Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty Viễn thông FPT Cần Thơ - Pdf 25

Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Marketing đã từ lâu trở thành một ngành không thể thiếu được trong nền
kinh tế quốc dân và rất cần thiết cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp từ quy mô lớn như
các Công ty đa quốc gia đến các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đều tổ chức
bộ phận Marketing đảm nhiệm các hoạt động nghiên cứu thị trường và chiến lược
thâm nhập thị trường, bảo đảm đầu vào và tiêu thụ ra cho sản phẩm của doanh
nghiệp… Đối với nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều đòi hỏi phải thực thi các hoạt
động liên quan đến Marketing.
Điều đó đã minh chứng rằng Marketing là công cụ quan trọng nhất của
doanh nghiệp, là chìa khoá vàng giúp các doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề. Với
các hệ thống chính sách hiệu quả marketing không chỉ giúp cho các nhà sản xuất;
kinh doanh lựa chọn đúng phương án đầu tư, tận dụng triệt để thời cơ kinh doanh
mà còn giúp họ xây dựng chiến lược cạnh tranh. Sử dụng các vũ khí cạnh tranh có
hiệu quả nhất nhằm nâng cao uy tín, chinh phục khách hàng, tăng cường khả năng
cạnh tranh thị trường.
Ai cũng biết Cần Thơ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa…của khu vực
ĐBSCL, với tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng cao với quy mô lớn, nhỏ
đa dạng các ngành nghề kinh tế. Để làm được đều đó các doanh nghiệp ở thành
phố Cần Thơ cũng như các trung tâm thành phố khác luôn phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong cùng lĩnh
vực. Do đó một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao tổ chức các hoạt
động Marketing để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi nếu không làm tốt
các hoạt động Marketing thì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ vô
cùng khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Vì thế để tồn tại và
phát triển thì doanh nghiệp phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết điều

- Giải pháp nào hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
1.4.1.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài
chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, cục thống
kê.
1.4.1.2 Số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình thưc tập tại Công ty bằng
cách quan sát thực tế, phỏng vấn ban lãnh đạo, công nhân viên. Tiếp theo, tác giả
lập bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia để thiết lập ma trận IFE, cạnh tranh và
EFE. Thảo luận nhóm để xác định số điểm hấp dẫn (AS) trong ma trận QSPM.
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
2
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
1.4.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: là kỹ thuật để phân tích và xử lý
kết quả nghiên cứu của môi trường hoạt động bằng cách kết hợp các điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, từ đó đề ra chiến lược một cách khoa học.
- Phương pháp phân tích ma trận đánh giá nội bộ (IFE): đánh giá những
mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng
cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
- Phương pháp phân tích ma trận hình anh cạnh tranh: so sánh giữa doanh
nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, qua đó giúp nhà quản trị chiến
lược nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cùng những điểm
mạnh, điểm yếu của cácđối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp và các điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục.
- Phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE): cho phép các nhà chiến

Doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực Viễn thông có cái nhìn tổng thể về môi
trường Marketing ở Cần Thơ để có thể ứng dụng thực tế.
1.9 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần tham khảo và phụ lục, cấu trúc đề tài gồm 6 chương.
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và khung nghiên cứu
Chương 3: Giới thiệu về Công ty FPT Telecom Cần Thơ
Chương 4: Phân tích môi trường Marketing của Công ty FPT Telecom Cần
Thơ
Chương 5: Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang
của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
1.10 Lược khảo tài liệu
(1) Phạm Thị Hoàng Lý (2010), Hoạch định chiến lược Marketing cho
Công ty Thành Vinh. Bài này là nghiên cứu phân tích tình hình thực tế các hoạt
động Marketing trong Công ty nhằm hoạch định chiến lược Marketing cho Công
ty với mục đích mở rộng thị phần và thâm nhập thị trường. Đồng thời đưa ra
những giải pháp ngắn hạn và trung hạn nhằm nâng cao năng lực cạnh giúp Công ty
xác định được những cơ hội kinh doanh hứa hẹn, hướng dẫn bạn cách tiếp cận,
nắm bắt và duy trì vị thế hiện tại trên thị trường cụ thể, kết hợp toàn bộ các yếu tố
của một thị trường hỗn hợp trong một bản kế hoạch hành động phối hợp.
(2) Trương Huỳnh Anh (2010), Lập kế hoạch marketing khu công nghiệp
Bình Minh - Vĩnh Long tại công ty Hoàng Quân Mê Kông, Luận văn cử nhân kinh
tế, ĐH Cần Thơ. Luận văn này mô tả sơ lược giúp bạn phân bổ trách nhiệm cho
từng người, xác định thời điểm, địa điểm cũng như phương thức đạt được mục
tiêu, đồng thời nêu lên tầm quan trọng của hoạch định chiến lược Marketing, và
tầm ảnh hưởng của các chiến lược Marketing đến chiến lược Công ty.
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
4
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ

