Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam - Pdf 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

VŨ THỊ THU HƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Ngọc Vượng

HÀ NỘI - 2010

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ luật học với đề tài “Mối quan hệ
giữa xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS Đinh Ngọc
Vƣợng. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm

2.2. Một vài nét về Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam 52
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản về Nhà nƣớc pháp quyền (NNPQ) 52
2.2.2. Những đặc điểm cơ bản của NNPQ 54
2.2.3. Những quan điểm cơ bản về xây dựng NNPQ Việt Nam XHCN 55
2.3. Vị trí của XHDS trong mối quan hệ giữa XHDS với NNPQ Việt Nam
và nền KTTT định hƣớng XHCN 58

iv
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA
HIỆN NAY 64
3.1. Những trở ngại trong việc thúc đẩy sự phát triển của XHDS ở Việt
Nam 64
3.1.1. Sự bất cập về nhận thức của cán bộ và công dân đối với XHDS 64
3.1.2. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp chƣa tạo ra những điều kiện cần
thiết cho XHDS phát triển 65
3.1.3. Môi trƣờng kinh tế - xã hội, văn hoá và pháp lý còn nhiều bất cập. 68
3.1.4. Trình độ dân chủ và sự minh bạch của các CSO chƣa cao 70
3.1.5. Các nguồn lực cho phát triển XHDS còn hạn chế 71
3.2. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng XHDS ở nƣớc ta hiện nay
73
3.3. Phƣơng hƣớng xây dựng và phát triển XHDS Việt Nam 79
3.3.1. Xây dựng và phát triển XHDS gắn liền với xây dựng và hoàn thiện thể
chế KTTT định hƣớng XHCN 80
3.3.2. Xây dựng, phát triển XHDS gắn liền với việc đổi mới hệ thống chính
trị, xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân; phát huy
dân chủ XHCN, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân 84
3.3.3. Sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về hội, tạo môi
trƣờng pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các CSO 89
3.4. Một số giải pháp nhằm phát triển XHDS Việt Nam trong mối quan

Chủ nghĩa xã hội
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, XHDS hầu nhƣ đã trở thành một bộ phận không thể phân tách
của đời sống xã hội hiện đại. Quan điểm này đã đƣợc thể hiện rõ trong Báo
cáo năm 1997 của Tổng thƣ ký Liên Hiệp quốc Kofi Anan khi ông nói: “Các
NGO và các chủ thể khác của XHDS nay không chỉ đƣợc coi là ngƣời phổ
biến thông tin hay nhà cung cấp dịch vụ, mà còn là ngƣời soạn thảo chính
sách, cho dù là vấn đề hòa bình hay an ninh, phát triển hay nhân đạo”. Hơn
nữa, Báo cáo còn nhấn mạnh XHDS nhƣ là một bộ phận quan trọng của việc
cải cách Liên Hiệp quốc… Tầm quan trọng của XHDS đã thúc đẩy những
nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn XHDS ở nhiều cấp độ: địa phƣơng,
quốc gia và khu vực.
Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình của các học giả nƣớc
ngoài đề cập đến những vấn đề tác động đến quá trình phát triển, trong đó có các
phong trào xã hội, hay nói theo cách thông dụng hiện nay là XHDS, của các
nƣớc Đông Nam Á. Song, còn quá ít các công trình, bài viết của các nhà nghiên
cứu Việt Nam về XHDS các láng giềng trong khu vực. Hơn nữa, ở Việt Nam
mặc dù XHDS đã bắt đầu đƣợc nhắc đến ngày càng nhiều trong các thời điểm và
bối cảnh, song hiểu biết về nó chƣa nhiều và cũng rất khác nhau. XHDS là một
đề tài vừa cổ điển, lại vừa rất thời sự. Ngay từ thời Cổ Hy Lạp, ngƣời ta đã bàn
tới khái niệm này và đến thế kỷ XVIII, nó chính thức trở nên phổ biến. Tính thời
sự của XHDS là rõ ràng với sự trở lại của vấn đề này từ giữa thế kỷ XX, khi

và sự đa dạng của XHDS, quan hệ giữa XHDS với các tổ chức nhà nƣớc và
thị trƣờng ở trong nƣớc và trên thế giới, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu
hóa đã mở rộng và nền kinh tế tri thức đang phát triển.

