“ Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh - Pdf 27

ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà
nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác TDTT đối với thế hệ trẻ xem đó là
động lực quan trọng và khẳng định cần có chính sách chăm sóc GD - ĐT thế
hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo
đức.
Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học chuyên nghiệp là một mặt giáo dục quan trọng không thể
thiếu được trong sự nghiệp GD - ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao
dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu
đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Nhà trường là cơ sở quan trọng để giáo dục và phát triển con người.
Mục đích của GDTC cho HS - SV là góp phần đào tạo những chuyên gia có
trình độ cao, có tri thức khoa học, những công nhân có tay nghề, có kỹ Thuật
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của lao động xã hội, xứng đáng với vai trò là
người chủ xã hội trong tương lai. Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh và nhà nước pháp quyền định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Chỉ thị 112 CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các cấp, các
ngành thực hiện tốt nhiệm vụ và biện pháp sau: “ Đối với HS - SV trước hết
nhà trường phải thực hiện nghiêm túc giảng dạy và học môn thể dục theo
chương trình đã quy định, có biện pháp tổ chức hướng dẫn các hình thức tập
luyện và hoạt động thể thao ngoài giờ học”[1].
Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính bắt buộc trong
chương trình các cấp học, các ngành học nhưng cho đến nay ở một số nơi
công tác này vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của tuổi trẻ học đường về
một số mặt như: CSVC còn nhiều thiếu thốn, chất lượng chưa đảm bảo, đội
ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực
quản lý còn nhiều yếu kém… Thấy rõ được thực trạng này Đảng và nhà nước
ta đã đề ra một số giải pháp cho công tác GDTC ở tất cả các trường các cấp,
điều đó được thể hiện trong Chỉ thị 36 của Ban chấp hành Trung ương Đảng:
“ Hiệu quả GDTC trong các nhà trường còn thấp, hai ngành GD - ĐT và thể

Đảng và nhà nước ta có những quan điểm về TDTT ứng với từng giai đoạn
cách mạng cụ thể nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Đảng và của Dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra một nền TDTT mới của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bác luôn coi trọng công tác TDTT và
khẳng định TDTT là phương tiện giáo dục con người phát triển toàn diện
phục vụ lợi ích của giai cấp, lợi ích của xã hội.
Ngày 27/ 03/ 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 38 thành lập
Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Giáo dục. Người viết lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục: “… Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới
việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”[3]. Vận mệnh của đất nước
được người khẳng định ngắn liền với sức khoẻ của mỗi người dân: “… Mỗi
người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khoẻ
mạnh tức là góp phần cho đất nước khoẻ mạnh”[3].
Thực hiện nguyện vọng của người trong những năm qua Đảng và nhà
nước ta với chủ trương: “ Đảm bảo cho sự ngiệp TDTT của nước ta vững
chắc, đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT Xã
hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính dân tộc, khoa học và nhân dân”[4].
Trong từng giai đoạn cách mạng, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình
nhiệm vụ cụ thể khác nhau Đảng ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo
thể thao nói chung và công tác GDTC trong trường học nói riêng.
4
Chỉ thị 133/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển
ngành TDTT đã nêu rõ: “ … Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặt biệt chú trọng
việc GDTC trong nhà trường cải tiến chương trình giảng dạy TDTT nội khoá,
ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho HS - SV ở các cấp
học, quy chế bắt buộc ở tất cả các trường, đặc biệt là các trường Đại học phải
có sân bãi, phòng tập TDTT, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo đủ
giáo viên, giảng viên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học”[5].
Giáo dục được đặt ở vị trí: “ … Là quốc sách hàng đầu, là tương lai của
dân tộc”[6]. Và theo đó: “ Mục tiêu Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam

xã hội.
Về thực trạng CSVC, các điều kiện kỹ Thuật phục vụ công tác GDTC
trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp còn nghèo
nàn lạc hậu. Kinh phí đầu tư cho công tác GDTC còn khiêm tốn.
Để GD - ĐT giữ vai trò nền tảng của sự phát triển xã hội thì đào tạo
nghề cả các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp phải bám
sát vào cơ cấu lao động, bám sát vào sự dịch chuyển của cơ chế thị trường.
Đào tạo gắn liền với yêu cầu của thực tế xã hội.
Nói tóm lại chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta phải đáp
ứng được yêu cầu của ba nền kinh tế: Nền kinh tế lao động sức người, nền
kinh tế tài nguyên và nền kinh tế tri thức. Phải đổi mới Giáo dục và đào tạo
nghề các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp để đáp ứng
nhu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong thời đại thông tin toàn cầu
hoá và hội nhập quốc tế.
1.3. GDTC một nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo nghề.
6
GDTC trong các trường dạy nghề có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều
mặt đối với việc đào tạo đội ngũ công nhân trẻ có tay nghề cao. Thực hiện
đầy đủ giờ học chính khoá và tích cực tham gia tập luyện ngoại khoá là điều
kiện hết sức cần thiết để HS - SV được phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo
vệ và củng cố sức khoẻ, nhanh chóng thích nghi với những điều kiện hoạt
động học tập và nâng cao tay nghề. Trong các giờ học thể dục và các hoạt
động thể thao, những phẩm chất ý chí như lòng dũng cảm, đoàn kết, quyết
đoán, kiên trì … sẽ được hình thành và hoàn thiện, GDTC và hoạt động
TDTT trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục đạo đức, lòng
tự hào dân tộc, sự thẳng thắn trung thực là những phẩm chất quý giá và cần
thiết của người công nhân công nghiệp.
Mục đích ý nghĩa của công tác GDTC trong việc GD - ĐT nghề cho
sinh viên không chỉ nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, nâng cao
thể lực chung mà còn phát triển thể lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu đào tạo

và các hình thức tập luyện khác.
Nội dung GDTC thực dụng nghề nghiệp cho HS - SV được xây dựng
trên cơ sở các tiêu chuẩn thể lực chung và đặc điểm nghề nghiệp mà học sinh
sẽ làm việc khi ra trường do vậy việc xác định đúng đặc điểm của từng ngành
nghề ( thí dụ: Luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ…) những loại hình tố chất
thể lực ( sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo…) đáp ứng cho từng ngành
nghề đó là hết sức quan trọng đối với các cán bộ quản lý. Giáo viên thể dục
phải biết xây dựng chương trình GDTC một cách hợp lý, phù hợp với đặc
điểm HS - SV và ngành nghề đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo nghề..
Đối với mỗi ngành nghề khác nhau đều có những hệ thống các bài tập
chuyên biệt phù hợp với đặc điểm và tính chất ngành nghề để nhằm hoàn
8
thiện kỹ xảo vận động và các phẩm chất chuyên môn của ngành nghề đó như
hoạt động trong điều kiện yếm khí, khả năng giữ thăng bằng, sự ổn định thần
kinh, khả năng phản ứng nhanh trong những điều kiện thay đổi bất ngờ…
Từ những dẫn liệu vừa phân tích có thể khẳng định rằng công tác
GDTC cho HS - SV các trường đào tạo nghề là nội dung quan trọng có tính
chất quyết định đến chất lượng đào tạo nghề trong trường học cũng như quyết
định hiệu qủa của năng xuất lao động sau này. Nội dung của GDTC trong các
trường dạy nghề phải được xây dựng trên cơ sở các bài tập phát triển chung
với các bài tập phát triển chuyên môn, các bài tập thực dụng nghề nghiệp phù
hợp với đặc điểm hoạt động của từng nghề. Nhiệm vụ của giáo viên thể dục là
cần phải nắm bắt được đặc điểm của từng ngành nghề đào tạo để từ đó nghiên
cứu các bài tập thể chất phù hợp với các giờ thể dục bắt buộc và tổ chức các
hoạt động thể thao ngoại khoá đáp ứng nhu cầu vận động, vui chơi giải trí cho
HS - SV.
1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý tuổi sinh viên.
1.4.1. Đặc điểm tuổi sinh viên.
Trong đời người không có thời kỳ nào lại có tầm quan trọng đối với
suốt quãng đời còn lại như thời thanh niên. Bác Hồ đã nói: “ Một năm bắt đầu

Các em có khả năng tư duy lý luận tư duy trìu tượng một cách độc lập, sáng
tạo với những đối tượng đã biết thông qua học tập hay qua những kiến thức
xã hội. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, logic hơn, có căn cứ và có sự nhất
quán hơn đồng thời biết chú ý phát huy năng lực độc lập suy nghĩ của bản
thân.
1.4.4. Đặc điểm nhân cách chủ yếu.
10
Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân
cách của thanh niên nói chung, HS - SV nói riêng. Sự hình thành tự ý thức là
một quá trình lâu dài trải qua các mức độ khác nhau. ở thanh niên quá trình tự
ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng. Thanh niên có
nhu cầu tìm hiểu, đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm
về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em
quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng
của mình.
Sinh viên không chỉ đánh giá những cử chỉ riêng lẻ, từng thuộc tính
riêng biệt mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong tổng thể cá nhân.
Khi nhân cách phát triển ở mức tương đối cao các em xây dựng cho mình một
hệ thống quan điểm riêng mà khi đó sinh viên không chỉ hiểu về thế giới
khách quan mà còn cả những mối quan hệ với những người đồng trang lứa,
mối quan hệ với những người hơn tuổi hay kém tuổi mình. Tình bạn trong lứa
tuổi này rất bền vững và có thể kéo dài suốt cả cuộc đời. Trong quan hệ nam
nữ: Tình cảm của sinh viên được tích cực hoá rõ rệt. Nhu cầu về bạn bè khác
giới được tăng cường và xuất hiện tình yêu đôi lứa khá mạnh mẽ ở phần lớn
trong sinh viên. Tình yêu cũng là nguồn động viên trong học tập và rèn luyện
cho sinh viên nhưng đôi khi tình yêu chiếm quá nhiều thời gian của họ và
mang lại những hiệu quả tiêu cực đến qúa trình học tập của sinh viên.
1.4.5. Đặc điểm về thể chất.
Lứu tuổi sinh viên cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ
phận trong cơ thể vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhưng với tốc độ

