Một số Biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường THPT quảng uyên - Tỉnh Cao Bằng - Pdf 26

Một số Biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường THPT quảng
uyên - Tỉnh Cao Bằng

Đặt vấn đề
1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh
vượng cho nền kinh tế quốc dân vì lẽ đó, có thể coi giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển. Có thể
khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với
kinh tế văn hoá. “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai.”.
Như sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Muốn có xã hội XHCN phải có những con người
XHCN. Đó là những con người được giáo dục, được đào tạo, có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ
năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng yêu nước, yêu CNXH, sống lành
mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước”. Trong thực tế muốn đào tạo được những con
người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và dân chủ xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( Điều 2 luật giáo dục ).
Trong các nhà trường thì vai trò của đội ngũ cán bộ giáo viên đóng vai trò then chốt. Vì vậy phải coi
trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên “Vừa hồng, vừa chuyên” đủ về số lượng, mạnh về chất
lượng, đồng bộ về cơ cấu, có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước
giao phó.
Trong thực tế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các
cấp quản lý giáo dục nhất là các nhà trường phổ thông đặc biệt quan tâm. Việc nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên trong trường THPT là một biện pháp mà người quản lý luôn phải quan tâm hàng đầu
nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế
xã hội của đất nước, yêu cầu phát triển giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường PTTH
nói riêng.
Trường THPT Quảng uyên chúng tôi có bề dày thành tích qua 45 năm xậy dựng và trưởng thành là
cái nôi giáo dục của huyện nhà .Trong những năm qua chất lượng giáo dục ngày càng tăng . Trường
đã có học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đội ngũ giáo viên thì thiếu, năng lực chuyên môn chưa
đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học.Năm học 2006 - 2007 là năm đầu tiên dạy học theo

về học tập. Để đổi mới giáo dục thì người thầy giáo có vai trò vô cùng quan trọng “Là người tổ chức,
hướng dẫn, điều khiển quá trình giảng dạy và quyết định chất lượng giáo dục”. Nói như vậy ta không
có ý phủ nhận vai trò của người học mà ta phải coi người học là chủ thể trong quá trình tiếp nhận tri
thức, nhưng chủ thể ấy vẫn phải tồn tại có sự hướng dẫn gợi mở của người thầy để người học tiếp thu
một cách sáng tạo.
Với một vị trí quan trọng như vậy, người thầy giáo phải có những tiêu chuẩn về phẩm chất và
chuyên môn – nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay.

Như vậy việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo là việc làm hết sức quan
trọng, quyết định sự phát triển của mỗi nhà trường. Do đó người cán bộ quản lý nhà trường phải coi
đây là công việc đầu tiên , giữ vai trò quyết định đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà
trường.
.2- Cơ sở thực tiễn.
Trường THPT Quảng Uyên hiện nay là một trong những trường THPT lớn của tỉnh Cao Bằng .Trong
những năm qua mặc dù cơ sở vật chất còn thiếu. Giáo viên thiếu . Điều kiện sống của giáo viên còn
khó khăn nhưng các thầy giáo luôn tâm huyết với nghề. Luôn dạy học với tinh thần và trách nhiệm cao
nhất. Vì vậy trong các năm học 2003, 2004, 2005 trường đã có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp
quốc gia. Nhưng để đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ thì vẫn cần phải tiếp tục bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng.
Đội ngũ giáo viên THPT hiện nay , hầu hết được đào tạo chính quy bậc Đại hoc. Từ khi đất nước
bước vào công cuộc đổi mới , Sự nghiệp giáo dục được toàn Đảng , toàn dân quan tâm đúng mức.
Người thầy đã được quan tâm về vật chất, tinh thần và có vị thế trong xã hội. Các trường ĐH sư phạm
đã thu hút được nhiều những sinh viên giỏi, tâm huyết với nghề vào học tập.
Đội ngũ giáo viện ở trường THPT Quảng Uyên trong những năm qua luôn thiếu về số lượng vừa
yếu về chất lượng , trình độ giáo viên còn một số chưa đạt chuẩn Đại học (Môn tiếng Anh, môn Thể
dục ở trình độ Cao đẳng). Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu,
2
trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, năng lực hạn chế. Điều này ảnh hưởng nhiều đến
việc nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả giáo dục của nhà trường
2.1 Đánh giá chung:

nghiệm theo tiêu chuẩn, chưa có phòng học bộ môn, chưa có nhà đa năng… nên ảnh hưởng nhiều đến
việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên của trường .
2.3 – Một số vấn đề đặt ra trong chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường
THPT Quảng Uyên.
Ban giám hiệu trường đã xác định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong trường
là một nhiệm vụ then chốt, cần phải làm ngay để đáp ứng nhu cầu của học sinh và nhu cầu của xã hội.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của trường tôi xin đề cập đến một số biện
pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ cho giáo viên như sau:
2.5.1 - Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức.
2.5.2 – Bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho giáo viên
2.5.3 – Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
3
Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường THPT
Quảng uyên - Cao Bằng.
1 – Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lý tưởng nghề nghiệp cho giáo viên.
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là biện pháp quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy và học của
một nhà trường, nhà trường chỉ đạt được hiệu quả giáo dục cao khi có một đội ngũ giáo viên kiên định
về tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng. Để nâng cao hiệu
quả của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục
trước mắt và lâu dài. Phải biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng tư tưởng
chính cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên,
nhằm tạo ra một sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mọi mặt xã hội trong công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo lên sức mạnh , niềm tin và lý tưởng của từng giáo
viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ vai trò , vị trí trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục trẻ em lứa
tuổi trung học phổ thông.
Việc bồi dưỡng tư tưởng chính tri, phẩm chất đạo đức cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên
chúng tôi theo kế hoạch ngay từ đầu năm học: Cuối tháng hàng năm trước khi chuẩn bị bước vào năm
học mới tổ chức cho giáo viên học tập về đường lối, chính sách của Đảng; Các chỉ thị, nghị quyết,
thông tư hướng dẫn của Bộ , Sở, của các cấp chính quyền về giáo dục,
Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập, quán triệt chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư,

Đối với môn thể dục và môn GDCD có 4 đồng chí có trình độ cao đẳng thì từ năm 2005 đến nay
trường đã tạo điều kiện cho các đồng chí đó đi học để đạt trình độ chuẩn Đại học. Đối với các môn
học khác, nhà trường tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng
chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ của sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức.
Ban giám hiệu nhà trửờng còn cử đội ngũ giáo viên cốt cách ở một số bộ môn chủ đạo như toán, văn,
lý, hoá, anh... về học lớp bồi dưỡng cốt cán, luyện thi học sinh giỏi do Bộ, Sở tổ chức, đây là dịp để
các giáo viên được học tập để nâng cao trình độ một cách hiệu quả, thiết thực. trình độ chuyên môn
cho giao viên mà chất lượng mũi nhọn của nhà trường cũng tăng lên rõ rệt, đem lại uy tín đối với nhân
dân địa phương.
Để nâng cao trình độ kiến thức về tin học chúng tôi tổ chức cho giáo viên học tập về ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường phổ thông, tiến tới phổ cập tin học cho giáo viên. Tôi đã lập
kế hoạch học tin học cho trường trong năm học 2006 – 2007 chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2006 đến tháng 4/2007: Học tin học cơ bản.
+ Giai đoạn 2: Từ tháng 9/2007 đến hết tháng 5/2008: Học tin học nâng cao sao cho giáo viên có thể
tự soạn bài và giảng dạy trên máy tính .
Phấn đấu đến hết năm học 2006 – 2007: Tất cả các đồng chí giáo viên trong trường đều biết sử dụng
máy vi tính để đánh văn bản, làm đề thi và đáp án các môn thi học kỳ, thi học sinh giỏi trường, làm
điểm, tính điểm cho học sinh bằng máy vi tính.
4. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên cũng là một nội dung cơ bản quan trọng trong
công tác bôi dưỡng, thực tế cho thấy có những đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn vững,
nhưng phương pháp sư phạm, khả năng truyền thu cho học sinh còn hạn chế, dẫn đến hiện tượng học
sinh mất trật tự, giờ giảng đạt kết quả thấp, có những giáo viên khả năng tổ chức lớp chủ nhiệm còn
thiếu bài bản, không tỉ mỉ, khả năng giao tiếp với phụ huynh, với học sinh còn nhiều nên không có uy
tín với học sinh. Do đó, ban giám hiệu chúng tôi đã xác định bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
cho cho giáo viên cụ thể là:
+ Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kế hoạch chủ nhiệm.
+ Kỹ năng dạy học trên lớp.
+ Kỹ năng quản lý giáo dục học sinh.
+ Kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và công cộng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status