Bước đầu xây dựng bộ chỉ số đánh giá sự phát triển của nghề lưới rê tại phường Vĩnh Phước - Pdf 26

- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Từ thời xa xưa, nghề cá đã cung cấp nguồn thực phẩm chủ yếu cho con người.
Thực phẩm thủy sản giàu đạm, ít mỡ, giàu khoáng chất, dễ tiêu hóa và ngày càng
đang trở thành loại thực phẩm có nhu cầu cao trên toàn thế giới.
Hơn nữa, nghề khai thác hải sản còn tạo cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho
nhiều cộng đồng dân cư, đặc biệt ở những vùng ven biển và vùng nông thôn. Nghề
khai thác hải sản không những trực tiếp tạo nguồn thu nhập cho một bộ phận lớn
dân cư tham gia trong nghề, mà còn gián tiếp tạo nguồn thu nhập cho nghề nuôi
trồng, chế biến, tiêu thụ, cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá khác như: sửa
chữa ngư cụ, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung cấp dầu nhớt và cung cấp
các trang thiết bị đánh bắt
Hiện nay, ngành thuỷ sản đang không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất
lượng. Trên con đường phát triển một ngành thuỷ sản bền vững, nhu cầu về thông
tin thống kê nghề cá là rất lớn trong khi đó công tác xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế thủy sản của Việt Nam chủ yếu còn dựa vào các quan điểm chủ quan của các
nhà hoạch định, thiếu cơ sở khoa học, đặc biệt là công tác thống kê dự báo.
Cũng như nhiều địa phương khác nằm ven biển, thủy sản là một ngành kinh tế
quan trọng của tỉnh Khánh Hòa. Khánh Hòa hiện có trên 40 DN tham gia XKTS.
Năm 2006, sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh đạt 65.000 tấn, nuôi trồng đạt
24.700 tấn. Hàng năm, sản lượng sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 45.000 - 47.000
tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 260 triệu USD. Trữ lượng hải sản của Khánh Hoà
khoảng 150 – 200 nghìn tấn và hàng năm có thể khai thác khoảng 70.000
tấn.(Nguồn:Sở thủy sảnKhánh Hòa)
Tuy nhiên sản lượng khai thác hải sản từ năm 2001 đến 2006 không tăng, hơn
nữa lại có xu hướng giảm, rõ rệt nhất là năm 2004 giảm so với năm 2003 là 6.395
tấn và năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1.190 tấn. Bên cạnh đó số lượng tàu
thuyền và tổng công suất qua mỗi năm tăng lên rõ rệt từ 4.812 chiếc với tổng công
suất 110.578 CV năm 2001 tăng lên 5.424 chiếc với tổng công suất 224.775 CV
- 2 -

thân có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài xin được giới hạn lại là phường Vĩnh
Phước. Với mục đích nghiên cứu của đề tài nên đối tượng nghiên cứu đề tài xin
chọn là nghề lưới Rê của phường trên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu
được thu thập bằng bảng câu hỏi điều tra ngư dân.
Số liệu phân tích của đề tài bao gồm:
- Số liệu thứ cấp: Số lượng tàu thuyền, năng lực khai thác được thu thập từ
Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, Sở thuỷ sản Khánh Hòa, Văn phòng
UBND thành phố Nha Trang, Đội thuế phường Vĩnh Phước, các trang Web Bộ
Thủy Sản, Tổng cục thống kê, từ các báo cáo khoa học có liên quan, các tài liệu và
giáo trình chuyên ngành thủy sản.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua mẫu điều tra trực tiếp đối với các hộ ngư dân
nghề lưới rê thu ngừ tại phường Vĩnh Phước thành phố Nha Trang. Gồm:
 Thông tin về tàu gồm số đăng ký, công suất và chiều dài tàu.
 Thông tin về nhân công gồm thông tin về thuyền trưởng, thuỷ thủ, thu nhập
bình quân cho một thuỷ thủ.
 Thông tin về mùa đánh bắt gồm số tháng, số chuyến và số ngày bình quân cho
một chuyến đánh bắt, cho cả hai mùa chính phụ.
 Thông tin về tình hình đầu tư tài sản cố định gồm có giá mua, giá hiện tại và
giá mua mới của các tài sản hiện có như vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết
bị điện tử, ngư lưới cụ, thiết bị bảo quản.
 Thông tin về chi phí sửa chữa lớn và bảo dưỡng hàng năm bao gồm các chí
phí sửa chữa và bảo dưỡng vỏ tàu, máy tàu, lưới và các thiết bị khác nếu có.
 Thông tin về bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tàu và bảo hiểm thuyền viên nếu có.
 Thông tin về chi phí biển đổi bình quân trên một chuyến biển gồm chi phí dầu
diezel, nhớt, lương thực thực phẩm, đá và các chi phí phát sinh khác.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra thử đã nảy sinh nhiều vấn đề như khả năng
ghi chép tính toán của người dân không chính xác một phần vì do trình độ học vấn
và nhận thức còn hạn chế, một phần do tâm lý sợ bị các cơ quan an ninh đăng kiểm

