QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM - Pdf 27

Lời nói đầu
Phát triển là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam
cùng với xu hướng toàn cầu, mở cửa hội nhập, tiến hành công nghiệp hoá
hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, nước ta đã có
nhiều biến đổi sâu sắc, và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc
đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phát triển kinh tế, công nghiệp hoá
hiện đại hoá, những mặt trái của quá trình phát triển, hội nhập, mở cửa đã
có một số tác động tiêu cực không nhỏ đến con người, xã hội, và đặc biệt là
môi trường sống.
Phát triển kinh tế kéo theo nó là những tác động tiêu cực tới môi
trường, nhưng để giải quyết được những yêu cầu công nghệ cho môi trường
nền kinh tế phải phát triển. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường là một trong những chủ đề đáng quan tâm không chỉ của các
nhà nghiên cứu, các cấp Nhà nước mà còn của cả mọi người dân trong toàn
xã hội.
Tiểu luận Triết học
1
QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
I. Các lý luận chung :
1. Khái niệm “phát triển kinh tế” :
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trường kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh
về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Muốn phát triển kinh tế, đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia
tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời
gian tương đối dài và ổn định). Đi liền với đó là sự thay đổi trong cơ cấu
kinh tế : thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế…
thay đổi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá : tỷ trọng của vùng
nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thàn thị, tỷ trọng các ngành
dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ

sinh vật.
Thứ hai, môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và
hoạt động sản xuất của con người.
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người
tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên
nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người . Bởi vì môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất,
lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn
hoá của loài người ; lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các
nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo,
Tiểu luận Triết học
3
các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác ;
cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm
các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản
ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện
tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v..
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian
sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử
dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các
vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài
nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả
năng tự phục hồi. Do đó, việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng, cấp
thiết.
c. Bảo vệ môi trường :
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn,

hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Mà môi trường cung cấp nguyên
liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ
thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên : Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ
trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công
nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói
chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển
bền vững về kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:
Tiểu luận Triết học
5
1. Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà
còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên,
nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác,
sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những dạng vật
chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để
thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải
trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những cái đó không gì khác là các yêu tố
môi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả
sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống
của con người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và
đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là
nơi gây ra nhiều thảm hoạ cho con người (thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ
tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi
trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá
“đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống.
Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước
thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại

3. Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân
tộc
Như trên đã nói, bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển
kinh tế cũng như xã hội được bền vững. kinh tế - xã hội phát triển giúp
Tiểu luận Triết học
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status