Marketing ứng dụng trong hoạt động kinh doanh và giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Minh Quân - Pdf 26

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Lời mở đầu.......................................................................................................1
Chương I: Nội dung cơ bản của Marketing ứng dụng trong hoạt động
kinh doanh và giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Minh Quân...........3
1.1. Nội dung cơ bản của Marketing ứng dụng trong hoạt động
kinh doanh.........................................................................................................3
1.1.1. Nghiên cứu thị trường.............................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh.............................5
1.1.3. Nghiên cứu khách hàng...........................................................................7
1.1.4. Chính sách sản phẩm...............................................................................7
1.1.5. Chính sách phân phối..............................................................................8
1.1.6. Chính sách xúc tiến khuyếch trương.......................................................9
1.1.7. Chính sách giá cả..................................................................................9
1.2. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Minh Quân.............................10
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển........................................................10
1.2.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.....................................................10
1.2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
của các bộ phận, phòng ban............................................................................12
Chương II: Kết quả kinh doanh và thực trạng hoạt động
Marketing của Công ty giai đoạn 2002 - 2005............................................15
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2002 - 2005… 15
2.1.1. Nguồn hàng của Công ty.......................................................................15
2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh...................................................15
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing của
Công ty giai đoạn 2002 - 2005........................................................................23
2.2.1. Thị trường của Công ty.........................................................................23
2.2.2. Phân tích cạnh tranh trên thị trường......................................................25
2.2.3. Phân tích sản phẩm kinh doanh.............................................................27
2.2.4. Phân tích chính sách giá........................................................................29
Chuyên đề tốt nghiệp

thoả mãn nhu cầu đó. Triết lý Marketing hiện đại đòi hỏi tất cả các bộ phận
trong doanh nghiệp phải theo đuổi mục tiêu rõ ràng làm sao đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng tốt nhất, qua đó doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Chính
bởi lẽ đó em quyết đinh chọn đề tài: “Giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động
kinh doanh của Công ty công nghệ phẩm Minh Quân” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu nội dung cơ bản của Marketing ứng dụng trong hoạt
động kinh doanh từ đó đưa ra một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
Công ty
TNHH CNP Minh Quân.
- Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu Marketing thúc đẩy hoạt động kinh
doanh
của Công ty Minh Quân qua việc nghiên cứu các năm 2002 - 2004 và 2005 từ
đó đưa ra các giải pháp cho giai đoạn 2006 -2010.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu trên sổ sách của công ty
như
Chuyên đề tốt nghiệp
báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, bản báo giá…
- Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phương pháp phân tích thống kê đánh
giá
tình hình biến động và mức độ ảnh hưởng của nó.
5. Nội dung cơ bản: Đề tài ngoài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3
chương:
Chương 1: Nội dung cơ bản của Marketing ứng dụng trong hoạt động kinh
doanh và giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân.
Chương 2: Kết quả kinh doanh và thực trạng hoạt động Marketing của Công ty

đạt được hiệu quả cao và thực hiện được các mục đích của mình, đó cũng là
khâu mở đầu cho hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại
của doanh nghiệp.
Cơ chế thị trường làm cho hàng hoá phong phú, cung luôn có xu hướng
lớn hơn cầu, bán hàng ngày càng khó khăn, mức độ rủi ro cao, các doanh
nghiệp muốn thành công thì phải thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, mọi
hoạt động kinh doanh đều hướng vào khách hàng.
Nghiên cứu nhu cầu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được
thông tin về loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, dung lượng thị trường, yêu cầu
về quy cách, chất lượng, mẫu mã hàng hoá của khách hàng ... hiểu rõ thị hiếu,
phong tục tập quán tiêu dùng ở mỗi nhóm và mỗi khu vực, tìm hiểu thông tin
về đối thủ cạnh tranh. Nội dung nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bao
gồm:
Chuyên đề tốt nghiệp
- Thứ hạng phẩm cấp chất lượng nào phù hợp với nhu cầu thị trường của
doanh nghiệp.
- Đâu là mục tiêu của doanh nghiệp, sản phẩm xương sống của doanh
nghiệp, khách hàng là ai, ở khu vực nào, nhu cầu hiện tại và tương lai của hàng
hoá mà doanh nghiệp kinh doanh và các mặt hàng khác doanh nghiệp đang
quan tâm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh,
ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
- Nguồn hàng nào thì phù hợp với nhu cầu của khách, phân phối như thế nào
cho hợp lý và nên cạnh tranh bằng hình thức nào.
Đó là toàn bộ thông tin cơ bản và cần thiết, mà một doanh nghiệp phải
nghiên cứu để phục vụ cho quá trình ra quyết định một cách đúng đắn, tối ưu
nhất. Để nắm bắt được những thông tin đó doanh nghiệp phải coi công tác
nghiên cứu thị trường là một hoạt động không kém phần quan trọng so với các
hoạt động khác như hoạt động quản lý, nghiệp vụ bởi vì công tác nghiên cứu
thị trường không trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong quá trình kinh

