“Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh - Pdf 27

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kĩ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Thực
trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây
dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh”
được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa
Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi,
cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Học viên xin cám ơn chân thành đến Lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư các
công trình y tế - Sở y tế Quảng Ninh, thầy cô và cán bộ ở các cơ quan khác đã hết
lòng giúp đỡ cho học viên hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin cám ơn sâu sắc đến GS.TS Vũ Thanh Te đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những
thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo, của đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ
Phạm Đức ĐoànLỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa được ai
cống bố trong các công trình nghiên cứu nào trước đây và các thông tin trích trong
luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

1.5.1 Giai đoạn khảo sát xây dựng 11
1.5.2 Giai đoạn thiết kế - lập dự toán 11
1.5.3 Giai đoạn thi công 12
1.5.4 Giai đoạn sử dụng 12
2 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN
TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH 13
2.1 Nguyên nhân gián tiếp 13
2.1.1 Bộ máy quản lý nhà nước 13
2.1.2 Công tác quản lý nhà nước 14
2.1.2 Công tác đầu tư xây dựng 14
2.2 Nguyên nhân trực tiếp 14
2.2.1 Đối với các chủ thể quản lý 14
2.2.2 Đối với công tác chấp hành pháp luật 15
2.2.3 Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG 17
2.1. QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 17
2.2 THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG 18
2.2.1 Thực chất quản lý chất lượng công trình xây dựng 18

2.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng 18
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình và quản lý chất lượng công
trình 19

2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình 19
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình 21
2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

3.2.3 Đối với nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: 80
3.2.4 Đối với nhà thầu tư vấn giám sát: 80
3.2.5 Đối với nhà thầu tư vấn quản lý dự án: 80
3.2.6 Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình: 81
3.2.7 Quản lý nhà nước tại địa phương: 81
3.3 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG (GIẢI PHÁP KỸ THUẬT) 81
3.3.1 Công tác thi công san nền: 81
3.3.2 Công tác thi công đường giao thông: 86
3.3.3 Công tác thi công móng cọc bê tông cốt thép: 100
3.3.4 Công tác thi công bê tông: 105
3.3.5 Công tác thi công cốt pha: 109
3.3.6 Công tác thi công cốt thép: 111
3.3.7 Công tác thi công hoàn thiện: 114
3.3.8 Công tác thi công công trình hạ tầng kỹ thuật: 116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 121
KẾTLUẬN 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá vật liệu phối trộn tại công trường 44
Bảng 1.2: Thống kê hồ sơ nghiệm thu 68
Bảng 1.3: Yêu cầu về các loại đất đắp 88
Bảng 1.4: Yêu cầu về thành phần hạt của vật liệu CPĐD 92
Bảng 1.5: Yêu cầu kiểm tra cốt pha 111
Bảng 1.6: Yêu cầu kiểm tra cốt thép 113

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BQLDA
Ban quản lý dự án
CĐT
Chủ đầu tư
CLCTXD
Chất lượng công trình xây dựng
QLDA
Quản lý dự án
QLNN
Quản lý nhà nước
TVGS
Tư vấn giám sát
TVTK

pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình.
Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Đảng và nhà nước ta đã ban hành rất
nhiều khung pháp lý liên quan đến lĩnh vực xây dựng nói chung, cũng như công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng như: Luật xây dựng (2003); Nghị
định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng và thông tư
10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất
lượng công trình xây dựng…
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng ở nước ta vẫn chủ yếu là vốn ngân
sách nhà nước. Để đảm bảo công trình đạt hiệu quả cao khi đưa vào sử dụng, công
tác quản lý chất lượng công trình, nhất là quản lý chất lượng trong giai đoạn thi
công cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Xuất phát từ những yêu cầu đó, việc
nghiên cứu, tìm hiểu công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng dựa
trên những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng công trình xây dựng là rất cần thiết. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc
nghiên cứu nâng cao quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng trong dự án
đầu tư xây dựng tại Việt Nam, tác giả chọn đề tài: Thực trạng và đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án
2

đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh để nghiên cứu, với mong muốn
góp phần là sáng tỏ lý luận về quản chất lượng thi công công trình xây dựng, phân
tích những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng thi công công trình
xây dựng, tìm hiểu nguyên nhân công tác để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng
tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các giải pháp quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công các công
trình xây dựng.
3.Nội dung của luận văn:
- Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG
1 Khái quát về quản lý chất lượng
1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung nhằm
xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện bằng những
phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng và cải tiến
chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống.
Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không
chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô
lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý
chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan
trọng, theo triết lý “làm việc đúng” và “làm đúng việc”, “làm đúng ngay từ đầu” và
làm đúng tại mọi thời điểm”.
Quản lý chất lượng dự án bao gồm tất cả các hoạt động có định hướng và liên
tục mà một tổ chức thực hiện để xác định đường lối, mục tiêu và trách nhiệm để dự
án thỏa mãn được mục tiêu đã đề ra, nó thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thông
qua đường lối, các quy trình và các quá trình lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất
lượng, kiểm soát chất lượng.

