phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia xuân sơn - Pdf 24

Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
tại vườn quốc gia Xuân Sơn Phạm Thị Phương Loan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Du lịch: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Hải
Năm bảo vệ: 2014
104 tr .

Abstract. Hệ thống hoá những vấn đề lí luận về du lịch sinh thái, du lịch sinh thái dựa
vào cộng đồng như các khái niệm, nguyên tắc, điều kiện phát triển …Trình bày thực
trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, năng lực và sự sẵn sàng
của các cộng đồng sống trong vùng đệm và trong Vườn Quốc gia Xuân Sơn như các
cộng đồng làng Du, làng Lập và làng Côi.Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng bền vững trong khu vực nghiên cứu
Keywords.Du lịch; Du lịch sinh thái; Vườn Quốc gia Xuân Sơn; Phú Thọ
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch sinh thái (DLST) là một hiện tượng và xu thế phát triển trong những
năm gần đây của du lịch thế giới. Nó không đơn thuần chỉ là hoạt động du lịch thông
thường mà đồng thời là hoạt động giáo dục, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trường tự
nhiên, các giá trị văn hóa bản địa. Và phát triển cộng đồng góp phần phát triển ngành
du lịch nói riêng, nền kinh tế - xã hội nói chung. Chính bởi tầm quan trọng đó năm
2002 được tổ chức du lịch thế giới lấy là năm quốc tế về DLST với chủ đề “Du lịch
sinh thái – chìa khóa để phát triển bền vững”.
Tuy du lịch không phải là một nhu cầu thiết yếu của con người song dần trở
thành một hiện tượng xã hội phổ biến hiện nay. Trên phương diện kinh tế, du lịch trở

khách du lịch các sản phẩm du lịch đặc trưng là nhân tố quan trọng. Góp phần phát
triển ý thức bảo vệ nguồn tài sản tự nhiên, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư sở tại.
Chính vì những lý do đó “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại
VQG Xuân Sơn” là việc làm cấp bách vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa
về mặt thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là góp phần khai thác giá trị đa dạng sinh học phục
vụ việc cải thiện đời sống của cộng đồng, vừa góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ đa
dạng sinh học tại VQG Xuân Sơn.
Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: khái niệm, nguyên
tắc, các điều kiện hình thành và phát triển…
- Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của VQG
Xuân Sơn.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch ở VQG Xuân Sơn.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại
khu vực nghiên cứu.
3. Phạm vi
 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện cơ bản cho phát triển du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng: điều kiện tài nguyên du lịch sinh thái, sự tham gia của cộng đồng
và nhu cầu sở thích của khách du lịch khi đến VQG Xuân Sơn.
 Phạm vi về không gian
Đề tài giới hạn trong việc khảo sát khách du lịch đã đến VQG, khảo sát cộng
đồng cư dân xã Xuân Sơn với địa bàn vùng lõi: bản Lấp, bản Cỏi, bản Dù và BQL
vườn quốc gia Xuân Sơn.
 Phạm vi về thời gian
Các số liệu điều tra trong 6 tháng đầu năm 2013, các số liệu thu thập từ VQG và
các cơ quan khác từ năm 2010 đến nay.
4. Đối tượng nghiên cứu

của luận án, việc điều tra được tiến hành khách du lịch đã đến với VQG.
- Thiết kế bảng hỏi: Phiếu điều tra được thiết kế với hệ thống câu hỏi phù hợp về
cả cấu trúc, thời gian với các đối tượng là khách du lịch (số lượng phiếu là 150 phiếu
phát ra và thu về 110 phiếu). Nội dung các câu hỏi đề cập sở thích, đối tượng, thời
gian, nhận xét… của du khách nhằm đáp ứng cho yêu cầu và mục tiêu của luận văn.
- Điều tra thử: nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc
và nội dung bảng hỏi. Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp, thu được
thông tin hiệu quả.
- Lựa chọn địa bàn điều tra và mẫu điều tra: Khu vực VQG Xuân Sơn và các cụm
dân cư được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu (bản Lấp, bản Cỏi, bản Dù). Mẫu điều
tra đối với khách là ngẫu nhiên (dựa trên cơ sở các đối tượng khách du lịch khác nhau:
học sinh, sinh viên, cán bộ
- Chọn thời gian điều tra: việc điều tra được tiến hành vào 2 đợt khác nhau. Được
thực hiện vào các ngày trong tuần (từ 25 đến 27/6) và ngày nghỉ (từ 12 đến 14/7) nhằm
thu thập kết quả điều tra các nguồn thông tin đa dạng khác nhau.
 Phương pháp điều tra phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến
mục đích đặt ra. Đối tượng thực hiện phỏng vấn: cư dân bản Dù, bản Lấp, bản Cỏi và
BQL Vườn.
Nội dung phỏng vấn đề cập các khía cạnh về hoạt động du lịch hiện nay diễn ra
tại Vườn; mức độ hiểu biết và sự sẵn sàng của người dân khi tham gia vào hoạt động
du lịch. Thái độ và cách nhìn nhận đánh giá chất lượng, mức độ hoạt động từ các nhà
quản lý và nghiên cứu.
Trong luận văn này tác giả thực hiện quá trình phỏng vấn thông qua trò chuyện
với cộng đồng dân cư khi đến thực hiện quan sát thực địa. Lấy ý kiến của người dân
qua các câu hỏi liên quan. Từ đó tổng hợp thông tin đưa vào quá trình phân tích và
đánh giá.
6. Lịch sử nghiên cứu
 Trên thế giới
Hoạt động DLST là hoạt động thu hút được sự quan tâm chú ý không chỉ các

khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu tham
quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”
[13, tr8]. Từ định nghĩa này mở đầu cho những định nghĩa của thế giới về DLST, và có
một cái nhìn toàn diện hơn, khái quát hơn về loại hình du lịch.
Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES) định nghĩa DLST như sau: "Du lịch có
trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi của
người dân địa phương” [23, tr10].
“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch tiến vào những khu vực tự nhiên hầu như
không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: Nghiên cứu, thưởng ngoạn,
trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã. Và các biểu thị văn hóa được khám phá
trong các khu vực này” L.Hens (1998).
Với hiệp hội du lịch sinh thái của Mỹ có định nghĩa: “Du lịch sinh thái là du
lịch có mục đích với các khu vực tự nhiên, hiểu biết về lịch sử, văn hóa và lịch sử tự
nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có
cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích cho cộng
đồng địa phương.”
Những khái niệm, những nghiên cứu trên là cái nhìn tổng quan của thế giới về
DLST. Là những gì bản thân con người đang cố gắng hướng đến trong tương lai nhằm
bảo vệ, phát triển các nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa bản địa. Quản lý
bền vững về môi trường sinh thái; Có những diễn giải và giáo dục về môi trường;
Đóng góp, nỗ lực trong việc bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Bên cạnh đó, xem xét định nghĩa về cộng đồng chúng ta thấy đây là một định
nghĩa mang tính chất lý thuyết và thực hành xuất hiện từ khá lâu. Điểm mốc thời gian
rõ nét nhất của khái niệm này vào những năm 40 của thế kỷ 20 tại các thuộc địa của
Anh. Đến nay khái niệm cộng đồng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế - Xã hội
và khoa học kỹ thuật.
Một cộng đồng được đề cập nó có nhiều điểm chung của một nhóm người sống
tại một khu vực, một vùng địa lý. Trong khu vực đó, nhóm người có những mối quan
hệ với nhau về mặt huyết thống, tôn giáo, cơ sở sinh sống… đó là những điểm chung
gắn kết từng cá thể lại với nhau. Bao quát những điều này, Leith W.Sproule và Ary

đồng về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu vị trí tổ chức phát triển du lịch và
cộng đồng. Đồng thời cho ta thấy tầm quan trọng và đối tượng ưu tiên hàng đầu hướng
tới trong mục tiêu hoạt động, định hướng phát triển tại mỗi địa điểm.
Hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng hiện nay nhận được nhiều mối quan tâm từ
các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động kinh tế, xã hội của các nước. Hoạt động
du lịch dựa vào cộng đồng tạo điều kiện giúp đỡ các hoạt động bảo tồn, duy trì các bản
sắc văn hóa, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư bản địa; trở thành một lĩnh
vực mới trong ngành công nghiệp du lịch.
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) dựa trên sự tò mò, mong muốn của du khách để tìm
hiểu thêm về cuộc sống thường ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau.
Liên kết người dân thành thị đến với các vùng nông thôn để thay đổi không gian sống
trong một khoảng thời gian nhất định.
Các dịch vụ, sản phẩm của DLCĐ được cung cấp tới khách du lịch bởi những cư
dân trong địa bàn diễn ra hoạt động du lịch. Do đó chất lượng dịch vụ từ DLCĐ phụ
thuộc hoàn toàn vào người cung cấp. Sản phẩm dịch vụ tốt luôn là kỳ vọng của du
khách, đặc biệt là những sản phẩm độc đáo - điểm tạo ra sự khác biệt thu hút khách đối
với các địa điểm du lịch khác.
Hoạt động DLCĐ là mối liên kết duy trì và phát huy vốn giá trị truyền thống của
cư dân bản địa với những bản sắc riêng biệt, không bị hòa trộn những yếu tố của văn
hóa phổ biến hiện đại. Nó là duy nhất, là riêng biệt và đơn sắc. Thông qua những hoạt
động của mình, góp phần xây dựng và giáo dục ý thức bảo vệ những giá trị truyền
thống tốt đẹp vốn có tại địa phương, giới thiệu những giá trị đó đến với thế giới bên
ngoài. Nhưng đồng thời là quá trình phát triển các giá trị về kinh tế xã hội, đảm bảo sự
tồn tại bền vững của địa phương nơi có hoạt động diễn ra.
Trong hoạt động DLST ngày nay được hiểu trên cơ sở sự quan tâm tới thiên
nhiên và trách nhiệm xã hội. "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu
thiên nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương"
(Hiệp hội DLST thế giới - Ecotourism society). Chính vì vậy để đảm bảo sự phát triển
lâu dài và bền vững, hoạt động DLST đã được tiếp cận trên một khía cạnh mới đó là
phát triển DLST dựa vào cộng đồng. Cách tiếp cận này cũng có nhiều cách hiểu và đưa

