Điều tra đánh giá sinh trưởng của loài cây Bạch đàn mô (Eucalyptus urophylla) trồng theo chương trình dự án INNOVGREEN tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh - Pdf 27

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ MINH ĐẠT
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI CÂY
BẠCH ĐÀN MÔ (EUCALYPTUS UROPHYLLA) TRỒNG
THEO CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN INNOVGREEN
TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ MINH ĐẠT
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG
CỦA LOÀI CÂY BẠCH ĐÀN MÔ
(EUCALYPTUS UROPHYLLA) TRỒNG
THEO CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN INNOVGREEN
TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÁI
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, mọi số liệu cũng như nội dung báo cáo hoàn toàn do tôi thực hiện và chưa
từng công bố trên bất kỳ tài liệu nào khoa học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về bản báo cáo Luận văn của mình!
Tôi xin cam đoan!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014
Tác giả

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
D
1.3 :
Đường kính cây ở độ cao cách mặt đất 1.3m
Dg : Đường kính bình quân quân phương
Dg
0
: Đường kính bình quân tầng trội
Dt : Đường kính trung bình tán
N : Mật độ của lâm phần
d
M :
Đường kính cây lớn nhất
d
m
: Đường kính cây nhỏ nhất
d
i
: Đường kính trung bình cỡ kính i
G : Tổng tiết diệt ngang
H : Chiều cao bình quân lâm phần
h
0 :
Chiều cao bình quân tầng trội
Hg : Chiều cao bình quân lâm phần
H
vn
: Chiều cao vút ngọn
M : Trữ lượng lâm phần
n : Tỷ lệ phần trăm số cây tỉa thửa

B ng 3.4. K t qu tính toán các ch tiêu c b n c a lâm ph n b ch ả ế ả ỉ ơ ả ủ ầ ạ
nđà 44
B ng 3.5. K t qu l p ph ng trình t ng quan gi a nhân t i u ả ế ả ậ ươ ươ ữ ố đ ề
tra 46
B ng 3.6. K t qu ki m tra s t n t i c a các ph ng trình s n ả ế ả ể ự ồ ạ ủ ươ ả
l ng trong t ng thượ ổ ể 46
B ng 3.7. K t qu ch n ph ng trình xây d ng mô hình s n l ngả ế ả ọ ươ ự ả ượ
47
B ng 3.8. K t qu tính toán các ch tiêu i u tra c b nả ế ả ỉ đ ề ơ ả 47
B ng 3.9. K t qu ki m tra tính thích ng c a các mô hình s n ả ế ả ể ứ ủ ả
l ngượ 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. M t s bi u n n phân b N/D r ng tr ng B ch ộ ố ể đồ ắ ố ừ ồ ạ
n đà 38
t i Tiên Yên, Qu ng Ninhạ ả 39
Hình 3.2. Bi u th m dò m i t ng quan gi a chi u cao v ể đồ ă ố ươ ữ ề à
ng kínhđườ 41
Qua hình 3.2 cho th y khi th nghi m các mô hình t ng quan ấ ử ệ ươ
H/D chung cho to n lâm ph n B ch n b ng các d ng h m à ầ ạ đà ằ ạ à
nh : Observed; Linear; Logarithmic; Inverse; Quadratic; Cubic; ư
Compound; Power; S; Growth; Exponential v h m Logistic, k t à à ế
qu cho th y h m Linear v h m Logistic có s phù h pj h n c ả ấ à à à ự ơ ơ ả
b ng ph ng trình c th sau:ằ ươ ụ ể 41
H m Linear: HVN = 2,636 + 0,766*D1.3 R = 0,91à 41
H m Logistic: Ln HVN = 0,161 + 0,946*LnD1.3 R = 0,89à 41
3.1.3. K t qu nghiên c u t ng quan Dt v D1.3ế ả ứ ươ à 42
Hình 3.3. Bi u th m dò m i t ng quan gi a ng kính tánể đồ ă ố ươ ữ đườ
v D1.3à 43

tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội và hướng
công nghiệp chế biến gỗ đến sự phát triển bền vững thì trồng rừng thâm canh
là biện pháp được các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đặt ra từ
nhiều năm qua. Trong hơn 1 thập kỷ qua việc trồng rừng kinh tế đã được chú
trọng. Những loài cây trồng rừng kinh tế chủ yếu đó là những loài cây nhập
nội bởi cho năng suất cao như Keo, Bạch đàn,…
Đối với cây Bạch đàn mô được trồng phổ biến nhất, gồm các loài Bạch
đàn mô đang được phát triển rộng rãi bởi tính ưu việt của nó. Bạch đàn mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />1

