việt Nam bệnh viêm gan do nhiều loại virus,
đặc biệt nghiêm trọng là viêm gan do virus B vì số người nhiễm virus B dao
động từ 15 – 20% dân số. Nước ta có khoảng 12 – 16 triệu người bị lây
nhiễm có HBsAg (+), trong số này có khoảng 4 – 5 triệu người bị viêm gan,
xơ gan hoặc ung thư gan [29].
Hậu quả diễn biến bệnh ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như tuổi mắc bệnh, giới tính, kiểu gen của virus viêm gan
B, các kháng nguyên của HBV và kháng thể của cơ thể, tải lượng HBV
DNA. Các đối tượng nhiễm HBV mạn tính với tải lượng HBV DNA cao
thường có liên quan đến tình trạng kháng nguyên HBeAg dương tính, kiểu
gen C của HBV và mức độ tổn thương gan trên mô bệnh học cũng có xu
hướng nặng hơn so với tải lượng HBV DNA thấp [33], [80].
Hướng dẫn thực hành của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan của Mỹ
(AASLD) chủ trương làm những xét nghiệm để đánh giá giai đoạn của bệnh
gan, các xét nghiệm về sự sao chép của HBV và bộ xét nghiệm nhiễm virus
viêm gan B cũng như các xét nghiệm khác về đồng nhiễm các virus khác.
Alanine aminotransferase là xét nghiệm máu quy ước được theo dõi trong
2
viêm gan B mạn. Hướng dẫn thực hành của AASLD chủ yếu dựa vào kết
quả định lượng HBV DNA trong máu như là những xét nghiệm chính yếu.
Hướng dẫn khuyến cáo nên xét nghiệm tải lượng HBV DNA nhiều lần để
tiên lượng và quyết định điều trị [16].

hợp còn do rối loạn di truyền, biến dưỡng và ngay cả viêm gan do rượu cũng
có thể gây ra viêm gan mạn [48].
Trong nội dung đề tài này ta chỉ nghiên cứu viêm gan mạn do virus B.
1.2. MỘT VÀI NÉT LỊCH SỬ
Ngay từ thời Hyppocrates, ông cũng đã đề cập đến viêm gan B cũng
như các tác nhân khác gây viêm gan (VG). Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ XVII
và đầu thế kỷ XIX mới có các vụ dịch VG lớn, đặc biệt xảy ra trong các cuộc
hành quân trong quân đội.
Năm 1885, Lurman đã thông báo lần đầu tiên 191 trường hợp viêm gan
sau vacxin đậu mùa được phân lập từ hạch lympho của người. Từ đó, người
ta chú ý tới một bệnh VG khác không lây qua đường ăn uống. Vào năm
4
1947, Mac Callum và Bauer đã đưa ra từ “viêm gan A” cho VG nhiễm trùng
và “viêm gan B” cho VG huyết thanh. Mãi đến năm 1953 thì Tổ chức Y tế
thế giới mới thừa nhận từ “Viêm gan siêu vi A và B” [60].
Cho đến nay, người ta đã xác định được 8 loại virus gây bệnh viêm
gan: HAV, HBV, HCV, HDV, HEV, HGV, HFV và TTV. Trong đó HBV có
mức độ lây lan nhanh và nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan cao nên được
các nhà khoa học quan tâm nhiều [60].
1.3. DỊCH TỄ
1.3.1.Vùng dịch lưu hành cao
- Là Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Quốc, lưu vực sông Amazon, một
số vùng ở Trung Đông [25], [67].
- Tỷ lệ người có HBsAg: 5– 20% [63].
- Đường lây truyền chủ yếu xảy ra theo chiều dọc từ mẹ sang con, tuổi
bị nhiễm rất sớm như trẻ sơ sinh. Ngoài ra sự lây nhiễm còn xảy ra ở tuổi
thiếu niên do lây nhiễm lẫn nhau trong gia đình và bạn bè. Vì vậy hầu hết
dân số bị nhiễm có huyết thanh chẩn đoán HBV(+) rất sớm, thường sau 10
tuổi. Tuy nhiên bệnh thường được phát hiện ở tuổi trưởng thành lúc đã có
triệu chứng viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Do bị nhiễm ở tuổi còn

