Tìm hiểu về quy trình làm thủ tục Hải Quan cho lô hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu với mặt hàng chai lọ thủy tinh 500ml của công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Nga - Pdf 26

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vưc kinh tế, mà một trong những mốc quan
trọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với việc tham gia WTO,
Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào thương mại và hội
nhập Quốc tế. Các thành phần kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước sẽ
đứng trước cơ hội phát triển rất lớn, nhưng cũng không kém phần thách thức với sự
cạnh tranh gay gắt và không cân bằng của các doanh nghiệp đến từ các nước khác nhau.
Do sự phát triển và giao lưu kinh tế mạnh mẽ giữa việt Nam và các nước trên thế
giới thì một ngành kinh tế được cho là sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển đó là ngành
ngoại thương. Việc nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, ổn định trong những
năm qua và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh theo, đây là một tín hiệu rất tốt cho
nghành vận tải vốn đã phát triển, sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Vì vậy
công tác làm thủ tục hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu ngày càng quan trọng.
Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan,
nhất là cải cách thủ tục hải quan và thực hiện cam kết quốc tế như cam kết WTO trong
lĩnh vực hải quan, Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu.
Trong 6 tuần thực tập và tìm hiểu tại “Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt
Nga”, với kiến thức được các thầy cô cung cấp trên lớp cùng sự chỉ dẫn nhiệt tình của
các Bác trong công ty, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về quy trình làm thủ tục Hải
Quan cho lô hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu với mặt hàng chai lọ
thủy tinh 500ml của công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Nga.”
Trong quá trình làm báo cáo do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn,
bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung lẫn hình
thức. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quý báu của các thầy cô, đặc biệt là Cô
Bùi Thị Thanh Nga để giúp em trong quá trình học tập và công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 1
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Thông tư số 51/2012/TT-BTC điều chỉnh hiệu lực thi hành của Thông tư số
15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính và ban hành mẫu tờ khai hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2. Thủ tục hải quan nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
1.2.1.Trình tự thực hiện
a.Đối với Công ty
- Công ty đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan để nhập
khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi công
ty thấy thuận tiện nhất).
- Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Công ty căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu 06/DMNVL-
SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 194/2010/TT-BTC).
b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư
đầu tiên thuộc Bảng đăng ký.
c) Công ty kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu; trong đó:
c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm
xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp
đồng.
c.2) Mã số H.S là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành.
c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do công ty tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục
Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Mã này chỉ áp dụng khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập
khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quan áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi,
thanh khoản hàng hoá của loại hình SXXK.
c.4) Đơn vị tính theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
c.5) Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm.
Công ty phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư, mã
số H.S, mã nguyên liệu, vật tư, loại nguyên liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký

Bước 2 : Kiểm tra chi tiết hồ sơ, thuế giá
- Do công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra tính thuế thực hiện
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 4
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Bao gồm :
+ Kiểm tra chi tiết hồ sơ
+ Kiểm tra giá tính thuế
+ Kiểm tra mã số, chế độ và chính sách thuế
Nếu có điều chỉnh ( trường hợp kiểm tra hồ sơ thấy sai sót hoặc kết quả kiểm tra
của bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển đến có sai lệch so với khai báo) thì nhập
máy kết quả điều chỉnh.
Chuyển hồ sơ kèm Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho công chức kiểm tra thực
tế hàng hóa ở bước 3 nếu lệnh hình thức, mức độ kiểm tra là mức (3); hoặc
Chuyển hồ sơ và Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho Lãnh đạo Chi cục ở bước 4
nếu Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra là mức (2) để:
- Lãnh đạo chi cục quyết định thông quan, đóng dấu hoàn thành thủ tục hải quan
nếu kết quả kiểm tra phù hợp với khai báo của người khai hải quan
- Đề xuất biện pháp xử lý với Lãnh đạo Chi cục nếu kết quả kiểm tra hồ sơ phát
hiện có sự chưa phù hợp, có nghi vấn để Lãnh đạo Chi cục quyết định:
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Lập biên bản vi phạm hành chính về hải quan
Ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra trên
Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra.
Bước 3 : Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện bao gồm:
+ Kiểm tra niêm phong hàng hóa, đối chiếu hàng hóa với hồ sơ, giấy tờ theo quy định
+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào tờ khai hải quan và nhập kết quả vào máy tính
+ Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo duyệt thông quan và đóng dấu hoàn thành thủ tục hải quan
+ Ký tên, đóng dấu, số liệu công chức vào lệnh hình thức.
Bước 4 : Thông quan hàng hóa

2) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo
kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan
kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra
về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật:
nộp 01 bản chính.
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 6
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
3) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả
giám định: nộp 01 bản chính;
4) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai
trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu và hướng dẫn khai báo: nộp 02 bản chính;
5) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy
định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập
khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;
6) Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường
hợp:
6.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp
dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB
không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các
chế độ ưu đãi đó;
6.2) Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang
ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc
vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
6.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở
trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phần
biệt dối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan;

Tiền thân công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Nga là công ty Giao nhận
xuất nhập khẩu rau củ quả Hải Phòng trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông
thôn. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Nga kế thừa và phát huy truyền
thống của ngành XNK rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam ( thế mạnh của công
ty nhiều năm qua là xuất khẩu rau quả chế biến ).
Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI VIỆT NGA
Tên Tiếng Anh : VIET NGA PRODUCTION & TRADING COMPANY
LIMITED
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 8
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Tên viết tắt : VIET NGA CO., LTD
Thành lập ngày : 12/06/2009
Giấy phép Doanh nghiệp số : 0200941195
Địa chỉ văn phòng : 29 Nguyên Hồng, Lê Chân, Hải Phòng
Đại chỉ nơi sản xuất : Tiên Lữ, TT Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Giám đốc : Nguyễn Văn Hải
Điện thoại VP công ty : 0313.715.458 / Fax : 0313.715.457
Email :
2.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY
2.2.1.Sơ đồ tổ chức
2.2.2.Chức năng, nhiêm vụ của từng bộ phận
a, Giám đốc Công ty : là đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp, có quyền điều hành cao
nhất trong Doanh nghiệp, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng
ngày của Công ty, Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau :
- Nhận vốn, các nguồn lực để quản lý, sử dụng theo mục tiêu của Hội đồng thành
viên giao (HĐTV).
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 9
Giám đốc
Giám đốc
Phòng kế

Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Phòng Kỹ
thuật KCS
Phòng Kỹ
thuật KCS
Nhân viên
Nhân viên
Nhà máy
chế biến
Nhà máy
chế biến
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Kĩ Thuật
viên
Kĩ Thuật
viên
Kĩ thuât
viên
Kĩ thuât
viên
Giám đốc
Giám đốc
Bộ phận

Hồ sơ cán bộ, Sổ bảo hiểm,…
- Dự thảo các đề án về công tác tổ chức của Công ty phù hợp với sự phát triển
của Công ty từng giai đoạn.
- Dự thảo các hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động
theo kế hoạch Công ty và theo Pháp luật Nhà nước.
- Tư vấn quản lý cán bộ( đào tạo, khen thưởng, kỉ luật, chế độ chính sách,… ).
- Tư vấn về công tác lao động tiền lương hàng năm trình Giám đốc phê chuẩn
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 10
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Dự thảo Quy chế, nội quy, mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Phụ trách công tác văn thư theo Quy định Nhà nước.
- Nhận tập hợp, phân loại, kiểm tra về hình thức tính pháp lí của văn bản và chịu
trách nhiệm trình kí các văn bản các bộ phận trong công ty gửi tới Ban Giám đốc.
- Quản lý, sử dụng trang thiết bị văn phòng, hội trường, phòng khách, khu văn
phòng của công ty, , bải đảm sạch sẽ và an toàn.
- Phụ trách khâu lễ tân phối hợp công Đoàn thực hiện việc thăm viếng theo kế
hoạch và quy định của Công ty. Kiểm tra thực hiện giờ làm việc vệ sinh toàn Công ty.
- Chăm sóc bảo đảm Cảnh quan, vệ sinh VP công ty
- Phụ trách công tác bảo vệ trật tự, trị an, an toàn kể cả ngày nghỉ, lễ tết.
- Phụ trách thông tin liên lạc trong Công ty, thông báo lịch sinh hoạt tới các Bộ
phận và nhưng nhiệm vụ đột xuất của Giám đốc giao khi cần thiết.
c, Phòng Kinh doanh.
- Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn khai thác vùng
nguyên liệu và kế hoạch cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình phát triển của
Công ty và tình hình thị trường.
- Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của nhà máy và các bộ
phận khác trong công ty.
- Giúp Giám đốc nghiên cứu, tiếp thị với thị trường cả trong và nước ngoài. Lập
kế hoạch phát triển sản phẩm mới. Phụ trách giao dịch với khách nước ngoài của Công