chức.
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
5
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
Lợi ích của việc hoạch định chiến lược:
Giúp cho doanh nghiệp thấy được mục đích và hướng đi của mình để lựa
chọn phương hướng nhằm đạt được mục tiêu của mình và cho biết vị trí của doanh
nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.
Giúp doanh nghiệp nhận diện được cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên
ngoài, các điểm mạnh, điểm yếu của nội bộ doanh nghiệp hiện tại để từ đó phát
huy điểm mạnh, giảm thiểu điểm yếu, nắm bắt lấy cơ hội và có các biện pháp đề
phòng các đe doạ từ bên ngoài.
Giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với môi
trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất trong sản xuất kinh
doanh.
Giúp doanh nghiệp lựa chọn lợi thế cạnh tranh thích hợp trong môi trường
kinh doanh luôn thay đổi, tìm ra cách tồn tại và tăng trưởng để nâng cao vị thế
cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.2 Các công cụ hoạch định chiến lược
Theo Fred R David các kỹ thuật quan trọng để hình thành một chiến lược
bao gồm ba giai đoạn, các công cụ được sử dụng cho quy trình này có thể áp dụng
được cho tất cả các quy mô và các loại tổ chức, nó giúp cho nhà quản trị có thể xác
định, đánh giá và lựa chọn các chiến lược, nó được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào bao gồm các ma trận EFE, ma trận IFE,
ma trận hình ảnh cạnh tranh, giai đoạn này tóm tắt các thông tin cơ bản đã được
nhập vào cần thiết cho việc hình thành chiến lược.
Giai đoạn 2: Gọi là giai đoạn kết hợp đưa ra các chiến lược khả thi có thể
lựa chọn bằng cách sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong, bên ngoài quan trọng.
Trong giai đoạn này chúng ta chọn một trong những ma trận như SWOT, BCG, IE,
SPACE, ...trong đề tài này chỉ sử dụng ma trận SWOT từ đó kết hợp các yếu tố để

Phân loại
từ 1 đến 4
cho mỗi
yếu tố
Tầm quan
trọng *
trọng số
Tổng cộng điểm 1,00
Nguồn: Fred David (2006), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê
Bước 1: Lập danh mục từ 10 đến 20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh và
điểm yếu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan
trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố nhất
định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của
doanh nghiệp trong ngành. Không kể yếu tố chủ yếu là điểm mạnh hay là điểm
yếu bên trong, các yếu tố được xem là có ảnh hưởng lớn nhất đối với thành quả
hoạt động của tổ chức phải được cho là có tầm quan trọng nhất. Tổng cộng của tất
cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố sẽ biểu thị yếu tố có đại diện
cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2),
điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4).
Như vậy sự phân loại này dựa trên cơ sở doanh nghiệp, trong khi mức độ quan
trọng ở bước 2 dựa trên cơ sở ngành.
Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để
xác định số điểm quan trọng của từng yếu tố.
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
7
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
Bước 5: Cộng tất cả số điểm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định
tổng số điểm quan trọng của ma trận. Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng

quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng
của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố, đến khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong ngành, tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu
tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi
yếu tố tuỳ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp đối với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3
là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu.
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
8
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác
định số điểm của các yếu tố.
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của
ma trận. So sánh tổng số điểm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ
yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE matrix_External
Factor Evaluation matrix)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt
và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị,
chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh. Có năm bước để phát triển một ma
trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
Bảng 2.3: Ma trận các yếu tố bên ngoài ( EFE):
Yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan
trọng
Trọng số Tính
điểm
- Liệt kê các yếu tố chủ yếu bên ngoài
theo thứ tự quan trọng (từ 10 – 20 yếu
tố).
- …