sỹ giáo dục học của tác giả Nguyễn Duy Linh.
12
Đề tài cũng đã khái quát được những khó khăn trong công tác GDTC
của trường trung học giao thông vận tải TW I và đề ra những biện pháp mang
lại hiệu quả cao cho công tác GDTC của nhà trường như:
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục
+ Cải tiến chương trình học tập
+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập cho sinh
viên.
- “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể
chất cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh” luận văn tốt nghiệp
đại học Thể dục thể thao của tác giả Đỗ Thị Hoa.
Đề tài cũng nêu ra những vấn đề về thực trạng CSVC, thực trạng đội
ngũ cán bộ giáo viên thể dục, công tác giảng dạy của nhà trường, các hoạt
động ngoại khoá từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác
GDTC của trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh và đề ra một số giải pháp
như:
+ Tổ chức tuyên truyền động viên nhận thức về vai trò công tác GDTC
trong nhà trường.
+ Cải tiến phương pháp GDTC cho phù hợp với đặc điểm của sinh viên
+ Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý TDTT trong nhà trường.
Nhìn chung các đề tài đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ mà đề tài đặt
ra trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC song đặc thù của mỗi
ngành nghề mà sinh viên ra trường làm việc là hoàn toàn khác nhau. Những
công trình ấy chỉ có ý nghĩa với một vài trường nhất định vì vậy mà các đề tài
chỉ có ý nghĩa tương đối với nhau. Không có một đề tài nào có thể áp dụng
vào nhiều trường do có những điều kiện cụ thể của từng trường là khác nhau.
Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là một trong những trường đào tạo ra đội ngũ
cán bộ, kỹ Thuật viên cho nghành khai thác mỏ ở nước ta, và việc tăng cường
13

số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường.
Kết quả phỏng vấn sẽ là cơ sở để từ đó lựa chọn ra những biện pháp
phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Để kết quả nghiên cứu được tốt hơn, chúng tôi sử dụng phương pháp
Quan sát sư phạm, quan sát thực tế 12 giờ học của sinh viên trường Cao đẳng
Kỹ Thuật Mỏ, Quá trình quan sát nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu là
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, quan sát phương pháp giảng dạy của
giáo viên, tình trạng CSVC phục vụ công tác GDTC nhằm rút ra những thông
tin thực tế, chính xác và cần thiết trong việc đánh giá qua đó lựa chọn một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng
Kỹ Thuật Mỏ.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
15
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá một cách chính xác
chất lượng Giáo dục thể chất và các biện pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm nâng
cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật
Mỏ thông qua các Test đã được lựa chọn.
Quá trình kiểm tra sư phạm được ứng dụng trên cả hai nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả kiểm tra sẽ là số liệu nhằm đánh giá hiệu
quả các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá
hiệu quả các biện pháp đã đưa ra nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất
cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 4 tháng từ tháng 10/ 2007
đến tháng 02/ 2008 tại trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ:
Nội dung thực nghiệm: Nhóm đối chứng thực hiện theo phương pháp
học của nhà trường đang áp dụng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện theo

tên đề tài, hoàn chỉnh và bảo vệ đề cương.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tháng 01/ 2007 đến tháng 10/ 2007: Giải
quyết nhiệm vụ một của đề tài
- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tháng 10/ 2007 đến tháng 04/ 2008: Giải
quyết nhiệm vụ 2 và nhiệm vụ 3 của đề tài, chỉnh sửa và hoàn tất luận văn.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Là các biện pháp mà đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng công
tác GDTC và chất lượng giờ học thể dục của Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại:
- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh.
17

Trích đoạn Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học thể dục nội khoá 34 75.56 11 24 PHIẾU PHỎNG VẤN
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status