đang được nhân giống theo phương pháp vô tính. Các nhà khoa học Việt Nam
đã nhân được nhiều dòng khác nhau bao gồm giống quốc gia và giống tiến bộ
kỹ thuật. Tuy nhiên việc đưa dòng nào vào sản xuất cần được khảo nghiệm
trên từng địa phương hoặc các điều kiện lập địa khác nhau.
Trong những năm gần đây diện tích trồng rừng Bạch đàn ở Tiên Yên,
Quảng Ninh ngày càng được mở rộng nhằm cung cấp nguyên liệu cho các
Nhà máy bột giấy, Công ty chế biến gỗ. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng
sinh trưởng làm cơ sở khoa học cho việc xác định biện pháp kỹ thuật tác động
cũng như dự báo sản lượng của rừng là cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra đánh giá
sinh trưởng của loài cây Bạch đàn mô (Eucalyptus urophylla) trồng theo
chương trình dự án INNOVGREEN tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
Để làm cơ sở lựa chọn giống cho việc trồng rừng nguyên liệu trong những
năm tới.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được sinh trưởng của cây Bạch đàn mô trồng theo chương
trình INNOV GREEN tại Tiên Yên, Quảng Ninh.
- Làm cơ sở đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật cũng như dự báo
sản lượng rừng, phục vụ công tác trồng rừng nguyên liệu.
3. Mục tiêu nghiên cứu

mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không
cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá
hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách
lá. Quả hình chén
Dược liệu: Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn,
phiến lá dài và hẹp (ở loài E.exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E.camaldulensis),
rộng 1 - 5 cm, dài 8 - 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác
đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi
tiết tinh dầu nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò
lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm
nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu.
- Nguồn gốc, phân bố: Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự
nhiên trong các lâm phận Việt Nam. Loài này xuất xứ từ nước Úc được dẫn
giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và
cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam,
nhất là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất
thổ cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và
cao nguyên.
Tiền khởi ở Miền Nam, cây Bạch đàn mới du nhập được gọi là cây
Khuynh điệp vì có lá cong cong hình lưỡi liềm. Sau đó ngành lâm nghiệp chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />4

độ cũ đặt tên là cây Bạc hà vì lá có mùi dầu Bạc hà, nhưng xin đừng nhầm lẫn
với cây rau Bạc hà (Mentha) cùng họ với cây rau Húng.
Sau ngày 30-4-1975, cây Khuynh diệp hay còn gọi là cây Bạc hà được
Bộ lâm nghiệp đặt tên là cây Bạch đàn, có tên khoa học là Eucalyptus spp.
Thuộc họ thực vật Sim (Myrtaceae). Không phải chỉ có một cây Bạch đàn mà
tại tại nước Úc nơi xuất xứ, chi eucalyptus (tức chi Bạch đàn) có ít nhất hơn 70
loài (species) mọc từ các vùng đồng bằng có độ cao ngang mực nước biển cho
đến các vùng bình nguyên cao nguyên, từ các thung lũng đến đèo núi cao.