loại hình phát triển bền vững của ngành du lịch. Trong nghiên cứu thị trường khách
DLST dựa vào cộng đồng quy mô lớn của Hiệp hội du lịch sinh thái thế giới trong 3
năm 2002 -2004 chỉ ra khách du lịch ngày càng quan tâm, có nhu cầu tìm hiểu và học
hỏi khi đi du lịch về các vấn đề văn hóa xã hội: văn hóa bản địa, sự kiện, nghệ thuật,
tiếp xúc với người dân địa phương, ẩm thực bản địa hay nghỉ tại các cơ sở lưu trú quy
mô nhỏ của cư dân. Bên cạnh đó là các tác động môi trường, trách nhiệm với môi
trường của chính người cung cấp dịch vụ du lịch. Chính vì vậy khách du lịch có cơ hội
được đi du lịch tại những địa điểm không bị ô nhiễm môi trường, không khí trong lành
và tham quan các giá trị nguyên sơ, độc đáo về mặt tự nhiên, xã hội.
Sự phát triển của DLST dựa vào cộng đồng mang lại lợi ích về nhiều mặt cho
đời sống kinh tế, xã hội. Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên
tự nhiên, xã hội trên nền tảng phát triển bền vững.
 Tại Việt Nam
Hoạt động DLST tại Việt Nam đã xuất hiện trong những năm 90 của thế kỷ XX
trở lại đây. Tuy mới xuất hiện nhưng ngày càng được quan tâm và chú ý bởi các nhà
hoạt động du lịch, môi trường. DLST được xác định là một trong những tiềm năng, thế
mạnh đặc thù của du lịch Việt Nam, được định hướng trong chiến lược phát triển ưu
tiên của nền kinh tế. Điều này được thể hiện thông qua các hội nghị, hội thảo tổ chức
chuyên đề nghiên cứu về hoạt động DLST: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở
Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức)
được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998; Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia
về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội do Tổng
cục du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh
tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP). Tại đó các vấn đề về hoạt động
DLST được phân tích và đánh giá chi tiết đưa ra những phương hướng hoạt động, phát
triển trong tương lai.
Với một số các khái niệm du lịch sinh thái được đưa ra: “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham
gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.” [13]