3
Nƣớc ta hiện nay đang rất cần phát huy các nguồn lực cho sự phát triển
mà nguồn lực con ngƣời là nguồn lực lớn nhất của mọi nguồn lực. Phát huy
nguồn lực con ngƣời chính là thực hiện và phát huy vai trò làm chủ của ngƣời
dân, tổ chức tốt XHDS sẽ là một đảm bảo quan trọng và thiết thực cho hoạt
động đấy. XHDS thúc đẩy phát triển và phát huy dân chủ. Khi mà chúng ta
đang chứng kiến nhiều tổ chức, đoàn thể quần chúng đã không phát huy đƣợc
vai trò vì gần nhƣ bị “Nhà nƣớc hóa”, “hành chính hóa”. XHDS rõ ràng đang
là khâu yếu nhất trong 3 trụ cột chính của sự phát triển xã hội nói trên. Đã đến
lúc vấn đề “XHDS” cần đƣợc đặt ra một cách nghiêm túc cùng với phát triển
KTTT và việc đẩy mạnh xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân.
Chính vì những lý do trên mà đề tài “Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam” là đề tài mang tính cấp thiết, đƣợc chọn làm
đề tài cho luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
 Tình hình nghiên cứu trong nước
Những năm gần đây ở Việt Nam đã có những công trình, các tác giả
nghiên cứu về xã hội dân sự (cũng có tác giả gọi là xã hội công dân). Trong
các công trình, đề tài nghiên cứu về xã hội dân sự có thể thấy có các công
trình, đề tài tiêu biểu nhƣ: Xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp
quyền (1992) của tác giả Đỗ Nguyên Phƣơng – Trần Ngọc Đƣờng; Mối quan
hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước (1994) - Trần Ngọc Đƣờng
và Chu Văn Thành; Quan hệ giữa nhà nước và XHDS Việt Nam, lịch sử và
hiện đại (2004) - Lê Văn Quang, Mối liên hệ giữa nhà nước với XHDS và vấn
đề cải cách hành chính (2004) – GS.TS Đào Trí Úc; Xây dựng nhà nước pháp
quyền từ sự hình thành xã hội công dân (2004) - Nguyễn Thanh Bình; Về mối


5
Trong khuôn khổ luận văn cao học, học viên giới hạn sự nghiên cứu của
mình về các vấn đề sau:
 Khái niệm, các tƣ tƣởng ngoài macxit và tƣ tƣởng Mac-Lenin về
xã hội dân sự.
 Tác giả bƣớc đầu nghiên cứu về quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xã hội dân sự, về các tổ chức xã hội hội dân sự ở
Việt Nam.
 Tác giả luận văn nghiên cứu về đặc điểm của xã hội dân sự Việt
Nam và phƣơng hƣớng xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam trong
điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc
ta hiện nay.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: diễn
dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, luật học so sánh.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn này đóng góp phần khiêm tốn
về khái niệm, quá trình hình thành và phát triển của xã hội dân sự và phƣơng
hƣớng xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa nhất
định về lý luận về xã hội dân sự cho sinh viên, học viên cao học luật. Những
kiến nghị về phƣơng hƣớng xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam có thể tạo ra
những ý tƣởng ban đầu về chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc ta về
xây dựng xã hội dân sự.

