rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 - Pdf 25

PHÒNG GD - ĐT HUYỆN SÓC SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT LONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 5”

MÔN: TOÁN
TÁC GIẢ: ĐỖ BÁ KHOA
GV MÔN: VĂN HÓA
NĂM HỌC: 2012 - 2013
MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU 3
1. Lí chọn đề tài 3
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng. 5
NỘI DUNG
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
6
6
1.1. Về tình hình học sinh lớp 5D 6
1.2. Số liệu thống kê 6
1.3. Thực trạng về giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 5D 7
2. Các giải pháp: 8
2.1. Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung về các
bước giải các bài toán có lời văn
8
2.2. Tổ chức thực hiện 12
2.3. Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải một số dạng toán

khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển
hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận
đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh
hoạt sáng tạo cho học sinh Tiểu học.
Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là
môn Toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận
khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong
đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn Toán là "chìa khóa" mở cửa
cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động
trong thời đại mới. Vì vậy, môn Toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà
trường, nó giúp học sinh phát triển toàn diện, góp phần giáo dục tình cảm, trách
nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.
Ở mỗi lớp, môn Toán có vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt ở
giai đoạn cuối bậc Tiểu học, môn Toán có nhiệm vụ tạo cho học sinh cơ sở để
tiếp tục lên bậc Trung học, vừa chuẩn bị kiến thức, kĩ năng cần thiết để các em
bước vào cuộc sống lao động. Do đó ở giai đoạn này, việc dạy và học môn Toán
vừa phải quan tâm đến việc hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung học tập, vừa
phải đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống để học sinh dễ dàng thích nghi hơn
khi vào đời.
Trong dạy - học toán ở Tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí
quan trọng. Bởi học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động
tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều
trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra
một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động,
3
sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện
năng động nhất cho hoạt động trí tuệ của học sinh.
Dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau:
- Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác
thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập dượt vận dụng kiến thức

dạy toán có lời văn.
- Tìm hiểu những kỹ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có
lời văn cho học sinh lớp 5.
- Khảo sát và hướng dẫn giải cụ thể một số bài toán, một số dạng toán có
lời văn ở lớp 5, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng
cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng:
4
• Đối tượng nghiên cứu: Các bài toán giải trong chương trình Toán 5
và các bước rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5.
• Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này áp dụng để nâng cao hiệu quả dạy
học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5: Tại Trường Tiểu học
Việt Long – Sóc Sơn – Hà Nội.
NỘI DUNG
5
1. Thực trạng của nội dung nghiên cứu:
1.1. Về tình hình học sinh lớp 5D:
Năm học 2012 -2013 tôi được phân công dạy lớp 5D. Lớp tôi chủ nhiệm
có 17 em nữ, 14 em nam. Phần lớn học sinh lớp tôi là con nông dân, bố đi làm
ăn xa, một số em phải ở nhà với ông bà. Điều kiện kinh tế gia đình còn gặp
nhiều khó khăn nên các em chưa thực sự được bố mẹ quan tâm đúng mức. Một
số phụ huynh không quan tâm đến con em của mình, tất cả mọi việc học của con
đều phó mặc cho nhà trường. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của
các em. Nhất là với môn Toán số lượng học sinh yếu còn nhiều, chất lượng học
tập chưa cao, có những học sinh không hiểu được đề bài toán nên làm cho xong
lần, dẫn đến kết quả của bài toán sai khá nhiều.
Để thực hiện được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ tình hình học
sinh lớp tôi ngay từ khi được phân công nhận lớp 5. Trước tiên tôi mượn Ban
giám hiệu sổ chủ nhiệm để xem sổ chủ nhiệm năm học trước. Đồng thời tôi trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để nắm rõ hơn chất lượng thật cụ thể