Là loại cây đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao khi đầu tư trồng rừng.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, bước sang thế kỷ XIX ứng
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của các ngành hóa phân tích, hóa thực vật
các nhà khoa học đã vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong chu trình
tuần hoàn vật chất của tự nhiên để áp dụng nghiên cứu sinh khối rừng và bước
đầu đã thu được những thành tựu đáng kể. Riley (1944) [18], Steemann
(1954) [19], Fleming (1957) [16] đã tổng kết quá trình nghiên cứu và phát
triển sinh khối rừng trong các công trình nghiên cứu của mình. Đến năm
1964, Lieth đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ năng suất,
đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế “International
Biology Program” (1964) và chương trình con người và sinh quyển “Man and
Biosphere” (1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối.
Những nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các đối tượng đồng cỏ,
savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh.
Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những
phần mềm máy tính phức tạp đã và đang là những công cụ quan trọng trong
quản lý rừng (Vanclay, 1998; Pote' and Bartelink, 2002). Sinh khối và hấp thụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />6

các bon có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng. Trên thế giới đã có
rất nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm hiểu được
phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần phải xác định được những
điểm chung để phân loại mô hình (Vanclay, 1998). Rất nhiều tác giả đã cố
gắng để phân loại mô hình theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn
khác nhau (Pote' and Bartelink, 2002). Có thể phân loại mô hình thành các
dạng chính sau đây:
1.Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những đo
đếm của sinh trưởng và các điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm mà

lý học (physiological model). Mô hình động thái phức tạp hơn rất nhiều so
với mô hình thực nghiệm nhưng có thể sử dụng để khám phá hệ quả của sự
thay đổi môi trường đến hệ sinh thái, sinh vật (Dixon et al., 1990; Landsberg
and Gower, 1997). Tuy nhiên, mô hình động thái cần một số lượng lớn các
tham số (biến số) đầu vào, nhiều tham số lại không dễ đo, cần thời gian dài để
đo và/hoặc không thể đo được với cá điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ở các
nước đang phát triển (vd. Mô hình nổi tiếng CENTURY mô phỏng động thái
cácbon trong hệ sinh thái rừng và nông lâm kết hợp cần tới hơn 600 tham số
đầu vào (Ponce-Hernandez, 2004)).
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều mô hình động thái hay mô hình
hỗn hợp được xây dựng để mô phỏng quá trình phát triển của hệ sinh thái
rừng như BIOMASS, ProMod, 3 PG, Gen WTO, CO
2
Fix, CENTURY…
(Landsberg and Gower, 1997; Snowdon et al., 2000; Schelhaas et al., 2001).
Trong trường hợp không đủ số liệu đầu vào thu thập được từ các quá trình tự
nhiên của hệ sinh thái và cây, để sử dụng các mô hình này, người ta phải sử
dụng hàng loạt các giả định (assumptions), chính vì vậy tính chính xác của
mô hình phụ thuộc rất nhiều vào các sự phù hợp của các giả định này đối với
đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />8

Đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp, Pinso và Nasi (1991) thấy
cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố
di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng thấy sinh trưởng của cây Keo lai tự
nhiên đời F
1
tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song kém hơn xuất xứ
ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queesland,
Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F

Lịch sử phát triển của khoa học sản lượng rừng bắt đầu từ thế kỷ XIX và gắn
chặt với tên tuổi và tác phẩm của những nhà khoa học: Baur, Borggreve,
Braymann, Cotta, H.Danckelmann, Draudt, Hargtig, Weise, Tiurin(1936,
1948, 1956), Chapman và Meyr (1949), Assmann (1954, 1961, 1970).
Giữa thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, nhiều học thuyết về lập địa, về sinh
thái học, những quan điểm mới về cấu trúc ra đời, đã làm sáng tỏ rằng: Sinh
trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có biện
pháp tác động và môi trường. Mỗi tác giả đều có hướng nghiên cứu và giải quyết
vấn đề khác nhau, song mục đích chung là, tìm hiểu những quy luật sinh trưởng,
quy luật cấu trúc lâm phần, mối liên hệ giữa sinh trưởng và sản lượng để mô
phỏng những quy luật đó bằng các mô hình toán học.
Trên thế giới, cho đến nay số lượng hàm toán học mô tả quá trình sinh trưởng
rất phong phú, dưới đây thống kê một số hàm sinh trưởng đã được sử dụng:
Tác giả Năm Dạng hàm
Gompertz 1825 y = m.EXP(-c
1
.EXP(-b.x)
Verhull 1845 y = m/(1-EXP(-m.b(x-k))
Mitscherlich 1919 y = m.(1-EXP(-c
2
.x)
3

