Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi cá tra tại tỉnh Tiền Giang - Pdf 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************************

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH TUÂN THỦ HỢP ĐỒNG
CỦA NGƯỜI NUÔI CÁ TRA
TẠI TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************************

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH TUÂN THỦ HỢP ĐỒNG
CỦA NGƯỜI NUÔI CÁ TRA
TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾThành phố Hồ Chí Minh, Tháng 5/2012
TÓM TẮT
Đề tài mô tả các hình thức cũng như kết quả thực hiện hợp đồng mua bán cá tra
nguyên liệu tại tỉnh Tiền Giang. Qua đó tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định tuân thủ hợp đồng của người nông dân, xác định nhóm đối tượng có nguy
cơ phá vỡ hợp đồng cao và tính toán lại mức bồi thường hợp đồng mới. Dữ liệu được
sử dụng trong quá trình phân tích được thu thập từ 83 hộ nuôi cá tra tại huyện Cái Bè
và Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

1.3.4. Tình hình thu mua cá tra nguyên liệu theo hợp đồng tại Tiền Giang 12
1.3.4.1. Tình hình thực hiện chung 12
1.3.4.2. Các hình thức hợp đồng được ap1dung5 tại Tiền Giang 13
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Cơ sở lý luận 15
2.1.1. Khái niệm hợp đồng – Hợp đồng nông sản 15
2.1.2. Các điều khoản chung trong hợp đồng kinh tế mua bán nông sản 16
2.1.3. Lợi ích và hạn chế trong việc thực hiện hợp đồng thu mua nông sản 21
2.1.4. Lý luận các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng 22
2.1.5. Lý thuyết trò chơi trong việc xác định mức bồi thường hợp đồng 24
2.1.5.1. Một số khái niệm cơ bản 25
2.5.1.2. Mô hình bài toán tổng quát 26
2.5.1.3. Hệ số ràng buộc – Mức bồi thường cho hợp đồng 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 32
2.2.2. Phương pháp phân tích 33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Thông tin chung về chủ hộ 39
3.2. Phân tích tình hình tuân thủ hợp đồng 40
3.2.1. Mô tả các loại hợp đồng tiêu thụ cá Tra tại Tỉnh 40
3.2.2. Xu hướng phát triển của các loại hợp đồng 43
3.2.3. Tình hình tuân thủ hợp đồng từ 2009 – 2011 45
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quyết định tuân thủ hợp đồng của nông dân 51
3.4. Xác định nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ hợp đồng cao 56
3.5. Đề xuất giải pháp 58
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.

TĐTT Tốc độ tăng trưởng
UBND Ủy ban Nhân dân
MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là một trong những
tỉnh có lợi thế về phát triển kinh tế thủy sản do có nhiều sông rạch chằng chịt. Với 32
km bờ biển và hệ thống sông Tiền với chiều dài 120 km, sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp
và ba cửa sông lớn cùng với trên 8.000 ha cồn, bãi ở khu vực ven biển… là những lợi
thế cơ bản để phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản bán thâm canh, thâm canh
quanh năm theo các mô hình nuôi phát triển bền vững. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản đã
trở thành công việc thường xuyên của nhiều hộ gia đình từ lâu đời nay và ngày càng có
xu hướng mở rộng với phương thức nuôi thâm canh, công nghiệp.
Xác định được tầm quan trọng của kinh tế thủy sản, từ năm 2006, tỉnh Tiền
Giang đã xây dựng Chương trình phát triển kinh tế thủy sản nhằm phát triển thủy sản
của Tỉnh theo hướng bền vững trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa gia tăng
sản lượng với việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tập trung tăng tỷ lệ các sản phẩm có giá trị gia
tăng để nâng cao giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của lĩnh vực thủy sản. Do đó, sản
lượng thủy sản của Tỉnh không ngừng tăng lên, đặc biệt là ngành hàng cá tra nguyên
liệu phục vụ xuất khẩu. Là đối tượng chủ lực trong xuất khẩu của ngành thủy sản,
không những giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ
phận dân cư trong vùng mà còn góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Với thế mạnh của nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó nghề nuôi cá tra đang trở
thành một ngành kinh tế chủ lực cho các tỉnh khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Tiền
Giang nói riêng. Nghề nuôi cá tra đang đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp
đồng. Cá tra là một trong số các đối tượng thủy sản được khuyến khích tiêu thụ thông
qua hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sẽ tạo nhiều thuận lợi cho cả người nuôi
lẫn doanh nghiệp chế biến vì hợp đồng là sự thỏa thuận mang tính chất pháp lý, là cơ