1.1 Khái niệm các chỉ số phát triển bền vững nghề cá
Chỉ số là một biến số, thang hay bảng liệt kê liên quan đến chỉ tiêu. Những dao
động của chúng phản ánh sự thay đổi các yếu tố then chốt về khả năng bền vững
của hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản, phúc lợi kinh tế và xã hội. Vị trí và chiều
hướng của chỉ số liên quan đến điểm tham khảo chỉ ra tình trạng hiện tại và năng
động của hệ thống. Các chỉ số cung cấp cho ta một cầu nối giữa mục tiêu và hành
động quản lý (FAO, 1999)
1.2 Mục đích của các chỉ số
Mục đích của các chỉ số là góp phần vào việc đánh giá rõ ràng và so sánh giữa
các nghề cá qua thời gian. Chúng mô tả bằng thuật ngữ đơn giản ở mức độ mà các
mục tiêu đặt ra cho phát triển bền vững đạt được.Các chỉ số hỗ trợ cho quá trình
đánh giá việc thực hiện các chính sách và quản lý thủy sản ở cấp độ toàn cầu, khu
vực, quốc gia. Chúng cung cấp một công cụ hiểu biết sẵn sàng về tình trạng nguồn
lợi và hoạt động thủy sản và đánh giá khuynh hướng liên quan đến các mục tiêu
phát triển bền vững. Trong quá trình đo lường sự tiến bộ hướng về phát triển bền
vững, một bộ chỉ số khuyến khích hành động để đạt phát triển bền vững.
Các chỉ số có thể giúp đơn giản hóa và hài hòa báo cáo ở các cấp khác nhau. Ở
cấp độ khu vực, các chỉ số có thể hổ trợ quá trình hài hòa các chiến lược quản lý
nguồn lợi và đo lường toàn bộ sức khỏe của hệ sinh thái biển quy mô lớn. Ở cấp độ
quốc gia, quốc gia có thể sử dụng các chỉ số để tạo ra một bức tranh của ngành thủy
sản và môi trường của nó.Ở cấp độ ngành, các chỉ số cung cấp một công cụ hoạt
động trong quản lý thủy sản, như một cầu nối giữa các mục tiêu và hành động quản
lý.
Trước đây các chỉ số được sử dụng trong quản lý thủy sản có khuynh hướng là
chỉ số sinh học và tập trung vào loài mục tiêu. Ngày nay khi đánh giá sự tiến bộ
hướng về phát triển bền vững nên bao gồm các chỉ số phản ánh rộng hơn với các
mục tiêu sinh thái, xã hội, kinh tế và thể chế.
- 6 -
1.3 Quản lý nghề cá dựa trên bộ chỉ số
Quản lý nghề cá vì mục tiêu phát triển bền vững là một hoạt động đa chiều và đa

Sơ đồ 1 : Mối quan hệ giữa hệ thống quản lý theo kiểu truyền thống và
hệ thống tham chiếu phát triển bền vững.
1.4 Bộ chỉ tiêu đa chiều áp dụng phát triển bền vững nghề cá theo hướng dẫn
của FAO.
Yếu tố Các tiêu chí lựa chọn
Kinh tế
Sản lượng
Giá trị sản lượng
Đóng góp của ngành thủy sản vào GDP
Giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản
Đầu tư trong các đội tàu đánh bắt và các cơ sở chế biến
Thuế và trợ cấp

