Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN và những vấn đề tồn tại sau cổ phần hoá - Pdf 25

Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển như hiện nay của nền kinh tế thế giới, dưới sự
tác động của cách mạng khoa học công nghệ, sự cạnh tranh diễn ra dưới nhiều
hình thức và trong mọi lĩnh vực khác nhau. Để có thể tồn tại và phát triển lâu
dài các doanh nghiệp cần phải đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới phương
pháp phương pháp sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, phải áp dụng
những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Một
vấn đề quan trọng cần đề cập tới chính là cổ phần hoá. Nhất là đối với nền
kinh tế Việt Nam hiện nay - nền kinh tế trẻ đang phát triển với tốc độ nhanh,
vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO - cổ phần hoá là giải pháp tốt
nhất giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn, có thể
giúp họ giành lợi thế trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ. Trong cổ
phần hoá chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề sau cổ phần hoá : tìm hiểu
những nguyên nhân, đưa ra cách khắc phục những hạn chế đang tồn tại sau
khi cổ phần hoá để có thể áp dụng cổ phần hoá rộng rãi và hiệu quả nhất
Đề tài nghiên cứu này gồm 3 phần:
+ Chương I: Lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà
nước ( TMNN )
+Chương II: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN và những vấn
đề tồn tại sau cổ phần hoá
+ Chương III: Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các
doanh nghiệp TMNN
1
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
1
Đề án môn học
Chương I - Lí luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp
thương mại Nhà nước
1.1 - Những vấn đề chung về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
1.1.1 - Đặc điểm DNNN

Dưới tác động của cạnh tranh và dưới tác động của nhu cầu phúc lợi xã
hội, an ninh quốc phòng thì DNNN được phân chia thành DNNN hoạt động
kinh doanh và DNNN hoạt động công ích. Sự phân loại này có tác dụng trong
việc hình thành sự bình đẳng giữa DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN
hoạt động công ích.
1.1.2 - Vai trò của DNNN
DNNN có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế ở nước ta. Trong thời
kỳ kế hoạch hoá tập trung thì đây là thành phần không thể thiếu; nó chi phối
toàn bộ, tác động tới các hoạt động hay quá trình, sự phát triển của các thành
phần kinh tế khác. Nhưng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung có nhiều những
sai sót và tồn tại, vì thế sự thay thế của nền kinh tế thị trường là một tất yếu
nhưng không vì thế mà ta bác bỏ vai trò thành phần kinh tế Nhà nước, mà
ngược lại ta phải thay đổi thành phần kinh tế này cho phù hợp với điều kiện
kinh tế thị trường. Vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước được khẳng định,
được chứng minh hơn 10 năm qua.Nền kinh tế Nhà nước đã hình thành và
phát triển đồng bộ hơn, các cơ chế chính sách quản lý tài chính đối với
DNNN ngày càng được đổi mới, dần dần hoàn thiện hơn về mọi khía cạnh
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Thông qua DNNN, Nhà nước có thể điều tiết được nền kinh tế theo định
hướng XHCN, hướng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển không bị
chệch hướng. Vì vậy, nếu không giữ một lực lượng kinh tế Nhà nước hùng
mạnh giữ vai trò phân phối một bộ phận tài nguyên quốc gia và ổn định nền
kinh tế thì hệ thống kinh tế đất nước khó có thể vận động hài hoà được và khó
điều chỉnh kinh tế xã hội theo định hướng .
3
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
3
Đề án môn học
Bên cạnh đó, DNNN còn có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội,
người lao động. Việc phân phối thu nhập của DNNN đã thể hiện sự nhìn nhận