các quyết toán về tài chính đúng quy định… Nếu có gì vướng mắc phải kịp thời báo cáo
Giám đốc để giải quyết.
- Quản lý, lưu trữ các chứng từ gốc liên quan đến hoạt động tài chính của Công
ty.
e, Phòng Kĩ thuật -KCS
- Giúp Giám đốc Công ty quản lý về công nghệ, chất lượng sản phẩm, phát triển
mặt hàng mới, nghiên cứu ban hành các quy trình công nghệ mới và là đầu mối cùng bộ
phận kinh doanh xây dựng các định mức của Công ty.
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 12
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra và tham gia vào thực hiện các quy trình công
nghệ sản xuất, các quy trình QLCL theo ISO 9001 – 2008 và quy trình KSVSAT thực
phẩm của nhà máy.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty
+ Quản lý toàn bộ máy móc,trang thiết bị,hóa chất…dùng để kiểm nghiệm của
công ty.Có trách nhiệm về việc tổ chức kiểm định,hiệu chuẩn thiết bị dụng cụ đo trong
công ty.
+ Có quyền kiểm tra chất lượng từng khâu trong quá trình sản xuất ra sản
phẩm của nhà máy.Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất
ra trước khi sản phẩm của công ty được xuất khẩu để đảm bảo uy tín chất lượng hàng
hóa của công ty và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng từ khi xuất
xưởng.Trong quá trình kiểm tra sản phẩm kể cả nhãn,bao bì đóng gói…nếu có gì vướng
mắc,kịp thời báo cáo lãnh đạo công ty xem xét giải quyết.Trong quá trình kiểm tra chất
lượng sản phẩm phải mở sổ sách theo dõi,lập biên bản kiểm tra tưng lô sản phẩm theo
quy định.
- Kiểm tra nguyên vật liệu,thành phẩm,xử lý và đánh giá nguyên nhân với sản
phẩm không phù hợp và xử lý công nghệ.
- Chịu trách nhiệm về công tác công bố chất lượng sản phẩm,hàng hóa theo quy
định của Nhà nước.
- Lập kế hoạch trình giám đốc công ty về các biện pháp không ngừng nâng cao

+ Trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt về chính sách đối với người lao động theo
phân cấp và thực hiện giải quyết các chế độ đối với người lao động tại Nhà máy.Chế độ
lương,chế độ bảo hiểm , chế độ nghỉ việc, chế độ chấm dứt hợp đồng lao động, chế độ
bảo hộ lao động…
- Phụ trách KCS (tại Nhà máy):
+ Kiểm tra vật tư,nguyên liệu nhập kho phục vụ kho phục vụ sản xuất.
+ Kiểm tra sản xuất trên dây chuyền chế biến
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm của Nhà máy.
+ Phối hợp với KCS; KD-XNK;KTTV Công ty kiểm kê sau một đợt sản xuất.
- Phụ trách Nguyên liệu (tại Nhà máy):
+ Lập kế hoạch chi tiết về sản xuất theo kế hoạch vĩ mô của Công ty
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 14
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
+ Lên kế hoạch để giám đốc nhà máy xem xét và trình công ty về các kế hoạch
thu mua nguyên liệu,vật tư cho sản xuất và thực hiện cung ứng các vật tư đó cho sản
xuất phù hợp tiến độ,yêu cầu của công ty.
+ Tư vấn cho giám đốc nhà máy,lập các phương án trình công ty về phát triển
vùng nguyên liệu cho sản xuất,chế biến phù hợp với sự phát triển của công ty và yêu
cầu của thị trường từng giai đoạn.
- Tổ BV,MT (tại Nhà máy):
+ Phụ trách bảo vệ,bảo đảm an toàn cho Cơ sở 24/24 giờ kể cả ngày nghỉ,ngày
lễ tết.
+ Kiểm tra khách ra vào trong Cơ sở theo đúng Nội quy của Công ty.
+ Liên hệ với chính quyền địa phương để đảm bảo an toàn ở Công ty.
- Tổ chế biến (tại Nhà máy):
+ Phụ trách công tác chế biến tạo sản phẩm theo kế hoạch của Công ty.
+ Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường năng xuất lao động,giảm giá thành
phẩm,đưa ra những sáng kiến cải thiện kỹ thuật,đề cập áp dụng những quy định mới cho
chế biến lương thực,thực phẩm nhằm không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
sản phẩm.