Doanh thu ròng
Thu nhập
Xã hội
Công ăn việc làm


ữngKế hoạch quản lí nghề cá

- 8 -
Yếu tố Các tiêu chí lựa chọn
Xã hội
Protein

Truyền thống đánh bắt

Phá sản

Sự phân phối của giới trong việc ra quyết định
Sinh thái
Cơ cấu đánh bắt

Sự dối dào tương đối về tỷ lệ khai thác loài mục tiêu

Tác động trực tiếp của ngư cụ đánh bắt đối với loài không phải là
mục tiêu
Tác động gián tiếp của việc đánh bắt
Tác động trực tiếp của ngư cụ lên môi trường sống
Áp lực đánh bắt (so sánh giữa khu vực đánh bắt và khu vực không
đanh bắt)
Đa dạng sinh học (loài)
Thay đổi trong khu vực và chất lượng của môi trường sống
Thể chế
Hệ thống quản lý

Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể vẽ lên bức tranh chi tiết cho thuỷ sản Việt
Nam bằng những con số thống kê chính xác, những đồ thị hàm số tiêu chuẩn, để từ
đó chúng ta xây dựng, thiết lập các nhóm chỉ số sử dụng cho quản lý thuỷ sản.
Nhóm chỉ số này phải là công cụ quan trọng thiết yếu, đắc lực cho quá trình ra
quyết định của Bộ Thuỷ Sản, các Sở Thuỷ Sản của tỉnh.
Trách nhiệm của Bộ Thuỷ Sản lúc này là đưa ra phương hướng chỉ đạo chung
cần tập trung tới phát triển, gìn giữ, điều khiển các phương án quản lý đặc trưng
sinh thái biển. Bộ cần kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế địa phương, ngư dân với
cung cấp, tài trợ, quản lý và phát triển thuỷ sản.
Trước tiên Bộ cần thành lập các khu nghiên cứu, bảo tồn biển, tiếp theo cần quan
tâm tới quản lý đăng kí tàu thuyền. Bộ cần phân chia vùng biển quản lý theo từng
vùng, phân chia vùng quản lý có thể thực hiện theo tiêu thức độ sâu mức nước biển
hoặc khoảng cách (tính theo hải lý) từ bờ tới đường biên vùng quản lý để từ đó ấn
định biên độ công suất tàu hoạt động tương ứng trên từng vùng nước biển. Bộ cần
xác định các vùng biển cần bảo vệ, vùng biển cấm, khai thác thuỷ sản, danh sách
các loài thuỷ sản cho phép khai thác, kích thước cho phép khai thác với từng loài
thuỷ sản thuộc đối tượng đánh bắt, nhằm phục hồi tài nguyên biển theo cơ chế sinh
học.
- 10 -
Phục hồi tài nguyên biển với mục đích quan trọng nhất là giữ gìn và bảo vệ các
đặc trưng sinh thái biển, cần dựa trên các hoạt động nhân tạo tác động vào môi
trường bằng các chính sách, quyết định của Bộ. Những chỉ số như sau sẽ rất cần
thiết cho công tác hoạch định các kế hoạch và ra quyết định của Bộ.
- Trữ lượng khai thác thuỷ sản các năm.
- Giá trị thương mại ước lượng của một chuyến biển.( Tính theo vùng).
- Tỉ lệ chuyến biến/ mùa ( Tính theo vùng).
- Tỉ lệ cá bị bỏ lại môi trường/ chuyến biển ( Tính theo vùng).
- Mức độ khai thác.( Tính theo vùng).
- Thành phần và số lượng các loài thuỷ sản khai thác/ chuyến biển.
Các nhóm chỉ số khi được thiết lập phải thể hiện ba nội dung quan trọng: Một là