- Kĩ năng nhận dạng toán, nắm các bước giải trong từng dạng toán còn
lúng túng. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá vấn đề và tư duy của học
sinh còn hạn chế khi gặp những bài toán phức tạp. Hầu hết, các em làm theo
khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em thường gặp trong sách giáo
khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một chút các em không biết cách
phân tích dẫn đến lười suy nghĩ.
- Chưa biết lập kế hoạch giải bài toán.
- Kĩ năng đặt lời giải, kĩ năng tính toán của học sinh còn gặp nhiều khó
khăn. Một số em biết tìm ra phép tính đúng nhưng khi đặt lời giải thì còn lúng
túng và có khi đặt lời giải cho bài toán chưa hợp lý.
- Học sinh chưa được luyện tập thường xuyên, nên thường nhầm lẫn giữa
các dạng toán.
- Đa số giải toán có lời văn thường tập trung ở các đối tượng học sinh khá
giỏi nên thói quen của các đối tượng học sinh trung bình và yếu là bỏ qua các
bài toán giải hoặc làm cho có, không có động não suy nghĩ. Từ thói quen lười
suy nghĩ dẫn đến hiệu quả thấp.
- Trí nhớ của các em chưa thoát khỏi tư duy cụ thể nên còn ngại khó khi
gặp các bài toán phức tạp. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao.
- Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn
đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan. Ngoài ra, còn
có những trường hợp học sinh hiểu bài nhưng còn lúng túng trong cách trình bày
nhất là với các bài toán giải có lời văn phức tạp.
- Thực tế trong một tiết dạy 38 phút- 40 phút, vừa dạy bài mới, vừa làm
bài tập và các bài toán có lời văn thường ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu
đề, nêu câu trả lời không được nhiều nên học sinh chưa khắc sâu kiến thức, chưa
nắm được mẹo để giải bài toán.
- Một số học sinh gia đình còn khó khăn nên chưa quan tâm đúng mức
đến việc học của con em mình dẫn đến kết quả học tập còn thấp.
- Một số học sinh chưa ý thức việc học của mình.
Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp

Tuy nhiên, trong quá trình giải toán không phải tất cả các đề bài đều cho dữ liệu
trước và yêu cầu phải tìm sau mà đôi khi ngược lại: Đưa ra câu hỏi trước rồi mới
cho dữ liệu.
Ví dụ 2:
Tính chu vi một mảnh đất hình chữ nhật, biết chiều dài gấp 2 lần chiều rộng và
hơn chiếu rộng 15m. (Bài 2- trang 22 - Luyện tập chung)
- Dữ liệu đã cho: Chiều dài gấp 2 lần chiều rộng và hơn chiếu rộng 15m.
- Yêu cầu cần tìm: Chu vi mảnh đất hình chữ nhật.
Học sinh phải phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất, những gì không
thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của mình vào những chỗ cần
thiết, cụ thể.
Ví dụ 3:
Một trường có 639 học sinh, trong đó có
3
1
số học sinh là đội viên. Nhân ngày
15 tháng 5 có thêm 72 em nữa được kết nạp vào Đội. Hiện nay có tất cả bao
nhiêu em đã vào Đội?
- Dữ liệu đã cho:
3
1
của 639 học sinh, thêm 72 học sinh.
- Yêu cầu phải tìm: Số đội viên có tất cả.
• Bước 2: Tóm tắt đề:
8
Trong giải toán có lời văn, tóm tắt đề toán cũng là một việc rất cần thiết
và quan trọng. Vì có tóm tắt được đề toán các em mới biết tìm ra mối quan hệ
giữa cái đã cho và cái cần tìm để tìm ra cách giải bài toán.
Mỗi bài toán đều có nhiều cách tóm tắt khác nhau, tuy nhiên các em cần
lựa chọn cách tóm tắt sao cho phù hợp với nội dung từng bài để dễ hiểu, đơn