9
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
Bước 5: Cộng tất cả các số điểm về tầm quan trọng các yếu tố để xác định
tổng số điểm quan trọng của ma trận cho doanh nghiệp. Tổng số điểm của ma trận
không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là 4 điểm,
thấp nhất là 1 điểm. Nếu tổng số điểm là 4, doanh nghiệp phản ứng tốt với cơ hội
và nguy cơ, nếu tổng số điểm là 2,5 doanh nghiệp phản ứng trung bình với những
cơ hội và nguy cơ, nếu tổng số điểm là 1 doanh nghiệp phản ứng yếu với những cơ
hội và nguy cơ.
2.1.2.4 Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ (SWOT)
Bảng 2.4: Ma trận SWOT
Ma trận SWOT
Những cơ hội ( O)
O1: Liệt kê các cơ hội theo thứ tự
O2: quan trọng
O3:
Những nguy cơ ( T)
T1: Liệt kê các nguy cơ theo
thứ
T2: tự quan trọng
T3:
Những điểm mạnh
( S)
S1: Liệt kê các điểm
yếu theo thứ
S2: tự quan trọng
S3:
Các chiến lược SO
1. Sử dụng các điểm mạnh để
2. khai thác các cơ hội

lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội bên ngoài.
S_T: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp để ngăn chặn
hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài. W_O: Các chiến lược này giảm điểm yếu
bên trong nội bộ để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài. W_T: Các chiến lược này
giảm điểm yếu bên trong nội bộ để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài.
Các chiến lược gia không bao giờ xem xét tất cả các chiến lược khả thi có lợi cho
công ty vì có vô số biện pháp khả thi và vô số cách để thực hiện các biện pháp này.
Do đó chỉ một nhóm chiến lược hấp dẫn nhất được lựa chọn phát triển. Để lập
được một ma trận SWOT, theo FERD R DAVID phải trải qua tám bước sau đây:
1) Liệt kê các cơ hội bên ngoài của công ty.
2) Liệt kê các mố i đe doạ quan trọng bên ngoài công ty.
3) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty.
4) Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty.
5) Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài, ghi kết quả chiến
lược S_O vào ô thích hợp.
6) Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, ghi kết
quả chiến lược W_O vào ô thích hợp.
7) Kết hợp những điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài, ghi kết
quả chiến lược S_T vào ô thích hợp.
8) Kết hợp những điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài, ghi kết quả
chiến lược W_T vào ô thích hợp.
2.1.2.5 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM)
Ma trận QSPM là loại công cụ dùng để định lượng lại các thông tin đã được
phân tích ở các giai đoạn đầu từ đó cho phép nhà quản trị lựa chọn được chiến
lược tối ưu, ma trận QSPM theo Ferd R David(9) gồm có 6 bước căn bản sau:
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
11
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
Bảng 2.5: Ma trận QSPM
Nguồn: Fred David (2006), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê

Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
2.1.3 Khái niệm Marketing và hoạch định chiến lược Marketing
 Khái niệm Marketing
Marketing được chuyển ngữ trong tiếng Việt là tiếp thị - viết tắt từ cụm từ:
Tiếp cận thị trường. Tuỳ vào mục đích, địa vị, phạm vi của Marketing mà có
những định nghĩa khác nhau.
Định nghĩa từ Hiệp Hội Marketing của Mỹ - American Marketing
Association (AMA) "Marketing được xem như là một chức năng tổ chức và là một
tiến trình bao gồm thiết lập (creating), trao đổi (communication), truyền tải
(delivering) các giá trị đến các khách hàng, và quản lý quan hệ khách hàng
(managing customer relationship) bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích
cho tổ chức và các thành viên có liên quan đến nó."
Theo Philip Kotler thì Marketing là một quá trình quản lý xã hội thông qua
sự sáng tạo của cá nhân và tập thể thay đổi sự tiêu thụ. Là tự do giao dịch trao đổi
sản phẩm và các giá trị khác để từ đó biết được nhu cầu xã hội.
Định nghĩa nhấn mạnh 5 vấn đề:
- Marketing là một loại hoạt động mang tính sáng tạo.
- Marketing là một hoạt động trao đổi tự nguyện.
- Marketing là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu con người.
- Marketing là một quá trình quản lý.
- Marketing là mối dây liên kết giữa xã hội và Công ty, xí nghiệp
Còn theo định nghĩa của Viện Marketing Anh: Marketing là quá trình tổ
chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ phát hiện ra và biến
sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mặt hàng cụ thể đến việc
sản xuất và đưa hàng hoá đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho
Công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.
 Khái niệm hoạch định chiến lược marketing
Hoạch định chiến lược marketing là quá trìnhđánh giá môi trường và những
tiềm năng bên trong của công ty, sau đó xácđịnh những mục tiêu dài hạn và ngắn
hạn và thực hiện kế hoạch nhằmđạt những mục tiêu này.

