Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông, huyện phú tân an giang - Pdf 30


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRÍ TÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG,
HUYỆN PHÚ TÂN – AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế ngoại thương
Mã số ngành: 52340120 08 - 2013


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, động viên, chỉ dẫn tận tình của thầy cô, các cơ quan ở địa bàn
nghiên cứu, đại diện của các trường trung học phổ thông huyện Phú Tân.
Trước hết, em chân thành cám ơn cô Đinh Thị Lệ Trinh – Giảng viên
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh – Cô đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em
rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn, đặc biệt là những góp ý của cô đã
giúp em có những chỉnh sửa phù hợp để có thể hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô đã dạy dỗ em trong những năm
đại học vừa qua. Các thầy cô đã cho em một hành trang kiến thức cần thiết để
bước vào đời.
Em xin gởi lời cám ơn đến các cô, các chú ở Sở giáo dục và đào tạo An
Giang, thầy cô các trường THPT huyện Phú Tân, đặc biệt là thầy Nguyễn
Thanh Khiết (THPT Chu Văn An) đã góp ý để luận văn của em được tốt hơn.
Sau cùng, em xin cám ơn các bạn học sinh phổ thông huyện Phú Tân đã
rất nhiệt tình trả lời bảng câu hỏi, giúp cho quá trình thu thập số liệu được
thuận lợi hơn rất nhiều.
Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt!

Cần Thơ, ngày……… tháng………năm 2013

Sinh viên thực hiện


i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
DANH TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

NGHIỆP 37
3.3.1 Chọn trường thông qua GVHN, GVCN 37
3.3.2 Chọn trường thông qua đại diện của trường ĐH 38
3.3.3 Chọn trường thông qua gợi ý của người thân 38
3.3.4 Chọn trường thông qua GVBM 38
3.3.5. Chọn trường thông qua năng lực cá nhân học sinh 39
3.3.6 Chọn trường thông qua các phương tiện truyền thông 39
3.3.7 Chọn trường dựa trên cơ hội nghề nghiệp 40
3.3.8 Những hạn chế của công tác hướng nghiệp hiện nay 41
CHƯƠNG 4 43
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT HUYỆN PHÚ TÂN 43
4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 43
4.1.1 Thông tin về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 44
4.1.2 Thông tin về năng lực học tập và dự định sau khi tốt nghiệp THPT 45
4.3 SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN
TRỌNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC NHÓM NHÂN TỐ 50 iii

4.3.1 So sánh nhóm yếu tố sự định hướng của người thân (F1) 51
4.3.2 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo xếp
loại học lực của học sinh 53
4.3.2. So sánh nhóm yếu tố điều kiện đầu vào 53
4.3.3 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo quê
quán của học sinh 55
4.3.4. So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo thời
gian bắt đầu chọn trường 57
4.1.5 So sánh sự khác biệt về mức độ quan trọng của các nhóm nhân tố theo thu

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến trường ĐH 23
Bảng 2.2: Tỉ lệ học sinh theo trường THPT thuộc huyện Phú Tân 27

Bảng 4.20: Thống kê mô tả mức độ thông tin giữa các học sinh từ các gia đình có
thu nhập khác nhau 59
Bảng 4.21: Kết quả so sánh yếu tố danh tiếng giữa học sinh có giới tính khác
nhau 59
Bảng 4.22: Thống kê mô tả sự khác biệt về yếu tố danh tiếng theo giới tính 60
Bảng 4.23: Kết quả hồi quy đa biến 61
Bảng 4.24: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 62
Bảng 4.25: Kiểm định Spearman’s rho cho giả định phương sai sai số không đổi64
Bảng 4.26: Hệ số hồi quy riêng từng phần yều tố chương trình đào tạo 64
Bảng 4.27: Hệ số hồi quy từng riêng phần của yếu tố danh tiếng 65
Bảng 4.28: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố thuộc cơ hội nghề nghiệp 66
Bảng 4.29: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố sự định hướng của người thân66
Bảng 4.30: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố đặc diểm của trường ĐH 67
Bảng 4.31: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường 67
Bảng 4.32: Hệ số hồi quy riêng từng phần yếu tố điều kiện đầu vào 68


viii

DANH TỪ VIẾT TẮT CĐ Cao đẳng
CĐĐH Cao đẳng đại học
ĐH Đại học
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDTX Giáo dục thường xuyên
GTLN Giá trị lớn nhất
GTNN Giá trị nhỏ nhất
GV Giáo viên
GVBM Giáo viên bộ môn
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GVHN Giáo viên hướng nghiệp
PHHS Phụ huynh học sinh

Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) thực hiện, trong số các sinh viên năm
nhất có đến 65.4 % chưa hiểu mục đích, ý nghĩa của ngành đã chọn, 50. 8%
không biết sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, còn về mức độ hài lòng thì có 75.6 %
sinh viên không hài lòng và 32.4 % muốn thi lại vào năm sau. Điều này cho
thấy một số lượng lớn thanh thiếu niên không chọn đúng nghề, đúng trường
như bản thân mong muốn và hậu quả là ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân cũng
như là sự phát triển chung của toàn xã hội. Nếu chọn sai ngành, sai trường bản
thân mỗi học sinh sẽ không phát huy hết năng lực thực sự, tố chất cần thiết
trong học tập, công việc, gây đến giảm năng suất lao động và hiệu quả làm
việc, luôn cảm thấy không thỏa mãn dẫn đến trốn tránh, không hoàn thành, bỏ
việc và kết quả là thi lại hay đào tạo lại cũng tốn kém về thời gian, chi phí. Đối
với xã hội, nhiều cá nhân chọn sai ngành, sai trường làm giảm chất lượng đào
tạo, lãng phí công tác đào tạo và bắt buộc phải đào tạo lại, chất lượng nguồn
nhân lực sau đào tạo không được đảm bảo sẽ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp, công ty sử dụng lao động.
Do đó, công tác tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp là nhu cầu
thiết yếu cho những học sinh phổ thông nói chung và học sinh 12 nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng này, các trường trung học phổ thông huyện 2

Phú Tân, tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã ngày càng nỗ lực nâng
cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông thông qua
các chương trình, tiết học hướng nghiệp như: trực tiếp tư vấn tuyển sinh trên
truyền hình trong mùa tuyển sinh hằng năm, giao lưu hướng nghiệp “Vào
giảng đường Đại học”, tổ chức các buổi gặp gỡ giữa nhà trường và phụ
huynh, nhưng công tác này chưa được chú trọng nhiều và hiệu quả mang lại
chưa cao. Với những lý do trên, việc thực hiện đề tài “ Các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh phổ thông huyện

Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường ĐH và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho
các trường THPT huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
1.4.2 Thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 08/2013 đến 12/2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trường THPT thuộc huyện Phú
Tân tỉnh An Giang bao gồm 5 trường: THPT Chu Văn An, THPT Tiến Bộ,
THPT Nguyễn Chí Thanh, THPT Hòa Lạc, THPT Bình Thạnh Đông và các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh phổ thông.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Có khá nhiều nghiên cứu liên quan với mục đích xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh phổ thông hay sinh
viên năm nhất tại các trường ĐH. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã thực
hiện đều mang tính chất cục bộ, phục vụ cho cơ quan nghiên cứu là chính,
chưa mang tính khái quát, ứng dụng cao khi triển khai mô hình cho mẫu mới,
vùng nghiên cứu mới. Đa phần các nghiên cứu đều xác định các nhân tố bằng
một trong các phương pháp như: thu mẫu nhiều lần rồi tính tần suất, thực hiện
kiểm định Cronbach Alpha, phân tích các nhân tố, kiểm định chi bình phương,
Anova, dừng lại ở phân tích hồi quy rồi đưa ra kết quả nghiên cứu. Bên cạnh
đó, một số kết quả nghiên cứu không phù hợp khi ứng dụng trong trường hợp
khác hay phạm vi ứng dụng là rất hẹp và mô hình nghiên cứu còn bỏ qua
những nhân tố quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
của học sinh. Do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ tập trung vào việc xây
dựng mô hình mới khái quát hơn, đầy đủ các nhân tố và kết hợp nhiều phương
pháp như: phân tích các nhân tố EFA, kiểm định Cronbach Alpha, kiểm định
Anova, đến sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá tầm quan trọng và
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Nghiên
cứu sẽ được ứng dụng cho một huyện trong tỉnh, bao gồm nhiều trường THPT,
chứ không mang tính cục bộ, chỉ phục vụ cho một tổ chức như các nghiên cứu

muốn học tập của học sinh nam và nữ. Đối với nam, yếu tố liên quan đến bạn
bè, gia đình thì tác động đến việc chọn trường đại học, trong khi đó, các yếu tố
thuộc về rào cản bên ngoài, sự chuẩn bị học tập của cá nhân thì ảnh hưởng nổi
bật hơn đối với nữ sinh. Nghiên cứu đã cung cấp các thông tin quan trọng về
sự phát triển giáo dục của vùng Tây Virginia cho các nhà lập chính sách. Tuy
nhiên, bài nghiên cứu cũng có vài hạn chế, kết quả nghiên cứu có 69% học
sinh có dự định vào đại học nhưng trong nghiên cứu AAS (Spohn et al., 1992)
thì chỉ có 1/3 học sinh vào đại học, hơn nữa nhiều học sinh vào trường đại học
nhưng không thành công, tuy nhiên, nghiên cứu đã kiểm định được có tồn tại
mối quan hệ giữa việc vào đại học và thành công trong nghề nghiệp.
Cannon, J. and Broyles, T. W., 2006. Factors Influencing Gifted and
Talented Student’s College Decisions.