Trong quá trình chuyển đổi, thực tế đã cho thấy các doanh nghiệp TMNN
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định của thị
trường trong nước, tạo ra động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương
mại thuộc thành phần kinh tế khác. Nhờ sự tồn tại và đổi mới phương thức
kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước mà đời sống của nhân dân được
bảo đảm, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, thị trường trong
nước thông suốt.
Vai trò của doanh nghiệp TMNN được khái quát lại như sau:
Một là, góp phần điều hoà cung cầu, bình ổn giá cả thị trường
Hai là, mở đường vào các thị trường mới trong và ngoài nước giúp các
doanh nghiệp, các hộ sản xuất gia đình và cá thể tiêu thụ sản phẩm
Ba là, đi đầu làm gương, chấp hành luật pháp, thúc đẩy các thành phần kinh
tế thực hiện văn minh thương nghiệp, phục vụ người tiêu dùng.
1.2- Cổ phần hoá các Doanh nghiệp TMNN
1.2.1- Khái niệm cổ phần hoá
So với các hình thức sở hữu khác trong khuôn khổ của kinh tế thị trường,
hình thái CPH ra đời muộn hơn cả. Điều đó tự nó hàm nghĩa rằng, sự ra đời
của hình thái CPH phải dựa trên những tiền đề vật chất và thiết chế kinh tế
nhất định. Đó là sự phát triển ở mức độ cao của sức sản xuất xã hội cũng như
mức độ hoàn thiện cơ chế của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ tương ứng với
nó. Các bước phát triển của các hình thái sở hữu cho đến nay: từ hình thái
kinh doanh một chủ phát triển lên hình thái kinh doanh vốn (hình thái kinh
doanh hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ và hình thái của công ty
chung vốn của các nhà tư bản) và cuối cùng là hình thái công ty cổ phần. Các
bước phát triển trên cũng diễn ra một cách tương tự về phương diện lịch sử
tuy rằng giữa các bước chuyển tiếp của các giai đoạn không hề có một ranh
giới rạch ròi nào cả (do sự phát triển không đồng đều giữa các nền kinh tế
cũng như giữa các lĩnh vực khác nhau của mỗi nền kinh tế ),song điều đặc
5
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B

Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
6
Đề án môn học
1.2.2 - Sự cần thiết của cổ phần hoá Doanh nghiệp TMNN
Với điều kiện của đất nước ta như hiện nay, khi chuyển đổi từ mô hình
kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước rất cao nhưng hiệu quả kinh tế xã hội
rất thấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN,CPH một bộ phận
DNNN là một bước tất yếu, đặc biệt các DNTM hiện nay hoạt động rất phát
triển, DNTM có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Vì thế, cổ phần hoá DNTM NN là việc cần làm thiết yếu, không chỉ vì mục
tiêu thoát khỏi tình trạng năng suất thấp mà còn có vì sự phát triển của kinh tế
- xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Sự đóng góp này của CPH
được thể hiện ở chỗ nó làm tăng vốn, tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu, chia sẻ rủi
ro cho các chủ sở hữu riêng lẻ, tạo động lực cho người lao động, tạo sức mạnh
kinh tế giúp giải quyết vấn đề xã hội và môi trường. Sự cần thiết phải CPH
doanh nghiệp TMNN được biểu hiện ở những khía cạnh sau:
- Cổ phần hoá là giải pháp nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài
nước vào sự phát triển kinh tế.
Những năm gần đây nhất, vấn đề vốn rất cần thiết đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt sau 1 năm gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì
nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động càng tăng lên, mà sự thật thì nguồn
vốn trong dân cư chưa được đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay huy động vốn chủ yếu là vốn tín
dụng nhưng hầu hết vốn tín dụng là ngắn hạn, vốn tín dụng trung hạn và vốn
tín dụng dài hạn là rất nhỏ bé, hạn hẹp nên không đáp ứng ngay cho các
doanh nghiệp. Ngược lại các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, có khi
còn không vay được từ các Ngân hàng làm cho doanh nghiệp không phát triển
hết khả năng của mình. Chính vì vậy, việc chuyển đổi các doanh nghiệp
TMNN thành công ty cổ phần là điều kiện thiết yếu, là ưu điểm trong việc
huy động vốn. Ở đây, các công ty cổ phần không phân biệt nguồn vốn nhỏ