số càng lớn, thị trường càng lớn; nhu cầu về một nhóm hàng hoá càng lớn;…
Có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn.
 Xu hướng vận động của dân số: Đây là dạng của nhu cầu và sản phẩm
đáp ứng. Tỷ lệ sinh/tử, độ tuổi trung bình cao/thấp,… Điều này ảnh hương tới
cách thức đáp ứng của doanh nghiệp như: lựa chọn sản phẩm, hoạt động xúc
tiến…
 Hộ gia đình và xu hướng vận động: Độ lớn của một gia đình có ảnh
hưởng đến số lượng, quy cách sản phẩm cụ thể,…khi sản phẩm đó đáp ứng cho
nhu cầu chung của cả gia đình.
 Sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động: Sự hình thành hay suy
Chuyên đề tốt nghiệp
giảm mức độ tập trung dân cư (người tiêu thụ) ở một khu vực địa lý có ảnh
hưởng không nhỏ đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc suy tàn cơ hội hiện tại của
doanh nghiệp.
 Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu dùng.
 Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội.
 Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hoá. Yếu tố này đòi hỏi
phân đoạn thị trường và có chiến lược Maketing phù hợp.
Môi trường chính trị - pháp luật.
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hinh
thành cơ hội và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự
ổn định chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan
trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản:
 Quan điểm, mục tiêu dịnh hướng phát triển xã hội và nền kinh tế của
Đảng cầm quyền.
 Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu
của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ.
 Mức độ ổn định chính trị - xã hội…
Môi trường kinh tế - công nghệ.
Môi trường này có ảnh rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

thị trường, có thể chia khách hàng làm hai nhóm cơ bản sau:
 Người tiêu thụ trung gian.
 Người tiêu thụ cuối cùng.
Mỗi nhóm khách hàng có những nhu cầu mua sắm và cách thức mua sắm
khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần làm rõ từng nhóm khách hàng để có chính
sách tiếp cận cũng như chính sách thoả mãn phù hợp.
1.1.4. Chính sách sản phẩm.
Chuyên đề tốt nghiệp
Sản phẩm là một trong bốn tham số cơ bản trong Maketing ( sản phẩm, xúc
tiến, giá cả, phân phối). Bất cứ một doanh nghiệp nào - nhất là doanh nghiệp
thương mại - cũng phải có những chính sách cụ thể và đúng đắn về sản phẩm
nếu muốn thành công trên thị trường.
Hiểu và mô tả đúng sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của Maketing. Xác định dúng sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến
khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Có hai cách tiếp cận để mô tả sản phẩm:
 Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo truyền thống.
 Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo quan điểm Maketing.
Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Việc lựa chọn
cách tiếp cận nào là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp.
Một điều không thể không nhắc tới trong chính sách sản phẩm, đó là việc định
hướng phát triển sản phẩm mới. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động
khó lường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới về sản phẩm.
Điều chú ý là sản phẩm mới không nhất thiết là mới hoàn toàn. Một sản phẩm
cũ cải tiến cũng có thể được coi là sản phẩm mới.
1.1.5. Chính sách phân phối.
Người tiêu dùng không chỉ cần sản phẩm tốt và giá rẻ mà họ còn cần được
đáp ứng đúng thời gian và địa điểm. Vì vậy để thành công trong kinh doanh,
chính sách phân phối của doanh nghiệp không thể bị coi nhẹ.
Xây dựng chính sách phân phối, doanh nghiệp cần chú ý giải quyết tốt các

 Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác.
Các nội dung này đều có vai trò quan trọng như nhau. Để hoạt động xúc tiến
có hiệu quả, các doanh nghiệp nên sử dụng tổng hợp các nội dung trên. Tuỳ
vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn nội dung nào là chủ đạo. Thực
Chuyên đề tốt nghiệp
tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào làm tốt công tác xúc tiến thì doanh
nghiệp đó đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
1.1.7. Chính sách giá cả.
Một doanh nghiệp bất kỳ khi hoạch định chiến lược, chính sách và kiểm
soát giá cả trong kinh doanh cần làm rõ một số vấn đề như: Mục tiêu đặt giá,
chính sách đặt giá, phương pháp tính giá.
Xác định mức giá cho các sản phẩm, dịch vụ cụ thể trong kinh doanh không
thể tuỳ ý. Định giá phải đáp ứng các mục tiêu đã được đặt ra của doanh nghiệp.
Nó phải đảm bảo:
 Phát triển doanh nghiệp (thị phần).
 Khả năng bán hàng (Doanh số).
 Thu nhập (Lợi nhuận).
Để đạt được mục tiêu định giá, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định rõ
ràng về chính sách giá của mình. Một số chính sách giá cơ bản:
 Chính sách về sự linh hoạt của giá.
 Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm.
 Chính sách về mức giá theo chi phí vận chuyển.
 Chính sách giảm giá và chiếu cố giá (chênh lệch giá).
Trên đây là một số nội dung cơ bản của Maketing ứng dụng vào trong hoạt
động kinh doanh nhằm làm cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả như
mong muốn.
1.2. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh
Quân:
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Minh Quân:
Công ty TNHH Minh Quân được thành lập và hoạt động theo quyết định

