biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì - thành phố hà nội - Pdf 24

Biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo
viên trường trung học phổ thông Bất Bạt
huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội Phạm Văn Trung Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05
Người hướng dẫn : Nghd. : PGS.TS. Phó Đức Hòa
Năm bảo vệ: 2013
95 tr .

Abstract. Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản
lý tại trường trung học phổ thông (THPT) Bất Bạt thuộc huyện Ba Vì thành phố Hà
Nội, đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo
viên của trường THPT Bất Bạt thuộc huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
Keywords.Quản lý giáo dục; Năng lực sư phạm; Biện pháp quản lý
Content.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, để phát triển
bền vững các quốc gia, dân tộc đều phải chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực bền vững cho đất nước.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong những năm qua, chất
lượng giáo dục ở nước ta có một số tiến bộ, đã xuất hiện một số nhân tố mới, song
nhìn chung vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục năng lực còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị được đầu tư nhưng năng lực của giáo viên cũng còn chưa theo kịp với sự đa
dạng và phức tạp của các hoạt động giáo dục.
Trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục, Người đánh giá rất cao
vai trò của người thầy giáo: "Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy giáo là

giáo viên trung học phổ thông. Năng lực sư phạm của giáo viên sẽ được nâng cao, đáp
ứng với các quy định về chuẩn nghề nghiệp nếu được sự trợ giúp, tác động của một hệ
thống các biện pháp quản lý khoa học, hợp lý của cán bộ quản lý trong trường THPT
Bất Bạt huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Nghiên cứu vấn đề lý luận về biện pháp quản lý của cán bộ quản lý trường
THPT nhằm nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên
5.2. Khảo sát, phân tích thực trạng các biện pháp quản lý năng lực sư phạm của
cán bộ quản lý tại trường THPT Bất Bạt thuộc huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ giáo
viên tại trường THPT Bất Bạt
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn đề tài nghiên cứu
Biện pháp quản lý năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên của trường THPT
Bất Bạt.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Bất Bạt xã Sơn Đà huyện Ba Vì thành phố Hà Nội.
6.3. Giới hạn khách thể khảo sát
Đề tài tập trung nghiên cứu với 65 giáo viên, 5 tổ trưởng chuyên môn và 3 cán
bộ quản lý của trường THPT Bất Bạt - Ba Vì - Hà Nội.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT có nhiều tiêu chuẩn khác nhau: Phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống;
Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;
Năng lực dạy học;
Năng lực giáo dục;
Năng lực hoạt động chính trị, xã hội;
Năng lực phát triển nghề nghiệp.
Trong đề tài này tôi đề xuất các biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo
viên.
Trong điều tra thu thập số liệu, tôi tập trung vào các biện pháp quản lý năng lực

Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê toán học, một số phần mềm tin học;
các phương pháp này nhằm xử lý các số liệu đã điều tra và ý kiến chuyên gia trong
luận văn.
8. Đóng góp mới của đề tài
Đưa ra các biện pháp quản lý năng lực sư phạm cho giáo viên trường THPT Bất
Bạt - Ba Vì - Hà Nội.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường
trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường trung
học phổ thông Bất Bạt huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp quản lý năng lực sư phạm của giáo viên trường
trung học phổ thông Bất Bạt huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tân An (2012), Biện pháp quản lý hoạt động giản dạy của phòng đào tạo
trường Cao đẳng dược Trung Ương - Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Khoa học giáo
dục,trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2012), Phát triển nhân lực, phát triển con người -Tài liệu cho học
viên Cao học QLGD.
3. Nguyễn Ngọc Bảo (2006), Những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, Giáo trình
Cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/TT Quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên trung học phổ thông.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/TT Ban hành Điều lệ trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
6. Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương -Giáo trình dùng
cho học viên cao học quản lý giáo dục.
7.

lý giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Năng Tuấn (2006), Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Ban quản
lý trung tâm Hải Dương thuộc trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Luận văn
thạc sỹ Khoa học giáo dục,Trường Đại học Sư phạm.
22. Hồ Văn Vĩnh (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status