những đối tượng có nguy cơ nhiễm HBV cao (chích ma túy, mại dâm, đồng
tính luyến ái,…) [82], [85].
Theo Robert G.Gish, châu Á/ vùng châu Á Thái Bình Dương có tần
suất bệnh mới cao nhất, sau đó là châu Phi và vùng Đông Âu/ Địa Trung
Hải. Ở Mỹ và châu Âu, VG do virus B là vấn đề y tế chính ở những nhóm
dân tộc đặc biệt [16].
6
1.4. CẤU TRÚC VIRUS VIÊM GAN B
Hình 1.1: Cấu trúc của virus viêm gan B
Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae. Khi quan sát huyết thanh
của bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B dưới kính hiển vi điện tử người ta
thấy có 3 loại tiểu thể [91], [108]:
- Tiểu thể hình cầu nhỏ hoặc hình bầu dục đường kính 20-22nm.
- Tiểu thể hình trụ có đường kính 20-22nm và dài từ 200-400nm
- Tiểu thể hình cầu lớn, đường kính 42-45 nm, được gọi là tiểu thể
Dane, loại này hiếm hơn. Vỏ là một lớp lipoprotein, nhân là nucleocapsid
đường kính 27nm chứa DNA và DNA-polymerase [14].
1.4.1. Vỏ bọc ngoài
- Dầy khoảng 7nm, gồm 2 lớp lipoprotein trong đó có 3 loại protein,
mỗi loại đều có chung một quyết định kháng nguyên là HBsAg [14].
+ Protein nhỏ bề mặt: Gồm 226 acid amin, mã hóa bởi gen S, gen này
quyết định kháng nguyên HBs. Protein loại này có 5 quyết định kháng
nguyên khác nhau: a, d, y, w, r.
7
+ Protein trung bình bề mặt: Gồm 281 acid amin, được mã hóa bởi
gen tiền S2 và gen S.
+ Protein lớn bề mặt: Gồm 389-400 acid amin tùy thuộc vào typ huyết
thanh, được mã hóa bởi gen tiền S1, tiền S2 và gen S [14], [20].
1.4.2. Vỏ capsid
- Dày khoảng 27-28nm được hình thành bởi nhiều protein, chứa 183

cho DNA – polymerase.
+ Gen X mã hóa cho một loại protein nhỏ là sản phẩm của X
(HBxAg). Hiện nay, chứa năng của gen này chưa được rõ có lẽ giữ vai trò
chuyển hóa hoặc thuận lợi cho việc sinh sản của HBV [6].
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA VIÊM GAN MẠN
- Về giải phẫu bệnh có 3 yếu tố chính: thâm nhiễm viêm, xơ hóa, và
hoại tử tế bào gan có khi có thêm hình ảnh xơ gan [5], [86].
+ Viêm: các tế bào đơn nhân (lympho và tương bào) không những chỉ
thâm nhiễm ở các khoảng cửa mà còn lan rộng ra trên các tiểu thùy gan. Như vậy
sự có mặt của những tế bào viêm ở xa khoảng cửa, thâm nhiễm viêm lan đến lớp
tế bào giới hạn, đó là những dấu hiệu của sự hoạt động viêm gan mạn tính.
+ Xơ hóa: đó là tổn thương chủ yếu ở khoảng cửa song nó có xu
hướng đến các tiểu thùy, nó làm vỡ lớp tế bào giới hạn và có xu hướng làm
biệt lập một số đám tế bào gan tạo nên những hình ảnh hoa hồng nhỏ khá đặc
hiệu của loại viêm gan này.
+ Hoại tử tế bào gan: có thể hoại tử trở thành ổ nhỏ chỉ ảnh hưởng lác
đác đến vài tế bào gan hoặc hoại tử kiểu mối gặm, ảnh hưởng đến các tế bào
của lớp giới hạn mà nó làm vỡ, hoặc hoại tử có thể rộng hơn, hoại tử có thể
hợp lưu, nó nối liền một tĩnh mạch trên gan với một khoảng cửa, đó là hoại
tử cầu nối của Klaskin, tiên lượng nặng.
9
+ Hình ảnh của xơ gan: trong viêm gan mạn tính, không có hạt tái tạo.
Đó là tiêu chuẩn để phân biệt với xơ gan. Song sự tiến triển của một
viêm gan mạn tính hoạt động có thể chuyển sang sự thành lập của xơ gan.
Cho nên cơ thể trên cùng mẫu sinh thiết có thể thấy những hình ảnh của
viêm gan mạn tính hoạt động và của xơ gan [48], [86].
- Theo Trần Văn Hợp và cộng sự đã sử dụng thang điểm Knodell thì
thấy trong VGMVB hầu hết các trường hợp có tổn thương hoại tử “mối
gặm” và hoại tử bắc cầu quanh khoảng cửa, trong đó chủ yếu tổn thương
mức độ vừa (43,3%), và mức độ nặng (30,1%). Tương tự, thoái hóa trong

