Mô hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh các trường dạy nghề - Pdf 27



B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR
DON THI TR

MÔ hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp
Cho học sinh các tr-ờng dạy nghề trong
quân đội LUN N TIN S GIO DC HC



Chuyờn ngnh : Lý lun v Lch s Giỏo dc
Mó s : 62 14 01 02

LUN N TIN S GIO DC HC
NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS, TS Trn Khỏnh c
2. PGS, TS Nguyn Vn Phỏn
H NI - 2015 LI CAM OAN
Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu trích dẫn trong
luận án là trung thực và có xuất
sứ rõ ràng. Luận án ch-a từng
đ-ợc công bố trong bất kỳ công

12

Chng 1
C S Lí LUN V PHT TRIN K NNG
NGH NGHIP CHO HC SINH CC TRNG
DY NGH TRONG QUN I
27
1.1.
Cỏc khỏi nim cụng c c s dng trong ti
27
1.2.
Cỏc yu t tỏc ng n quỏ trỡnh phỏt trin k nng ngh
nghip cho hc sinh trong dy hc thc hnh ngh
43
Ch-ơng 2
THC TRNG PHT TRIN K NNG NGH
NGHIP TRONG DY THC HNH NGH
CC TRNG DY NGH QUN I
56
2.1.
Thụng tin chung v h thng cỏc trng dy ngh trong
Quõn i
56
2.2.
Tỡnh hỡnh vic lm v s dng hc sinh hc ngh ti cỏc
trng dy ngh trong Quõn i (hiu qu o to ngoi)
61
2.3.
Thc trng phỏt trin k nng ngh nghip trong dy thc hnh
ngh cho hoc sinh hc ngh ti cỏc trng dy ngh Quõn i.

xut ti cỏc trng dy ngh trong quõn i
142
KT LUN V KIN NGH
166
DANH MC CC CễNG TRèNH KHOA HC CA TC GI
CễNG B Cể LIấN QUAN N LUN N
168
Danh mục tài liệu tham khảo
169
Phụ lục
176

DANH MỤC CÁC ch÷ viÕt t¾t
STT
Ch÷ viÕt ®Çy ®ñ
Ch÷ viÕt t¾t
01
Bộ đội xuất ngũ
BĐXN
02
C«ng nghiÖp hãa - hiÖn ®¹i hãa
CNH-H§H
03
Dạy học thực hành
DHTH
04
Gi¸o viªn
GV
05
Kỹ năng nghề nghiệp

tìm hiểu, nghiên cứu, tích lũy về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều
năm qua. Trên cơ sở nghiên cứu, sưu tầm hệ thống tài liệu khá phong phú và
được sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể các nhà khoa học đã cho phép tác giả
triển khai nghiên cứu đề tài khoa học này.
Trong quá trình triển khai, tác giả đã tham khảo kết quả nghiên cứu của
các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan, vận dụng cơ sở lý
luận về kỹ năng và phát triển KNNN cho học sinh học nghề. Đồng thời, đã
khảo sát, nghiên cứu nắm chắc thực tiễn phát triển KNNN cho học sinh các
trường dạy nghề trong quân đội, thông qua các số liệu thực tế ở các trường, cơ
quan quản lý, số liệu điều tra xã hội học của tác giả và những tư liệu, báo cáo
sơ, tổng kết của các cơ sở dạy nghề quân đội
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, ba
chương, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan
đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
2. Lý do chọn đề tài luận án
Ngày nay, trong nền kinh tế trí thức, tài nguyên con người trở nên vô
cùng quan trọng. Khác với tài nguyên thiên nhiên có hạn và đang cạn dần, tài
nguyên con người càng sử dụng càng trở nên dồi dào vì tích lũy thêm kinh
nghiệm thông qua quá trình lao động. Đặc biệt, nếu được trang bị nền tảng
kiến thức khoa học&kỹ thuật cũng như khoa học nhân văn đầy đủ thì nguồn
tài nguyên này càng có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra khái niệm “vốn xã hội” để chỉ tài nguyên
con người và các mối quan hệ của họ trong xã hội. Trong doanh nghiệp “vốn 6
xã hội” (chứ không phải vốn sản xuất kinh doanh) quyết định đến sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp ra sức tìm
người giỏi, “săn đầu người” để làm tăng “vốn xã hội” của mình. Nói rộng ra,
trong một đất nước mà nguồn “vốn xã hội” càng dồi dào, phong phú thì đất