6

cổ đại là Platon và Aristotle.
XHDS đƣợc coi là đồng nghĩa với nhà nƣớc hay xã hội chính trị. Theo
quan niệm này, XHDS thể hiện sự phát triển của nền văn minh đến những nơi
xã hội đã đƣợc văn minh hóa nhƣ thành bang Athène và cộng hòa La Mã. Nó
thể hiện trật tự xã hội của các công dân. Ở đó, những ngƣời đàn ông (chứ
không phải phụ nữ) điều chỉnh các quan hệ của họ và dàn hòa các tranh chấp
theo hệ thống luật pháp, nơi sự lễ độ cai trị, và nơi các công dân chủ động
tham gia vào cuộc sống cộng đồng.
Trƣớc Hêghen, XHDS (Civil society) đồng nghĩa với nhà nƣớc/quốc gia
và đều đƣợc dùng để hàm chỉ xã hội văn minh (có thuộc tính đối lập với xã
hội hoang dã). Với cách hiểu này, XHDS hàm ý chỉ sự văn minh hóa xã hội
nhƣ đạt đƣợc trong xã hội thành bang Aten hay Cộng hòa La Mã. Tính văn
minh nằm ở trong trật tự xã hội, khi công dân giải quyết các mâu thuẫn bằng
hệ thống pháp luật, và chủ yếu bằng các phương thức hòa bình. Và công dân

8
cũng đóng vai trò tích cực trong đời sống cộng đồng hòa hợp. Nhƣ vậy, thành
viên của XHDS cũng có nghĩa là thành viên của một nhà nƣớc, ngƣời đó
không còn là chính họ nhƣ trong trạng thái tự nhiên dã man nữa, họ bắt buộc
phải tính tới các hành động của những ngƣời khác, và vì vậy họ là công dân.
Nói cách khác, khái niệm “công dân” cũng là khái niệm chỉ có thể dùng khi
xét trong quan hệ với một người khác – một công dân khác.
Nhƣ vậy vào thời kỳ này, khái niệm XHDS hoàn toàn có ý nghĩa khác
với XHDS ngày nay ở điểm căn bản nhất: XHDS đó chính là xã hội chính trị -
tức là nhà nƣớc. Điều này có thể thấy rõ ràng khi xem xét khái niệm “công
dân”.
 XHDS là xã hội của các công dân tự do
Vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI, chính thể dân chủ đầu tiên xuất hiện ở
Chios, và sau đó là ở hàng loạt các đô thị khác. Aten là đỉnh cao của sự phát
triển dân chủ này. Việc hình thành và phát triển chế độ nô lệ trong nông

xuống hàng thứ yếu so với lợi ích công cộng. Tuy nhiên, Pericles cũng chỉ ra
rằng, cái công cộng và cái riêng tƣ đan quyện vào nhau, và bao dung là phẩm
chất căn cốt để mọi ngƣời có thể hƣởng thụ cuộc sống theo lối riêng tƣ của
mình. Tuy nhiên, các nhà dân chủ Aten thƣờng cho rằng phẩm hạnh cá nhân
cũng chính là phẩm hạnh của một công dân. Các cá nhân chỉ có thể tự thỏa
mãn mình và sống trong danh dự với tƣ cách là các công dân và thông qua đời
sống công cộng của thành bang; đạo lý và chính trị là hợp nhất trong đời sống
chính trị cộng đồng. Trật tự chính trị đƣợc xem nhƣ là một công cụ để qua đó
bản chất công dân đƣợc biểu đạt và hiện thực hóa. Sau này quan điểm của
Nicolo Machiavelli (1469-1527) và Thomas Hobbes (1588-1679)… Về sự
phân định rõ ràng giữa nhà nƣớc và xã hội, giữa quan chức và công dân, nhân
dân và chính quyền là một quan điểm không phải khởi nguồn từ triết học
chính trị của Aten cổ đại.