được nâng cao, do đó chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý chất
lượng, đặc biệt là trong các tổ chức.
1.3 Nguyên tắc quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một hoạt động quản lý riêng biệt nó có những đòi hỏi,
những nguyên tắc riêng.
1.3.1 Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng
Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình. Doanh
nghiệp cần hiểu biết các nhu cầu hiện tại cũng như tiềm ẩn của khách hàng để
không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt xa hơn sự mong đợi của khách hàng.
Nguyên tắc đầu tiên của quản lý chất lượng là phải hướng tới khách hàng và nhằm
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tăng cường các hoạt động trước sản xuất và
6

sau bán hàng đều lấy việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm trọng, là mục tiêu
hàng đầu của doanh nghiệp.
1.3.2 Coi trọng con người trong quản lý
Trong một tổ chức con người luôn đóng vai trò hàng đầu trong việc quyết định
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong công tác quản lý
chất lượng cần áp dụng biện pháp thích hợp để có thể phát huy hết tài năng của mọi
người, mọi cấp của công việc. Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người xây dựng chính
sách và chiến lược phát triển doanh nghiệp đồng thời thiết lập sự thống nhất đồng
bộ giữa mục đích và chính sách của doanh nghiệp của người lao động, của xã hội.
Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn
lôi cuốn mọi người tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.3 Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ
Quản lý chất lượng tức là quản lý tổng thể các hoạt động trong các lĩnh vực
kinh tế, tổ chức, xã hội…liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thi trường,
xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán. Nó
cũng chính là những kết quả, những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp
các địa phương và từng con người. Quản lý chất lượng toàn diện và đồng bộ sẽ giúp

1.4 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng, Nhà nước đã ban hành các Luật, các Nghị định, Thông tư, các văn bản về
quản lý ĐTXD và quản lý CLCT như: Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2013,
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày
06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các thông tư hướng dẫn
nghị định của Bộ xây dựng, thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thông tư
số 12/2013/TT-BXD ngày 31/7/2013 quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng
công trình xây dựng, thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình… Với những văn bản pháp quy, các
8

chủ trương chính sách, biện pháp quản lý tương đối cơ bản và đầy đủ của Nhà nước
chỉ cần các tổ chức từ cơ quan QLNN, các chủ thể tham gia xây dựng thực hiện
chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý thì công
trình sẽ đảm bảo chất lượng và đem lại hiệu quả đầu tư.
Các văn bản trên quy định: Chính phủ thống nhất QLNN về xây dựng công trình
trên phạm vi cả nước; Bộ Xây dựng thống nhất QLNN về CLCT xây dựng trong
phạm vi cả nước; Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp
với Bộ xây dựng trong việc QLCL; UBND cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm
QLNN về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. Hiện nay, phần lớn
các công trình xây dựng đều thực hiện một số mô hình quản lý như sau:
1.4.1. Mô hình 1: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Hình 2.1: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp QLDA

- Ưu điểm

Trong các dự án xây dựng lớn, thời gian kéo dài CĐT không nắm hết được quy
định về đầu tư xây dựng mà chỉ quản lý hoạt động của đơn vị tư vấn thông qua hợp
đồng thì hiệu quả của dự án không cao. Khó tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm
QLDA cho cán bộ CĐT.
1.4.3. Mô hình 3: Mô hình các chủ thể tham gia thi công :
Hiện nay, hầu hết các dự án xây dựng của Việt Nam có những thành phần tham
gia chính như sau: Ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án; Tư vấn giám sát;
Nhà thầu xây lắp; Tư vấn thiết kế; Tư vấn chứng nhận sự phù hợp chất lượng và an
toàn chịu lực; Tư vấn kiểm định chất lượng. Hình 2.3: Mô hình các chủ thể tham gia thi công công trình

1.5 Các vấn đề tồn tại, hạn chế
Hầu hết các công trình xây dựng hiện nay đều có những vấn đề trong công tác
quản lý chất lượng trong các giai đoạn chính của nó như: khảo sát địa chất, địa hình,
địa chất thủy văn, thiết kế, thi công, sử dụng.
11

1.5.1 Giai đoạn khảo sát xây dựng
Hiện tượng không thực hiện khảo sát, không lập nhiệm vụ khảo sát diễn ra khá
phổ biến ở các công trình vừa và nhỏ, các công trình thuộc vốn ngân sách nhà nước.
Phương án kỹ thuật khảo sát địa chất không hợp lý về vị trí, số lỗ khoan và chiều
sâu khoan. Có công trình kết quả khảo sát không chính xác, dẫn đến việc tăng chi
phí đầu tư cho công trình.
Các đơn vị tư vấn chưa cập nhật quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan đến khảo sát
(sử dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn đã hết hiệu lực hoặc lạc hậu).
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây dựng còn
yếu kém về các mặt như: nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí
nghiệm…

