So sánh phương thức và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN với tổ chức thương mại thế giới (WTO) - Pdf 27

Pháp luật cộng đồng ASEAN Nhóm KT33F2-3
MỤC LỤC
A.Nội dung...................................................................................................................................................2
I.Những điểm tương đồng trong phương thức thực hiện và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng
kinh tế ASEAN và tổ chức thương mại thế giới WTO.............................................................................2
3, Xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư............................................................................................3
II.Sự khác biệt trong phương thức thực hiện và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế
ASEAN với tổ chức thương mại thế giới WTO........................................................................................5
1, Nguyên nhân của sự khác biệt........................................................................................................5
M ở đầu.
Đầu tư trực tiếp được coi là một hoạt động kinh tế cơ bản và đặc biệt
quan trọng đối với các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển. Theo họ, xu
hướng đầu tư chung của thế giới trong những năm tới sẽ thiên về đầu tư vào
từng nhóm quốc gia có những đặc điểm tương đồng về mặt địa lý, kinh tế, chính
sách, và môi trường đầu tư. Do đó, đầu tư khu vực sẽ là xu hướng đầu tư của
tương lai. Có thể thấy, riêng khu vực ASEAN, tổng thu nhập quốc dân của các
nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ USD. Đầu tư nội khối ASEAN đã được
duy trì khá ổn định trong nhiều năm qua. Năm 2008, thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) nội khối đạt 10,8 tỉ USD, chiếm 18,2% tổng mức FDI vào khu
vực này (59,7 tỉ USD). Năm 2009, FDI nội khối cũng đạt khoảng 11 tỉ USD.
Trong giai đoạn 2006 - 2008, tổng mức FDI vào ASEAN đã tăng 8,6%. Điều đó
có nghĩa rằng, đầu tư có xu hướng tăng nhanh. Với mức tăng trưởng này, có thể
thấy khu vực đầu tư ASEAN đang dần thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài khối, vậy điều gì đã làm nên sức hút đó. Với đề tài So sánh phương thức
và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN với tổ chức thương
mại thế giới (WTO) sẽ phần nào giải thích được nguyên nhân của vấn đề trên.
Bài tập nhóm tháng 2 Trang 1
Pháp luật cộng đồng ASEAN Nhóm KT33F2-3
A. Nội dung
I. Những điểm tương đồng trong phương thức thực hiện và mức độ
tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN và tổ chức thương

Biện pháp đầu tư được hiểu là bất kỳ biện pháp nào của các quốc gia
thành viên được thể hiện dưới dạng luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định
và các hoạt động quản trị hành chính hay những thông lệ được chính quyền
trung ương, khu vực, địa phương và các tổ chức phi lợi nhuận ( được chính
quyền trung ương, khu vực, địa phương ủy quyền thực hiện, áp dụng ).
Sự tương đồng của trong phương thức xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu
tư của Cộng đồng kinh tế ASEAN và Tổ chức thương mại thế giới WTO được
thể hiện trong các nội dung sau :
+ Xóa bỏ các biện pháp về yêu cầu trong đầu tư ( Performance
Requirements ). ACIA không trực tiếp định nghĩa thế nào là biện pháp về yêu
cầu trong đầu tư hay liệt kê các biện biện pháp về yêu cầu, điều kiện trong đầu
tư bị cấm mà dẫn chiếu tới Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại (TRIMs) của WTO. Theo đó, các quốc gia phải loại bỏ, không được
áp dụng các biện pháp liệt kê tại Phụ lục 1A của TRIMs ( các biện pháp theo
TRIMs bao gồm 2 nhóm :
(i).các biện pháp về “yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa”, như quy định buộc doanh
nghiệp nước ngoài phải mua hoặc sử dụng một mức độ nhất định các sản phẩm
có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước. Ví dụ Chính
phủ yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng nhà máy phải dùng xi măng sản xuất trong
nước thay cho xi măng nhập khẩu, Chính phủ dành các ưu đãi thuế cho các
doanh nghiệp đạt tỉ lệ nội địa hóa cao hơn trong sản xuất và lắp ráp oto, xe
máy…;
(ii).các biện pháp “yêu cầu về cân bằng thương mại”, Chính phủ có thể
bắt buộc nhà đầu tư tạo lập cân bằng thương mại bằng hai cách. Thứ nhất,
Chính phủ hạn chế khả năng nhập khẩu của nhà đầu tư thông qua các chính sách
hạn chế nhập khẩu như thực hiện chế độ cấp giấy phép nhập khẩu; Thứ hai,
Bài tập nhóm tháng 2 Trang 3
Pháp luật cộng đồng ASEAN Nhóm KT33F2-3
Chính phủ yêu cầu nhà đầu tư không được nhập khẩu với doanh số vượt quá
doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp

(nhưng không giới hạn trong ) về tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản
lý, vận hành và chuyển nhượng đầu tư như nhà đầu tư một nước bất kỳ được
hưởng.
Ngoài các nội dung trên, cả Cộng đồng kinh tế ASEAN và Tổ chức
thương mại thế giới WTO đều có những quy định cụ thể các trường hợp ngoại
lệ trong tự do hóa đầu tư vì các lý do an ninh quốc phòng, sức khỏe con người,
động thực vật, bảo vệ các di sản văn hóa, thuân phòng mỹ tục ( Xem thêm Điều
9, 10, 17 và 18 ACIA 2009 ).
II. Sự khác biệt trong phương thức thực hiện và mức độ tự do hóa
đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN với tổ chức thương mại thế
giới WTO.
1, Nguyên nhân của sự khác biệt
- WTO là một tổ chức bao gồm rất nhiều quốc gia thành viên trên toàn thế
giới do đó giữa các quốc gia này có sự khác biệt rất lớn về kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội. Còn ASEAN bao gồm các quốc gia Đông Nam Á,
Cộng đồng kinh tế của ASEAN không chỉ có các mục tiêu kinh tế cụ thể,
mà còn mang các mục tiêu chính trị với tính chất là “một quyết tâm chính
trị cả gói trong cộng đồng ASEAN”. Do đó, nền kinh tế ASEAN được
phát triển dựa trên nền tảng xã hội ASEAN hài hòa, tin cậy lẫn nhau và
ổn định của khu vực. Chính vì vậy, mức độ tự do hóa đầu tư trong cộng
đồng kinh tế ASEAN lớn hơn so với Tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới WTO là kết quả của những
cuộc đàm phán, tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua con
đường đàm phán. Chính vì vậy, việc đàm phán thành công hay không đều
dựa trên thiện chí của từng quốc gia, điều kiện kinh tế và nhu cầu của
từng quốc gia thành viên.
Bài tập nhóm tháng 2 Trang 5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status