- Tăng trữ lượng khai thác vùng .
Chỉ số: - Năng suất khai thác ( CPUE).
CPUE: Năng suất khai thác trên một đơn vị cường lực. CPUE được hiểu là sản
lượng khai thác trung bình trong một ngày của một loại tàu thuyền (theo nghề) nào
đó. Đơn vị tính: kg/tàu/ngày.
Mẫu dữ liệu Dữ liệu và thông tin yêu cầu
Năng lực khai
thác.
Số tàu khai thác.( Kích cỡ và tải trọng).
Số giờ hoạt động khai thác.( Mẻ lưới, chuyến biển, ngày).
Công suất.
Chiều dài tàu.
Vấn đề giải quyết: Nghiên cứu hiệu quả khai thác một chuyến biển của từng vùng.
c) Mục tiêu: Bảo vệ trữ lượng thuỷ sản.
Chỉ số: - Biên độ kích thước cho phép khai thác
- Tỉ lệ cạn kiệt.
- Kích thước cá đẻ.
- Vùng tập trung sinh sản, mùa sinh sản.
Vấn đề nghiên cứu :
- Xác định kích thước khai thác cho phép của các loài khai thác chính của
từng vùng. Là cơ sở ra các quy định kĩ thuật.
- 12 -
- Tỉ lệ cạn kiệt là cơ sở ra quyết định cắt giảm, cấm đối với hoạt động khai
thác trên vùng quản lý thuỷ sản.
- Vùng tập trung sinh sản, mùa tập trung sinh sản là căn cứ đưa ra quy định
về ngư trường và thời gian khai thác thuỷ sản.
d) Mục tiêu: Giảm tình trạng thương mại vượt mức cho phép.
Chỉ số: % cá biển / chuyến biển.
Vấn đề giải quyết: Xác định tỉ lệ cho phép khai thác của những loài thuỷ sản
cần bảo vệ.

- Đóng góp của nghề thuỷ sản chính đối với vùng về chi phí.
- Phân loại cảng cá.
- Thu nhập trên một sản phẩm mục tiêu.
- Xuất Khẩu ( Số lượng và giá trị, tính theo vùng).
- Nhập khẩu ( Số lượng và giá trị, tính theo vùng)
- Số nghề cá.
Vấn đề giải quyết: Mức độ đóng góp của nghề thuỷ sản chính => trung bình đóng
góp của nghề thuỷ sản trong vòng 5 năm. Cần tiêu chuẩn tỉ lệ đóng góp của nghề
thuỷ sản cho vùng thích hợp.
c) Mục tiêu: Xác định mức độ đóng góp giải quyết việc làm.
Chỉ số: - Số lao động trong nghề thuỷ sản.
- Số lao động thuỷ sản/ tổng số lao động vùng
Vấn đề giải quyết:
- Số lao động trong nghề thuỷ sản ≥ trung bình số lao động nghề thuỷ sản trong
vòng 5 năm.
- Số lao động thuỷ sản/ số lao động vùng ≥ 30 %.
d) Mục tiêu: Tình trạng xã hội.
Chỉ số: - % Thuỷ thủ lành nghề / tàu cá.
- Thu nhập của hộ dân cư.
- % Số thuỷ thủ trong hộ dân cư.
- % Số thuỷ thuỷ/ vùng.
- % Tỉ lệ biết đọc biết viết trong số thuỷ thủ.
- % Tỉ lệ phổ cập giáo dục trong thuỷ thủ.
- % Thành viên của hộ gia đình khai thác tốt nghiệp đại học.
- % Thu hồi vốn/ vốn đầu tư của nghề thuỷ sản.
- 14 -
Vấn đề giải quyết:
- % Thuỷ thủ lành nghề / tàu cá =50%
- Thu nhập của hộ dân cư ≥ Chuẩn nghèo quốc gia.
- % Số thuỷ thủ / vùng ≥50%.

lương thực thực phẩm, chi phí đá bảo quản sản phẩm.
Bên cạnh đó, do điều kiện thời gian và chi phí, do cách ghi chép của người dân
khá sơ sài, đề tài không thể điều tra một cách chi tiết và chính xác cho từng chuyến
biển, mà áp dụng cách tính chi phí trung bình và doanh thu trung bình của chuyến
biển. Sau đó, ngoại suy tổng doanh thu và tổng chi phí cho một năm để làm cơ sở
tính lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác cho nghề lưới Rê. Phương
pháp chung có thể được trình bày một cách tóm tắt theo sơ đồ sau:

Tổng doanh thu năm bao gồm doanh thu khai thác trong mùa chính và doanh thu
khai thác trong mùa phụ. Khoản mục chi phí vận hành gồm có: chi phí cố định, chi
phí biến đổi, chi phí tiền lương.
- 16 -
Chi phí cố định: là kết quả của những quyết định ban đầu về quy mô sản xuất do
đó không phụ thuộc vào mức độ hoạt động. Hay nói cách khác, đó là những chi phí
vận hành mà không biến đổi theo mùa vụ hoạt động của các đội tàu. Chi phí cố định
bao gồm chi phí khấu hao, bảo hiểm (bảo hiểm tàu và bảo hiểm thuyền viên), và lãi
vay phải trả hàng năm. Chi phí biến đổi hàng năm: chủ yếu phụ thuộc vào mức độ
hoạt động như số chuyến biển trung bình trong năm.
Chi phí biển đổi bao gồm chi phí nhiên liệu, lương thực thực phẩm, đá bảo quản
sản phẩm, và tiền sinh hoạt hàng ngày cho thuỷ thủ. Chi phí biến đổi của năm sẽ
bằng tổng chi phí biến đổi hai vụ chính và phụ. Chí phí trung bình một vụ sẽ bằng
chi phí biển đổi trung bình một chuyến nhân với số chuyến biển của mỗi vụ.
Chi phí tiền lương: gồm hai phần: thu nhập sau mỗi chuyến biển (hoặc mỗi
tháng, tùy theo tập quán của từng địa phương) và tiền sinh hoạt hàng ngày, thường
số tiền này sẽ được phát theo doanh thu hoặc dựa trên nỗ lực khai thác của từng
chuyến biển.
Tổng giá trị tăng thêm bằng tổng doanh thu năm trừ đi chi phí vận hành phải trả
cho nhà cung cấp bao gồm chi phí cố định (không tính chi phí khấu hao và lãi vay)
và chi phí biến đổi (không tính chi phí lao động). Hay nói cách khác, nó là tổng của
chi phí lao động, chi phí khấu hao, lãi vay và lãi ròng.

là 18 năm; mua lại là 12 năm. Đối với ngư lưới cụ: là 4 năm và trang thiết bị khai
thác khác mua mới, là 7 năm; mua lại là 5 năm. Lưu ý rằng khái niệm mua mới ở
đây được hiểu là mua tại các cơ sở bán thiết bị vật tư phục vụ ngành. Khái niệm
mua lại được hiểu là việc mua đi bán lại giữa các ngư dân khai thác hải sản với
nhau. Máy tàu hiện nay đa số là hàng bãi của Nhật đã qua sử dụng nhưng theo quan
điểm trên vẫn được xếp vào nhóm mua mới.
Cũng cần chú ý rằng vào những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát
cao, người dân thường lấy vàng làm thước đo trao đổi mua bán thay cho tiền tệ. Các
tàu có cùng chiều dài nhưng đôi khi lại có giá mua khác nhau do chất lượng khác
nhau, năm mua, năm đóng mới khác nhau, giá gỗ, giá vàng và có khi do khả nămg
mặc cả khác nhau… Bên cạnh đó, giá cả thị trường cũng tác động không nhỏ đến
giá mua hàng hóa, vì thế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khấu hao và do đó ảnh hưởng
đến chi phí và lợi nhuận khai thác.
- 18 -
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐỐI VỚI
NGHỀ LƯỚI RÊ TẠI PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC
A. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC.
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội phường Vĩnh Phước
Dưới chế độ phong kiến qua sưu tầm tài liệu của chế độ cũ để lại, thì nơi đây
thường gọi là làng Cù Lao, trong kháng chiến chống Pháp đặt tên bí mật là làng
Phước Thịnh. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược, tên gọi cho đến ngày nay là phường Vĩnh Phước.
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Về địa lý, phía Đông giáp biển Đông và phường Vĩnh Thọ, phía Tây giáp đường
sắt phường Ngọc Hiệp và xã Vĩnh Ngọc, phía Nam giáp phường Vạn Thạnh, phía
Bắc giáp phường Vĩnh Hải. Tổng diện tích của phường là 1.438 km
2
nằm phía Bắc
Thành phố Nha Trang, nằm dọc 2 bên đường 2 tháng 4 chạy dài từ đầu cầu Hà Ra

