ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (2) - Pdf 26

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH
VỀ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
NHÓM 21
Nguyễn Đức Anh K094040504
Nguyễn Đức Hưng K094040556
Phan Thanh Tuyền K094040632
TP.HCM, Năm 2013
2
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG
Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000-2012
Biểu đồ 2: Tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán (M2) trong mối
tương quan đến chỉ số lạm phát
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 5: Vốn điều lệ của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012
Biểu đồ 6: Tăng trưởng vốn điều lệ so với cuối năm 2011
Biểu đồ 7: ROA của các tổ chức tín dụng quý I năm 2012
Biểu đồ 8: ROE của các tổ chức tín dụng quý I 2012
3
Biểu đồ 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương mại năm
2012
Biểu đồ 10: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng qua 9 tháng đầu năm 2012 (%)
Biểu đồ 11: Vốn tự có của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012 (Đv: tỷ đồng)
Biểu đồ 12: Vốn tự có của các tổ chức tín dụng tại cuối tháng 2/2013 (%)
Biểu đồ 13: Hệ số CAR của các tổ chức tín dụng trong năm 2012

1. Mục tiêu nghiên cứu
5
Thông qua việc nghiên cứu những quy định về tiêu chuẩn hoạt động của Basel III,
chúng em muốn cung cấp thông tin một cách đầy đủ về các tiêu chuẩn quản lý và giám
sát hệ thống ngân hàng theo chuẩn của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel. Qua đó có thể
khái quát được bức tranh toàn cảnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và
cơ chế quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong quá trình điều hành hoạt động
của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là tổng hợp và sử dụng số liệu thứ cấp của các ngân hàng
thương mại, ngân hàng nhà nước, các website để phân tích so sánh, đánh giá về khả năng
đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (Car) của các ngân hàng thương mại ở nước ta theo tiêu chí của
Basel 3.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Nội dung cơ bản của Basel III
Chương 2: Tổng quan tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Chương 3: Đánh giá khả năng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (Car) của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam
Chương 4: Một số kiến nghị, giải pháp.
CHƯƠNG 1:
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BASEL III
1. Nội dung cơ bản của Basel III
1.1. Khái quát về hiệp ước vốn Basel III
Vào những năm 1980, hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới phát triển
mạnh và có những dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Nhằm củng
6
cố hoạt động và tạo ra một cơ chế cạnh tranh bình đẳng của hệ thống ngân hàng, Uỷ ban

- Vốn chủ sở hữu
- Lợi nhuận giữ lại
- Lợi nhuận từ việc phát hành cổ phiếu
- Lợi nhuận đầu tư vào các công ty con và quỹ dự trữ khác.
1.3.2. Vốn cấp 2
- Dự phòng đánh giá lại tài sản.
- Dự phòng chung.
- Công cụ vốn hỗn hợp.
- Vốn vay với thời hạn ưu đãi.
1.3.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Theo Basel III, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng tỷ lệ của loại vốn có
chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: tỷ lệ vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel 2 lên 6%
trong Basel 3, đồng thời tỷ lệ vốn của cổ đông thường (common equity) cũng được tăng
từ 2% lên 4,5%. Bên cạnh đó, những tài sản “Có” với chất lượng vốn có vấn đề cũng sẽ
được loại trừ dần khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2, như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn
15% vào các tổ chức tài chính. Đặc biệt, Basel III yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy
tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với
các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel
theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan
hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy.
1.3.4. Phương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để các ngân hàng áp dụng
Yếu tố quan trọng thứ 3 của quy định mới về vốn là phương pháp giám sát an toàn
vĩ mô đề cập tới rủi ro hệ thống. Theo BIS, có hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống
hiệu quả. Thứ nhất là giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Đó
là xu hướng hệ thống tài chính có thể làm khuyếch đại giai đoạn thăng trầm của nền kinh
tế thực. Việc thứ hai là mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài
chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống. Như vậy,
Basel 3 là một bước ngoặt trong việc xây dựng các quy định tài chính. Lần đầu tiên trong
các quy định tài chính đề cập tới các thước đo giám sát an toàn vĩ mô được sử dụng để bổ
sung cho phương pháp giám sát an toàn vi mô của từng tổ chức tín dụng. Ủy ban Basel

