Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông - Pdf 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
  
BÀI TẬP TIỂU LUẬN

ĐỀ BÀI:
Một số hiện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm năng
cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Môn : Quản lý hành chính Nhà nước về Giáo dục
Giảng viên : Đào Phú Quảng
Lớp : QH – 2005S – Toán học
Sinh viên : Bùi Thị Huệ HÀ NỘI, 10/200
Mục lục
I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………….3
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………..4
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………...4
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..4
II. Tổng quan về quản lý quá trình dạy học và chất lượng dạy học của
trường THPT……………………………………………………………… 5
1. Dạy học và chất lượng dạy học………………………………………….5
2. Quản lý và quản lý quá trình dạy học……………………………........6
3. Những đặc điểm của quản lý quá trình dạy học………………………10
4. Cơ sở pháp lý trong quản lý quá trình dạy học ở trường THPT……13
5. Nội dung quản lý quá trình dạy học ở trường THPT……………… 13

f. Huy động các nguồn lực nhằm phát triển cơ sở vật
chất, thiết bị giáo dục và các phương tiện giảng dạy hiện đại cho
các trường THPT……………. …………………………………………
33
g. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của GV
và HS..34
3. Mối quan hệ giữa các biện pháp……………………………………..36
V. Kết luận……………………………………………………………. 36
I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học
kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp
hóa- hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định:
“Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [36,
tr.107]
Khi khẳng định nhiệm vụ của giáo dục, Nghị quyết Trung Ương II
khóa VIII đã chỉ rõ: “ Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước
chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy
mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường, nhằm nhanh
chóng đưa giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cấu mới của đất nước, thực hiện
nâng cao dân tri, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước” [2]. Nghị quyết ban chấp hành
trung ương khóa VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất
lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”
Chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông hiện nay và chất
lượng đào tạo nói chung đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt. Tuy nhiên,
chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng còn nhiều
yếu kém, bất cập. Đáng quan tâm là chất lượng, hiệu quả Dạy học còn
thấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của

- Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
b. Nhóm các phương pháp thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý.
c. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu từ các kết quả
khảo
II. Tổng quan về quản lý quá trình dạy học và chất lượng dạy
học
1. Dạy học và chất lượng dạy học
Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm khác nhau về chất lượng:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “chất lượng, phạm trù triết học biểu
thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định
tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc
tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các
thuộc tính. Nó là sự liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó
các sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không thoát khỏi
sự vật. Sựu vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất
lượng của nó. Sự thay đổi về chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự về căn
bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số
lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định đó. Mỗi sự vật bao
giờ cũng có sự thống nhất của số lượng và chất lượng”.
Vậy chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng sản phẩm cuối cùng
của quá trình giáo dục phổ thông, đó là chất lượng học vấn của cả một lớp
người mà bộ phận lớn vào đời nhay sau khi ra trường, sự kế tiếp của bộ
phận này sau mỗi năm học tạo ra sự chuyển hóa từ lượng sang chất của đội
ngũ nhân lực có hàm lượng trí tuệ cao với tất cả dấu ấn lên nhân cách của
họ, của quá trình giáo dục phổ thông.
Chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng của từng mặt đạo đức, trí
dục, mĩ dục. thể thao, giáo dục lao động và hướng nghiệp.