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của nông
dân.
- Xác định nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ hợp đồng cao.
- Đề xuất giải pháp.
iii. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi không gian nghiên cứu.
Do tính đặc thù riêng của ngành sản xuất cá tra và điều kiện sản xuất của tỉnh
Tiền Giang, đề tài tập trung nghiên cứu tại hai nơi có diện tích nuôi cá tra lớn nhất
Tỉnh là huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy.
Thời gian thực hiện nghiên cứu tháng 09/2011 đến tháng 05/2012
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ nuôi cá, các công ty có ký kết
hợp đồng thu mua với nông dân.
iv. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình thực hiện thu mua cá
tra nguyên liệu thông qua hợp đồng tại tỉnh Tiền Giang. Với việc phân tích và xác định
các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tuân thủ hợp đồng từ phía người nông dân sẽ là
thông tin hữu ích cho việc xác định kế hoạch kinh doanh lâu dài với người nông dân.
Ngoài ra, với mức bồi thường hợp đồng được xây dựng lại cũng như việc xác định
nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ hợp đồng cao sẽ là cơ sở để người nông dân và
doanh nghiệp xem xét lại vai trò và lại ích khi tham gia tiêu thụ bằng hợp đồng. Trên
hết, với những gì mà đề tài thực hiện được sẽ là tài liệu hữu ích cho các cơ quan Nhà
nước có liên quan có thể nhận thấy những bất cập xảy ra khi áp dụng Quyết định 80
cho ngành hàng cá tra nguyên liệu nói riêng và các mặt hàng nông sản khác nói chung.
Từ đó có những chính sách và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chuỗi giá
trị trong ngành sản xuất nông nghiệp.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Với những lợi ích mà ngành hàng nuôi và cung cấp cá tra nguyên liệu đem lại

Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, trải
dài trên bờ Bắc con sông Tiền với chiều dài trên 120 km. Có tọa độ từ 105
o
49’07” đến
106
o
48’06” kinh độ Đông và từ 10
o
12’20” đến 10
o
35’26” vĩ độ Bắc, tiếp cận với phía
Nam vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp,
phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An
và thành phố Hồ Chí Minh.
Là một trong những tỉnh cuối nguồn của vùng ĐBSCL tiếp giáp biển Đông với
chiều dài 32 km bờ biển, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, sông chính là
sông Tiền dài trên 120 km, cùng với sông Vàm Cỏ và nhiều khúc sông, kênh nối thông
nhau tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông nước thuận lợi cho nghề nuôi trồng và
khai thác thủy sản phát triển.
Khí hậu, thời tiết
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 28
o
C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng
khoảng 4
o
C. Độ ẩm không khí bình quân năm là 78,4% và thay đổi theo mùa. Mùa
mưa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào tháng 8 (82,5%), mùa khô độ ẩm thấp và đạt
cực tiểu vào tháng 4 (74,1%).
Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính là gió mùa Tây Nam mang theo