khích để các em tự làm bài theo ý hiểu của mình.
Ví dụ:
Một người đã bán được 150 quả cam và quýt, trong đó số cam bằng
3
2
số quýt.
Tìm số cam, số quýt đã bán?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề:
9
+ Bài toán cho biết gì? (Số cam và số quýt có tất cả là 150 quả, trong đó
số cam bằng
3
2
số quýt)
+ Bài toán hỏi gỉ? (Tìm số cam, số quýt đã bán)
+ Số cam và quýt là 150 qủa nghĩa là gì? (Số cam cộng với số quýt bằng
150 quả)
+ Số cam bằng
3
2
số quýt nghĩa là gì? ( Số quýt được chia làm ba phần thì
số cam chiếm 2 phần).
- Hãy vẽ đoạn thẳng biểu diễn số cam và số quýt (Một học sinh lên bảng
thực hiện, lớp làm nháp).
? qủa
Số cam
150 quả
Số quýt
? qủa
+ Muốn tìm số cam ta làm như thế nào? (Lấy 150 : (2 + 3) x 2 )

a) Tìm tỷ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn.
b) Tìm xem người đó lãi bao nhiêu phần trăm.
Bài giải:
a) Tỷ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn là:
52.500: 42.000 = 1,25
1,25 = 125%
b) Tỷ số phần trăm của tiền bán rau và số tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn
là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:
125% - 100% = 25%
Đáp số: a) 125%; b) 25%
* Như chúng ta đã biết, mỗi bài toán không chỉ một cách giải duy nhất
nên để phát huy thêm cách giải mới, tôi có thể nêu câu hỏi: Trên đây là cách giải
của bạn, ngoài cách giải này bạn nào có cách giải khác?
Sau đó tôi thu tất cả các bài giải của học sinh (theo cách khác trên bảng)
để kiểm tra và cho học sinh tham khảo trong tiết sinh hoạt tập thể.
* Cách giải khác của bài toán trên:
a) Tỷ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
52.500: 42.000 = 1,25
1,25 = 125%
b) Số tiền lãi sau khi bán rau là:
52.500 - 42.000 = 10.500 (đồng)
Số phần trăm tiền lãi là:
10.500 : 42.000 = 0,25
0,25 = 25%
Đáp số: a) 125%;
b) 25%
• Bước 5: Kiểm tra - thử lại:
Thông thường để có được đáp số đúng thì phải làm đúng các phép tính
trong bài giải. Muốn thế thì học sinh phải nắm vững các quy tắc tính toán.
Nhưng trong thực tế ngay cả những học sinh đã nắm vững các quy tắc tính toán

án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập.
- Chấm trả bài thường xuyên để nhận ra sự tiến bộ của học sinh, biểu
dương khen thưởng kịp thời những học sinh làm tốt, tiến bộ, theo dõi, khích lệ
những học sinh còn thụ động, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia trong giờ học.
- Giáo viên phải phân loại được đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt
quan tâm đến học sinh yếu kém (chưa thành thạo về kĩ năng giải toán), phải làm
cho mọi học sinh trong lớp biết dựa vào đề toán để tóm tắt, phân tích đề một
cách chính xác, tìm được cách giải thích hợp. Giáo viên phải nắm được khả
năng của từng học sinh, từ đó giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá
nhân.
- Trong giảng dạy phải lắng nghe, thấu hiểu tâm sinh lí của học sinh, động
viên khuyến khích kịp thời, nghiêm khắc kiên quyết phê bình thái độ lơ là đối
với nhiệm vụ học tập. Luôn tạo cho học sinh sự hứng thú, tính sáng tạo, linh
hoạt, tự tin trong làm bài.
- Giáo viên cần tổ chức và hướng dẫn chu đáo cho học sinh biết các khái
niệm như “Tổng”, “hiệu”, “tỉ”, “quãng đường”, “thời gian”, “vận tốc”; thấy
được mối liên quan giữa cái đã biết và cái phải tìm; biết cách giải các dạng bài
toán trong chương trình lớp 5.
- Tổ chức tốt hình thức học tập theo nhóm, phân nhóm học sinh có đủ trình
độ để học sinh giúp đỡ lẫn nhau.
- Học sinh phải được hướng dẫn học tập bằng hình thức “học mà chơi,
chơi mà học”, thực hành để phát hiện kiến thức.
• Đối với học sinh:
- Tự sửa bài tập bằng cách đối chiếu với bài của các bạn trong nhóm, bài
sửa của lớp. Tự đánh giá bài làm của mình. Biết lắng nghe nhận ra điểm đúng,
12
điểm sai qua bài làm của bạn, biết so sánh và tự sửa được bài làm một cách rõ
ràng, sạch đẹp, khoa học.
- Học và nắm được các dạng bài, học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà chu
đáo, thi đua học tập giữa các bạn, các nhóm trong lớp. Nắm chắc các tính chất,

