Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả - Pdf 25

SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Điều 28.2 Luật giáo dục xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
([2])
Quán triệt những quy định của Luật giáo dục, nhà trường THPT cần cụ thể hoá
định hướng đổi mới giáo dục đối với từng môn học.
Môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học
sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người
toàn diện. Vì vậy, môn giáo dục công dân ở trung học phổ thông cần tích cực đổi
mới nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất
nước. Đổi mới nội dung và đặc biệt là phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
môn giáo dục công dân phải nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân
lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo hiểu biết pháp luật , tuân
thủ pháp luật và vận dụng pháp luật vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích
ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất và năng lực để thực hiện thành công sự
nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và phù hợp với xu thế phát triển chung của
thời đại.
Quá trình dạy học là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo
viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thông qua đó, học sinh có thể tự khám phá và
chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động , khai thác tối
đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên , khuyến khích học sinh
bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề đang học. Để làm được điều đó ,
1
SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.

là một bộ phận cấu thành trong chương trình giáo dục.
Để đảm bảo tính đúng đắn, ổn định và bền vững trong hoạt động của tuổi trẻ
cần phải nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật và tinh thần tự giác, tuân thủ pháp
luật và biến nó thành một nhu cầu , một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, thói
quen chấp hành những quy phạm pháp luật, thói quen, chấp hành những yêu cầu
chung và mọi quy tắc xã hội khác , thói quen xử sự đúng đắn những vấn đề thuộc
phạm trù đạo đức. Như vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là chuẩn bị cho các thế hệ
công dân tương lai khi bước vào đời có ngay thói quen hành động phù hợp với yêu
cầu chung của pháp luật, thói quen vận dụng tiêu chuẩn pháp luật vào việc giải
quyết các tình huống cụ thể của đời sống.
Để nâng cao năng lực pháp luật cho các em, chúng ta cần có sự hướng dẫn cụ
thể, bằng cách đưa ra các tình huống pháp luật thường xảy ra trong cuộc sống trên
một số lĩnh vực trong chương trình các em đang được học một cách phù hợp, giúp
các em làm quen dần với việc vận dụng kiến thức pháp luật để xử lý các tình
huống đó. Mặt khác giúp các em dần có một khả năng khái quát trong khi đánh giá
những hành vi của mình , của người khác ,cần phải đưa ra những hành vi cụ thể và
đánh giá những hành vi đó dựa trên những khái niệm cơ bản của pháp luật , dần
dần hình thành trong các em thói quen đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình
với yêu cầu tuân thủ pháp luật của Nhà nước , ý thức tự giác tham gia vào việc đấu
tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và việc đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi
phạm pháp luật, bảo vệ những nhu cầu chính đáng và những quyền lợi hợp pháp
của bản thân mình cũng như của mọi thành viên khác trong xã hội
3
SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.
Việc đầu tiên của người giáo viên khi tích hợp văn bản pháp luật là phải chọn
được tình huống phù hợp với nội dung kiến thức bài học và nội dung liên quan đến
luật vì không phải bất kỳ nội dung nào trong bài học cũng tiến hành tích hợp được .
Mặt khác, khi sử dụng tình huống pháp luật trong giảng dạy môn giáo dục
công dân thì bài học sẽ đạt được mục đích về kiến thức , về thái độ , kỹ năng .Xuất

Tổng
số hs
Hiểu bài tốt Hiểu bài khá tốt Hiểu bài chưa
tốt
Chưa hiểu bài
SL TL SL TL SL TL SL TL
136 14 10,3% 36 25,5% 53 40% 33 24,3%
Dựa trên kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh chưa hiểu bài còn cao.
Vì vậy tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
IV. Giải pháp.
1. Giáo viên thực hiện tốt phương pháp trực quan. Chuẩn bị tốt các thiết bị dạy
học: Như máy chiếu để có thể chiếu các tình huống hoặc các văn bản luật để học
sinh d` thấy và nhớ
2. Giáo viên cần đưa ra các tình huống và tạo tình huống để minh họa trong nội
dung bài dạy.Từ các tình huống đã nêu và sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh d`
dàng nắm bắt được nội dung của bài học và việc tích hợp cũng rõ hơn.
3. Xây dựng một hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh.
- Câu hỏi phải phù hợp với nội dung từng bài, từng phần
- Câu hỏi tổng hợp nâng cao kiến thức
- Câu hỏi ngắn gọn d` hiểu, tập trung vào trọng tâm, phù hợp với từng đối
tượng học sinh
- Câu hỏi bổ sung mà sách giáo khoa không nói hết
4. Giáo viên nghiên cứu kỹ bài dạy trong sách giáo khoa, tư liệu tham khảo,
nghiên cứu kỹ các nội dung cần tích hợp đặc biệt là các văn bản luật cần tích hơp.
5
SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.
V. Thực tiễn áp dụng.
Việc đầu tiên của người giáo viên khi tích hợp văn bản pháp luật là phải chọn

trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Điều 24 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP xử phạt các hành vi vi phạm quy định về
điều khiển của người điều khiển xe cơ giới (trích)
1. Phát cảnh cáo người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe găn
máy, xe máy điện…hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo…
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Người từ đủ 16 tuổi đến đướ 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi
lanh từ 50cm3 trở lên.
Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Mục 1.Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
* Trong quan hệ nhân thân: Vợ chồng có quyền ngang nhau lựa chọn nơi cư trú;
tôn trọng, giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt, kế hoạch
hóa gia đình, chăm sóc con
GV cho HS xem một hình ảnh (có nội dung bất bình đẳng trong quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng)
Hỏi:
- Em có nhận xét gì về các hành vi được thể hiện thông qua những hình ảnh trên?
- Những hành vi này đã phù hợp với quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan
hệ nhân thân hay chưa? Vì sao?
HSTL: chưa, vì theo quy định của pháp luật trong quan hệ nhân thân….
- GV: Em hiểu thế nào là bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
7
SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.
chồng?
GV tích hợp Điều 20, 21, 22,23 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Điều 20: Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng (trích)

Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. (trích)
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung.
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Mục 1a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Giáo viên sử dụng tình huống để tìm hiểu quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân.
Tình huống: Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc
này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A,
công an xã ngay lập tức bắt anh X.
GV: Theo em tại sao việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm
về thân thể của CD?
HSTL: Vì chưa có căn cứ chứng minh anh X lấy trộm, không có thẩm quyền
GV: Vậy thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt
nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ
trường hợp phạm tội quả tang.
GV tích hợp Điều 20 hiến pháp 2013
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức nhục
9
SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.
hình hay bất kỳ hình thức dối xử nào khác xâm phạm sức khỏe, thân thể,
danh dự và nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt giam
giữ người do luật định.
Mục 1c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
* Thế nào là quyền BKXP về chỗ ở của CD.

cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm
Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
Ở nội dung quyền học tập, giáo viên tiến hành đặt câu hỏi
Em hiểu quyền học tập là gì?
Vì sao em cần phải học tập?
HS phát biểu ý kiến. Kết luận quyền học tập của công dân
Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào,
có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Vậy theo em quyền học tập của công dân được quy định ở văn bản luật nào?
GV yêu cầu học sinh tự đọc nội dung quyền học tập trong SGK, trang 84, 85 sau
đó tìm một ví dụ về thực hiện quyền học tập của công dân.
HS đọc nội dung quyền học tập trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa
đọc và tìm ví dụ về thực hiện quyền học tập.
GV giảng thêm những nội dung HS hiểu chưa rõ
GV kết luận lại các nội dung
? Em dự định sẽ tiếp tục thực hiện quyền học tập của mình như thế nào sau khi tốt
nghiệp THPT?
GV khẳng định … và tích hợp
Trích Điều 39 Hiến pháp 2013 (trích)
11
SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.
Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005 (trích)
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc tôn giáo…… đều bình đẳng về cơ hội
học tập…
Mọi công dân có quyền học không hạn chế.
- Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp…
- Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời

Điều 86. Luật Sở hữu trí tuệ Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí ( trích)
Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí:
a. Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức
và chi phí của mình;
VI. Kết quả.
Trong suốt năm học vừa qua với sáng kiến về việc giúp học sinh có thể tự tin
trong việc giải quyết tình huống trong mỗi bài học. Qua việc tạo ra các tình huống
để học sinh thảo luận có thể thấy sự hứng thú của học sinh trong việc tiếp thu kiến
thức pháp luật từ các vấn đề thực ti`n cuộc sống, là một phương pháp rất hiệu quả
để sử dụng trong việc dạy học ở môn GDCD. Bản thân tôi đã áp dụng phương
pháp này khi giảng dạy ở các lớp12B8,12B9,12B10. Kết quả thu được như sau:
Tổng
số hs
Hiểu bài tốt Hiểu bài khá tốt Hiểu bài chưa
tốt
Chưa hiểu bài
SL TL SL TL SL TL SL TL
136 49 36% 58 42,6% 24 17,6% 5 3,7%
13
SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.
Như vậy, khi giảng dạy các nội dung có liên quan đến pháp luật giáo viên chỉ
đưa ra các tình huống và các em thảo luận và trả lời và giải quyết tình huống đó,
giáo viên kết luận và tích hợp những văn bản liên quan đến bài hoc.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Công việc giảng dạy là hoạt động rất quan trọng trong nhà trường THPT. Do
đó người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi cái phương pháp dạy học để khơi dậy

6. Luật hôn nhân và gia đình
7. Luật sở hữu trí tuệ
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………. 1
I. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 1
II. Mục đích của đề tài……………………………………………………… 2
16
SKKN: Một số biện pháp tích hợp văn bản pháp luật vào một số bài dạy giáo dục công
dân 12 ở trường trung học phổ thông có hiệu quả.
B. PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………………… 2
I. Cơ sở lý luận…………………………………………………………. …… 3
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu……………………………………… 4
III.
Khảo sát………………………………………………………………………. 5
IV. Giải pháp………………………………………………………………… 5
V. Thực ti`n áp dụng………………………………………………………… 6
VI. Kết quả……………………………………………………………………13
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………15
I. Kết luân……………………………………………………………………15
II. Kiến nghị………………………………………………………………… 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 16
17


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status