Thứ nhất, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của
doanh nghiệp tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có
đông đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động
8
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
8
Đề án môn học
cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả hơn, tài sản của Nhà nước mới và
của doanh nghiệp.
Thứ hai, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm của các cá nhân, các tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công
nghệ phát triển doanh nghiệp.
Thứ ba, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ
đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư với doanh nghệp, bảo đảm hài
hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động .
1.2.4 - Ý nghĩa của cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN
Cổ phần hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các DNNN nói
chung, doanh nghiệp TMNN nói riêng, người lao động, sự ổn định và phát
triển của nền kinh tế của các nước mới chuyển đổi
- Đối với Nhà nước và nền kinh tế: xuất phát từ mục tiêu xoá bỏ bao cấp
hay là cắt giảm gánh nặng tài chính gây áp lực bội chi ngân sách Nhà nước,
CPH doanh nghiệp TMNN góp phần củng cố tiềm lực tài chính Nhà nước và
trên cơ sở đó, nâng cao khả năng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của
Nhà nước đối với nền kinh tế
Khi chuyển đổi nền kinh tế và thực hiện CPH, nhu cầu vốn cho hoạt động
sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp TMNN sẽ
được đáp ứng bởi thị trường tài chính. Phần vốn đầu tư của ngân sách Nhà
nước cho các doanh nghiệp trước đây sẽ được tập trung vào các nhiệm vụ
trọng tâm của Nhà nước là do ổn định và tăng trưởng nền kinh tế. Thực hiện
tốt về tiến độ và chất lượng CPH, vốn, tài sản Nhà nước không chỉ được bảo

quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Kết hợp với đầu tư đổi mới công
nghệ tiết kiệm chi phí sản xuất, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm,
lợi nhuận tăng lên, thu nhập và đời sống của người lao động trong doanh
nghiệp tăng lên. CPH doanh nghiệp TMNN góp phần rất quan trọng vào việc
thúc đẩy và củng cố hạch toán kinh tế, tạo ra động lực và sự quan tâm đến kết
quả kinh doanh. Theo số liệu thống kê cho thấy, lợi ích của người lao động
cũng là một ưu thế của CPH. Bởi vì ở đây, mối quan hệ chặt chẽ giữa người
quản lý và người lao động ở doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để tận dụng tốt
10
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
10
Đề án môn học
hơn cơ sở vật chất và nguồn lực của doanh nghiệp, nâng cao tính tự chủ, phát
huy tinh thần độc lập sáng tạo của người lao động trong kinh doanh. Từ đó,
doanh nghiệp sau CPH sẽ khắc phục được những hiện tượng tiêu cực, vô
trách nhiệm, lãng phí vốn là căn bệnh hết sức nghiêm trọng của các doanh
nghiệp TMNN trước CPH.
1.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN
Sự hoạt động của mỗi doanh nghiệp sẽ không thể tránh khỏi sự tác
động của các yếu tố bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp CPH cũng không loại trừ những yếu tố đó là môi trường tự nhiên, văn
hoá, xã hội, chính trị, pháp luật… Ta xét những yếu tố ảnh hưởng sau:
1.3.1. Cơ chế chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp CPH
Trước hết, theo nghị định 64/2002/NĐ-CP, các doanh nghiệp CPH được
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động kinh doanh như: được hưởng
ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; được miễn lệ phí trước bạ đối với việc
chuyển đổi sở hữu tài sản, được tiếp tục kinh doanh những ngành nghề đã
đăng ký và miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; được duy trì
các hợp đồng thuê; nhà cửa , vật kiến trúc hoặc ưu tiên mua bán lại theo giá
thị trường tại thời điểm CPH để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; được

CPH trong doanh nghiệp. Theo NĐ 64/2002/NĐ – CP, người lao động trong
các doanh nghiệp CPH được mua cổ phần ưu đãi theo số năm làm việc của
mình; người lao động nghèo được mua chịu CPH theo giá ưu đãi, được hoàn
trả trong 8 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãi
suất; được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về BHXH theo quy định hiện
hành, được giải quyết quyền lợi theo chế độ hiện hành khi đủ điều kiện hưu
trí; được thanh toán trợ cấp mất việc thôi việc theo quy định của pháp luật.
1.3.3.Trình độ quản lý và điều hành của doanh nghiệp cổ phần hoá
Bên cạnh các cơ chế chính sách ưu đãi trên thì trình độ quản lý, bộ máy
quản lý điều hành cũng có vai trò quan trọng không kém tất cả các hoạt động
của doanh nghiệp như nhân sự, ra quyền kinh doanh, xây dựng chiến lược…
12
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
12
Đề án môn học
đều phải thông qua ý kiến của nhà quản lý điều hành, chỉ cần một sai lệch rất
nhỏ cũng có thể có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí
có thể phá sản.
Trong các công ty cổ phần như hiện nay thì bộ máy quản lý, điều hành
gồm có: đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và bộ máy điều
hành.
Đại hội cổ đông có quyền lực cao nhất và thường làm công việc là xây
dựng chiến lược, phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Ban kiểm soát
thì kiểm soát các thành viên trong hội đồng, và kiểm soát các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Đối với bộ máy điều hành có tổng giám đốc và quản
trị viên cấp dưới được thiết lập rất gọn nhẹ sao cho có hiệu quả nhất.
Không phải tất cả đều đi vào hoạt động một cách trôi chảy mà nó còn có
những hạn chế nhất định, ví dụ như không thống nhất giữa các ý kiến, giữa
các chủ sở hữu, nhất là đại diện chủ sở hữu nhà nước.
13