Journal of Southern Agricultural
Education Research, 136,Volume 56, Number 1. Nghiên cứu được thực hiện
với mục đích xác định các yếu tố thuộc nhân khẩu học của trường Virginia
năm 2005 tác động đến lựa chọn trường đại học nông nghiệp của học sinh phổ
thông. Nghiên cứu đã thu mẫu bằng cách gửi bảng câu hỏi thông qua email 5

cho 94 học sinh và có 67 học sinh trả lời (71 %), có 62 học sinh có kế hoạch
tiếp tục vào đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Có 23 nhân tố mà học sinh
cho rằng tác động đến việc vào đại học, và 32 nhân tố tác động đến việc lựa
chọn trường. Tiếp đó, tác giả gửi email thứ 2 gồm 2 phần, phần thứ nhất khảo
sát học sinh về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tiếp tục theo học
đại học bằng các câu hỏi dạng thang đo Likert, kết quả từ 23 nhân tố còn 15
nhân tố. Phần thứ 2 là các câu hỏi khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chọn trường, từ 33 nhân tố, sau khảo sát còn 23 nhân tố. Tác giả sử dụng

nhân tố danh tiếng là có tác động mạnh nhất. Nghiên cứu đã góp phần giúp các
trường đại học nâng cao hơn kiến thức về quá trình chọn trường của học sinh,
giải quyết các nhu cầu mong muốn của sinh viên, ngoài ra, kết quả còn cho
thấy chiến lược marketing không thể áp dụng cho tất cả các sinh viên, do đó, 6

với những sinh viên có chuyên ngành khác nhau thì phải sử dụng chiến lược
khác nhau. Tuy nhiên, mô hình trong nghiên cứu chỉ giải thích được 10% biến
động của dữ liệu và mẫu nghiên cứu không đại diện được hết cho tổng thể khi
không chọn những sinh viên thuộc những chuyên ngành khác.
Shammot, M. M., 2011. Factors Affecting the Jordanian Students'
Selection Decision Among Private Universities.

Journal of Business Studies
Quarterly, 2011, Vol. 2, No. 3, pp. 57-63. Nghiên cứu được thực hiện với mục
đích xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố marketing đến quá trình chọn
trường đại học tư nhân của học sinh người Giooc-đa-ni. Mẫu nghiên cứu được
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên gồm 25 học sinh nam và 25 học sinh nữ
thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn, sau đó tác giả sử dụng phương pháp thông
kê mô tả, thực hiện các kiểm định Chi bình phương và sắp xếp lại các nhân tố
theo mức độ quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố chi phí tài chính
có tác động mạnh nhất. Tuy nhiên, giữa các học sinh nữ thì yếu tố chi phí
không quan trọng hơn yếu tố bằng cấp ở một trường có thương hiệu. Đề tài đã
đưa ra được một số giải pháp cụ thể cho các trường đại học ở Jordan như:
chính sách học bổng, cải thiện cơ sở vật chất cho hoạt động ngoại khóa, ứng
dụng công nghệ vào giảng dạy, Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các
nhân tố marketing trong khi còn rất nhiều các nhân tố khác cũng ảnh hường
đến quá trình chọn trường đại học.