lý…, đó là những nhân tố tạo nên năng lực nghề nghiệp cho người học trong
và sau quá trình đào tạo.
Trường dạy nghề trong quân đội là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục
quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là nơi trực tiếp tổ chức đào
tạo nghề và giới thiệu việc làm cho bộ độ xuất ngũ và các đối tượng chính sách
xã hội; đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình
độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; nhằm trang bị cho người học
năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức
nghề nghiệp; tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc
tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Tuy nhiên, với cương vị là một cán bộ trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên
môn của khối trường dạy nghề trong quân đội, từ thực tiễn trong công tác của
mình với góc nhìn khoa học, tác giả luận án nhận thấy: Bên cạnh việc tiếp cận
những vấn đề ở tầm vĩ mô, chúng ta cũng cần thiết phải tiến hành nghiên cứu
nội dung ở cấp vi mô (cấp nhà trường/ cơ sở đào tạo) tác động đến chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là phát triển KNNN qua hoạt động dạy thực
hành nghề, rèn luyện kỹ năng hành nghề ở các trường nghề quân đội còn nhiều
bất cập và hạn chế. Những năm qua, các yếu tố bảo đảm chất lượng dạy nghề
về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để nâng cao KNNN
cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng và ứng dụng các
bộ tiêu chí đánh giá KNNN theo chuẩn quốc gia cho từng nghề đào tạo chưa
được triển khai đồng bộ; quy trình luyện tập thực hành nghề và tính hiệu quả
trong tổ chức các hoạt động phát triển KNNN cho học sinh chưa được hoàn
thiện và đảm bảo…; 8
Đây chính là những nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn lao động
của nước ta còn thấp, kỹ năng nghề nghiệp của học sinh trong các trường dạy
nghề còn bất cập, nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động chất lượng

KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong
quân đội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phát triển KNNN trong dạy thực hành nghề cho học
sinh các trường dạy nghề trong quân đội.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng và lịch sử, vận
dụng quan điểm hệ thống cấu trúc và các phương pháp nghiên cứu của khoa
học giáo dục vào nghiên cứu chuyên đề. Tác giả đã phân tích, tổng hợp, khái
quát hoá, hệ thống hoá, rút ra nhận định riêng trong việc đánh giá các vấn đề,
sự kiện và luận giải các quan điểm, cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Quá trình nghiên cứu, tác giả đã
sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng
hợp các tài liệu, sách chuyên khảo thuộc phạm vi nghiên cứu của; phân tích,
tổng hợp, khái quát kết quả các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về
KN, KNNN, phát triển KNNN.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát một số hoạt động rèn
luyện KNNN; khảo sát, tọa đàm, điều tra bằng phiếu, lấy ý kiến chuyên gia;
tổng kết các kinh nghiệm phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề
quân đội .
Các phương pháp thống kê, xử lý thông tin thống kê. 10
6. Đóng góp mới của luận án
Qua nghiên cứu, luận án hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm nội
hàm của một số khái niệm như: kỹ năng, kỹ năng nghề, dạy học thực hành

Trong luận án, nghiên cứu sinh đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc
phát triển KNNN cho học sinh các trường dạy nghề trong quân đội hiện
nay, tập trung làm rõ khái niệm KN, xây dựng khái niệm KNNN ; xác định
các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình phát triển KNNN. Trên cơ sở lý
luận và kết quả khảo sát thực trạng KNNN của học sinh các trường dạy
nghề trong quân đội hiện nay, nghiên cứu sinh đề xuất mô hình và các biện
pháp triển khai mô hình phát triển KNNN. Các nhóm biện pháp là một
chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng vào hoàn thiện,
nâng cao KNNN của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
nghề của các trường dạy nghề trong quân đội. 12
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Sự nghiệp dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực nói chung một cách
hợp lý và có hiệu quả phải được đặt trong trong mối quan hệ mật thiết với sự
phát triển kinh tế - xã hội và trên cơ sở đó định ra chiến lược phát triển cho
từng giai đoạn cụ thể. Trong những năm qua, sự nghiệp dạy nghề đã được
quan tâm phát triển mạnh và đã đào tạo được một đội ngũ lao động chuyên
môn - kỹ thuật khá hùng hậu cho xã hội. Song do nhiều nguyên nhân, nhất là
trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế đang trong quá trình tái cơ cấu, phát
triển theo chiều sâu….với nhiều yêu cầu mới nảy sinh thì tình trạng thiếu hụt
đội ngũ nhân lực lao động kỹ thuật có tay nghề cao ngày càng gay gắt. Vì
vậy, cần phải có định hướng dài hạn và các biện pháp triển khai một cách hệ
thống và hiệu quả để đáp ứng những nhu cầu phát triển KNNN cho học sinh
học nghề, tạo nguồn lao động chất lượng cao cả số lượng và chất lượng, đáp
ứng yêu cầu cấp thiết về nhân lực của đất nước trong quá trình CNH,HĐH.
Lý luận phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh học nghề là sự
phát triển mới về lý luận của hoạt động dạy nghề, nhằm góp phần định hướng
hoạt động đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các