ứng với tốc độ bình quân là 29,8%. Và theo báo cáo “qua hơn 15 năm triển
14
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
14
Đề án môn học
khai chủ trương cổ phần hoá DNNN đã đạt được những kết quả về kinh tế,
chính trị, xã hội nhất định, tạo sự rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ, trách
nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; xoá bỏ cơ chế phân phối
bình quân; hình thành phương thức phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn,
giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính
quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo cơ chế quản lý, tự chịu trách nhiệm
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để
người lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thit với
doanh nghiệp”. Kết quả nổi bật của cổ phần hóa là năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Nhà nước được nâng lên rõ. Họ phải tìm kiếm cơ hội, đối
tác kinh doanh,chủ động đổi mới công nghệ, tiết kiệm tối đa các chi phí để
tăng doanh thu. Cổ phần hoá cũng đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư
cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
Dưới góc độ phân công lao động, trong xã hội cổ phần hoá đã thực sự giải
phóng sức lao động từ chỗ đông mà không mạnh, ỷ lại, dựa dẫm, thụ động
chuyển sang chủ động, tích cực hơn trong nền kinh tế nhiều thành phần với
thái độ đầy đủ hơn, trách nhiệm hơn, góp phần tăng thu nhập cho xã hội, cho
Nhà nước và cho người lao động.
2.1.2 - Cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN
Có thể nói vị trí, vai trò của DNNN nói chung và doanh nghiệp TMNN
nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được
khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn. Nó còn có ý nghĩa thúc đẩy phát triển
nền kinh tế nước nhà. Trong thời gian qua có rất nhiều biến động trên thị
trường, doanh nghiệp TMNN tuy có giảm về số lượng, nhưng nó thực sự đã
tăng cường về chất, tạo được uy tín vững chắc trong xã hội, là chỗ dựa vững

vì thế mà vai trò của các doanh nghiệp TMNN ngày càng có ý nghĩa quan
trọng hơn và quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp khác, phát
triển của nền kinh tế đất nước. Để phát huy hết khả năng tiềm lực mà bản thân
DNNN có trong lĩnh vực này thì CPH là một trong những giải pháp để nâng
cao vị trí vai trò đó.
16
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
16
Đề án môn học
2.2 - Những tác động tích cực của cổ phần hoá
2.2.1 - Cổ phần hoá với tăng trưởng kinh tế
Khu vực kinh tế Nhà nước góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng
kinh tế.CPH doanh nghiệp TMNN nói riêng và DNNN nói chung có tác dụng
rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng này.
Theo như báo cáo của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển thì trên Thế giới
nếu các nước có thành phần kinh tế công lớn thì tốc độ tăng trưởng không
cao. Các nhà kinh tế phân tích cho thấy là ở Trung Quốc thì tốc độ tăng
trưởng kinh tế và tốc độ cổ phần hoá tỷ lệ với nhau. Sở dĩ như vậy là khi CPH
đã sàng lọc và đào thải những doanh nghiệp kém hiệu quả, tạo môi trường
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và động lực phát triển. Nguyên nhân của
kinh doanh không hiệu quả là do quản lý yếu kém, bộ máy điều hành thiếu
năng lực sáng tạo hoặc thiếu vốn.
Ở nước ta các doanh nghiệp sau CPH có tốc độ tăng trưởng khá tốt biểu
hiện như: doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, doanh thu thuần sản
xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn Nhà nước được tăng lên
trong giai đoạn 2001 – 2005 là từ 10.275 tỷ đồng vào năm 2000 lên 103.887
tỷ trong năm 2005. Sau 5 năm đã tăng thêm 93.572 tỷ đồng, bình quân mỗi
năm tăng 18.718 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 10,1 lần và
bình quân mỗi năm tăng lên 61,1%. Chứng tỏ rằng các doanh nghiệp Nhà
nước sau CPH năng lực sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh

Khi lấy một mẫu nghiên cứu các doanh nghiệp sau CPH thì thấy tỷ suất
doanh thu trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH được cải thiện
một cách rõ rệt, hay nói cách khác, một đồng vốn kinh doanh của các doanh
nghiệp đã thu được nhiều đồng doanh thu hơn và đây là tín hiệu đánh dấu sự
phát triển của doanh nghiệp, điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:
18
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
18
Đề án môn học
Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh
Đơn vị tính : triệu đồng
STT Ngành
trước
CPH
2004 2005 2006
Giá trị % so với
T.CPH
Giá trị % so với
T.CPH
Giá trị % so với
T.CPH
I Công nghiệp 138,33 142,67 103,14 164,31 118,78 155,34 112,29
II Thuỷ sản 256,88 275,42 107,22 328,77 127,98 320,15 124,63
III TM&DV 239,23 198,67 83,05 175,09 73,19 170,94 71,45
nguồn :Bảng 1 phụ lục 1
Sự tăng trưởng của doanh thu và tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh
cao so với trước khi CPH và đặc biệt tốc độ tăng hàng năm của doanh thu cho
thấy các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mới máy móc, thiết bị cho hoạt
động sản xuất, phát triển sản phẩm mới, giữ vững thị phần sản phẩm truyền
thống. Xem xét khía cạnh tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp này thì

Đơn vị tính : triệu đồng
STT Ngành
trước
CPH
2004 2005 2006
Giá trị % so với
T.CPH
Giá trị % so với
T.CPH
Giá trị % so với
T.CPH
1 Công nghiệp 67002 75625 112,87 93437 139,45 159796 238,49
2 TM&DV 78788 104972 133,23 157304 199,66 224607 285,08
3 Thuỷ sản 38996 53074 136,10 64324 164,95 132621 40,09
Nguồn: bảng 3 phụ lục 1
Đối với thu nhập của người lao động và cổ đông sau CPH được đánh giá
qua bảng số liệu: thu nhập trên vốn cổ phần hoá của doanh nghiệp sau CPH:
Thu nhập trên vốn CPH của các doanh nghiệp sau CPH
Đơn vị tính: VN đồng
STT Ngành 2004
2005 2006
Giá trị % so với
2004
Giá trị % so với
2004
1 Công nghiệp 2269 3447 151,94 3676 106,65
2 Thuỷ sản 4161 3014 72,44 6600 218,99
3 TM&DV 4978 4808 96,57 3534 73,51
nguồn: bảng 4 phụ lục 1
Ngoài ra, doanh nghiệp đã có bước chuyển biến lớn cả về qui mô, giá trị

hợp, mất việc làm có thể thay đổi cả số phận của những người lao động. Vì
vậy, đây thực sự là một thử thách không nhỏ trong và sau quá trình CPH các
doanh nghiệp TMNN.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã thực hiện tốt các vấn đề này, cụ thể
như một số công ty dệt may. Những công ty này sau khi cổ phần hoá thì
quyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện rõ rệt.
Người lao động tuỳ theo năng lực công tác được mua cổ phiếu theo giá ưu đãi
và được sắp xếp làm việc hợp lý hơn trong mô hình sản xuất kinh doanh năng
động hiệu quả hơn, lực lượng lao động đã được tinh giản, bổ sung mới. Hàng
chục nghìn cán bộ, công nhân cao tuổi hoặc không phù hợp với công việc đã
được nghỉ việc và hưởng chế độ theo nghị định 41 của Chính Phủ. Riêng công
ty cổ phần dệt Việt Thắng, hơn 27 tỷ đồng đã được chi ra để trả cho 500 người
21
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
21
Đề án môn học
nghỉ việc, thay vào đó là 500 cán bộ, công nhân trẻ phù hợp với công việc.
Đối với công ty dệt Phước Long cũng đã chi ra hơn 7 tỷ đồng để giải quyết
chế độ cho hơn 200 lao động. Hầu hết các trường hợp được nghỉ chế độ đều
cảm thấy thoả đáng khi có được một khoản tiền đáng kể ra làm ở bên ngoài.
Trong khi những người được ở lại làm việc có hiệu quả, có thu nhập cao hơn
nhiều, nơi thu nhập của người lao động đã tăng từ 30% đến gần 50%, đó là
những công ty cổ phần dệt Phước Long, công ty cổ phần may Nhà Bè.
Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi phù hợp cho các doanh
nghiệp sau CPH, từ đó làm tăng lợi ích của người lao động và của xã hội
2.2.3 - Cổ phần hoá với sự phát triển thị trường
2.2.3.1 - Hoạt động của thị trường vốn
Hiện nay nước ta đang ở giai đoạn phát triển của thị trường vốn và ngày
càng được hoàn thiện. Mục tiêu phát triển thị trường này đã được Nhà nước
đưa ra là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc ở Việt Nam. Từng bước đưa