thủy sản đã vượt 3.500 ha, do những năm gần đây lợi nhuận từ nuôi thủy sản khá tốt đã
thu hút bà con nông dân khai thác các vùng bãi bồi, vùng hoang hoá, tận dụng mặt
nước mương vườn để nuôi thủy sản nên diện tích tăng nhanh. Riêng diện tích nuôi cá
tra thâm canh đã có sự tăng vọt 100% trong vòng 4 năm . Tiềm năng về diện tích nuôi
cá tra tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành do khu vực này có nhiều
bãi bồi và nước ngọt quanh năm từ con sông Tiền mang lại
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.482 km
2
, với dân số khoảng 1,7 triệu
người, chiếm 9,8% dân số của vùng ĐBSCL và 2% dân số của cả nước.
GDP bình quân/năm của Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2010 là 11%, riêng thủy
sản là 9%/ năm. Sản lượng thủy sản bình quân/năm là 171.793 tấn, tốc độ tăng bình
quân 9,5%/năm. Sản lượng xuất khẩu bình quân/năm là 79.016 tấn, trong đó cá tra
chiếm 82%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân 201,1 triệu USD/năm, tốc độ tăng
38%/năm.
Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 58% dân số của tỉnh. Cơ cấu dân số giữa
nông thôn và đô thị năm 2010 là 85,3% và 14,7%, cơ cấu dân số nông nghiệp và phi
nông nghiệp là 63% và 37%, điều đó cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan
trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại Tiền Giang.
Tình hình sản xuất
Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, được Nhà nước đầu tư hạ
tầng sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật, bà con ngư dân đã nổ lực, phấn đấu, vượt qua
nhiều khó khăn, đưa sản xuất thủy sản liên tục phát triển, góp phần không ngừng cải
thiện đời sống ngư dân. Sản xuất thủy sản của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2010
liên tục phát triển, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh đã phát triển nhanh ở các cù lao, vùng ven
sông Tiền thuộc các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo và huyện Tân Phú
Đông với 134 ha, sản lượng 41.915 tấn.

và các hộ
nuôi cá ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn về giá cả, quản lý môi
trường vùng nuôi chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng con giống chưa đảm bảo,
đối tượng nuôi để sản xuất hàng hoá lớn còn hạn chế,… đã đặt ra nhiều vần đề sớm có
giải pháp khắc phục.
Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Bảng 1.2. Tình hình chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TĐTT
1. Chế biến Tấn 20.568 36.416 48.789 99.687 124.761 116.259 41%
Tr.đó: cá tra " 10.990 24.134 38.440 89.544 87.733 78.469 48%
2. Xuất khẩu Tấn 16.170 36.459 47.978 83.414 107.211 101.43
8
44%
Tr.đó: cá tra " 6.771 23.811 37.648 74.101 82.242 78.483 63%
3. Kim ngạch xuất khẩu 1000
USD
45.42
9
104.025 147.15
7
201.815 224.608 240.156 40%
Tr.đó: cá tra " 18.585 70.992 111.081 177.827 187.756 187.284 59%
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang
Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh ổn định và tăng trưởng liên
tục từ năm 2006 đến 2010, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 41% về sản lượng
chế biến, 44% về sản lượng xuất khẩu và 38% về kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt sản
lượng cá tra chế biến xuất khẩu đã có mức tăng rất nhanh với tốc độ tăng 48%/năm và
kim ngạch xuất khẩu tăng 63%/năm. Song, sản lượng chế biến vẫn còn thấp hơn nhiều
so với công suất thiết kế của các nhà máy, toàn tỉnh có 20 Doanh nghiệp chế biến thủy