Kovessi 1929 y = m.(1-EXP(-c
2
.x) + c
3
(EXP(-c
2
.x)-EXP(-c

/x)
Drakin 1957 y = m.a(1-EXP(-k.x))
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />10

Richards 1959 y = m.(1-c
1
EXP(-c
2
.x).c
3
)
Thomasius 1965 y = m.(1-EXP(-c
1
.x(1-EXP(c
2
.x)))
n
Simex 1966 y = m.EXP(-c
1
.(x
-c2
+k
-c2
(c
2
x/(k-c
2
-1)))
Sless 1970 y = a.x
b

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />11

chia sức sản xuất của lâm phần như trữ lượng, tăng trưởng trữ lượng…
Hướng nghiên cứu này tỏ ra có hiệu quả và được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu và sử dụng.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh trưởng, phân
chia cấp đất làm cơ sở cho việc xây dựng các biểu quá trình sinh trưởng với
những mô hình toán học chặt chẽ, song mới tập trung vào đối tượng rừng
trồng thuần loài đồng tuổi. Nội dung chính của việc phân chia cấp đất là xác
định nhân tố biểu thị cấp đất và mối quan hệ của nó với tuổi, đồng thời có
quan hệ mật thiết với trữ lượng lâm phần, ít chịu ảnh hưởng của biện pháp tỉa
thưa trong quá trình nuôi dưỡng rừng. Qua nghiên cứu nhiều tác giả đã khẳng
định: Chiều cao của lâm phần ở một tuổi xác định là chỉ tiêu biểu thị tốt cho
sức sản xuất của lâm phần.
Theo Erichhorn (1904) các lâm phần sinh trưởng trên các điều kiện lập địa
khác nhau sẽ có cùng trữ lượng nếu chúng có cùng chiều cao bình quân. Trong
thực tế, có nhiều loại chiều cao bình quân lâm phần. Để lập biểu cấp đất việc sử
dụng chỉ tiêu chiều cao bình quân nào còn tuỳ thuộc vào từng đối tượng cụ thể.
Tại các nước châu Á, châu Phi người ta thường sử dụng chiều cao bình
quân tầng ưu thế (h
0,
h
100
, h
200
) ở tuổi nhất định để phân chia cấp đất. Theo
Alder (1980) thì đối với rừng đơn giản vùng nhiệt đới, đôi khi chiều cao ưu
thế không phải là chỉ tiêu thích hợp để phân chia cấp đất. Trường hợp này
thường xuất hiện ở những lâm phần non của các loài cây sinh trưởng nhanh
và những loài cây có biến động mạnh về sinh trưởng chiều cao, với chu kỳ

Ở Việt Nam, GS. Vũ Đình Phương (1970, 1972), Nguyễn Ngọc Lung
(1984, 1989) lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các quy luật sinh
trưởng, năng suất, sản lượng rừng cây mọc nhanh, áp dụng cho Thông ba lá
bằng phương pháp mô hình hoá, đã lập các bảng biểu dự đoán sinh trưởng, sản
lượng không phải bằng số mà bằng một chương trình trên máy tính với đầu vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />13

là cấp đất và tuổi còn đầu ra là các chỉ tiêu mà chủ rừng quan tâm như: Tuổi tỉa
thưa, năng suất, phẩm chất, tuổi khai thác chính
Quá trình phát triển của khoa học tăng trưởng và sản lượng rừng có thể
được khái quát thành 2 phương hướng chính:
- Đo lặp các chỉ tiêu sinh trưởng trong các ô định vị đại diện cho các lâm
phần nghiên cứu để biết cả quá trình phát sinh, phát triển, già cỗi, tiêu vong.
Phương hướng này có độ chính xác cao nhưng đòi hỏi tốn kém nhiều thời
gian, công sức. Sau này được cải tiến bằng cách lựa chọn những lâm phần có
cùng hoàn cảnh sinh trưởng nhưng khác nhau về cấp tuổi gọi là nằm trong
một “dãy phát triển tự nhiên”, tức là lấy không gian thay thế thời gian.
- Giải tích thân cây đại diện cho mỗi lâm phần khác nhau về các nhân tố
cần nghiên cứu, để có số liệu tăng trưởng đầy đủ từ khi trồng. Phương pháp
này ngày càng được cải tiến, hoàn thiện để có kết quả trong một thời gian
ngắn, khi đó phương hướng thứ nhất được sử dụng lâu dài hơn làm đối chứng
và để kiểm tra.
Trong thực tiễn các nhà lâm nghiệp khi nghiên cứu tăng trưởng, sản
lượng rừng đã thường xử lý khác nhau, thứ nhất, là cách xác định dãy phát
triển tự nhiên để đặt ô tiêu chuẩn đại diện. Thứ hai, là phương pháp thu thập
và xử lý số liệu, Anotchin (1982) lấy ví dụ có các phương pháp thống kê toán
học của Baur, phương pháp phân tích của Hartig, phương pháp xử lý
Tretchiakov các phương pháp đều tính toán các chỉ tiêu tăng trưởng như
lượng tăng trưởng thường xuyên Z
t