10
Trong quan điểm của Aristotle, công dân và nhà nƣớc, tức xã hội của các
công dân, cũng nhƣ gia đình, là các thực thể tự nhiên. “Con ngƣời là một
động vật chính trị” có hàm nghĩa rằng nếu không sống thành xã hội, không có
nhà nƣớc, con ngƣời sẽ không còn là con ngƣời theo đúng nghĩa. Cái phi công
dân (I’incivique) cái phi chính trị (apolitique) sẽ là phi nhân tính. Trạng thái
tự nhiên là trạng thái chính trị. Vì một cách tự nhiên con ngƣời có ý thức bản
năng về điều tốt và điều xấu, về công bằng và bất công.
Aristotle định nghĩa mục đích của cá nhân là quan hệ giữa anh ta với
thành bang. Việc thực hiện đúng bổn phận của công dân quyết định phẩm
hạnh công dân của các cá nhân. Ông xuất phát từ hai đặc tính tự nhiên của
con ngƣời là suy lý (logos) và hợp tác (praxis) làm khởi điểm để hiểu khái
niệm công dân và nhà nƣớc cũng nhƣ hệ thống lập luận của ông về hình thức
nhà nƣớc, tổ chức xã hội… để đạt đƣợc sự hoàn thiện tự nhiên.
Nhƣ vậy, theo quan niệm của Platon và Aristotle, nhà nƣớc là một chính
thể đạo đức và lý tính hoàn hảo, cá nhân và công dân là một thể thống nhất.

bƣớc Socrates, Platon tin tƣởng rằng phẩm chất hàng đầu của con ngƣời là tri
thức, nguyên tắc cai trị phải là nguyên tắc của sự chuyên quyền thông thái -
sự chuyên quyền đã đƣợc khai sáng. Theo đó, các nhà thông thái có trọng
trách khám phá ra sự phân công lao động mà ở đó các cá nhân có thể thấy
đƣợc vai trò thích hợp của mình.
Nhƣ vậy, tự do hay bình đẳng là hai đặc trƣng quan trọng của cộng đồng
các công dân, của XHDS hiện đại, lại chứa đựng những nhƣợc điểm nội tại
căn bản, những mầm mống của sự tự huỷ hoại. Đây cũng chính là vấn đề căn
bản của XHDS hiện tại mà sự giải quyết chúng là vấn đề chính yếu nhất và
cần đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng nhất.
 XHDS thời kỳ trung đại – xã hội của các thần dân
Thời kỳ Trung đại trong lịch sử phƣơng Tây đƣợc đánh dấu bởi sự diệt
vong của đế quốc Tây La Mã vào năm 476 và sự chấm dứt hoạt động của

12
trƣờng phái Platon ở Aten vào năm 529. Các vƣơng quốc mới thành lập trên
đất của Tây La Mã không tiếp tục duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ mà đi vào
con đƣờng phong kiến hoá. Thời kỳ này tồn tại cho đến khi xuất hiện hình
thức ban đầu của chủ nghĩa tƣ bản (thế kỷ XV-XVI).
Ở thời kỳ này cũng chƣa có sự tách biệt giữa XHDS và nhà nƣớc. Nhà
nƣớc chỉ có thể chấp nhận đƣợc nếu không đƣợc vây kín bởi con ngƣời, với
tƣ cách là một tín đồ Cơ đốc giáo. Đối với tín đồ Cơ đốc giáo, sự tồn tại cá
nhân chỉ là tạm thời, chính trị trở thành thứ yếu. Sự thờ ơ về chính trị là cái
mà cuộc cách mạng Cơ đốc giáo mang lại cho các thể chế. Nhà thờ, với tƣ
cách là cộng đồng tinh thần và đạo đức đƣợc tổ chức, có một thiên mệnh rộng
hơn nhà nƣớc, lãnh đạo tất cả nhân loại. Các cha cố làm cho ngƣời ta tin rằng
nếu con ngƣời là đạo đức thì không cần đến nhà nƣớc.
Một tác giả khác thời kỳ này là Saint Anguxtin, một nhà triết học nổi
tiếng cho rằng con ngƣời không có trong mình bất cứ quyền uy nào đối với
những ngƣời khác. Mọi ngƣời đều bình đẳng, tự do, đều do Thƣợng đế tạo ra,