khách quan
Như vậy quản lý là hoạt động vốn có của xã hội ở bất kì trình độ phát
triển nào của nó. Quản lý có thể hiểu đó là sự tác động có mục đích đến tập
thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá
trình lao động.
Bản chất hoạt động quản lý là làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu
đặt ra tiến dần trạng thái đến chất lượng mới.
Tóm lại, quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới mục tiêu chung. Và do đó quản
lý là một khoa học, một nghệ thuật bởi các hoạt động quản lý là có tổ chức,
có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc, những phương
pháp cụ thể, được vận dụng một cách mềm deỏ , linh hoạt và sáng tạo tùy
vào từng điều kiện cụ thể, khác nhau của đời sống xã hội. suy nghĩ và hành
động của nhà quản lý không phải là “trái tim nóng, cái đầu nóng”,cũng
không phải “trái tim lạnh, cái đầu lạnh” , càng không phải “trái tim lạnh,
cái đầu nóng”, mà phả là “trái tim hồng, cái đầu lạnh”.
• Chức năng quản lý
Là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản
lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu xác định. Ngày
nay có thể có những tác giả trình bày chức năng quản lý theo những quan
điểm phân loại khác nhau nhưng nền tảng thì quản lý có bốn chức năng cơ
bản: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
- Chức năng kế hoạch hóa: Là quá trình xác định các mục tiêu phát
triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục
tiêu đó. Đây là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, nó có vai trò khởi
đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ
sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, là căn
cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của
tổ chức, đơn vị và từng cá nhân.
Như vậy kế hoạch hóa là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công

đắn
Tổ chức

Giữa 4 chức năng và 3 hoạt động chúng có mối quan hệ tác động gắn bó
với nhau, các chức năng của quản lý chỉ được thực hiện có hiệu quả khi
người quản lý phải biết: ra quyết định và quyết định đưa ra phải đảm bảo
tính chính xác và kịp thời; phải biết điều chỉnh các hoạt động sao cho phù
hợp với diễn biến của tình hình thực tế và cuối cùng người quản lý cần có
thông tin chính xác, thông tin chính là năng lực của quản lý. Tất nhiên để
Tổ chức
chức
Kiểm tra
Kiểm tra
Thông tin quản

Kế hoạch
Chi đạo
hoàn thành tốt công tác quản lý, người quản lý cần xác định mục tiêu, động
lực và các giá trị của quản lý với các ý nghĩa:
+ Xác định đúng mục tiêu quản lý;
+ Bao quát được nội dung quản lý:
+ Nhận diện sâu sác động lực quản lý;
+ Kiên trì thực hiện đồng bộ của hệ giá trị quản lý.
b. Quản lý quá trình dạy học
Từ khái niệm quá trình dạy học, khái niệm quản lý ta có thể hiểu quản lý
quá trình dạy học là sự tác động của chủ thể quản lý( người quản lý) đến
khách thể quản lý là quá trình dạy học. Như vậy quản lý quá trình dạy học
thực chất là quản lý hoạt động dạy và hoạt động học bởi hai nhiệm vụ dạy
và học thống nhất nhau trong quá trình dạy học, được cùng lúc diễn ra
trong những điều kiện vật chất và kỹ thuật nhất định.

Tất cả các yếu tố không thể tách rời nhau tạo thành hệ thống tương đối
hoàn chỉnh và có hiệu lực hiện tại cũng như lâu dài trong quản lý quá trình
dạy học, chúng đặt cơ sở cho việc tìm ra các biện pháp quản lý quá trình
dạy học trong nhà trường.
3. Những đặc điểm của quản lý quá trình dạy học
a. Đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các
hoạt động quản lý giáo dục
Đặc điểm về quản lý hành chính (hành chính sư phạm) có nghĩa là quản
lý theo pháp luật, nội quy, qui chế và những quy định có tính chất bắt buộc
trong hoạt động dạy học.
Đặc điểm quản lý chuyên môn sư phạm có nghĩa là tuân thủ những quy
định của các quy luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi
trường sư phạm lấy hoạt động và quan hệ dạy – học của thầy và trò làm đối
tượng quản lý.
Như vậy, đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn
trong các hoạt động quản lý giáo dục vừa tuân theo quy tắc quản lý hành
chính nhà nước với các hoật động quản lý giáo dục, vừa tuân theo nguyên
tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở giáo dục. Ở các trường phổ
thông,quản lý hành chính thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy
và chấp hành các văn bản. Kết hợp với quản lý giáo dục là đưa việc xây
dượng các văn bản cho các hoật động chuyên môn của giáo dục và làm cho
mọi người hiểu, biết được các quy định của văn bản để thực hiện cho đúng.
Đặc điểm hành chính – giáo dục là hoạt động quan trọng nhất trong
hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nhằm đảm bảo môi trường
sư phạm thuận lợi cho việc thực hiẹn mục tiêu giáo dục mà Nhà nước quy
định.
Cần chú ý rằng quan tâm thích đáng đến đặc điểm này sẽ giúp cho
người quản lý giải quyết tốt mối quan hệ ngành – lãnh thổ trong hoật động
quản lý - giáo dục.
b. Đặc điểm kết hợp Nhà nước – xã hội trong quá trình triển khai quản lý