tạo ra những kỹ năng tối thiểu cần thiết cho tìm kiếm việc làm; đồng thời mỗi
mô đun có thể hình thành được một phần nhỏ trong năng lực chuyên môn của
người thợ lành nghề (Kỹ năng nghề) [75].
Qua nghiên cứu trên, chúng ta nhận thấy rằng mô đun là cấu phần đào
tạo mang tính trọn vẹn, đơn lẻ, tự hoàn thiện và có thể lắp ghép để phát triển;
nó luôn chứa đựng nội dung và có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của
quá trình đào tạo. Đào tạo theo mô đun là một phương thức đào tạo linh hoạt,
đa dạng nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hành nghề cho
người học theo từng loại hình công việc cụ thể trong quá trình hành nghề.
Theo hướng làm tăng hiệu quả sử dụng của đào tạo, việc nghiên cứu và
triển khai phương thức dạy học thực hành để phát triển kỹ năng nghề đã được 14
tiến hành rất sớm ở một số nước công nghiệp phát triển. Phương thức phát
triển kỹ năng nghề nghiệp có sự phù hợp với yêu cầu của thực tế nên dần
được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Quá trình phát triển kỹ năng nghề nghiệp dựa theo năng lực thực hiện
có thể được chia ra làm ba giai đoạn chủ yếu như trước năm 1965, từ 1965
đến 1980 và từ 1980 đến nay.
- Giai đoạn trước năm 1965, do yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ
và thương mại, tư tưởng cải cách phương thức giáo dục và đào tạo nghề đã
xuất hiện ở một số nước công nghiệp phát triển. Người ta nhận thấy rằng việc
đào tạo nghề nghiệp truyền thống theo hệ bài – lớp – khoá học – năm học
nhiều khi đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển của người sử dụng lao
động và các doanh nghiệp. Nhiều nơi, đào tạo nghề đã được thực hiện theo
nguyên tắc người học cần gì thì học nấy mà không nhất thiết phải học toàn bộ
hệ thống các kiến thức cùng kỹ năng nghề nghiệp cần cho một nghề. Theo
cách đào tạo này, người học có nhu cầu làm việc đến đâu thì phải học đến đó,
nhà trường không phải quy định cứng nhắc về thời gian học tập. Tuy nhiên,

mà nó lan sang các lĩnh vực khác như đào tạo đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp.
- Giai đoạn 1990 đến nay, đây là thời kỳ mà hoạt động đào tạo nghề
theo năng lực thực hành đã có được cách tiếp cận với kỹ năng nghề nghiệp.
Cách đào tạo theo quan điểm mới này, sẽ không bị giới hạn bởi thời gian quy
định cho khoá học mà theo lượng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp theo tiêu
chuẩn chuyên môn (Standard of profession) đã được quy định cho một nghề
làm đơn vị đo. Cuối thập kỷ 80 ở Mỹ và Canada, phương thức đào tạo tiếp
cận kỹ năng nghề nghiệp đã được ứng dụng. Song cho đến năm 90 các nhà
nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chính xác về phương thức đào
tạo nghề cận kỹ năng nghề nghiệp. Điều này cho thấy sự phức tạp về mặt lý
luận cơ bản khi đưa ra một cách thức đào tạo mới. Viện hàn lâm khoa học 16
quốc gia Mỹ, đã có báo cáo đề cập đến việc các Hội nghiên cứu và các chủ
doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu để thay đổi các yêu cầu về giáo dục
đào tạo cũng như các chương trình dạy học. Các yêu cầu về thực hiện nội
dung chương trình, kỹ năng nghề nghiệp hơn là theo thời gian và niên chế.
G.Warrer đã phát biểu trước một Tiểu ban của Nghị viện Mỹ cho rằng: việc
xây dựng các chương trình đào tạo nghề thủ công cần phải theo cách thức đào
tạo phát triển năng lực thực hành. Ngoài việc sử dụng phương tiện dạy học
một cách hợp lý, cần phải tiến hành cải tiến phương pháp dạy học tiếp cận
năng lực thực hành để cung cấp tốt hơn những biện pháp tạo điều kiện thuận
lợi về mặt tâm lý cho người học nắm vững kỹ năng nghề nghiệp [75].
Ở Canada, sự phát triển của nền kinh tế – xã hội đã gây sức ép buộc
người ta phải thay đổi cách thức đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. Những cải
cách trong lĩnh vực này đã chỉ ra những cách thức mềm dẻo hơn trong đào
tạo. Thực ra, chất lượng kỹ năng nghề nghiệp có mối quan hệ với sự thực hiện
hơn thời gian; vì vậy cần phải đào tạo theo năng lực thực hành. Lúc đầu, chỉ