lượng "không thể khống chế được" mà công ty phải theo dõi và đối phó. Trong số
những lực lượng xã hội mới có phong trào xanh, phong trào phụ nữ, quyền đồng
tình luyến ái, v...v. Trong số các lực lượng kinh tế có tác động ngày càng tăng của
sự cạnh tranh toàn cầu. Các công ty và người tiêu dùng ngày càng phải chịu nhiều
tác động của những lực lượng toàn cầu. Trong bức tranh toàn cầu đang biến đổi
nhanh chóng công ty phải theo dõi sáu lực lượng chủ yếu, cụ thể là các lực lượng
nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính trị và văn hóa.
 Môi trường nhân khẩu
Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, bởi vì con người
tạo nên thị trường. Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô và
tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi
tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình, cũng như các đặc
điểm và phong trào của khu vực. Chúng ta sẽ nghiên cứu những đặc điểm và xu
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
14
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
hướng chủ yếu về nhân khẩu và minh họa những hàm ý của chúng đối với việc lập
kế hoạch Marketing.
- Sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới
- Cơ cấu tuổi của dân số quyết định các nhu cầu
+ Học sinh có thu nhập và sức mua
+ Bà già, trẻ sơ sinh
+ Thu nhập gấp đôi, không có con
+ Hai người kiếm tiền và có con
+ Những người cao niên sung túc
Mỗi nhóm có một số nhu cầu sản phẩm và dịch vụ nhất định, những sở thích
về phương tiện truyền thông và hình thức bán lẻ, sẽ giúp các người làm Marketing
xác định chi tiết hơn những hàng hóa tùng ra thị trường của mình.
- Dân tộc
- Các nhóm trình độ học vấn

 Môi trường chính trị
Những quyết định Marketing chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến
trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà
nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân
khác nhau trong xã hội.
Hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, gây cản trở
đến hoạt động kinh doanh. Luật kinh doanh có một số mục đích. Thứ nhất là bảo
vệ các công ty trong quan hệ với nhau. Các giám đốc điều hành doanh nghiệp đều
ca ngợi cạnh tranh nhưng lại cố gắng vô hiệu cạnh tranh khi nó động chạm đến
mình. Khi bị đe dọa, một số người đã tham gia vào việc định giá rất chi li hay
khuyến mãi hãy những mưu toan xiết chặt việc phân phối. Cho nên đã phải thông
qua những đạo luật xác định và ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh.
 Môi trường văn hóa
Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và
các chuẩn mực của họ. Con người hấp thụ, hầu như một cách không có ý thức, một
thế giới quan xác định mối quan hệ của họ với chính bản thân mình, với người
khác, với tự nhiên và với vũ trụ. Sau đây là một số đặc điểm và xu hướng văn hóa
chủ yếu mà người làm Marketing cần quan tâm.
- Những giá trị văn hóa cốt lõi bền vững
- Mỗi nền văn hóa đều bao gồm những nhánh văn hóa
- Những giá trị văn hóa thứ yếu biến đổi theo thời gian
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
16
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
2.1.4.2 Môi trường vi mô
Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuân. Nhiệm vụ cơ bản của hệ
thống quản trị Marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với
các thị trường mục tiêu. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ
thuộc vào cả hoạt động của các đơn vị khác trong công ty, và vào sự tác động của
những người môi giới, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.

nhuận doanh nghiệp bị giảm xuống, sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới
sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy phải phân
tích các đối thủ tiềm ẩn để đánh giá những nguy cơ mà họ tạo ra cho doanh
nghiệp.
 Sản phẩm thay thế
Là những sản phẩm khác về tên gọi, khác về thành phần nhưng đem lại
cho khách hàng những tiện ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp.
Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế này có thể dẫn đến nguy cơ làm
giảm giá bán và sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp
phải dự báo và phân tích khuynh hướng phát triển các sản phẩm thay thế, nhận
diện hết các nguy cơ mà các sản phẩm thay thế tạo ra cho doanh nghiệp.
2.1.5 Marketing hỗn hợp (Marketing – Mix)
Marketing – Mix là sự phối hợp hoạt động của những thành phần
Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế nhằm củng cố vị trí
của xí nghiệp hoặc Công ty trên thương trường. Nếu phối hợp tốt sẽ hạn chế rủi ro,
kinh doanh, thuận lợi, có cơ hội phát triển, lợi nhuận tối đa.
Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4 yết
tố, thường được gọi là 4Ps cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến
thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place). Tuỳ vào
tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay nhiều yếu tố để
thực hiện chiến lược thị trường.
Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu
hướng triển khai từ 4 yếu tố chính nầy thành 7 yếu tố để phản ánh sự chú tâm của
mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price),
Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con
người (people), Qui trình (process) và Chứng minh cụ thể (physical
evidence).Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển
khai từ 4P.
1. Sản phẩm (product)
Theo suy nghĩ truyền thống, một sản phẩm tốt sẽ tự tiêu thụ được được trên

phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng v.v.
4. Kênh phân phối (place)
Việc phân phối đề cập đến địa điểm bán hàng và đưa sản phẩm hay dịch vụ
đến với khách hàng. Địa điểm phân phối có thể là một cửa hàng bán lẻ, một mạng
lưới phân phối toàn quốc, một website thương mại điện tử, hay một catalog gửi
trực tiếp đến khách hàng. Các doanh nghiệp cần linh hoạt thay đổi phương thức
giao hàng hoăc phân phối, thay đổi dịch vụ, thay đổi kênh phân phối. Việc cung
cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong
những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch Marketing nào.
 Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ
5. Con người (people)
Đây là nhóm chiến lược thể hiện tinh thần cơ bản của quản trị hiện đại đó
là yếu tố Con người, có thể ví đây như là “phần chìm của một tảng băng”. Con
GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn No Phen
19
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
người hay Nhân sự là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hoạch định, thực thi
và quản lý các chiến lược của doanh nghiệp hướng đến xây dựng và duy trì mối
quan hệ với khách hàng và các bên hữu quan. Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức,
kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi, huấn luyện bổ sung để nâng cao
chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới, chuẩn hóa dịch vụ
khách hàng, đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của
khách hàng về mức độ hài lòng.
6. Qui trình (process)
Qui trình hệ thống hay tính chuyên nghiệp nhằm chuẩn hóa bộ máy hoạt
động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy qua các
hoạt động Marketing trong thời gian qua, nói cách khác những gì thấy được từ
“phần nổi của tảng băng “. Doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như
ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng hiệu quả, cải tiến, rút ngắn qui trình
nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền,

nghiên cứu
Sử dụng ma trận
QSPM lựa chọn
chiến lược
Xác định mục tiêu
Marketing
Hoạch định chiến
lược Marketing
Phân tích môi
trường Marketing
Kết luận – Kiến
nghị
Ma trận đánh giá
các yếu tố bên trong
(IFE)
Ma trận hình ảnh
cạnh tranh
Ma trận đánh giá
các yếu tố bên
ngoài (EFE)
Giải pháp hỗ trợ
thực hiện chiến
lược Marketing
Phân tích SWOT
Xác định thị trường
và khách hàng mục
tiêu
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY FPT
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

22
Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ
FPT sụt giảm mạnh làm tăng nỗi ảm đạm của thị trường cổ phiếu non trẻ của Việt
Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch HĐQT Công ty FPT đã ký quyết định
hợp nhất các Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FIS), Công ty TNHH Giải
pháp Phần mềm FPT (FSS) và Trung tâm dịch vụ ERP (FES) kể từ ngày
01/01/2007. Công ty hợp nhất có tên là Công ty Hệ thống Thông tin FPT. Tên
tiếng Anh: FPT Information System.
Ngày 1 tháng 1 năm 2007, thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình
Công ty TNHH một thành viên.
Ngày 13 tháng 3 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT
Promo JSC) và Công ty TNHH Phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại
Singapore (FAPAC).
Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên
từ "Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành "Công ty Cổ phần
FPT" viết tắt là "FPT Corporation".
Ngày 24 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố quyết định bổ nhiệm
Tổng Giám đốc mới là ông Nguyễn Thành Nam thay ông Trương Gia Bình. Ông
Nam là thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, hiện là Chủ tịch HĐQT của Công ty
Phần mềm FPT (FSOFT).
Ngày 11/03/2009, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Viễn thông FPT miền Nam,
thuộc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), chính thức khai trương
Chi nhánh Cần Thơ tại 190E đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều. Chi
nhánh mới sẽ cung cấp Internet băng thông rộng (ADSL), Internet cáp quang
(FTTH – Fiber To The Home), truyền hình tương tác “iTV - Muốn gì xem nấy” và
điện thoại Internet (iVoice) cho khách hàng tại Cần Thơ.
Chi nhánh mới được kết nối đường trục cáp quang có băng thông 10 Gbps từ
thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ - đây sẽ là nền tảng để FPT Telecom tại Cần
Thơ cung cấp cho khách hàng là hộ gia đình và doanh nghiệp dịch vụ Tripple Play


Ban tài
chính
kế toán

Ban
nhân
sự

Ban
truyền
thông

Văn
phòng

Trung
tâm
điều
hành
mạng
Ban
viễn
thông

đảm
bảo
chất
lượng


Công ty
TNHH
Truyền
thông
FPT
Công ty
TNHH
Mạng
lưới
FPT
Công ty
Cổ phần
Dịch vụ
trực
tuyến
FPT

Trích đoạn Hoạt động Marketing Sản xuất và tác nghiệp Kiến nghị đối với FPT Telecom Cần Thơ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status