ty.
+ Thực hiện công tác kiểm tra,kiểm soát,bảo quản hàng hóa,vật tư,nguyên
liệu,theo hướng dẫn của quy trình ( QT-KT-02;T-KT-04).
2.3.Tình hình hoạt động của công ty
2.3.1.Doanh thu
Năm 2010 2011 2012 2013(*)
Doanh thu thuần (triệu VND) 16,898 21,354 25,279 18,613
Tăng trưởng DTT (%) 12% 26.4 % 18.4%
Lợi nhuận sau thuế ( triệu VND) 12,674 16,016 18,959
(*) : 6 tháng đầu năm
Từ bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty phát triển qua từng năm.
Công ty từng bước tạo cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nước ngoài.
Bước vào 6 tháng cuối năm 2013, công ty đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức
cho hoạt động của công ty khi tình hình kinh tế thế giới chưa có nhiều chuyển biến khả
quan, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường.
2.3.2.Hoạt động kinh doanh của công ty
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 16
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Là 1 công ty kế thừa của Công ty Giao nhận XNK rau quả Hải Phòng thuộc Tổng
công ty rau quả Việt Nam. Công ty chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt rau quả chế
biến để xuất khẩu như :
- Dưa chuột bao từ dầm giấm vị ( tỏi, hạt tiêu, hành tây, ) đóng lọ
- Cà chua chế biến đóng lọ
- Vải quả đóng lọ
- Nước dứa đóng hộp
- Nước vải ép đóng hộp
CHƯƠNG III : QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO LÔ
HÀNG NHẬP KHẨU CHAI LỌ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NGA
3.1.Quy trình làm thủ Hải quan hàng nhập khẩu của công ty TNHH Sản xuất và

Luồng xanh
Luồng đỏ
Kiểm tra
chi tiết
Hồ Sơ
Hải Quan
Kiểm tra
thực tế
hàng hóa
THÔNG QUAN
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
- Tờ khai Hải Quan: 02 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
hợp đồng: 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp.
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính
- Packing list : 1 bản chính
- Vận tải đơn: 01 bản sao y bản chính (nếu B/L Surendered) hoặc bản chính
Original B/L (có thể nộp bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).
- Lệnh giao hàng
Tùy từng trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các
chứng từ sau:
- Trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất cần
nộp: Bảng kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao y chính.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất
lượng cần nộp: Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hóa hoặc giấy thông
báo miễn kiểm tra về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
cấp: 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hóa được giải phóng trên cơ sở kết quả giám định cần nộp:
Chứng thư giám định - 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá tính thuế cần nộp: tờ

Ô 5: Loại hình nhập khẩu: đánh dấu X vào ô phù hợp với loại hình nhập khẩu của doanh
nghiệp ( ví dụ: NSX01 Nhập để sản xuất hàng xuất khẩu)
Ô 6: Hóa đơn thương mại: thông tin về số hoá đơn và ngày lập hóa đơn. (Lưu ý: ngày
lập hóa đơn phải sau ngày ký kết hợp đồng).
Ô 7: Giấy phép kinh doanh : thể hiện thông tin về giấy phép và ngày cấp giấy phép,
ngày hết hạn giấy phép (nếu có)
Ô 8: Hợp đồng : thông tin về hợp đồng thương mại và ngày ký kết hợp đồng, ngày hết
hạn hợp đồng của doanh nghiệp nhập khẩu.
Ô 9: Vận đơn : thể hiện thông tin về số và ngày vận đơn
Ô 10, Ô 11 : Cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng
Ô 12: Phương tiện vận tải : thông tin về phương tiện vận tải (loại phương tiện, ngày
đến, tên và số hiệu phương tiện vận tải)
Ô 13: Nước xuất khẩu
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 20
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
Ô 14: Điều kiện giao hàng (VD: DAF)
Ô 15: Phương thức thanh toán (VD: TTR)
Ô 16: Đồng tiền thanh toán
Ô 17: Tỷ giá tính thuế
Ô 18: Mô tả hàng hóa
Ô 19: Mã số hàng hóa
Ô 20: Xuất xứ
Ô 21: Chế độ ưu đãi
Ô 22: Lượng hàng
Ô 23: Đơn vị tính
Ô 24: Đơn giá nguyên tệ
Ô 25: Trị giá nguyên tệ = Ô 22 * Ô 24
Ô 26: Thuế nhập khẩu
Ô 26: Thu khác
Ô 27,28,29: Thuế TTĐB,BVMT,GTGT