người không hoàn toàn giống nhau, nó bị chi phối bởi các yếu tố
( hoàn cảnh, gia đình, sức khỏe, nguyện vọng), vì thế không thể có
một chất lượng giống nhau một cách tuyệt đối như sản phẩm của sản
xuất hàng hóa và không thể nhìn từ bên ngoài, không có sản phẩm phế
phẩm.
- Chất lượng dạy học được tính bằng giá trị tăng thêm mà người học
tiếp thu được trong quá trình dạy học, thời gian học. Giá trị tăng thêm
đó không chỉ do một người dạy hoặc người học tạo ra được mà nó là
sự nỗ lực của cả người dạy và người học. Do đó quản lý chất lượng
dạy học phải tính đến quản lý của hoạt động dạy của thầy và hoaatj
động học của trò, những nhân tố trung tam của quá trình dạy học.
- Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố : điều kiện cơ sở
vật chất, môi trường ( cả môi trường trong và ngoài nhà trường), điều
kiện, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức, các nguồn tài
chính… Do đó quản lý chất lượng dạy học là phải quản lý một cách
tổng thể các yếu tố tác đôngk đến chất lượng dạy học.
4. Cơ sở pháp lý trong quản lý quá trình dạy học ở trường THPT
Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông trên cơ sở
những quy định có tính pháp lý của Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo
đã ban hành như :
o Luật giáo dục
o Điều lệ trường trung học
oChỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học
ban hành hàng năm
o Mục tiêu kế hoạch đào tạo trường trung học
o Chương trình giáo dục THPT và kế hoạch dạy học
o Sách gióa khoa và hướng dẫn giảng dạy của môn học
o Quy chế thi chon học sinh giỏi Quốc gia của cấp phổ thông.
o Các Thông tư, hướng dẫn một số điều về quy chế chuyên môn,
đánh giá và thi tốt nghiệp…

nhiệm vụ của hiệu trưởng, của hội đồng giáo dục cũng như của các tổ chức
hoạt động giáo dục trong trường trung học…
Như văn bản trên thuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề chất lượng
giáo dục, chất lượng dạy học, song đó là những văn bản có tính pháp qui,
là cơ sở pháp lý, cơ sở quyền lực vị trí cho người quản lý thực thi nhiệm vụ
và quyền hạn của mình trong việc quản lý các hoạt động giáo dục trong
nhà trường mà trước hết là quản lý dạy và học để năng cao chất lượng.
Tuy nhiên để quản lý tốt các hoạt động giáo dục trong trường THPT nói
chung và hoạt động dạy học nói riêng, người hiệu trưởng không chỉ lãnh
đạo bằng quyền uy, quyền lực vị trí mà còn phải dựa vào quyền lực cá
nhân (tài năng chuyên môn, sự trung thành, sự thân thiện hấp dẫn và lôi
cuốn) biết quản lý thao kiểu quản lý “nhân tâm”
5. Nội dung quản lý quá trình dạy học ở trường THPT
Trên cở sở lý luận và cơ sở pháp lý đã đặt ra, nội dung quản lý quá trình
dạy học oqr trường THPT được tập trung vào quản lý hoạt động dạy của
thầy và hoạt động học của trò. Hoạt động dạy của thầy trong đó bao gồm
cả sự tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của học sinh, hoạt động học của
học sinh phải ăn nhịp với hoạt động dạy của giáo viên, do giáo viên điều
khiển. Do đó quản lý hoạt động dạy của thầy và quản lý hoạt động học của
trò là những khâu hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học của người quản lý trường học.
“Quản lý hoạt động học của học sinh, phải bao quát được cả thời gian
trên lớp, thời gian học ở nhà. Học ở trường và học ở các cơ sở sản xuất.
Hình thức học trên lớp, thực hành, lao động công ích và sản xuất, tham gia
công tác xã hội…để điều khiển các hoạt động cân đối, phù hợp với tính
chất của hoạt động dạy ”.
 Nội dung quản lý hoạt động dạy của thầy bao gồm:
- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học;
- Quản lý việc soạn bài và công tác chuẩn bị của giáo viên cho một
giờ dạy học;