Bắc Sông Cái có Tháp Bà Ponaga, dãy Núi Sạn có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế
cao và cũng là nơi ẩn trú của nhiều loại thú; trong đó có cả thú dữ, có nhiều nơi
không có người ở cũng như chưa có thôn xóm.
Từ một vùng đất hoang vắng, dân cư thưa thớt, chưa có thôn xóm; qua 2 cuộc
kháng chiến dân cư từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Phú Yên tụ
hợp về đây sinh sống ngày càng đông. Trước năm 1975, phường Vĩnh Phước chung
(gồm cả Vĩnh Thọ) có 4.720 hộ với 20.937 nhân khẩu và có 10 thôn (khóm) sinh
sống trên diện tích 2.438 km2. Đầu năm 1976, sau khi đất nước hoàn toàn giải
phóng 2 miền Nam-Bắc sum họp một nhà, tình hình dân số ngày càng phát triển
đông lên, nên Uỷ ban Cách mạng Lâm thời Thị xã Nha Trang quyết định chia tách
phường Vĩnh Phước thành 2 phường Vĩnh Thọ và Vĩnh Phước. Địa giới của từng
phường và cơ cấu dân cư theo ngành nghề cũng được quyết định cụ thể nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hành chính và tổ chức sản xuất của mỗi
phường. Phường Vĩnh Phước khi đó bao gồm 6 khóm là: Hà Ra, Hà Phước, Tháp
Bà, Sơn Thủy, Phương Mai, Trường Phúc và Hòn Chồng. Dân số có khoảng 2.000
hộ và 12.000 nhân khẩu, trong đó có khoảng 5.000 người ở độ tuổi lao động. Đến
nay dân số tăng lên ngày càng đông, đến cuối năm 2006 phường có khoảng 5.897
hộ với 26.241 nhân khẩu cả thường trú và tạm trú, hình thành nên 10 khóm dân cư
gồm có: Hà Phước, Hà Ra 1, Hà Ra 2, Tháp Bà, Sơn Thủy, Phương Mai, Trường
Phúc 1, Trường Phúc 2, Hòn Chồng 1, Hòn Chồng 2.
- 20 -
Nhân dân sống ở đây chủ yếu là làm nghề thủy sản như: khai thác đánh bắt và
chế biến thuỷ sản, từ chỗ có vài trăm người dần dần đến vài ngàn người và đến nay
có hơn hàng vạn người, đa số là ngư dân từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Quảng Bình và Phú Yên tụ hợp về đây sinh sống. Hiện nay, Phường Vĩnh Phước
không chỉ có nghề khai thác hải sản mà có rất nhiều nghề như: tiểu thủ công nghiệp,
kinh doanh dịch vụ, thương mại – du lịch, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng và
chế biến thủy sản.
Cơ cấu lao động của phường năm 2006 như sau: lao động khai thác, nuôi
trồng thủy sản: 20,5%; lao động kinh doanh dịch vụ – thương mại: 24,5%; cán bộ

0
50’E ). Lưới của họ chủ yếu là lưới sợi ni lông với
chiều dài từ 3000 – 8000m. Đối tượng khai thác chính của nghề này là các loại cá
thu và cá ngừ. Mùa chính là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Rê đáy: là loại lưới kép có chiều dài 3000 – 6000m, kích thước mắt lưới 2a = 80
– 90 mm. Vụ chính là từ tháng 3 đến tháng 12. Đội tàu này thường khai thác ở độ
sâu 70 – 200 m. Đối tượng khai thác chính: cá nục, cá thu, cá đối và một số loài cá
rạn khác. Ngư trường Nam phú yên, Khánh Hòa, Bắc Ninh Thuận có khi cả khu vực
Trường Sa.
Rê trôi xa bờ: lưới là loại sợi ni lông có chiều dài từ 10.000 – 17000m, độ mở
cao của lưới 18 – 20 m, kích thước mắt lưới 2a = 100 mm. Cá ngừ là đối tượng khai
thác chính [2]
Một số hình ảnh lưới rê:

Rê trôi

Rê tầng đáy
Với những đặc điểm như vậy, ưu điểm của lưới rê là được sử dụng rộng rãi ở các
vùng nước khác nhau, kỹ thuật khai thác đơn giản, đối tượng đánh bắt có chọn lọc
theo kích cỡ mắt lưới, chất lượng sản phẩm cao. Tuy nhiên nó có nhược điểm là
đánh bắt bị động và năng suất đánh bắt thường không cao.
2.2.2 Tổ chức sản xuất
a. Điều hành sản xuất:
Chủ tàu tự chủ về mặt tài chính, tổ chức sản xuất, và hạch toán sổ sách, thuyền
trưởng chịu trách nhiệm kỹ thuật, nắm bắt thông tin ngư trường cũng như mùa vụ để
điều động tàu đi sản xuất. Theo số liệu khảo sát có được thì đa số các chủ tàu đều là
- 22 -
thuyền trưởng ( 84.6%) nên các công việc trên thường do bản thân tự làm hoặc các
thành viên trong gia đình ( chủ yếu là vợ).
b.Bố trí nhân lực:

hỏng trong quá trình đánh bắt sắp tới) thì nên sửa chữa, tăng cường hoặc gia cố
trước khi đi. Lưới cũng nên kiểm tra lại, nếu thấy rách hoặc mục nhiều quá thì nên
vá hoặc thay thế lưới mới.
- Xăng, dầu, nước đá, muối, lương thực, thực phẩm, thuốc men, cần được
chuẩn bị đầy đủ cho một chuyến đi dài ngày.
Chuẩn bị ở ngư trường:Khi đã đến ngư trường, trước khi thả lưới ta cần xem xét,
tính toán các điều kiện thực tế ở ngư trường, bao gồm:
- Đo đạc hoặc dự đoán độ sâu ngư trường và độ sâu mà đối tượng khai thác có
thể xuất hiện. Khi này ta điều chỉnh (nới dài ra hoặc thu ngắn lại) dây phao ganh
nhằm đưa lưới đến đúng độ sâu mà đàn cá đang hoạt động. Trong trường hợp đàn
cá ở gần nền đáy ta cũng nên xem xét khả năng giềng chì có thể bị vướng chướng
ngại vật nền đáy mà điều chỉnh dây phao ganh phù hợp.
- Dự đoán hướng di chuyển của đàn cá. Công tác thả lưới phải đảm bảo thả chặn
ngang được đường di chuyển của cá.
- Xem xét hướng dòng chảy (hướng nước) và hướng gió, cũng như tốc độ của
gió và nước để chọn mạn thả lưới và hướng thả cho phù hợp, sao cho lưới không bị
tắp (vướng) vào chân vịt tàu.
- Sau khi đã xem xét, đánh giá các điều kiện ngư trường thì bắt đầu thả lưới.[2]
+ Thả lưới
Trong quá trình thả lưới người thuyển trưởng nên cẩn thận, cho tàu chạy với tốc
độ chậm, điều khiển hướng thả lưới ngang với dòng chảy và chú ý coi chừng lưới
tắp vào chân vịt. Khi này người thủy thủ cố gắng ném lưới ra xa tàu và đảm bảo
lưới không bị rối và tránh mắt lưới móc vào nút áo người đang thao tác thả lưới.Nếu
có sự cố gì phải dừng tàu lại ngay và xử lý, cần đảm bảo nguyên tắc là “tàu dưới gió
và lưới dưới nước”, nghĩa là luôn để cho mạn làm việc của tàu nằm phía dưới gió
(để gió thỏi bãt tàu ra xa lưới) và lưới ở phía cuối nước (để nước đạp lưới ra xa tàu)
Thả cho trường hợp này có thể tránh cho lưới khỏi quấn chân vịt.[2]
+ Trôi lưới
Sau giai đoạn thả lưới là đến thời gian trôi lưới. Thời gian trôi lưới là thời gian
lưới được ngâm thả trôi trong nước cũng chính là thời gian khai thác (thời gian cá

bán).
- 25 -
Phương pháp bảo quản cá rất đơn giản chủ yếu ướp đá, có nhiều nơi không cần
bảo quản bởi vì hiện nay có đội thu mua hải sản ngay trên nước nên các tàu thuyền
sau khi đánh bắt được thường bán ngay cho các tàu đi thu mua hoặc đem bán tại các
cảng cá và chợ cá nào thuận tiện cho mình nhất, không nhất thiết phải bán cá ở một
chỗ nhất định.
Do đặc điểm của nghề lưới rê là chắn ngang hướng cá di chuyển cho nên thông
thường nghề này chỉ hoạt động vào ban đêm và vào những ngày trời tối trăng để cá
khó thấy lưới chắn hướng di chuyển của chúng.
2.3 Đặc điểm hoạt động đánh bắt hải sản nghề lưới Rê tại Nha Trang nói chung
và Vĩnh Phước nói riêng
2.3.1 Cơ cấu đội tàu lưới Rê:
Đến cuối năm 2006, toàn tỉnh có 5.517 tàu thuyền gắn máy với tổng công suất
224.775 CV.
Bảng 1. Phân loại năng lực tàu thuyền theo công suất
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Nhóm công
suất
Số
lượng
Tỉ lệ
( % )
Số
lượng

Tỉ lệ
( % )
Số


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status