Cộng đồng có thể nói là tập hợp các thực thể trong một xã hội, bao gồm nhiều
mối quan hệ cộng sinh liên quan ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội.
Nó là xã hội có tổ chức kết cấu chặt chẽ đến các tổ chức kết cấu thiếu chặt chẽ được
liên kết với nhau bởi các phong trào, mối quan tâm lợi ích chung và riêng trong cùng
một nhóm trong một không gian tạm thời hay lâu dài. Sự tự nguyện hi sinh đối với các
giá trị được tập thể coi là cao cả. Sự đoàn kết mọi thành viên trong tập thể đó.
Ngoài ra chúng ta có những cách nhìn nhận về một cộng đồng dựa trên các nền
văn hóa, văn minh con người. Ở đó những lợi ích chung gắn kết các thể loại với nhau
tạo thành một cố kết tập thể tạo nên cộng đồng.
Du lịch dựa vào cộng đồng là một khía cạnh mới trong ngành kinh tế du lịch.
Lần đầu tiên du lịch dựa vào cộng đồng được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ bài học kinh
nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam – 2003. Các chuyên gia đã khái quát
những đặc trưng của du lịch dựa vào cộng đồng của Việt Nam: Đảm bảo văn hóa và
thiên nhiên bền vững; Nâng cao nhận thức cho lao động; Tăng cường quyền lực cho
cộng đồng; Tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà
nước. Có thể thấy rằng du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức du lịch mà ở đó
cộng đồng địa phương vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động du lịch. Nó bảo
đảm sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhưng đồng thời cũng là
sự đảm bảo phát triển hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư bản địa nơi diễn
ra hoạt động du lịch.
Các chuyên khảo và bàn luận về du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam đã thu
hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quy hoạch du lịch, hãng lữ
hành. Bùi Thị Hải Yến và nhóm tác giả (2012), cho rằng DLCĐ là phương thức phát
triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu
trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch cộng đồng nhận được sự hợp
tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương
cũng như chính phủ. Và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch
nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch bền vững, để mọi
tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng, tiêu dùng sản phẩm du lịch. Nguyễn Thanh Bình
trong bài “Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực” - tạp chí Du lịch số 3, năm 2006:

3. Cục kiểm lâm (2004). Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái ở các khu
bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam.
4. Thế Đạt (2003). Du lịch và du lịch sinh thái. NXB Lao động.
5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Trương Tử Nhân (2006). Giáo trình kinh
tế du lịch. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức (2005), Xuân Sơn điểm du lịch trên đất tổ. Du lịch Việt Nam, số 3,
tr38.
7. Giáo trình triết học Mác Lenin (2009), NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thị Hải, Trần Đức Thanh (2002), “Hệ thống lãnh thổ du lịch trong qui
hoạch du lịch”, Tạp chí Địa lý nhân văn, TT KHXH&NVQG, số 3, tr1-6.
9. Nguyễn Đình Hoà (2006). Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển
ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 103, tr11-13, 17.
10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
11. Phạm Bá Khiêm (2012), Du lịch cộng đồng tại bản Cỏi, Xuân Sơn. Tạp chí Du lịch
Việt Nam.
12. Luật du lịch (2005). NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
13. Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam. NXB Giáo dục.
14. Phạm Trung Lương (2004). Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du
lịch bền vững. Du lịch Việt Nam, số 12, tr24-25.
15. Phạm Trung Lương (2005). Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du
lịch bền vững. Du lịch Việt Nam, số 1+2.
16. Nguyễn Minh Mẫn( 2004). Du lịch sinh thái-Từ góc nhìn văn hoá. Dân tộc và thời
đại, số 69, tr2-3, 7.
17. Nguyễn Văn Mạnh, Lê Trung Kiên (2005), Đặc điểm của du lịch sinh thái và khả
năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các VQG và khu bảo tồn ở Việt Nam. Tạp
chí Kinh tế & phát triển, số 95, tr13 – 16.
18. Trương Tử Nham (2005). Khai thác tuyến tham quan du lịch sinh thái và vấn đề
bảo tồn. Du lịch Việt Nam, số 1, tr34-35.

2008.
35. Đinh Thị Thi (2012), Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vùng du lịch Bắc Trung
Bộ Việt Nam. LATS Kinh tế.
36. Stephanie Thullen (2006). Du lịch sinh thái không đơn thuần là du lịch thiên nhiên.
Du lịch Việt Nam, số 3, tr34-37.
37. Tổng cục lâm nghiệp (2013). Tài liệu đào tạo về phát triển du lịch sinh thái.
38. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
trong xu thế hội nhập, LATS Kinh tế.
39. Đào Thế Tuấn (2005). Từ du lịch sinh thái, văn hóa đến du lịch cộng đồng. Tạp chí
Xưa và Nay, số 247, tr11-13.
40. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (2002). Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng. Khoa
du lịch - Viện Đại học Mở Hà Nội.
41. Viện điều tra quy hoạch rừng (1992), Luận chứng kinh tế kĩ thuật bảo tồn thiên
nhiên Xuân Sơn.
42. Viện điều tra quy hoạch rừng (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án đầu tư xây
dựng VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
43. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2002). Tài liệu
hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng.
44. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
45. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
46. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
47. Bùi Thị Hải Yến (2011), Du lịch sinh thái, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
48. A Manual for Convervation planners and managers (2002). Ecotourism
Development.
49. Community based tourism handbook (2002). Community based tourism: principles
and meaning. No1, Pg.9-23.
50. Etsuko Okazaki (2008). Community based tourism model: Conception and use.
Taylor & Francis, Vol 16, No5, 2008. Pg.511-527.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status