lympho B sản xuất KT và ức chế sự nhân đôi của virus.
- Đáp ứng miễn dịch tế bào không đặc hiệu: thông qua cơ chế của các
tế bào viêm không đặc hiệu như đại thực bào, BC đa nhân, tế bào giết tự
nhiên (Natural killer cell)… gây tổn thương tế bào gan [25].
1.7. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VIÊM GAN MẠN
Viêm gan mạn thường là một bệnh im lặng. Các triệu chứng không
tương quan với mức trầm trọng của tổn thương gan. Theo Bùi Đại, khoảng
50% các trường hợp bệnh nhân đến khám khi viêm gan đã được xác định là
mạn tính có vàng da, bụng báng, hoặc tăng áp tĩnh mạch cửa. Bệnh não ít
xảy ra. Bệnh nhân thường không có bệnh sử của một đợt tấn công của viêm
gan cấp trước đó [10]. VGMVB có nhiều cách phân loại trong đó phân loại
theo thể bệnh thì nhiều tác giả trong nước chia ra ba thể chính: viêm gan mạn
tồn tại, viêm gan mạn tiểu thùy, viêm gan mạn hoạt động [14], [48].
- Biểu hiện lâm sàng của VGMVB thường kín đáo, âm thầm, kéo dài
trên 6 tháng. Phần lớn người bệnh khó nhận biết và sống khỏe mạnh như
11
người bình thường là VGMTT, một số ít trường hợp có thể biểu hiện những
đợt rầm rộ như viêm gan cấp là VGMHĐ [5], [11], [73].
- Chán ăn, mệt mỏi: là triệu chứng thường gặp, là dấu hiệu xuất hiện
từ khi khởi bệnh và thường kéo dài, chiếm khoảng 60-80%. Sự hiện diện và
mức độ mệt mỏi không liên quan đến tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
- Sốt: đa số bệnh nhân sốt nhẹ hoặc không sốt, một số ít có sốt cao,
chiếm khoảng 20%.
- Đau hạ sườn phải: bệnh nhân cảm thấy đau nhẹ hoặc cảm giác nặng
tức vùng hạ sườn phải, chiếm khoảng 15-35%.
- Vàng mắt, vàng da: thường xuất hiện trong những đợt bệnh tiến triển
và có tổn thương gan tiến triển trên mô học, chiếm khoảng 10-20%, xét
nghiệm có transaminase và bilirubin tăng, tỷ prothrombin giảm và thường
kèm theo nước tiểu vàng hoặc sẫm đậm [103], [105].
- Các triệu chứng khác kèm theo: buồn nôn, nôn, sút cân, đau cơ-khớp,

