HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX - Pdf 28

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật là một công cụ quản lý của Nhà nước, được xây dựng nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những quy tắc xử sử chung. Mọi hoạt động
của cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước…đều phải
được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Đối với doanh nghiệp, các vấn
đề pháp lý luôn tồn tại và gắn liền với doanh nghiệp từ khi thành lập, trong
quá trình hoạt động cho đến khi doanh nghiệp đó phá sản hoặc giải thể. Các
vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp có thể chia thành ba nhóm là: Các vấn đề
pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh - thương mại; Các vấn đề pháp lý về
lao động và các vấn đề pháp lý khác (như tổ chức, quản lý, liên doanh, liên
kết…).
Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước
kinh doanh về các sản phẩm hóa dầu. Hoạt động kinh doanh thương mại của
Công ty được tiến hành rất thường xuyên, liên quan đến nhiều quy định pháp
luật về thương mại. Trong đó, các vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại có
liên quan trực tiếp đến các giao dịch kinh doanh và là cơ sở để tiến hành mọi
hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex hiện nay đang kinh doanh ba
ngành hàng chủ yếu là dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hóa chất. Dầu mỡ nhờn
là ngành hàng được Công ty tiến hành kinh doanh đầu tiên và hiện nay đang
là ngành hàng chủ chốt luôn chiếm từ 67-68% tổng doanh thu tiêu thụ cả ba
ngành hàng. Các hợp đồng thương mại về dầu mỡ nhờn, cụ thể là hợp đồng
mua bán dầu mỡ nhờn, là loại hợp đồng được thiết lập và thực hiện nhiều nhất
cả về mặt số lượng và giá trị.
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hợp đồng mua bán dầu mỡ
nhờn đối với Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex, sau một thời gian tìm hiểu
thực tế tại Công ty, kết hợp với những kiến thức pháp luật về kinh tế đã được
học tập, em đã chọn đề tài: "HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ

doanh của các đơn vị kinh tế. Do vậy, ngày 25/09/1989 Hội đồng Nhà nước
đã thông qua Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, bước đầu xây dựng một chế độ
pháp lý về hợp đồng kinh tế. Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày
28/10/1995 cũng đưa ra những quy định về hợp đồng dân sự. Đến năm 1997,
khi Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997 cũng có
những quy định về hợp đồng trong một số hành vi thương mại. Trên thực tế
cho thấy, các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại vẫn chủ yếu căn
cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Có thể thấy, các vấn đề pháp lý về hợp đồng được quy định trong ba
văn bản: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Bộ luật Dân sự 1995 và Luật
Thương mại 1997. Trong các văn bản này lại có những quy định không thống
nhất và cũng không có các quy định về mối quan hệ gữa các văn bản với
nhau, do đó đã khiến cho người áp dụng và các cơ quan tài phán gặp nhiều
khó khăn, lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật về hợp đồng. Và cho đến
nay, khi các hoạt động kinh tế càng phát triển và trở nên phức tạp thì các văn
bản này không còn phù hợp nữa, yêu cầu hoàn thiện và đổi mới các quy định
của pháp luật về hợp đồng là vấn đề hết sức cấp thiết và có ý nghĩa rất quan
trọng trong điều kiện hiện nay.
Ngày 14/06/2005, Bộ luật Dân sự mới đã được Quốc hội khóa 11 thông
qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Bộ luật Dân sự 2005 được ban
hành thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989.
Đây được coi là đạo luật chung, áp dụng cho tất cả các quan hệ dân sự, kinh
tế, thương mại tạo sự thống nhất về pháp luật, đặc biệt trong việc điều chỉnh
những quan hệ hợp đồng. Theo đó, những quy định của Bộ luật Dân sự 2005
về hợp đồng dân sự có tính nguyên tắc là nội dung cơ bản điều chỉnh các quan
hệ hợp đồng nói chung. Còn khi các chủ thể ký kết các hợp đồng đặc thù
thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành thì sẽ áp dụng các quy
định trong các luật chuyên ngành.

Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.2.1. Về chủ thể của hợp đồng.
Các chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tương ứng là bên mua
và bên bán trong quan hệ hợp đồng này. Theo Luật Thương mại 2005, hợp
đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết giữa các thương nhân hoặc ít
nhất một bên là thương nhân.
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh. Các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp có thể bao gồm các
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. Thương nhân là cá nhân bao gồm các
hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương
mại một cách thường xuyên, độc lập.
Các thương nhân này có quyền hoạt động thương mại trong các ngành
nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp
luật không cấm. Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa còn được ký kết giữa
các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
1.2.2.2. Đối tượng của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là những hàng hóa được
quy định tại Khoản 2 - Điều 3 - Luật Thương mại 2005 bao gồm tất cả các
loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền
với đất đai.
Còn trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì đối tượng của hợp
đồng là những hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật của
nước bên mua và bên bán. Theo quy định hiện hành, thương nhân có thể mua
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bán, xuất nhập khẩu tất cả các hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa cần chứa đựng đầy đủ các
nội dung cơ bản sau:
- Tên hàng;
- Số lượng;
- Quy cách chất lượng;
- Giá cả, phương thức thanh toán;
- Địa điểm và thời hạn giao hàng.
Ngoài ra hợp đồng còn phải có thêm những điều khoản để đảm bảo
quyền lợi cho các bên không có chung một hệ thống pháp luật như điều khoản
về chọn Luật áp dụng hay cơ quan và nơi giải quyết tranh chấp. Do loại hợp
đồng này có đặc điểm là các bên đều nhằm đến mục tiêu lợi nhuận, đòi hỏi
nội dung của hợp đồng phải đầy đủ, rõ ràng, tránh những hiểu lầm dẫn đến
tranh chấp. Vì vậy cần thận trọng soạn thảo nội dung hợp đồng. Chẳng hạn,
đối với điều khoản về tên hàng, kèm theo tên cần có mã số và mẫu hàng; đối
với điều khoản về số lượng và trọng lượng cần chọn những đơn vị đo lường
thống nhất, trong trường hợp không có đơn vị thống nhất, cần có điều khoản
giải thích, đối với điều khoản về thanh toán cần quy định rõ đồng tiền thanh
toán và phương thức thanh toán…
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.2.4. Về hình thức của hợp đồng.
Theo quy định của Luật Thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa
được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ
thể.
Riêng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản
hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức có giá trị
pháp lý tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu
(là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử) và
các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Phân loại.

giao dịch hàng hóa bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn:
- Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên
mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
- Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận,
theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác
định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền
nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có
quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại văn bản có tính chất pháp lý
được hình thành trên cơ sở thoả thuận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các
chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hoá.
Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các chủ thể phải tuân theo các
nguyên tắc sau đây:
1.3.1.1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã
hội.
Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do
quyết định trong việc giao kết hợp đồng và việc ký kết hợp đồng với ai, như
thế nào, với nội dung, hình thức nào. Hợp đồng phải xuất phát từ ý muốn chủ
quan và lợi ích của các chủ thể. Tuy nhiên, sự tự do thỏa thuận muốn được
pháp luật bảo vệ khi có sự vi phạm quyền và nghĩa vụ, dẫn đến tranh chấp thì
phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không trái pháp luật và đạo đức xã
hội. Vì lợi ích của mình, các chủ thể phải hướng tới việc không làm ảnh
hưởng đến lợi ích hợp pháp của người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội.
1.3.1.2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay
thẳng.
Theo nguyên tắc này, các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp

Website: Email : Tel : 0918.775.368
đồng mua bán hàng hóa được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý từ thời
điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng.
1.3.2.2. Ký kết bằng phương thức gián tiếp
Các bên không trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thảo luận mà trao đổi qua
các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn đặt hàng, đơn chào hàng,
thông điệp dữ liệu điện tử…trong đó ghi rõ nội dung công việc cần giao dịch.
Trình tự ký kết hợp đồng theo phương thức này bao gồm hai giai đoạn:
- Chào hàng
Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong
một thời hạn nhất định, được chuyển cho một hay nhiều người đã xác định. Ở
giai đoạn này, một bên đưa ra lời chào hàng, tùy theo nội dung có thể là chào
bán hàng hoặc chào mua hàng, đồng thời đưa ra một thời hạn để bên kia xem
xét quyết định lập hợp đồng. Luật Thương mại không quy định hình thức bắt
buộc của chào hàng nói chung, song để chuyển tải được những nội dung cần
thiết và tránh hiểu lầm, nhất là khi các bên có tiếng nói khác nhau thì hình
thức văn bản là cần thiết. Tuy nhiên, hình thức văn bản không phải là điều
kiện bắt buộc để chào hàng có hiệu lực.
Bên chào hàng có trách nhiệm đối với lời chào hàng của mình trong
thời hạn đã đưa ra trong lời chào hàng. Nếu bên nhận được chào hàng đồng ý
với toàn bộ chào hàng và trả lời chấp nhận trong thời hạn được quy định trong
chào hàng thì quan hệ hợp đồng đã được hình thành. Nếu bên nhận được chào
hàng có những đề nghị thay đổi nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi
đó được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới. Nếu bên
được chào hàng chỉ thay đổi những nội dung không chủ yếu thì chào hàng
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được coi là đã được chấp nhận, trừ trường hợp người chào hàng ngay lập tức
từ chối những thay đổi đó.
Chào hàng hết hiệu lực khi thời hạn chấp nhận quy định trong chào

định bằng một thông báo chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào
hàng. Thời hạn chấp nhận chào hàng được tính từ thời điểm chào hàng được
chuyển đi cho bên được chào hàng đến hết thời hạn chấp nhận chào hàng
được ghi trong chào hàng. Trong trường hợp thời hạn chấp nhận chào hàng
không được xác định rõ trong chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên
chào hàng được Luật Thương mại quy định là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày
chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng. Thời điểm chấp nhận là
thời điểm bản thông báo chấp nhận được chuyển đi cho bên chào hàng. Đây
cũng đồng thời là thời điểm bắt đầu trách nhiệm của bên chấp nhận chào
hàng. Trong trường hợp bên được chào hàng chấp nhận chào hàng sau khi hết
thời hạn chấp nhận chào hàng quy định thì chấp nhận đó không có hiệu lực,
trừ trường hợp bên chào hàng thông báo ngay cho bên được chào hàng về
việc mình chấp nhận dù quá hạn.
1.3.3. Thời điểm xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là đã ký kết kể từ thời điểm các
bên có mặt ký vào hợp đồng. Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để
ký hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là đã ký kết kể từ thời
điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã
ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng. Sau khi
hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, chỉ bản hợp đồng này có giá trị bắt
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
buộc đối với các bên hợp đồng, mọi thư từ giao dịch và đàm phán trước đó về
hợp đồng đều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1.3.4. Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu.
Vấn đề này không được đề cập trong Luật Thương mại mà nó được
điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự (từ Điều 127 đến 138 - Bộ
luật Dân sự). Một hợp đồng bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó trái với những
quy định của pháp luật và không có đủ những điều kiện cần thiết để có hiệu
lực của hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt

Đối với các trường hợp khác, thời hiệu này là hai năm, kể từ ngày giao dịch
dân sự được xác lập.
Sau khi được tuyên bố vô hiệu, hợp đồng không có hiệu lực từ thời
điểm ký kết, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Nếu
chưa tiến hành thực hiện hợp đồng, các bên không được phép thực hiện hợp
đồng nữa. Nếu đã thực hiện hợp đồng thì các bên phải khôi phục lại trạng thái
ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng
hiện vật thì các bên hoàn trả cho nhau bằng tiền. Nếu không bên nào có lỗi
trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu, chi phí cho việc hoàn trả nghĩa vụ cũng
như các thiệt hại thực tế xảy ra do các bên tự chịu, mỗi bên chịu thiệt hại chi
phí của mình. Nếu hợp đồng vô hiệu do lỗi của một bên gây ra thì bên có lỗi
gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường.
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.4. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.4.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa đã được xác lập và có hiệu lực
pháp lý các bên thực hiện hợp đồng theo những nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp đồng;
- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có
lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
- Thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
1.4.2. Thực hiện hợp đồng về nội dung.
Hợp đồng mua bán hàng hóa sau khi đã được giao kết, các bên cần phải
thực hiện nghiêm chỉnh tất cả những cam kết trong hợp đồng, cụ thể là thực
hiện theo đúng nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Luật Thương mại quy định những nội dung đặc thù về mua bán hàng
hóa với tính chất là một hoạt động thương mại. Trong trường hợp cần có
những quy định chuyên biệt trong những hoạt động thương mại cụ thể thì luật