Tùy vào quy mô sản xuất và điều kiện kinh doanh mà các doanh nghiệp hoạt
động trên địa bàn Tỉnh lại có những hình thức hợp đồng thích hợp với người nuôi cá.
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (09/2010),
hiện nay có 3 loại hợp đồng được sử dụng nhiều nhất cho ngành hàng cá tra nguyên
liệu tại Tỉnh:
Thứ nhất, hợp đồng đầu tư toàn bộ hoặc một phần trong chi phí sản xuất. Với
hình thức hợp đồng này, giữa doanh nghiệp và người nuôi cá sẽ quan hệ với nhau dựa
trên phần đầu tư của doanh nghiệp đó vào trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, qua vài năm
phát triển, hình thức này không còn được phổ biến vì có nhiều bất cập xảy ra. Do vậy
các doanh nghiệp muốn bảo đảm chất lượng và ổn định số lượng cá đầu ra, họ chỉ ký
kết hợp đồng đầu tư này dưới dạng mướn ao nuôi và thuê chủ ao hoặc nhân công ngoài
để nuôi cá theo quá trình kiểm soát về kỹ thuật của họ. Một trong những doanh nghiệp
đang hoạt động rất mạnh và ổn định với hình thức này là Công ty Hùng Vương.
Thứ hai, hợp đồng đa thành phần với sự tham gia của người thứ ba hoặc thứ tư
trong hợp đồng. Ở hình thức này, doanh nghiệp sẽ đứng trên tư cách là người bảo lãnh
cho người nuôi có thể mua thức ăn cho cá, nguyên vật liệu phục vụ trong quá trình
nuôi với người cung cấp với mức giá ổn định, khi đến thời hạn thu hoạch, doanh
nghiệp sẽ thu mua cá của người nông dân và giúp người nông dân thanh toán chi phí
cho người cung cấp nguyên liệu. Với hình thức hợp dồng này, khi trường hợp phá vỡ
hợp đồng xảy ra, nghĩa là người nông dân đem cá bán nơi khác thì doanh nghiệp sẽ có
cơ sở bắt buột người nuôi cá phải bồi thường theo hợp đồng đã ký kết. Chính vì vậy,
tính pháp lý của hợp đồng này rất cao, cũng như việc hỗ trợ cho người nuôi cá đối với
loại hợp đồng này là có hiệu quả.
Hình thức hợp đồng thứ ba, hợp đồng thu mua đơn thuần song phương giữa
người nuôi cá và doanh nghiệp với sự ràng buộc về mức độ bồi thường cho hợp đồng.
Người nuôi cá và doanh nghiệp được tự do quyết định cho việc mua bán dựa trên cơ sở
phần chênh lệch về giá và mức bồi thường hợp đồng mà họ phải gánh chịu. Việc ký kết
hợp đồng được thực hiện vào đầu mỗi mùa vụ, sau khi tính toán, giữa doanh nghiệp và
người nuôi cá sẽ chấp nhận một số điều khoản sau khi có sự thống nhất: số lượng, giá
cả, phẩm cách…Các yếu tố này có thể được thay đổi cho đến khi cá nguyên liệu chính

xuất nhỏ lẻ lại với nhau. Các dạng hợp đồng này có nhiều hình thức và nội dung khác
nhau, tùy vào tình hình, điều kiện sản xuất và thuộc tính của mỗi loại hàng nông sản.
Có thể phân loại các hợp đồng nông sản theo nhiều cách khác nhau: theo cấu trúc của
hợp đồng hoặc theo mức độ liên kết của các bên khi tham gia hợp đồng.
Khái niệm tuân thủ hợp đồng.
Tuân thủ hợp đồng là hành động bắt buộc các chủ thể thực hiện đúng và đầy đủ
toàn bộ những điều khoản đã được ký kết trên HĐ. Trong trường hợp không thực hiện
hay cố tình bỏ qua một trong những điều khoản đã được quy định được gọi là vi phạm
hợp đồng. Về phía chủ thể vi phạm HĐ sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt
hại cho đối tác còn lại.
Đối với các hợp đồng kinh tế mua bán và trao đổi, người tham gia HĐ phải tuân
thủ và thực hiện tất cả các điều khoản trong HĐ: giá cả, khối lượng hàng hóa mua bán,
điều khoản về thời gian giao nhận hàng, điều khoản về thanh toán…Trong trường hợp
vi phạm HĐ, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn
lại. Mức bồi thường được tính dựa vào tỷ lệ thiệt hại trên tổng giá trị hàng hóa hay dịch
vụ tham gia vào giao dịch.
2.1.2. Các điều khoản chung trong hợp đồng kinh tế mua bán nông sản.

Trích đoạn Mô tả các loại hợp đồng tiêu thụ cá Tra tại Tỉnh Xu hướng phát triển của các loại hợp đồng
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status