Mệt mỏi 100
Gan lớn 100
Gan mật độ chắc 92,1
Nước tiểu vàng 84,2
Chán ăn, sợ mỡ 81,6
Da, niêm mạc vàng 73,7
Suy giảm hoạt động tình dục 63,2
Sốt trước vàng da 57,9
Ngủ kém 55,3
13
1.8. XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM GAN MẠN
1.8.1. Men Transaminase
- Mức độ tăng transaminase huyết thanh không tương quan với độ
trầm trọng của tổn thương gan và không có giá trị về mặt tiên lượng, nó chỉ
phản ánh quá trình tương tác và mức độ đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật
chủ chống lại VRVGB. ALT tăng cao thể hiện tình trạng hoại tử tế bào gan
nhưng mức độ dao động của ALT rất rộng.
- Ở bệnh nhân VGMVB men transaminase thường tăng cao hơn 2 lần
giới hạn trên của giá trị bình thường. Men gan thường tăng cao trong giai
đoạn vàng mắt, vàng da.
- Thông thường bệnh nhân VGMVB có ALT thường cao hơn AST cho
nên tỷ De Ritis AST/ALT <1. Một đặc trưng của VGMVB là kiểu ALT
huyết thanh dao động từng cơn, các thời kỳ hoạt tính ALT cao xen kẽ với
các thời kỳ bình thường hoặc gần bình thường [10].
1.8.2. Bilirubin máu
- Bilirubin máu tăng gấp 3 - 5 lần bình thường, tăng cả trực tiếp (liên
kết) và gián tiếp (không liên kết). Ở bệnh nhân tăng bilirubin huyết do tổn
thương tế bào gan hoặc ứ mật, bilirubin huyết thanh liên kết là chủ yếu, và vì
tan trong nước, cho phép bài tiết dễ dàng qua thận. Tăng bilirubin huyết quá
cao thường giải thích cho bệnh gan nặng kết hợp với một nguyên nhân tăng

nhất của sự nhiễm VRVGB.
- Nồng độ HBsAg đạt đỉnh cao khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng
rồi giảm dần và biến mất sau 4 – 6 tháng, khoảng 5 – 10% HBsAg mất rất
sớm trước khi có triệu chứng lâm sàng và có liên quan với tuổi nhiễm
bệnh, nếu nhiễm VRVGB khi càng nhỏ tuổi thì tỷ lệ HBsAg trở thành âm
15
tính càng thấp. Ở bệnh nhân VGMVB, HBsAg tồn tại rất lâu với tỷ lệ cao
hơn so với VG cấp [30].
- Nồng độ HBsAg tăng cao nhất vào lúc ALT huyết thanh tăng cao
hoặc một thời gian ngắn ngay sau đó. Ở bệnh nhân VGMVB, HBsAg (+)
thường tồn tại trên 6 tháng. Nồng độ HBsAg ít có liên quan với mức độ trầm
trọng của bệnh cảnh lâm sàng, nhưng nó có thể tương quan ngược với mức
độ tổn thương tế bào gan [15].
1.8.6. Anti – HBc
- Kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên lõi (Anti – HBc): đây là
marker có giá trị chẩn đoán, đó là kháng thể chống HBcAg kháng thể này có
2 type cần chú ý:
+ Anti HBc – IgM: xuất hiện sớm của thời kỳ cấp của lâm sàng kéo
dài 7 – 8 tuần.
+ Anti HBc – IgG: kháng thể xuất hiện muộn tồn tại rất lâu ở nồng độ
cao cho nên trong chẩn đoán ngoài HBsAg là chỉ điểm chính, người ta còn
dùng Anti HBc để bổ sung cho các trường hợp HBsAg âm tính trong giai
đoạn cửa sổ [25].
1.8.7. HBeAg
- HBeAg là một phần của gen lõi trong bộ gen của virut (VR), là
kháng nguyên xuất hiện sớm thứ hai đồng thời với HBsAg. HBeAg (+) nói
lên VR đang thời kỳ phát triển và nhân lên, bệnh đang thời kỳ lây lan mạnh.
- Sự có mặt của HBeAg cùng với HBV DNA trong huyết thanh phản
ánh tình trạng đang nhân lên của VR và là thời kỳ lây lan mạnh. HBeAg là
KN phản ánh chất lượng, không có ý nghĩa về mặt chẩn đoán. Trong trường