trường của học sinh trung học phổ thông. Mẫu nghiên cứu là học sinh phổ
thông trung học tại các trường trung học tại Quãng Ngãi bao gồm các huyện:
Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Quãng Ngãi. Tác giả sử dụng hệ số
Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh
giá độ tin cậy của thang đo, sau đó là sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Kết
quả phân tích cho thấy mối quan hệ giữa 5 yếu tố: cơ hội làm việc trong tương
lai, đặc điểm cố định của trường đại học, bản thân cá nhân học sinh, yếu tố cá
nhân và thông tin có sẵn và các giả thuyết được ủng hộ có mức ý nghĩa 5 %
với biến phụ thuộc là mức độ chắc chắn trong việc ra quyết định chọn trường
ĐH (được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1: rất không chắc chắn,
2: không chắc chắn, 3: trung bình (phân vân), 4: chắc chắn, 5: rất chắc chắn).
Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để giúp đỡ gia đình và nhà trường
nhằm có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT chọn
trường một cách tốt nhất. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là mẫu được chọn
theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập có thể bị ảnh hưởng bởi mẫu
chưa mang ý nghĩa tổng quát cao.
sao cho hợp lý về các vấn đề mà cá nhân quan tâm, cũng như sự tương tác và
thay đổi của xã hội. Chi phí và lợi ích nhận được là động lực để con người ra
quyết định lựa chọn.
b. Chọn trường
Theo Chapman (1986), sự lựa chọn ở đây được hiểu là gồm nhiều trường
ĐH mà học sinh sẽ được chấp nhận vào học và đây là quá trình chưa chắc 9

chắn của việc quyết định vào một trường ĐH nào đó. Học sinh thường có
nhiều kì vọng về khả năng vào một trường ĐH nào đó, nhưng họ hoàn toàn
không chắc chắn về điều này.
Chọn trường được hiểu là sau khi tốt nghiệp THPT, nếu học sinh tiếp tục
học ở bậc cao hơn là ĐH thì học sinh phải cân nhắc, lựa chọn những trường
ĐH phù hợp với khả năng, sở thích và những yếu tố cá nhân, xã hội khác để
đăng kí dự thi.
c. Hướng nghiệp
Hướng nghiệp là sự kết hợp giữa nhu cầu cá nhân với nhu cầu của xã
hội, đặt nhiệm vụ đào tạo con người cho xã hội là trung tâm, luôn đảm bảo
tính chủ thể trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Cụ thể “hướng nghiệp” được
khái niệm như sau: “Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ
sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều môn khoa học khác để giúp đỡ học
sinh chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa
nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trường và tâm sinh lý cá nhân,
nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dự
trữ có sẵn của đất nước” (Nguyễn Văn Hộ, 2006). Nhìn chung, hướng nghiệp
trong giáo dục phổ thông là sự tác động của nhiều yếu tố từ lực lượng xã hội,
lấy chỉ đạo từ hệ thống giáo dục hướng vào thế hệ trẻ, giúp học sinh làm quen
với một số ngành nghề phổ biến khi tốt nghiệp ra trường hay lựa chọn nghề

Nghề nghiệp (chữ latinh là Prôfessio) là công việc chuyên môn được
hình thành một cách chính thống và đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là
hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại. Nghề nghiệp có thể hiểu là một dạng
lao động đòi hỏi con người phải qua một quá trình đào tạo, có những kiến
thức, kĩ năng, chuyên môn nhất định, có phẩm chất, đạo đức phù hợp với yêu
cầu của dạng lao động tương ứng. Thông qua hoạt động nghề nghiệp, con
người tạo ra sản phẩm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của cá
nhân, cộng đồng xã hội.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa hệ thống giá trị: tri thức lý thuyết
nghề nghiệp, kỹ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, truyền thống nghề, đạo đức nghề
nghiệp, hiệu quả do nghề mang lại. Các giá trị này có thể hình thành theo cách
tự phát (tích lũy từ kinh nghiệm sống và cộng đồng) và có thể là tự giác (do
được đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, các lớp đào tạo) (Nguyễn Văn Hộ, 2006).
2.1.2.2 Phân loại nghề nghiệp
Nghề nghiệp được hình thành theo sự phân công lao động của xã hội. Có
nhiều cách phân loại nghề theo một phương diện nào đó.

Phân loại dựa trên
đối tượng lao động:
Đối tượng lao động là một hệ thống phản ánh những hình thức, nội dung
của tồn tại khách quan và các mối quan hệ giữa những thuộc tính này, được
biến đổi từ mục đích của chủ thể lao động. Dựa vào đối tượng lao động, nghề
nghiệp được chia thành các dạng: nghề có đối tượng là thiên nhiên (trồng trọt,
chăn nuôi,…), nghề có đối tượng là con người (dạy học, chữa bệnh,…), nghề
có đối tượng là các dấu hiệu (đánh máy vi tính, kế toán,…), nghế có đối tượng
là nghệ thuật (trang trí, chụp ảnh, soạn nhạc, viết văn,…).
Phân loại dựa trên mục đích lao động
Mục đích lao động là kết quả công việc mà lao động cần đạt được trong
nghề nghiệp của mình. Căn cứ vào mục đích lao động, nghề nghiệp được chia