9
-Tỷ lệ đòn bẩy được thử nghiệm áp dụng trong khoảng thời gian từ 1/1/2013 đến
31/12/2016 với tỷ lệ 3%.
Hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã đề cập tới việc áp dụng chuẩn mực
Basel 3 thì các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa chính thức đề cập tới việc áp dụng một
chuẩn mực nào của Basel. Mặc dù các quy định trong những năm gần đây của Ngâ hàng
Nhà nước (NHNN) như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 457/2005/QĐ-
NHNN, Thông tư số 13, 19 năm 2010 cũng đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới các
điều khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn ở mức rất hạn chế. Việc các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam chưa áp dụng các chuẩn mực của Basel một cách chính thức
nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong khi các ngân hàng trên thế giới đã có
những bước phát triển cao hơn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng
thương mạiViệt Nam.
Việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel, đặc biệt là Basel II đòi hỏi kỹ thuật
phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai
đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách
thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch
vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bước áp
dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực
hoạt động, giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại và nâng cao năng lực cạnh
tranh trong thị trường tài chính quốc tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể
mở rộng thị trường trong thời gian tới.
10
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG VIỆT NAM
Trong những năm từ 2010 trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc và đóng góp tích cực cho sự
phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, những bất cập trong quản
lý của các ngân hàng cũng như các khó khăn cũng nảy sinh trên nhiều mặt hoạt động,

tăng trưởng nhanh của tổng tài sản các ngân hàng trong những năm 2008 - 2011, và có
thể nói điều này là hệ quả trực tiếp từ việc tăng vốn điều lệ/vôn chủ sở hữu rất mạnh của
các ngân hàng trong những năm qua. Các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu cho mục đích
đầu tư tăng năng lực hạ tầng (đầu tư xây dựng trụ sở, đầu tư cho công nghệ, mở rộng
mạng lưới hoạt động ) và tăng vốn để tăng năng lực tài chính nhằm nâng cao cạnh tranh
và đảm bảo các hệ sô an toàn vốn (hệ số CAR) đáp ứng cho việc ngân hàng tăng trưởng
nóng tín dụng và tài sản có rủi ro khác trong tổng tài sản. Chúng ta còn nhớ, vào thời
điểm Việt Nam được chấp thuận gia nhập WTO vào năm 2007, khi đó các cơ quan quản
lý nhà nước và ngành Ngân hàng dự đoán: sẽ có một cuộc xâm nhập của các ngân hàng
nước ngoài vào Việt Nam khi Việt Nam mở cửa ngành Ngân hàng vào năm 2011, vì thế
13
các ngân hàng thương mại trong nước đã có cuộc đua tăng vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu
nhiều hơn nữa nhằm đảm bảo năng lực tài chính, giữ thị phần trước sự cạnh tranh của các
ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Yêu cầu tăng vốn đối với các
ngân hàng Việt Nam chủ yếu xuất phát từ quy mô về tài sản và vốn chủ sở hữu của các
ngân hàng Việt Nam là quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thê giới, và
khuyên nghị của các nhà kinh tê cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước về sáp nhập
các ngân hàng nhỏ để tạo ra những ngân hàng lớn hơn đã không được thực hiện vào thời
gian đó.
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC của các NHTM
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC của các NHTM
Thêm nữa, cùng với việc các ngân hàng thương mại nông thôn được chuyển đổi
thành các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, và các văn bản qui định của Chính phủ,
cơ quan quan lý, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu đối
với các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng đã phải chạy đua nhằm đáp ứng
được yêu cầu về vốn tôi thiểu theo luật định là 1.000 tỷ và 3.000 tỷ tương ứng vào năm
2008 và 2010 (theo Nghị định 141-CP/2006 và Thông tư 1 3/2010-TT/NHNN liên quan
đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu).

thiện hiệu quả hoạt động, nhất là xét về các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như: Chỉ số ROE
16
và ROA. Năm 2012 được xem là một năm đầy sóng gió và thử thách đối với toàn ngành
ngân hàng khi đồng thời các vấn đề nóng liên quan đến chất lượng tín dụng, nợ xấu, tín
dụng đóng băng dần bục ra. Đây cũng là năm hệ thống ngân hàng chứng kiến việc nợ xấu
tăng chóng mặt còn lợi nhuận sụt giảm thê thảm. Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước
cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần
50% so với năm 2011.
Biểu đồ 7: ROA của các tổ chức tín dụng quý I năm 2012
Nguồn: vneconomy.vn
Biểu đồ 8: ROE của các tổ chức tín dụng quý I 2012
17
Nguồn: vneconomy.vn
Qua biểu đồ 9 dưới đây, có thể thấy chưa có môi liên hệ tương tác giữa tổng tài sản
(thể hiện quy mô) và ROE (thể hiện hiệu quả hoạt động) của các ngân hàng.
Mặc dầu việc tăng trưởng về quy mô có thể tùy thuộc vào chiến lược của mỗi ngân
hàng trong cạnh tranh mở rộng thị phần, nhưng mặt khác, khi vốn điều lệ/vôn chủ sở hữu
tăng, gây áp lực đối với các ngân hàng phải đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý và con đường
mà các ngân hàng thương mại đều hướng đến là tăng trưởng cho vay, tín dụng bằng mọi
giá khi lợi nhuận chủ yêu của các ngân hàng tại Việt Nam là từ tín dụng. Điều này dễ dẫn
đến chất lượng tài sản suy giảm và tác động trực tiếp đến lợi nhuận, hiệu quả trên vốn của
các ngân hàng.
Biểu đồ 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương mại năm
2012
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC của các NHTM
18
Hai là, vấn đề về tăng trưởng vốn và an toàn hoạt động. Theo phân tích ở trên, do
các ngân hàng tăng trưởng về vốn quá nhanh, và áp lực về đảm bảo tỷ lệ trả cổ tức cho
các cổ đông, nên việc các ngân hàng đã làm trong những năm qua là cố gắng tăng trưởng
tín dụng, qua đó tăng trưởng tổng tài sản nhằm ổn định mức độ thu nhập. Hiện tại và