virus B thì thấy tỷ lệ về một số xét nghiệm cận lâm sàng như sau [53]:
17
Bảng 1.3. Tỷ lệ một số xét nghiệm ở bệnh nhân VGMHĐ do virus B
Xét nghiệm Tỷ lệ (%)
AST, ALT, GGT tăng 100
AST tăng 2-5 lần giá trị bình thường 36,8
ALT tăng 2-5 lần giá trị bình thường 34,2
Bilirubin TP tăng 81,6
Bilirubin TP tăng hơn 2 lần giá trị
bình thường
68,4
HBeAg (+) 31,5
HBV DNA ≥ 10
5
Copies/ml
50
1.9. CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN MẠN VIRUS B
- Để chẩn đoán xác định VGM, chẩn đoán mô học là quan trọng hơn
cả [4].
- Để phân biệt các loại VGM, các xét nghiệm huyết thanh học và sinh
học phân tử đóng vai trò rất quan trọng.
- Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định VGMVB dựa vào tiêu
chuẩn của Dienstag [72].
+ Tiền sử: Bệnh nhân đã bị viêm gan do virus B trên 6 tháng
hoặc có HBsAg (+) trên 6 tháng.
+ Lâm sàng: Bệnh nhân có một số triệu chứng và dấu chứng
sau: mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải, vàng mắt, vàng da, tiểu vàng đậm,
gan lớn, nốt nhện…
- Cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm huyết thanh: HBsAg (+) hai lần > 6 tháng hoặc

viêm gan mạn có biến chứng xơ gan có tải lượng HBV DNA dưới
4logcopies/ml [107].
1.11. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.11.1. Các nghiên cứu trong nước
- Theo Nguyễn Công Long, triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn
phải, vàng da là 4 triệu chứng chủ yếu trong cả 2 nhóm HBeAg (+) và
HBeAg (-). Trong đó triệu chứng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm
HBeAg (+) (chiếm 76,5%) và HBeAg (-) (chiếm 80%) [32].
- Nghiên cứu của Nguyễn Thái Sơn và cộng sự với số lượng bệnh nhân
có tải lượng HBV DNA ≥ 10
5
copies/ml là 28/40 bệnh nhân chiếm 70% [46].
- Nguyễn Trọng Chính nghiên cứu trên 50 bệnh nhân VGMVB có giá
trị trung bình của HBV DNA là 8,1 x 10
8
± 1,5 x 10
8
copies/ml [7].
- Khi tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ số HBsAg, HBeAg, AST,
ALT trong những người mang kháng nguyên bề mặt HBsAg, Đào Xuân
Vinh đã cho thấy: có 30,66% trường hợp tăng cả 2 men AST, ALT trong đó
có 12,66% tăng lớn hơn 2 lần, với AST có 22,66% tăng trên 2 lần, 9,33%
tăng trên 5 lần và 5,33% tăng trên 10 lần. Với ALT có 22,00% tăng trên 2
lần, 12% tăng trên 5 lần và 8% tăng trên 10 lần. Có 25% có HBeAg (+). Khi
xét mối tương quan giữa men gan và HBeAg các tác giả này ghi nhận: tăng
ALT 46,15% ở bệnh nhân HBeAg (+) và 25,54% ở bệnh nhân HBeAg (-).
Tăng AST 53,84% ở những bệnh nhân HBeAg (+) và 33,33% ở những bệnh
nhân HBeAg (-). Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của HBeAg và
sự cần thiết phải tiến hành xét nghiệm phát hiện HBeAg trong chẩn đoán và
điều trị nhiễm VRVGB [56].