(là những nghề phục vụ trong một lĩnh vực chuyên ngành, thực hiện một công
việc nhất định, ví dụ: sửa chữa điện trong ngành điện, thợ lái máy ủi trong
ngành giao thông, hàn khuôn trong nghề đúc), nghề chuyên ngành hẹp (là
những ngành chỉ yêu cầu các thao tác nhất định trong toàn bộ quy định làm ra
sản phẩm, như: nghề thu thập thông tin trong giới báo chí, nghề trang trí quần
áo trong nghề may) (Nguyễn Văn Hộ, 2006).
2.1.2.3 Sự phù hợp nghề nghiệp
Khi một người chọn nghề nghiệp được xem là phù hợp là khi họ có được
những phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa, năng lực chung và năng lực riêng, 12

tri thức, kĩ năng và tình trạng sức khỏe đáp ứng được những yêu cầu từ nghề
nghiệp.
Mức độ hiệu quả trong nghề nghiệp phụ thuộc vào mức độ phù hợp nghề
nghiệp. Có thể phân chia sự phù hợp trong nghề nghiệp thành các mức độ: phù
hợp hoàn toàn, phù hợp từng phần. Trong mức độ phù hợp hoàn toàn, hoạt
động nghề nghiệp phải phù hợp các tiêu chí về cường độ, tốc độ làm việc, phải
đảm bảo độ chính xác của công việc để đạt các chỉ tiêu về chất lượng, tiêu phí
sức lực, nguyên nhiên liệu, an toàn về kĩ thuật, đáp ứng các chống chỉ định
nghề,… Còn ở mức độ phù hợp từng phần, hoạt động nghề nghiệp chỉ đáp ứng
được một số chỉ tiêu trên, hoặc để đáp ứng được những chỉ tiêu đó phải tiêu
tốn một lượng lớn sức lực, trí tuệ, thời gian.
Sự phù hợp nghề phụ thuộc vào quá trình nhận thức sâu sắc đối với nghề
nghiệp đã chọn và tiếp theo là quá trình rèn luyện để tạo sự phù hợp trong
khuôn khổ nghề nghiệp đó. Để đạt tới hiệu quả trong nghề nghiệp thì phải đảm
bảo được sự phù hợp nghề. Và để cho sự phù hợp nghề được bền vững và có
chất lượng là cả một quá trình học hỏi, hoàn thiện để những yêu cầu do nghề
nghiệp đặt ra trở thành đòi hỏi của chính bản thân (Nguyễn Văn Hộ, 2006).

thông phải thực hiện các nhiệm vụ sau: rèn luyện, giáo dục thái độ của học
sinh về lao động và ý thức đúng đắn về nghề nghiệp, tổ chức thực tập cho học
sinh, tiếp cận làm quen với một số ngành then chốt trong xã hội và các nghề
truyền thống của địa phương, tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp
học sinh sẽ chọn trong tương lai để khuyến khích, sau đó hướng dẫn và bồi
dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất, khuyến khích, động viên học
sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa.
Song song việc thực hiện các nhiệm vụ trên, các trường THPT cần quán
triệt các vấn đề sau: hướng dẫn phải dựa trên cơ sở giáo dục kĩ thuật tổng hợp
và giáo dục toàn diện, hướng nghiệp cho học sinh phải dựa vào phương hướng
phát triển của kinh tế, văn hóa và nhu cầu sử dụng lao động dự trữ của đất
nước và địa phương, nội dung, hình thức và phương pháp được sử dụng trong
công tác hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của học sinh như: sức khỏe,
lứa tuổi, trình độ học tập, xu hướng,…
2.1.3.3 Tiến hành công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
Công tác hướng nghiệp được tiến hành từ lớp đầu cấp đến lớp cuối cấp
của các trường THPT, công tác hướng nghiệp giáo dục phải được thực hiện
dựa trên nhiệm vụ giáo dục, thông qua các hoạt động giáo dục và phải kết hợp
chặt chẽ giữa trong và ngoài nhà trường.
a. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp
Hướng nghiệp qua các môn học
Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất
Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề
Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa
b. Tổ chức thực hiện trong phạm vi giáo dục
Bộ máy: Ở Bộ, các đơn vị thuộc Bộ căn cứ theo chức năng của mình có
trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo thường xuyên công tác hướng nghiệp,
thành lập ban công tác hướng nghiệp, phối hợp với các cơ quan chức năng
thuộc Bộ khác để thực hiện công tác hướng nghiệp. Các Ban giáo dục, huyện,
quận thành lập ban công tác hướng nghiệp để tham mưu cho cấp lãnh đạo về


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status