điều tối quan trọng là khi xây dựng xong ta có thể đối chiếu ngôi nhà đó
với bản thiết kế để đánh giá chất lượng ngôi nhà.
Mục tiêu là sự mô tả những gì sẽ đạt được sau khi học được một môn
học, hay một bài học. Mục tiêu được xác định bằng hành vi cụ thể hóa
năng lực nhận thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được sau một bài học, môn
học, khóa đào tạo”.
Mục tiêu giáo dục THPT được ghi tại khoản 4, Điều 27, Luật giáo dục
2005 là “giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố kết quả của giáo dục
THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường
về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để
lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoạc đị vào cuộc sống”.
Vì vậy quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT là quản lý mục tiêu
với sản phẩm ‘đầu ra’ là học sinh trên cơ sở đánh giá học sinh sau ba năm
học đối chiếu với các mục tiêu của cấp học, học sinh đã đạt đến trình độ
nào thao các yêu cầu sau :
- Việc hình thành ở người học hệ thống tri thức phổ thông toàn diện
vừa theo kịp với trình độ tiên tiến của thế giới , vừa kế thừa truyền thống
tinh hoa văn hóa của dân tộc.
- Việc hình thành kĩ năng lao động với ý nghĩa là những kĩ năng nghè
nghiệp phổ thông.
- Biểu hiện thái độ, tình cảm với quê hương, đất nước và những định
hướng nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình cấp học cho bản
thân học sinh trong tương lai.
Quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT cũng chính là quản lý chất
lượng giảng dạy của giáo viên trong trường THPT được thể hiện thông qua
kết quả học tập của học sinh. Dạy học có chất lượng chính là thực hiện tốt
ba nhiệm vụ với người học :
 Cung cấp kiến thức
 Rèn luyện kỹ năng

nguồn tài chính chi phí…được xác định sẽ là cơ sở để phân tích, so sánh và
đánh giá chất lượng “đầu ra” của sản phẩm.
- Xác định lĩnh vực cần quản lý: các lĩnh vực cần quản lý gồm 2 nhóm
chính là nhóm chức năng cơ bản và nhóm điều khiển.
Các lĩnh vực thuộc nhóm chức năng cơ bản bao gồm : quản lý dạy
và quản lý học ( quản lý mục tiêu, nội dung,chương trình,phuơng pháp)
Các lĩnh vực thuộc nhóm chức năng điều khiển bao gồm : quản lý
đội ngũ giáo viên, nhân viên, quản lý học sinh, quản lý các dịch vụ hỗ trợ
dạy học, quant lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác quản lý điều
hành của nhà trường.
- Quy trình tổ chức đánh giá có thể bao gồm tất cả các quy trình có liên
quan đến việc tổ chức dạy học. Quy trình đánh giá có thể dựa vào một số
thông sôa như đánh giá trong và đánh giá ngoài.
Đánh giá trong là sự đánh giá của chính giáo viên với học sinh của
mình, cách đánh giá này chủ yếu thông qua kiểm tra và nhận xét khi tiến
hành quá trình dạy học. Cách đánh giá này có mục đích cho giáo viên điều
chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với các nhóm đối tượng
học sinh, đồng thời giúp học sinh nhận những hạn chế, thiếu xót của mình
trong việc tiếp thu tri thức, phát triển kĩ năng và xây dựnh thái độ cần thiết
cho việc học tập của mình.
Đánh giá ngoài : là đánh giá được thực hiện bởi một tổ chức chuyên
trách thông qua thi cử, độc lập giữa dạy học và kiểm tra .


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status