với sự tăng mức ALT, có 8 (57,14%) bệnh nhân tìm thấy HBV DNA, trong
khi đó 24 bệnh nhân HBeAg (-)/antiHBe (+) với mức ALT bình thường thì
chỉ có 4 (16,66%) bệnh nhân tìm thấy HBV DNA [95].
- Theo các tác giả Shao J, Wang, Zhang và cộng sự thì trong nghiên
cứu gồm 213 bệnh nhân có mức HBV DNA huyết thanh cao hơn
10
5
copies/ml, 83,6% bệnh nhân có mức HBeAg(+), 16,4% bệnh nhân có
21
HBeAg (-). Không có mối liên quan giữa tải lượng HBV DNA huyết thanh
với ALT và AST ở những bệnh nhân có HBeAg (+), có những bệnh nhân có
HBeAg (-) thì tải lượng HBV DNA không có mối liên quan với AST nhưng
lại có liên quan với ALT. Mức độ nặng của bệnh gan có liên quan với ALT
và AST (p < 0,05) ở những bệnh nhân HBeAg (+), ở những bệnh nhân
HBeAg (-) thì mức độ liên quan này có ý nghĩa cao hơn (p < 0,01) [101].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
22
- Nghiên cứu được thực hiện trên 87 bệnh nhân VGMVB bao gồm
HBeAg (+) là 46 và HBeAg (-) là 41.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Đối tượng được đưa vào nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn
đoán VGMVB đang điều trị tại khoa Nội tiêu hóa – gan mật, khoa Truyền
nhiễm bệnh viện Trung Ương Huế và bệnh nhân đến khám tại Phòng khám
Tiêu hóa-Gan mật bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ 01/4/2011 đến
30/6/2012.
- Lứa tuổi: từ 16 tuổi trở lên.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
2.1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán VGMVB

+ Tiền sử uống rượu:
* Nam > 60g / ngày
* Nữ > 30g / ngày
+ AST/ALT > 2 lần
- Viêm gan mạn tự miễn:
+ Không có bệnh nguyên rõ
+ Thường phối hợp với các rối loạn miễn dịch khác: Lupus,
PCE, Hashimoto, thiếu máu huyết tán, hội chứng Sjogren…
+ Hiện diện trong huyết thanh các tự kháng thể: kháng thể
kháng nhân, Ds DNA (+).
- Viêm gan mạn do thuốc [4]:
+ Tiền sử dùng các thuốc độc cho gan kéo dài
+ Diễn tiến tốt khi dừng thuốc
+ Không tìm được các nguyên nhân khác
- Xơ gan:
+ Hội chứng suy tế bào gan
+ Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
24
- Ung thư gan [5]:
+ Sờ gan cứng
+ Toàn trạng suy sụp nhanh
+ Siêu âm gan và CT gan cho hình ảnh ung thư gan
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang, mô tả.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.2.1. Dữ liệu lâm sàng
Tất cả bệnh nhân vào khám bệnh hoặc nhập viện sẽ được khai thác
tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng để thu thập các thông tin sau:
- Tuổi, giới.

ở 37°C trong các giếng microelisa. Các hạt liên kết này tan ra trong mẫu
nghiệm và phức hợp kháng thể (bao gồm kháng thể / HBsAg / enzyme) được
hình thành. Sau đó đem rửa và ủ với cơ chất TMB ở 18-25°C trong 30 phút,
cho acide sulfuric vào, phản ứng dừng lại và màu vàng xuất hiện.
+ Nếu có HBsAg trong mẫu, màu vàng xuất hiện.
+ Nếu không có HBsAg, sẽ không có màu gì, hoặc sẽ có màu vàng rất
nhạt. Hàm lượng HBsAg trong mẫu tỷ lệ với độ đậm màu xuất hiện.
2.2.3.2. HBeAg
- Được thực hiện tại phòng xét nghiệm Miễn dịch Sinh lý bệnh, bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Huế hoặc bệnh viện Trung Ương Huế
- Máy ELISA dựa trên thử nghiệm Hepanostika HBsAg, HBeAg Uni-
Form II của hãng Organon sản xuất. Đọc kết quả với máy đọc ELISA ở bước
sóng 450 nm.
- Nguyên tắc: Dựa trên kỹ thuật ELISA “Sandwich”, các giếng nước
được phủ bởi anti HBe. Khi tiêm huyết thanh thử vào hay các chứng chứa

Trích đoạn Một số triệu chứng lâm sàng Liên quan giữa HBeAg với tuổ Liên quan giữa HBeAg với HBV DNA Liên quan giữa HBeAg với men AST, men ALT
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status