giao hàng. Bên bán phải chịu những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua
hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hóa
không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông
thường và bên bán biết hoặc không thể không biết về các khiếm khuyết đó
nhưng không thông báo cho bên mua (Điều 44 - Khoản 5 - Luật Thương mại).
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa. Theo
đó, bên bán phải bảo đảm: (1) quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã
bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; (2) hàng hóa đó phải hợp pháp; (3)
việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp.
Ngoài ra, bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ (Điều 46 - Luật Thương mại). Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành
thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời
hạn đã thỏa thuận và phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác (Điều 49 - Luật Thương mại).
- Quyền của bên bán
Bên bán có quyền nhận tiền bán hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán hàng hóa. Nếu bên bán chậm nhận được hoặc không nhận được tiền
bán hàng do lỗi của bên mua thì bên bán có quyền áp dụng các biện pháp do
Luật Thương mại quy định để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Điều 306 - Luật Thương mại quy định bên bán có quyền yêu cầu trả
tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị
trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra bên bán có
thể áp dụng các hình thức chế tài theo quy định của Luật Thương mại.
1.4.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua.
- Nghĩa vụ của bên mua
Điều 50, Điều 55 - Luật Thương mại quy định bên mua có nghĩa vụ:
+ Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.

cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Thế chấp tài sản: là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên
nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, không chuyển giao tài
sản đó cho bên nhận thế chấp trừ trường hợp các bên có thỏa thuận giao cho
người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
- Đặt cọc: là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim
khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để
đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng.
- Ký quỹ: là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý,
đá quý hoặc giấy tờ có giá trị khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng
để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Bảo lãnh: là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu khi
đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ.
1.4.4. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên có
quyền thỏa thuận với nhau về việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
1.4.4.1. Sửa đổi hợp đồng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa đã được giao kết và có hiệu lực nhưng do
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên mà các bên có thể thỏa thuận sửa đổi
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi tiến hành sửa đổi
hợp đồng phải giải quyết hậu quả của việc sửa đổi đó. Nó có thể là:
- Chi phí đã bỏ ra để thực hiện một phần công việc trước khi sửa đổi
mà bên thực hiện không thể thu hồi được.
- Chi phí để chuẩn bị cho việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng, mặc
dù đã tận dụng, thanh lý chưa đủ bù đắp giá trị ban đầu của nó.

Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không
đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các hoặc
theo quy định của Luật Thương mại.
Vi phạm hợp đồng bao gồm vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản.
Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia
đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp
đồng.
1.5.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý.
Luật Thương mại 2005 (Mục 1, Chương VII) đã quy định bên vi phạm
phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm các thỏa thuận giữa các bên
chủ thể. Các hình thức chế tài thương mại theo quy định tại Điều 292 là:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
- Phạt vi phạm;
Vũ Phương Huyền Lớp Luật kinh doanh 45
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
- Hủy bỏ hợp đồng;
- Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với pháp luật.
1.5.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Khi một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có
quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng biện pháp
khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh
(Điều 297 - Luật Thương mại). Thông thường, đây là biện pháp được ưu tiên
áp dụng trước khi áp dụng các biện pháp khác. Chế tài này áp dụng trong
trường hợp:
- Khi bên vi phạm giao thiếu hàng thì phải giao đủ hàng theo đúng thỏa
thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa kém chất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status