với sự phát triển của công thƣơng nghiệp đã tạo tiền đề cơ sở vật chất cũng
nhƣ chính trị cho bƣớc chuyển sang một thời kỳ mới trong lịch sử sản xuất,
một nền văn minh mới của nhân loại.
Giai đoạn thứ nhất của xã hội công dân thời kỳ này bắt đầu từ thế kỷ
XVI-XVII, là giai đoạn hình thành nên các tiền đề chính trị, kinh tế, tƣ tƣởng
cho xã hội công dân. Đó là sự phát triển công thƣơng nghiệp, chuyên môn hóa
các loại hình sản xuất, đẩy mạnh phân công lao động và các quan hệ KTTT.
Cách mạng tƣ sản Anh bắt đầu xóa bỏ chế độ xã hội phong kiến, chuyển
thành xã hội công dân mà cốt lõi của nó là sự bình đẳng về mặt pháp lý.
Giai đoạn thứ hai diễn ra từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỳ XIX
Nhiều nƣớc tƣ bản phát triển đã hình thành xong trật tự của xã hội công dân
mà cơ sở phổ quát nhất của nó là tự do, bình đẳng pháp lý phổ biến và quyền
tự do kinh doanh, coi trọng sáng kiến cá nhân. Có thể coi sự ghi nhận của

14
pháp luật về sự bình đẳng pháp lý cho mọi ngƣời với tƣ cách là chủ thể độc
lập của các quyền và tự do là dấu hiệu chính yếu và là nền tảng của xã hội
công dân về mặt lý luận.
Nhƣng ý thức XHDS thực sự có bƣớc phát triển mạnh mẽ với những nội
dung sâu sắc hơn đƣợc thể hiện trong các tác phẩm của các nhà tƣ tƣởng xuất
sắc ở thế kỷ XVI nhƣ Rodin (Pháp), Hobbes (Anh), Spinoza (Hà Lan) v.v
Họ bắt đầu đƣa ra sự phân biệt giữa xã hội và nhà nƣớc, phản ảnh sự trỗi dậy
của các cá nhân ở các đô thị vào buổi đầu hình thành và phát triển của chủ
nghĩa tƣ bản. Rodin, một học giả ngƣời Pháp vào thời xảy ra các cuộc chiến
tranh tôn giáo, đã đƣa ra nguyên lý về tính tối thƣợng của nhà nƣớc. Theo
ông, nhà nƣớc có quyền tối thƣợng đối với tất cả các thành viên xã hội và tất
cả những gì thuộc về nó. Nhà nƣớc chỉ hình thành khi những thành viên tản
mạn của xã hội thống nhất lại dƣới một quyền lực thống nhất. Hobbes, ngƣời
coi trạng thái tự nhiên của xã hội là “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”,
cho rằng nhà nƣớc có sứ mệnh khắc phục trạng thái đó bằng cách thiết lập

xâm phạm và tƣớc đi một cách tùy tiện từ phía nhà nƣớc và bộ máy công
quyền.
Đối với Hobbes và Rousseau đó là sự thỏa thuận bằng khế ƣớc xã hội,
đối với Locke và Montesquieu, đó là sự phân chia quyền lực nhà nƣớc một
cách độc lập và chế ƣớc lẫn nhau. Do đó, dân chủ gắn liền với NNPQ và xã
hội công dân. Nền dân chủ không thể sản sinh trong một xã hội mà ở đó
nguyên tắc cai trị do các cá nhân tùy tiện và thao túng. Trái lại, dân chủ là kết
quả trong một xã hội đƣợc tổ chức, thiết chế, và vận hành trên nguyên tắc luật
pháp và phân chia quyền lực, cũng nhƣ có sự tham gia mạnh mẽ của các thiết
chế phi chính trị và phi nhà nƣớc đóng vai trò là lực lƣợng xã hội đối trọng
nhằm giám sát và cân bằng với thiết chế chính trị và nhà nƣớc trong việc thực
thi dân chủ.