+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
(Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào được bao nhiêu phần bể?)
Bước 2: Tóm tắt:
Giờ đầu:
2
15
bể
Giờ hai:
1
5
bể
TB 1 giờ: phần bể?
Bước 3: Lập kế hoạch giải:
Muốn tìm trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được bao nhiêu phần bể ta làm thế
nào?
( Ta lấy giờ đầu cộng giờ hai rồi chia cho 2).
Bước 4: Giải bài toán:
Bài giải:
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy được là:
13

2 1 1
( ):2
15 5 6
+ =
( bể )
Đáp số:
1
6
bể

+ Bài toán cho biết gì?
(Tổng của hai số là 80. Số thứ nhất bằng
7
9
số thứ hai).
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
(Tìm 2 số đó).
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
- Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán? (Dựa vào tỉ số của hai số, ta có thể vẽ sơ đồ
bài toán. Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là
7
9
, nếu số thứ nhất là 7 phần thì
số thứ hai sẽ là 9 phần như thế).
Bước 3: Lập kế hoạch giải:
- Làm thế nào để tìm được hai số đó? (Tính tổng số phần bằng nhau, sau đó tìm
số thứ nhất số thứ hai).
- Dựa vào sơ đồ em có thể tìm số nào trước (Số thứ nhất hoặc số thứ hai trước
đều được).
- Em tìm số thứ nhất bằng cách nào? (Tính tổng số phần sau đó lấy tổng chia
cho tổng số phần rồi nhân với số phần biểu thị số đó).
- Tìm được số thứ nhất rồi em làm cách nào để tìm được số thứ hai? (Lấy tổng
trừ đi số thứ nhất).
Bước 4: Giải bài toán:
14
Cách 1: Ta có sơ đồ:

Số thứ nhất:
Số thứ hai:
Theo sơ đồ, số thứ nhất là:

* Ví dụ:
Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng
9
4
số thứ hai. Tìm hai số đó.
( Bài 1/b - trang 18- SGK toán 5)
Bước 1: Tìm hiểu đề
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và tìm hiểu những dữ liệu đã biết của bài,
yêu cầu của bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
15
80
?
?
80
?
?
(Hiệu của hai số là 55. Số thứ nhất bằng
9
4
số thứ hai)
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
(Tìm 2 số đó)
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán? (Dựa vào tỉ số của hai số, ta có thể vẽ sơ đồ bài
toán. Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là
9
4
, nếu số thứ nhất là 9 phần thì số
thứ hai sẽ là 4 phần như thế ).

55 : ( 9 - 4) x 9 = 99
16
55

?

?
55

?

?
Số thứ hai là :
99 - 55 = 44
Đáp số: Số thứ nhất: 99
Số thứ hai: 44
Thử lại: Bước 4:
Hiệu giữa 2 số là : 99 - 44 = 55
Tỉ số của số thứ nhất bằng
9
4
số thứ hai:
99 9
44 4
=
• Dạng toán tìm tỉ số phần trăm:
* Dạy bài toán tìm tỉ số phần trăm của hai số:
Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước:
- Tìm thương của hai số đó.
- Nhân thương đó với 100, viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm

Trong đó: 13 nữ
Nữ: % số HS lớp?
17
* Dạy bài toán tìm một số phần trăm của một số:
Đối với dạng toán này tôi hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước:
- Lấy số đó chia cho 100.
- Nhân thương đó với số phần trăm.
Hoặc: - Lấy số đó nhân với số phần trăm
- Nhân tích đó với 100.
* Ví dụ :
Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75%, còn lại là
học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó.
Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Tôi hướng dẫn học sinh đọc đề toán nhiều lần, nhấn mạnh những dữ
kiện cho trước và yếu tố cần tìm.
+ Bài toán cho biết gì?
(Lớp học có 32 học sinh, số học sinh 10 tuổi chiếm 75% còn lại là HS 11 tuổi).
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
(Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó)
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
Lớp học: 32 học sinh
HS 10 tuổi: 75%
HS 11 tuổi: học sinh
Bước 3: Lập kế hoạch giải:
- Làm thế nào để tính được số học sinh 11 tuổi?
(Ta lấy tổng số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh 10 tuổi).
- Vậy trước hết ta phải tìm gì?
(Tìm số HS 10 tuổi)
Bước 4 : Giải bài toán
Bài giải

minh của bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
(Số HS khá 552 em chiếm 92% số HS cả trường)
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
(Trường đó có bao nhiêu học sinh)
Bước 2: Tóm tắt bài toán:
HS khá trường 552 em : Chiếm 92% số HS toàn trường
Trường: học sinh?
Bước 3 : Lập kế hoạch giải:
- Làm thế nào để tính được số HS của trường Vạn Thịnh?
(Tìm 1% số HS của trường là bao nhiêu em).
- Số HS khá chiếm 92% số HS toàn trường. Vậy số HS toàn trường là bao
nhiêu phần trăm?
(100%)
- Tìm số HS toàn trường ta làm thế nào?
(Lấy số HS của 1% nhân với 100).
Bước 4: Giải bài toán
Bài giải
Trường Vạn Thịnh có số học sinh là:
552
×
100 : 92 = 600 (học sinh)
Đáp số: 600 học sinh
Bước 5: Thử lại
- Hướng dẫn học sinh thử lại bài toán
(Lấy số học sinh toàn trường chia cho 100 rồi nhân với 92)
600 : 100
×
92 = 552
2.4. Kết quả:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Với kết quả trình bày ở trên, có thể khẳng định việc rèn kĩ năng giải toán
có lời văn sẽ phát huy tính tích cực trong học giải toán cho học sinh lớp 5 cơ bản
đã thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của sáng kiến. Đồng thời nhận thức được
vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện giải toán (có lời văn) đối với việc phát triển tư
duy cho học sinh, rèn luyện cho các em kĩ năng tính toán.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi nắm vững hơn về nội dung và phương
pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Trên cơ sở đó,
bản thân cũng hiểu hơn về tính ưu việt của phương pháp dạy học mới, thấy được
sự cấp bách, vận dụng vào việc giảng dạy và cũng hiểu được những khó khăn,
vấp váp của học sinh lớp 5 khi học giải toán có lời văn.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp
dạy học toán và nhận thấy rằng:
- Hầu hết học sinh có năng lực, hứng thú học tập môn Toán, kĩ năng tính
toán nhanh, chính xác, hiểu bài, đạt yêu cầu với tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ giỏi môn
Toán cao hơn các môn học khác.
- Trong tiết học, học sinh thường thể hiện năng lực sáng tạo, ham học, tự
tin, hứng thú khi tự mình tìm ra kiến thức mới, có tinh thần tích cực xây dựng
bài.
- Giáo viên áp dụng kiểu dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” khá tích cực,
sinh động và hiệu quả góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em
– những mầm non tương lai của đất nước.
2. Khuyến nghị:
2. 1. Đối với giáo viên:
- Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kỹ bài giảng, tìm ra phương pháp dạy
phù hợp với từng bài học. Tạo không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn học sinh tập
trung chú ý nghe giảng, kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, sáng tạo làm cho
giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả.
2.2. Đối với phụ huynh:

Đỗ Đình Hoan
Vũ Dương Thụy
Vũ Quốc Chung
NXB Đại học
Sư phạm
2006

3
Sách bài soạn
Toán 5
Nguyễn Tuấn
Lê Thu Huyền
Nguyễn Thị Hương
Đoàn Thị Lan
NXBGD
Hà Nội
2007
4
Phương pháp
dạy học các
môn học ở lớp 5
Ngô Trần Ái
Nguyễn Quý Thao
NXBGD
Hà Nội
2007

22


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status