trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Pdf 26

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................ Error: Reference source not found
NỘI DUNG .............................................. Error: Reference source not found
I. Một số vấn đề lí luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách n h iệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ........ Error: Reference source not found
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ......... Error: Reference source not found
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .......... Error: Reference
source not found
II. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ............ Error:
Reference source not found
1. Khái niệm về lỗi và ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...... Error: Reference source not
found
2. Hành vi có lỗi và phân biệt hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý ......... Error:
Reference source not found
2.1 Về lỗi cố ý .......................................... Error: Reference source not found
2.2 Về lỗi vô ý .......................................... Error: Reference source not found
III. Thực tiễn và việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về lỗi
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nhận xét ... Error:
Reference source not found
1. Một số vụ việc thực tế áp dụng quy định của pháp luật về việc xác định
lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Error: Reference
source not found
1.1 Vụ việc thứ nhất ................................. Error: Reference source not found
1.2 Vụ việc thứ hai ................................... Error: Reference source not found
1.3 Vụ việc thứ ba .................................... Error: Reference source not found
1
2. Nhận xét về những quy định hiện hành của pháp luật về lỗi trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...... Error: Reference source not
found
KẾT LUẬN .............................................. Error: Reference source not found

tổn thất về tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiêt
hại, thu nhập thực tế bị mát hoặc bị giảm sút.
3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín của người đó thì việc chấm
dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một
khoản tiền để bù đắp tổn thất về tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt
hại”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm
BTTH được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm BTTH nói
chung và chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên,
trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH mà
chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực
chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại
chương XXI BLDS 2005. Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng
ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc
chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp
3
lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất
lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng
việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại
trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp
lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất
mà mình gây ra.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Phạm vi bài viết này chỉ đề
cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt
hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi
thường. Theo đó, khoản 1 Điều 307 BLDS quy định: “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất,
trách nhiệm bồi thường bù đắp tổ thất về tình thần” Như vậy, thiệt hại
được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp
luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu
là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Cơ sở để
xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định của pháp luật
trong từng trường hợp cụ thể.
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái
5
pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về
mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau.
II. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm về lỗi và ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả,
trong đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác
định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng nói riêng.
Trong phạm vi bài viết này, lỗi được thống nhất hiểu là là trạng thái
tâm lý của con người có thể làm chủ, nhận thức được hành vi của mình và
hậu quả do hành vi đó mang lại. Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong

lỗi là đã xác định phạm vi của tự do cá nhân: mọi người trong xã hội đều
được tự do hoạt động, sự tự do ấy chỉ bị giới hạn bởi quyền lợi của người
khác; vậy chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Song
trong tình trạng kinh tế xã hội ngày nay, khuynh hướng cổ điển nhiều khi
tỏ ra chật hẹp và không che chở được một cách có hiệu quả quyền lợi cho
nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là một
đòi hỏi cấp thiết và chính đáng. Thực vậy, trong trường hợp thiệt hại xảy
ra mà không có ai chứng kiến, hoặc xảy ra mà không do lỗi của ai cả, nếu
buộc nạn nhân phải dẫn chứng lỗi, tức là gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi
thường của nạn nhân. Ngoài ra khuynh hướng cổ điển cũng không giải
thích được trách nhiệm của người chưa thành niên và người mất năng lực
hành vi về các thiệt hại do họ gây ra.
Khuynh hướng thứ hai đó là khuynh hướng chủ trương trách nhiệm
khách quan, không cần điều kiện lỗi. Khuynh hướng này đặt ra trách
nhiệm khách quan cho người gây ra thiệt hại, do đó, trong mọi trường hợp,
7
người này đều phải chịu trách nhiệm bồi thường. Khuynh hướng này cũng
không thỏa đáng vì bảo đảm sự bồi thường cho nạn nhân trong mọi trường
hợp không hẳn là một giải pháp ích lợi cho xã hội. Trên lập trường lợi ích
công cộng còn phải quan tâm đến quyền tự do hoạt động của cá nhân, nếu
thừa nhận sự bồi thường mà không đòi hỏi lỗi, mọi sự hoạt động của cá
nhận sẽ bị tê liệt vì ai nấy đều không khỏi e sợ gây thiệt hại phải bồi
thường mặc dầu không phạm lỗi.
Từ những lập luận trên, cùng với thực tế cho thấy các tai nạn mang
tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con
người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ
giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con
người, để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân Bộ luật dân sự Việt
Nam được xây dựng trên cơ sở dung hòa cả hai khuynh hướng trên. Bên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status