16
Xã hội càng phát triển, sự tách biệt giữa Nhà nƣớc và XHDS càng rõ nét.
Trƣớc Hê-ghen, ngƣời ta chủ yếu coi Nhà nƣớc và XHDS là tƣơng đồng nhau
và phân biệt giữa Nhà nƣớc và XHDS một bên, với trạng thái tự nhiên một
bên. Đến Hê-ghen, ông đã làm sáng tỏ quan điểm lịch sử về XHDS, và quan
điểm về NNPQ trong mối liên hệ với XHDS và xã hội chính trị.
Dựa trên cơ sở hệ thống hóa toàn bộ tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Tây
Âu thời kỳ khai sáng, Hê-ghen cho rằng: XHDS là một giai đoạn đặc biệt
trong quá trình vận động từ gia đình tới Nhà nƣớc. XHDS sẽ chƣa trở thành
“XHDS” khi nó chƣa đƣợc quản lý về phƣơng diện chính trị dƣới sự giám sát
của nhà nƣớc. Chỉ có quyền lực tối cao là nhà nƣớc lập hiến, và chỉ khi thừa
nhận và duy trì ở địa vị lệ thuộc nhà nƣớc thì XHDS mới đảm bảo phát triển
tự do; vì nhà nƣớc là hình thức chân chính của ý niệm tuyệt đối, của lý trí
khách quan.
XHDS, theo Hê-ghen bao gồm nền KTTT, các cá nhân, nhóm xã hội, các
giai cấp - xã hội, nghiệp đoàn, hiệp hội tự nguyện, trƣờng học, bệnh viện, tổ
chức của giới tri thức v.v và các thể chế vận hành chúng. Với tính cách là

mô tả nhƣ là “đỉnh của toàn bộ ngôi nhà”, mà ngƣợc lại, XHDS bị Hê-ghen
rất coi thƣờng, mới là lĩnh vực ngƣời ta phải đi vào, để tìm ra chiếc chìa khóa,
qua đó hiểu đƣợc quá trình phát triển lịch sử của loài ngƣời.
Đến năm 1844, trong tác phẩm Gia đình thần thánh, C. Mác và Ph.Ăng-
ghen đã phân tích sâu sắc mối quan hệ qua lại giữa nhà nƣớc và XHDS để
hình thành cơ sở đề xuất học thuyết về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng.
Hai ông nhận định: Giống nhƣ cơ sở tự nhiên của nhà nƣớc cổ đại là chế độ
nô lệ, cơ sở tự nhiên của nhà nƣớc hiện đại là xã hội thị dân
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), C.Mác và Ph.Ăng-ghen
đã sử dụng khái niệm “Xã hội công dân” (XHDS) để chỉ toàn bộ các quan hệ

18
giao tiếp vật chất của cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của
phƣơng thức sản xuất, trong đó đặc biệt phải kể đến quan hệ giao tiếp trong
quan hệ sản xuất; và đóng vai trò là cơ sở của toàn bộ lịch sử (sinh hoạt nhà
nƣớc, sản phẩm lý luận, mọi hình thái ý thức v.v hay của nhà nƣớc và kiến
trúc thƣợng tầng tƣ tƣởng). Về đối ngoại, nó thể hiện ra nhƣ một dân tộc, còn
về đối nội, nó vẫn phải tự tổ chức thành một nhà nƣớc. Và trong tác phẩm về
Lịch sử Liên đoàn những người cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khẳng
định: “Không phải Nhà nƣớc chế định và quyết định xã hội công dân mà xã
hội công dân chế định và quyết định Nhà nƣớc”.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen khẳng định rằng, trong mỗi thời đại lịch sử, sản
xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất
kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị, tƣ tƣởng của
thời đại ấy. Trong thƣ gửi P.W An-nen-cốp (28-12-1846), C.Mác cho rằng,
khi xét một trình độ phát triển nhất định của sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, sẽ
thấy một xã hội công dân nhất định với tính cách là tổng thể của chế độ xã hội
nhất định, của một hình thức tổ chức nhất định của gia đình, của các đẳng cấp
và giai cấp. Và chế độ chính trị chỉ là thể hiện chính thức của xã hội công dân.
Nhƣ vậy cả C. Mác và Ph. Ăng-ghen đều cho rằng, xã hội công dân (hay


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status