khác. Từng bước các sản phẩm của công ty đã khẳng định được vị thế của
mình.
Chuyên đề tốt nghiệp
Mặt hàng sữa chua là một mặt hàng giành chủ yếu cho giới trẻ và nó cũng là
một trong những sản phẩm mà giới trẻ rất thích. Tiềm năng của thị trường này
là rất khả quan. Dân số của khu vực Hà Nội và các vùng phụ cận ngày một
tăng, trong đó giới trẻ chiếm số đông. Cùng với đó nhu cầu dùng những đồ
uống rẻ và có lợi cho sức khoẻ ngày một tăng. Đó chính là một thuận lợi rất lớn
cho loại sản phẩm này.
Mặt hàng đồ uống như bia, rượu và nước giải khát là một trong những mặt
hàng ngày càng trở lên thiết yếu với cuộc sống. Thu nhập của người dân ngày
một cao, nhu cầu về đồ uống có ga cũng vì thế mà tăng lên. Thực tế cho thấy,
đồ uống ngày càng được sử dụng nhiều không chỉ trong các dịp lễ tết mà ngay
cả trong những bữa ăn hàng ngày. Nhu cầu của người tiêu dùng là rất lớn. Đây
là một thuận lợi to lớn đối với việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.
Thị trường đầu vào của công ty khá phong phú. Không chỉ nhập hàng từ một
đầu mối nhất định mà công ty luôn chủ động tìm kiếm nguồn hàng rẻ và phong
phú cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.
Tiềm năng thị trường của những mặt hàng mà công ty Minh Quân kinh
doanh là rất lớn. Nếu nắm bắt tốt cơ hội thì trong một tương lai không xa, cái
tên Công ty TNHH Minh Quân sẽ trở lên quen thuộc với người tiêu dùng.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban
trong Công ty Minh Quân.
Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân thuộc loại hình doanh nghiệp
nhỏ với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra tạo lập
năng lực và chất lượng hoạt động thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi
phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty gồm có:
1. Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và Phó giám đốc.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất

vật chất cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp
5. Cửa hàng kinh doanh:
Cửa hàng số 1: Chuyên cung cấp hàng hoá của Công ty cho khu vực Quận
Thanh Xuân.
Cửa hàng số 2: Chuyên cung cấp hàng hoá của Công ty cho khu vực Quận
Ba Đình.
Hai cửa hàng có chức năng giới thệu sản phẩm, bán buôn, bán lẻ các loại
hàng hoá. Công ty phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng thông qua đó nắm
bắt thị hiếu, thái độ, nhu cầu, mức người tiêu dùng.
6. Bộ phận kho :
- Thực hiện chức năng tiếp nhận hàng vào kho tổ chức bảo quản hàng hoá
trong kho, đảm bảo chất lượng giảm chi phí, hao hụt, mất mát, hư hỏng hàng
hoá .
- Tổ chức dự trữ hàng hoá để duy trì hoạt động kinh doanh đáp ứng yêu cầu
của khách hàng một cách kip thời, đồng bộ.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng tài chính
kết toán
Phòng kinh
doanh
Giám đốc
Phó giám đốc
Cửa hàng
số 1
Cửa hàng
số 2
Chuyên đề tốt nghiệp

2.1.2. Một số kết quả kinh doanh của Công ty Minh Quân đạt được trong thời
gian qua (giai đoạn 2002 - 2005).
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2.1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Minh Quân giai đoạn
2002 - 2005.
Biểu 1
Tình hình kinh doanh của Công ty Minh Quân giai đoạn 2002 - 2005
Đơn vị tính: VND
STT Diễn giải
Năm
2002 2003 2004 2005
I
Doanh số
bán trực
tiếp
7.050.256.265 8.984.564.505 10.563.489.150 12.578.469.579
1 Sữa
4.642.894.642 5.005.423.165 6.689.467.235 7.689.572.981
2 Bia
1.645.245.321 2.658.694.215 2.003.487.102 2.896.462.533
3 Bánh kẹo
762.116.320 1.320.447.125
II
Doanh số
hàng gửi
bán
850.645.325 1.517.492.029 2.549.093.335 2.742.178.541
1 Sữa
461.875.462 598.753.951 1.089.465.297 1.124.326.643
2 Bia