xuất của máy tính và của công chức đăng ký trên lệnh hình thức. Có 04 trường hợp sau:
- Luồng xanh (mức 01): Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan, cán bộ
đăng ký chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục ký thông quan (Hàng được miễn kiểm tra
chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa)
-Luồng xanh có điều kiện: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan, cán
bộ Hải quan yêu cầu chủ hàng nộp giấy tờ bổ sung để kiểm tra( C/O, giấy phép). Sau đó
hồ sơ sẽ được chuyển cho lãnh đạo chi cục ký thông quan.
- Luồng vàng (mức 02): Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan, cán bộ
đăng ký chuyển hồ sơ qua bộ phận thuế, giá để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ của
doanh nghiệp hợp lệ, những thông tin về tên hàng hóa, mã số hàng hóa, giá hàng hóa…
rõ ràng và phù hợp với chính sách thuế của nhà nước sẽ chuyển cho lãnh đạo chi cục ký
thông quan (Hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễm kiểm tra thực tế hàng hóa), nếu
không hợp lệ và rõ ràng cán bộ giá thuế chuyển sang bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa
để xác định hàng hóa và thuế suất của mặt hàng đó.
- Luồng đỏ (mức 03): Hồ sơ sau khi đăng ký chuyển qua cán bộ kiểm tra giá thuế. Sau
đó chuyển cho cán bộ kiểm tra hàng hóa. Chủ hàng sẽ phải xuất trình hàng hóa để công
chức hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong nếu không có phát sinh, không vi phạm
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 22
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
về thủ tục hải quan sẽ chuyển cho lãnh đạo chi cục ký thông quan (Hàng phải kiểm tra
thực tế hàng hóa). Tùy tỷ lệ phân kiểm của lãnh đạo hải quan mà ngưởi chủ hàng phải
xuất trình 5%, 10%, hay toàn bộ lô hàng để hải quan kiểm tra.
Khi ký thông quan lãnh đạo chi cục sẽ ký vào lệnh hình thức ở mục hàng hóa được
thông quan.
e. Nghiệp vụ thuế, giá
Nếu hồ sơ ở luồng vàng và đỏ thì phải qua bộ phận thuế giá: Lúc này công chức
phụ trách thuế giá sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ bao gồm: Số lượng hàng, đơn giá có phù
hợp không, có quá thấp không nếu quá thấp thì sẽ đề xuất tham vấn giá để đưa về mức
giá mà hải quan chấp nhận thông qua nghiệp vụ tham vấn. Sau đó kiểm tra cách áp mã
số hàng hóa của doanh nghiệp có phù hợp không, có được ưu đãi về xuất xứ không…

nhau không? Nếu có nhân viên giao nhận phải thông báo ngay cho công ty TNHH sản
xuất và thương mại Việt Nga để kịp thời điều chỉnh. Tất cả các chứng từ trên nếu là bản
sao phải có dấu sao y và đóng dấu ký tên của Giám đốc công ty TNHH sản xuất và
thương mại Việt Nga thì chứng từ mới được xem là hợp lệ.
3.2.2. Lập tờ khai Hải quan
Đây có thể được coi là bước quan trọng trong quá trình mua bán với đối tác vì
nếu tờ khai không phù hợp thì hàng hóa sẽ ko lên được tàu (hợp đồng sẽ không được
thực hiện).
Để lên được tờ khai đầy đủ và chính xác nhận viên công ty cần có sự kết hợp linh
động giữa các chứng từ: vận tải đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói và hợp đồng .
Lô hàng này nhân viên tiến hành khai hải quan điện tử trên phần mềm khai báo
hải quan ECUS4.NET
+) Người sử dụng phải đăng nhập để bắt đầu chương trình.
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 24
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
+) Tạo các dữ liệu kết nối: Chức năng này cho phép người dùng kết nối cơ sở dữ
liệu MS SQLServer
+) Tiếp theo màn hình máy tính sẽ hiện lên bảng “Chọn đơn vị hải quan khai báo
Họ và tên SV : Cù Đức Linh 25

Trích đoạn Thanh lý tờ kha
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status