trình nghiên cứu đó đề cập đến việc cải tiến nội dung, chương trình, phương
tiện và các phương pháp dạy học, tiến tới xác định các biện pháp, thủ thuật để
thực hiện mục tiêu thực hành nghề cho học sinh đạt kết quả cao. Trong một số
giáo trình, tài liệu, các tác giả đã đi sâu vào hướng dẫn các phương pháp dạy
học, rèn luyện các kỹ năng giảng dạy của Thầy và thực hành của Trò; nhiều
công trình giới thiệu rất tỉ mỉ quy trình hình thành các kỹ năng từ đơn giản
đến phức tạp; có tài liệu đã trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về kỹ
năng thực hành.
Các kết quả nghiên cứu đã tìm kiếm con đường xây dựng nội dung, kế
hoạch, tổ chức rèn luyện kỹ năng thực hành, nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp cho học sinh được tốt hơn. Các
công trình đều tập trung nghiên cứu tổ chức hoạt động thực tập, năng lực thực
hiện cho học sinh được tốt hơn, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy nghề. 18
Trong lĩnh vực kỹ năng nghề nghiệp, việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
cho học sinh đã được đặt ra: Năm 1987, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng
các chương trình hành động cho ngành giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề.
Một trong các chương trình trên là tiến hành “xây dựng kỹ năng nghề”. Trong
chương trình này, người ta đã chú trọng nhiều đến việc bồi dưỡng giáo viên
dạy nghề. Từ những năm 1988 đã có những công trình nghiên cứu về đào tạo
nghề theo mô đun dựa trên nhiều nguồn tài liệu của tổ chức lao động Quốc tế
(ILO) và một số nước Mỹ, Nga, Hà Lan, Áo… Đến nay đã có một số chương
trình và nội dung được biên soạn theo mô đun để đào tạo tại các trường dạy
nghề ở Việt Nam [35].
Trong những năm gần đây, nhiều cơ sở dạy nghề đã tiến hành vận dụng
phương thức đào tạo theo mô đun kỹ năng thực hành nghề; phương thức này
được thực hiện dưới dạng tổ hợp các đơn nguyên học tập, do các nhà lý luận
của ILO đã khởi xướng và phổ biến rộng rãi. Tư tưởng chủ đạo của phương

nghề; các nguồn lực huy động ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho dạy nghề
còn hạn chế…
Những yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, cơ cấu hệ thống, cơ cấu
ngành nghề, mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy trình đào tạo đặc biệt là chất
lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về kỹ năng
cứng (kỹ năng nghề nghiệp) và kỹ năng mềm (ý thức nghề nghiệp, tác phong
công nghiệp, khả năng làm việc theo nhóm, an toàn lao động…). Theo khảo
sát của VCCI, năm 2011 chỉ số hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dạy
nghề đạt 34%, đây là chỉ số thấp, mặc dù có tăng lên 14% so với năm 2008
(năm 2008 là 20%)…[ 9]. Nếu chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam không
được cải thiện, thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội
nhập quốc tế sẽ gặp khó khăn lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển kỹ năng
nghề nghiệp cho học sinh học nghề là yêu cầu khách quan và cấp bách, nhằm 20
đáp ứng nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho phát triển nền kinh tế -xã
hội của đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của phát triển kỹ năng nghề
nghiệp cho học sinh học nghề; năm 2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội đã thành lập Vụ Kỹ năng nghề trực thuộc Tổng cục Dạy nghề;
Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về nguyên tắc quy trình xây
dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Quyết định số
69/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 Quy định tổ chức và quản lý việc
đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia [62].
Các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, được xây dựng với mục đích
làm công cụ giúp người lao động định hướng phấn đấu, nâng cao trình độ về
kiến thức và kỹ năng bản thân thông qua việc học tập hoặc tích lũy kinh
nghiệm trong quá trình làm việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động, có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc và