Lung (1989) đã tiến hành lập biểu cấp đất cho Thông ba lá ở Tây Nguyên, đây
được xem là cơ sở để xây dựng mô hình sinh trưởng và sản lượng rừng thông.
GS.TS Vũ Tiến Hinh khi lập biểu quá trình sinh trưởng KLT đã lập biểu
cấp đất với chỉ tiêu phân chia cấp đất là chiều cao bình quân của 20% số cây
có đường kính lớn nhất trong lâm phần.[4] Với KLT, tổng tiết diện ngang của
20% số cây có đường kính lớn nhất trong lâm phần chiếm từ 34 đến 35 %
tổng tiết diện ngang lâm phần, như thế, tương ứng với tổng tiết diện ngang
của một cấp kính khi lâm phần được chia thành 3 cấp có tổng tiết diện ngang
bằng nhau. Từ đó, h
0


chiều cao của cây có tiết diện bình quân của cấp kính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />15

thứ 3 (h
3
) sẽ xấp xỉ nhau. Qua kiểm tra quan hệ giữa h
0
với h
3
cho thấy hệ số
tương quan là rất chặt r bằng 0,9996, tham số a không tồn tại, tham số b bằng
1. Như vậy, về lý luận và thực tế cho phép dùng h
3
thay cho h
0
.
Khi xây dựng mô hình trữ lượng cho loài KLT tác giả đã lựa chọn mô hình:
lnM = - 6,26021 + 2,64127lnh

, D
t
, k = 0,6-0,8 cho hàm
sinh trưởng H
VN
. Các hàm sinh trưởng là đường cong tăng và tăng nhanh ngay
từ những năm đầu, mang đặc tính chung của các loài cây ưa sáng.
Trịnh Đức Huy (1998) khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng rừng Bồ đề
vùng Trung tâm ẩm đã kết luận:
- Sinh trưởng chiều cao ít phụ thuộc mật độ. Hàm sinh trưởng chiều cao
theo tuổi có độ chính xác cao nhất là dạng hàm Gompertz
H
bq
= 30Exp (-2,0354416 Exp (-0,1826A))
- Sinh trưởng chiều cao theo tuổi và các nhân tố sinh thái (chỉ số khô hạn
SAD, nguồn gốc đất trồng rừng TBC, độ dày tầng đất mặt DAY) khác:
lnHbq = 6,676-3,684/A
0,3
- 0,3087lnSAD-0,0589lnTBC +0,1389ln DAY
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />16

có hệ số tương quan rất cao (0,989), phản ánh được những đặc điểm sinh
trưởng chiều cao theo những đặc trưng sinh thái khác nhau của rừng Bồ đề.
- Sinh trưởng đường kính bình quân và và trữ lượng rừng Bồ đề cũng
chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái như trên, và thêm nhân tố mật độ
rừng. Phương trình sinh trưởng đường kính có hệ số tương quan cao nhất là
0,932 và phương trình trữ lượng là 0,896. Ảnh hưởng của các nhân tố đối với
sinh trưởng đường kính và trữ lượng có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
tuổi, mật độ, (SAD-TBC), DAY.
- Trữ lượng rừng có quan hệ chặt chẽ với chiều cao bình quân, tổng diện


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status