2002 - 2005.
Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002 - 2005.
Đơn vị tính: VND
STT Diễn giải
Năm
2002 2003 2004 2005
1 Doanh thu 7.900.901.590 10.502.056.534 13.112.582.485 15.320.648.120
2
Nộp ngân
sách
2.579.846 3.456.732 4.036.482 5.555.790
3
Chi phí quản
lý kinh
doanh
72.012.465 74.528.643 77.098.791 78.520.641
4
Lợi nhuận
trước thuế
8.522.080 11.567.582 14.416.006 18.579.257
5
Lợi nhuận
sau thuế
5.942.234 8.110.850 10.379.524 13.023.467
Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn: phòng kê toán)
Nhận xét:
Qua số liệu trên ta có thể thấy, các chỉ số của Minh Quân tăng qua từng
năm. Cụ thể: nếu như năm 2002, doanh thu mới chỉ đạt 7.900.901.590VND thì
năm 2003 đã đạt 10.502.056.534VND bằng 133% năm 2002. Tới năm 2005

Lợi nhuận kế toán 8.522.080 11.567.582 14.416.006 18.579.257
Các khoản điều
chỉnh lợi nhuận
Lợi nhuận chịu
thuế
8.522.080 11.567.582 14.416.006 18.579.257
Thuế thu nhập 2.579.846 3.456.732 4.036.482 5.555.790
Lợi nhuận sau
thuế
5.942.234 8.110.850 10.379.524 13.023.467
(Nguồn: phòng kế toán)
Nhận xét:
Tình hình tài chính của Công ty cũng khá khả quan. Các chỉ tiêu tăng
liên tục qua các năm. Như lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công
ty tăng gần gấp đôi sau 4 năm, từ 9.624.426VND năm 2002 lên tới
18.579.257VND năm 2005.
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu 4: Chi tiết doanh thu.
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm
2002 2003 2004 2005
1. Doanh thu
7.900.901.590 10.502.056.534 13.112.582.485 15.320.648.120
2. Các khoản
giảm trừ:
5.249.269 4.795.432 0 0
+ Chiết khấu
thương mại
+ Hàng bán

- Trung cấp 8 40% 8 36% 8 32%
- Lao động phổ
thông
6 30% 6 24% 5 20%
(Nguồn: phòng TCHC)
Qua biểu trên ta thấy, nhân sự của công ty có sự thay đổi qua các năm.
Cụ thể, năm 2004 tổng số lao động là 22 người tăng 2 (10%) người so với năm
2003. Đến năm 2005 lao động của công ty đã là 25 người tăng 5 (25%) so với
năm 2003 và tăng 17% so với năm 2004.
Nhìn chung lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng tương
đối trong cơ cấu lao động của công ty Minh Quân. Hàng năm tỷ lệ này có sự
thay dổi theo hướng tích cực tuy là không cao. Năm 2003, tỷ lệ lao động có
trình độ đại học chiếm 15% và lao động có trình độ cao đẳng chiếm 15% tổng
số lao động; đến năm 2004 tỷ lệ này là 17% và 23%. Năm 2005 có 5 lao động
có trình độ đại học chiếm 20%, số lao động có trình độ cao đẳng là 7 chiếm
28%. Số lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông ngày một giảm.
Nếu như năm 2003 số lao động có trình độ trung cấp chiếm 40% thì tới năm
2005 tỷ lệ này chỉ là 32%. Lao động phổ thông giảm từ 30% năm 2003 xuống
20% năm 2005. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển của công
ty. Nó thể hiện được sự đúng đắn trong hướng đi của công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp
Lao động nam trong công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nữ. Sự chênh
lệch này được thể hiện rất rõ qua số liệu từng năm. Năm 2003 tỷ lệ lao động
nam là 85% trong khi lao động nữ chỉ chiếm 15%. Năm 2004, tỷ lệ này là 77%
và 23%. Năm 2005, có 18 lao động là nam giới chiếm 72%, nữ giới chỉ có 7
chiếm 28%. Nhưng sự chênh lệch này được giảm qua các năm như ta đã thấy
qua số liệu phân tích trên. Lao động nữ của công ty tập trung vào phòng kế toán
tài chính.
Về phân bố lao động trong công ty:
Biểu 6: Phân bố lao động theo phòng ban năm 2005.

Trích đoạn Phân tích SWOT Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status