Nhiều nhà thầu không đảm bảo năng lực đúng như trong hồ sơ dự thầu: cán bộ
kỹ thuật thiếu và yếu về trình độ tổ chức thi công, công nhân chủ yếu là lao động
phổ thông, chưa được đào tạo tay nghề; việc đáp ứng vốn, vật tư, máy móc thiết bị
thi công theo tiến độ của dự án không kịp thời.
Công tác thí nghiệm, kiểm định, kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của vật liệu, cấu
kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng trước khi đưa vào
xây dựng công trình không được thực hiện thường xuyên. Thi công còn sai hồ sơ
thiết kế, không áp dụng những quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Công tác giám sát của CĐT, TVGS nhiều nơi còn hình thức, lơ là dẫn đến nhiều
sai phạm của nhà thầu không được phát hiện kịp thời. Công tác nghiệm thu công
trình xây dựng chưa thực hiện theo đúng Nghị định 209/2004/NĐ-CP và mới nhất
là Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
1.5.4 Giai đoạn sử dụng
Hầu hết các công trình không được Chủ sử dụng thực hiện bảo trì. Nhiều công
trình xuống cấp nhanh chóng (thấm dột mốc tường, lún nền, thiết bị vệ sinh, điện bị
hư hỏng, cửa bị cong vênh, nứt tường, trần nhà …).

13

Trong quá trình sử dụng, nhiều đơn vị sử dụng đã tự ý sửa chữa, thay đổi một số
kết cấu, kiến trúc gây ra những nguy hiểm cho kết cấu của cả công trình. Do vậy,
tuổi thọ công trình cũng giảm đi đáng kể.
2 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN
TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH
Sự phát trển kinh tế xã hội trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển đô
thị về mặt hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở, đặc biệt là nhà chung cư cao
tầng, tòa nhà văn phòng, bệnh viện, trường học, khu vui chơi, giải trí…Bên cạnh sự
phát triển như vậy, vấn đề chất lượng công trình xây dựng là yếu tố then chốt mang
tính quyết định cần phải được chú trọng một cách kịp thời và sâu sắc.

2.2 Nguyên nhân trực tiếp
2.2.1 Đối với các chủ thể quản lý
Đối với một số chủ đầu tư: bộ máy quản lý chất lượng không đầy đủ, thiếu đội
ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý chất lượng công trình xây dựng hoặc hoàn toàn
ủy thác cho cán bộ tư vấn giám sát (do chủ đầu tư thuê).
Đối với các ban QLDA do chủ đầu tư trực tiếp quản lý: còn tình trạng nhân lực
không đủ tiêu chuẩn xếp hạng theo quy định.
Tổ chức tư vấn QLDA, TVGS, khảo sát, thiết kế: được thành lập nhiều nhưng
năng lực còn hạn chế biểu hiện: các cán bộ TVQLDA, TVGS chưa được đào tạo bài
bản, thiếu chứng chỉ hành nghề, một cán bộ giám sát nhiều công trình. Các cán bộ
khảo sát, thiết kế chưa có chứng chỉ hành nghề, hoặc một người đứng ra chủ nhiệm
thiết kế nhiều công trình nhưng thực ra lại giao cho các cán bộ khác thiết kế.
Nhà thầu xây dựng có hai dạng chủ yếu: công ty Nhà nước cơ bản đảm bảo bộ
máy, nhưng phòng kỹ thuật của công ty hầu như không hoạt động gắn với công
15

trường. Các công ty tư nhân, hầu hết không đảm bảo bộ máy, có một số công ty
không có bộ máy quản lý chất lượng.
2.2.2 Đối với công tác chấp hành pháp luật
Diễn ra chủ yếu đối với các nhà thầu xây dựng, cắt giảm bộ máy quản lý, giảm
chi phí trong quá trình thi công, do đó công tác quản lý chất lượng cũng như các
biện pháp lập kế hoạch thi công và đảm bảo chất lượng thường không được coi
trọng.
2.2.3 Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Việc giáo dục pháp luật về xây dựng trong các nhà thầu chưa được coi trọng
không tạo được nếp sống chấp hành pháp luật cho từng cá nhân, bộ phận do đó dẫn
đến những vi phạm về chất lượng.
Công tác tuyên truyền pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước còn diễn ra
chậm chạp, dẫn đến công tác quản lý chất lượng của các nhà thầu nhiều nơi gặp
những khó khăn nhất định.


Trích đoạn Điều kiện tự nhiên: Quy mô công trình: Công tác thi công san nền: Công tác thi công đường giao thông: Công tác thi công móng cọc bêtông cốt thép:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status