CPH
2004 2005 2006
Giá trị % so với
T.CPH
Giá trị % so với
T.CPH
Giá trị % so với
T.CPH
1 Công nghiệp 67.002 75.625 112,87 93.437 139,45 159.796 238,49
2 Thuỷ sản 38.996 53.074 136,10 64.324 164,95 132.621 40,09
3 TM&DV 78.788 104.972 133,23 157.304 199,66 224.607 285,08
Nguồn: bảng 5 phụ lục 1
Ngoài những cái đạt được thì thị trường vốn cũng gặp phải nhiều khó
khăn:
- Tính thống nhất trong điều hành các chính sách liên quan còn hạn chế
như điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, chính sách tham gia của các ngân
hàng, các tổ chức tín dụng vào thị trường vốn,… qui mô thị trường vốn còn
nhỏ (cung cấp vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế thị trường cho thị trường
chưa nhiều), việc phát hành cổ phiếu mới của các công ty cổ phần trực tiếp
trên thị trường còn ít.
- Giá trị vốn Nhà nước bán ra tại các DNNN cổ phần hoá chưa nhiều (hiện
chiếm khoảng 20% tổng giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp). Hiện nay,
thị trường thiếu sự kiểm soát của Nhà nước đang chiếm thị phần lớn. Cổ
phiếu của doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá có quy mô lớn hoặc lĩnh vực
nhạy cảm như ngân hàng, điện lực, viễn thông, hàng hải vẫn tự do giao dịch
23
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B
23
Đề án môn học
trên thị trường không chính thức, không công khai, minh bạch…đã tác động

Đề án môn học
2.2.4 - Cổ phần hoá với hội nhập kinh tế
Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và
song phương, trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất nước là mục tiêu cao nhất là
nguyên tắc chủ đạo của Nhà nước. Và theo như lộ trình gia nhập thương mại
thế giới (WTO) của nước ta, năm 2009 sẽ là năm bắt đầu cho sự thay đổi lớn
đối với thị trường bán lẻ. Bởi khi đó, các tập đoàn, các nhà đầu tư Quốc tế sẽ
có thể thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài, thay vì phải xin phép
thành lập liên doanh. Điều đó cũng có nghĩa là sức cạnh tranh bán lẻ của
doanh nghiệp Thương mại nước ta với các doanh nghiệp khác gay gắt hơn.
Qua đó ta thấy CPH các doanh nghiệp TMNN có ý nghĩa quan trọng đối với
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Sau CPH, các doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả hơn, các hệ thống phân phối trên thị trường được mở rộng nhiều hơn làm
cho thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh xuất khẩu,
nhập khẩu. Quay lại ví dụ công ty cổ phần sữa Việt Nam thì công ty này có
một mạng lưới kinh doanh hiện đại với 176 nhà phân phối, 70.000 điểm bán
lẻ. Sản phẩm của Vinamilk có 7 nhóm với 200 mặt hàng. Từ những ví dụ cho
thấy rằng, cổ phần hoá giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh những
cái đạt được đó thì các doanh nghiệp bán lẻ của nước ta còn hạn chế về tính
chuyên nghiệp, tài chính hạn hẹp, hậu cần không hoàn thiện, đặc biệt là thiếu
tính chiến lược dài hạn. Để khắc phục những hạn chế trên cần có biện pháp
đúng đắn và thực hiện cổ phần hoá được coi là tốt nhất từ đó nước ta có thể
chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến
lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2020.
2.3 - Những vấn đề tồn tại sau cổ phần hoá trong thời gian vừa qua
2.3.1 - Hạn chế
25
Cao Thị Thơm Lớp: Thương mại 47B


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status