thì khác, khi tốc độ tăng trưởng vốn trong những năm 2008 - 2010 là rất lớn và đôi khi
vượt ra ngoài khả năng tài chính của các cổ đông này, chưa kể những quy định ràng buộc
20
về pháp lý có liên quan đến việc đầu tư của các tổ chức! Điều này dễ dẫn đến những "thủ
thuật" của các cổ đông này nhằm đảm bảo tỷ lệ góp vốn của mình, tránh pha loãng. Như
là hệ quả của những giải pháp mà các cổ đông tổ chức và cá nhân lớn, việc sở hữu chéo,
đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế lớn, các thủ thuật về luân chuyển dòng vốn
lòng vòng để tăng đủ vốn., đã gây không ít trở ngại đến hoạt động của các ngân hàng, và
ảnh hưởng xâu đến quản trị doanh nghiệp.
Khi nền kinh tê tăng trưởng chậm lại, ngành Ngân hàng gặp phải hàng loạt các
khó khăn, và cổ phiếu ngân hàng cũng như các cổ phiêu khác không còn là một kênh đầu
tư hấp dẫn. Bên cạnh đó nhà đầu tư chứng khoán ngày càng khôn ngoan và tỉnh táo hơn,
việc lựa chọn cổ phiêu, nhóm cổ phiếu của một số ngân hàng được các nhà đầu tư cẩn
trọng hơn, và do đó cũng dẫn đến việc phân hóa rõ rệt giữa nhóm các ngân hàng, và
những ngân hàng thuộc nhóm yêu hơn lại càng khó khăn hơn trong việc tăng vốn điều
lệ/vốn chủ sở hữu.
Bốn là, quản trị và phân bổ vốn trong hoạt động. Đây là một vấn đề nổi cộm mà
hiện tại chưa có hướng dẫn, hay yêu cầu rõ ràng từ cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đôi với
nội tại quản trị vốn tại ngân hàng thì việc tính toán và phân bổ vốn là vô cùng cần thiết để
đảm bảo ngân hàng thương mại hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Dưới góc nhìn từ qui
định của pháp luật, các ngân hàng đều phải tuân thủ theo các quy định của NHNN về tính
toán các tài sản có rủi ro và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và một số các tỷ lệ khác liên quan
như đầu tư tài sản cô định trên vốn điều lệ, đầu tư tài chính dài hạn trên vốn tự có đó là
các qui định của pháp luật còn việc tính toán tài sản rủi ro (VaR) và vốn kinh tế (EVA) và
đặc biệt là phân bổ vốn thì có rất số ít ngân hàng dừng lại ở mức lý thuyết cơ bản mà
chưa đưa ra những ứng dụng thực tiễn có sự trợ giúp của công nghệ. Tính toán vốn kinh
tế và phân bổ vòn tự có của ngân hàng là một trong những yêu tố vô cùng quan trọng
trong quản trị ngân hàng hiện đại về phía các ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước
và là một trong những công cụ giám sát quan trọng nhằm tránh khỏi khó khăn về năng
lực tài chính và khủng hoảng. Đến thời điểm hiện tại, những quy định và tranh luận xung

bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng trên
thị trường trong nước cũng như để vươn ra thị trường thế giới. Vốn là yêu cầu quan trọng
hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để cấp phép cho một ngân hàng thành lập và đi vào hoạt
động, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Giá trị vốn thực có là giới
hạn mức thua lỗ tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng và ngân hàng muốn tiếp tục hoạt
động nhất thiết phải duy trì mức vốn đầy đủ.
Theo quy định của luật pháp và các quy chế về an toàn ngân hàng của nhiều nước,
phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của một ngân hàng phụ thuộc vào quy mô của
vốn tự có. Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, vấn đề quản lý vốn của ngân hàng trở thành một yêu cầu pháp
lý vì lợi ích của công chúng. Một trong những chỉ tiêu quan trong nhất để quản lý an toàn
ngân hàng là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ này được xác định trên cơ sở vốn tự có so với tài sản
có quy đổi theo tỷ trọng rủi ro của từng loại tài sản. Đây là hệ số cơ bản để đánh giá mức
đủ vốn cho ngân hàng hoạt động an toàn, tỷ lệ này phải đạt mức tối thiểu theo quy định
(phổ biến là 9%). Ngoài ra, còn có những quy định về các giới hạn an toàn hoạt động
khác trên cơ sở vốn tự có của ngân hàng như: giới hạn tối đa góp vốn đầu tư, liên doanh
liên kết, mua cổ phần; giới hạn về cho vay tối đa cho một khách hàng; giới hạn cho vay
các đối tượng ưu đãi; giới hạn về mức bảo lãnh tối đa cho một khách hàng và tổng mức
bảo lãnh của một ngân hàng; giới hạn về trạng thái ngoại hối mở; giới hạn đầu tư vào tài
sản cố định so với vốn tự có.
23
Với những ý nghĩa quan trọng đó, một ngân hàng có đủ vốn là yếu tố đầu tiên đảm
bảo cho ngân hàng đó hoạt động an toàn. Một ngân hàng thường xuyên duy trì đầy đủ
vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động ngày một cao hơn thì đó là biểu hiện của
một ngân hàng ổn định lành mạnh và hoạt động hiệu quả. Những ngân hàng thiếu vốn với
giá trị ròng thấp sẽ dễ đổ vỡ khi gặp phải những rủi ro hoặc trước những biến động của
môi trường kinh doanh.
Trong những năm 2005 - 2007, khi chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn sang ngân
hàng đô thị với quy mô vốn tăng đột biến, các ngân hàng đô thị mới chịu áp lực lớn trong
việc gia tăng lợi nhuận trong lúc chưa thể đa dạng hóa phương thức sử dụng vốn an toàn

Hoa Kỳ.
Nói cách khác, việc phân nhóm ngân hàng nhỏ, ngân hàng lớn như vừa qua là
chưa có cơ sở khoa học lẫn pháp lý thuyết phục. Thiết nghĩ, khi chưa có được hệ thống
tiêu chuẩn để phân nhóm hợp lý thì trước mắt, chúng ta nên chủ động chấm dứt cách gọi
ngân hàng nhỏ, ngân hàng lớn để tránh những tác động tâm lý, ảnh hưởng bất lợi và hệ
lụy đáng tiếc có thể xảy ra. Song song đó, cũng cần xem lại việc thành lập nhóm G12 bởi
lẽ hiện đã có Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với đầy đủ đại diện của các ngân hàng nên
hoàn toàn có thể tin cậy để NHNN tham khảo ý kiến. Trên thực tế, lấy gì để đảm bảo rằng
các ý kiến đóng góp của nhóm G12 sẽ không vì lợi ích nhóm? Dù 40 ngân hàng còn lại
chỉ chiếm 15% thị phần nhưng sự an toàn và hiệu quả hoạt động của nhóm này chắc chắn
vẫn gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, nên họ hoàntoàn xứng đáng và
cần thiết được bình đẳng thật sự, được NHNN tham khảo ý kiến như nhóm G12.
Theo chúng tôi, Việt Nam vẫn cần thiết phải duy trì các ngân hàng có quy mô tài
sản nhỏ để hoạt động dưới dạng ngân hàng địa phương, khai thác các phân khúc thị
trường mà những ngân hàng có quy mô tài sản lớn ít quan tâm hoặc không muốn chiếm
lĩnh. Tất nhiên, phải đặt ra các hạn chế về phát triển mạng lưới, phát triển nghiệp vụ hoạt
động và quản trị của các ngân hàng địa phương này. Đây cũng là mô hình khá phổ biến
ngay cả với các nước phát triển.
Biểu đồ 11: Vốn tự có của các nhóm tổ chức tín dụng tính đến 30/4/2012 (Đv: tỷ đồng)
25
Nguồn: vneconomy.vn
Vốn tự có của các ngân hàng thương mại bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận giữ lại
chưa chia, các quỹ… Đây được xem là chốt chặn cuối cùng trong chuỗi phòng thủ của
mỗi nhà băng trước các rủi ro. Thông thường, nó luôn nằm trong xu hướng tăng, do liên
tục tích lũy suốt quá trình hoạt động. Với thị trường, quy mô vốn tự có là uy tín, sức
mạnh của mỗi ngân hàng, thậm chí là một cam kết ngầm với khách hàng về năng lực bảo
vệ họ trước rủi ro. Với chính ngân hàng, đây là một tham chiếu quan trọng điều chỉnh cho
nhiều hoạt động, như để xác định tỷ lệ an toàn vốn, để xác định các giới hạn và trạng thái
trong kinh doanh mà Ngân hàng Nhà nước ấn định, và nhất là về cấp tín dụng.
Biểu đồ 12: Vốn tự có của các tổ chức tín dụng tại cuối tháng 2/2013 (%)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status