công việc của một nghề. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo
bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề. Số bậc kỹ năng nghề đối với mỗi nghề
phụ thuộc vào mức độ phức tạp của nghề đó, nhưng tối đa là 5 bậc. Bậc kỹ năng
nghề được xác định dựa trên ba nhóm tiêu chí chủ yếu: Phạm vi, độ khó và độ
phức tạp của công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc;
mức độ phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc. Thực chất các tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã phản ánh những nội dung, yêu cầu cơ bản cho
việc hình thành và phát triển năng lực hành nghề của người học.
Tính đến tháng 01/2012, tổng số nghề đã được xây dựng tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia là 148 nghề [62].
Như vậy, về quy mô, mức độ, nội dung, nhận định, đề xuất, kết quả,
cách giải quyết vấn đề nâng cao (phát triển) kỹ năng nghề của các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước tuy có sự khác nhau; song có thể nhận định
khái quát rằng các nghiên cứu của nhiều tác giả đã đề cập và làm sáng tỏ các
khái niệm kỹ năng chung, năng lực thực hành, kỹ năng nghề nghiệp… 22
Việc nghiên cứu mô hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp, để đáp ứng
yêu cầu đặt ra trong công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề, là vấn đề đã
được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học giáo dục nghề
nghiệp ở nước ta thời gian qua. Tuy nhiên, các công trình này thường đề cập
đến đối tượng cụ thể, hoặc với mục đích xác định cho công tác hướng nghiệp,
xây dựng nội dung, chương trình đào tạo ; với những quan điểm tiếp cận hệ
thống thứ bậc và cấu trúc năng lực nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, do ảnh
hưởng của tư duy giáo dục cũ trong cơ chế kinh tế - xã hội tập trung và bao
cấp, phần lớn các mô hình phát triển kỹ năng nghề nghiệp được xây dựng
theo hướng lý tưởng hóa, nặng về lý thuyết, xa rời thực tiễn, khó trở thành
hiện thực trong thực tiễn đào tạo nghề nghiệp. Đặc biệt, các nghiên cứu trước
đây chưa đề cập đến vấn đề công nghệ đào tạo và phân hóa các giai đoạn phát

giả Nguyễn Ngọc Hùng [34] đã phân biệt sự khác biệt giữa phương thức bồi
dưỡng truyền thống với bồi dưỡng theo quan điểm tăng cường năng lực thực
hiện. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu công trình này còn đưa ra các giải pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm kỹ thuật theo
tiếp cận năng lực thực hiện, góp phần giải quyết về lý luận và thực tiễn trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục nghề
nghiệp hiện nay. Qua đó cho thấy, việc nâng cao chất lượng đào tạo theo tiếp
cận năng lực thực hiện là hết sức cần thiết, không chỉ riêng sinh viên các
trường sư phạm kỹ thuật, mà còn cần thiết đối với học sinh học nghề.
Cuốn sách “Kỹ năng dạy học” tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên và người dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xuất
bản [64] đã mô tả khá chi tiết quan điểm dạy học theo năng lực thực hiện; tuy
nhiên tài liệu này chưa đi vào làm rõ từng khâu, từng thành tố của quá trình
dạy học thực hành nghề nghiệp. 24
Cuốn sách “Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho giáo
viên” của Tiến sỹ Vũ Xuân Hùng do Nhà xuất bản Lao động – xã hội xuất
bản đã mô tả đào tạo theo năng lực thực hiện gắn với việc làm đang trở thành
xu thế phổ biến trên thế giới và cũng một trong những hình thức của dạy học
hiện đại trong giáo dục nghề nghiệp. Ở nước ta, Nhà nước cũng đang có chủ
trương phát triển đào tạo theo năng lực thực hiện. Luật Giáo dục 2009 đã ghi
rõ “ phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực
hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và
phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc”. Trong đào tạo theo
năng lực thực hiện, người ta quan tâm đến việc đào tạo con người biết vận
dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ vào giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn,
cung cấp cho người học những năng lực cần thiết, phù hợp để thực hiện tốt


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status