Hệ thống quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam, Lê Thị Bích Thủy, Hà Nội, 2010 - Pdf 28

Khóa luận tốt nghiệp: Hệ thống quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài trong bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam, Lê Thị Bích Thủy,
Hà Nội, 2010
Chương I. Khái quát về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quy phạm xung đột
1.1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Trước hết, đó là các quan hệ dân sự. Quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp là những
quan hề về tài sản và nhân thân. Tuy nhiên, ở đây, khái niệm “quan hệ dân sự” được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động. Điều này được quy định rất rõ và sử dụng thống nhất
trong hai văn bản phát lý quan trong của Tư pháp quốc tế Việt Nam là BLDS 2005 và
BLTTDS 2004.
Như vậy, quan hệ dân sự là những quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân và các
chủ thể khác gọi chung là các chủ thể tư. Tuy nhiên, cùng cần lưu ý một điều rằng không
phải mọi quan hệ phát sịnh giữa các chủ thể tư đều là quan hệ dân sự , khác quan hệ hình
sự giữa hai chủ thể tư. Và ngược lại quan hệ dân sự không phải chỉ có thể phát sinh giữa
các chủ thể tư như sứ quán nước lào thuê một số căn hộ của công dân việt nam cho nhân
viên của mình cũng là một quan hệ có tính chất dân sự.
Việc khẳng định tư pháp quốc tê nghiên cứu các quan hệ pháp luật dân sự cho thấy sự khác
biệt rõ nét giữa tư pháp quốc tê và công pháp quốc tế. Nó có đối tượng điều chỉnh, phương
pháp điều chỉnh riêng và là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy
nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Tư pháp quốc tế còn được phân biệt với luật dân sự là một
ngành luật có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng có đối tượng điều
chỉnh là nhóm quan hệ dân sự theo nghĩa rộng phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Điểm khác biệt cơ bản phân biệt giữa
tu pháp quốc tế và luật dân sự chính là yếu tố nước ngoài.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ
dân sự có ít nhất một trong ba yếu tố: yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, yếu tố nước ngoài
về mặt khách thể, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý. Nếu như một quan hệ dân sự
tồn tại một trong ba yếu tố này thì quan hệ đó sẽ thuộc diện điều chỉnh của tư pháp quốc tê.

sự đều bình đẳng. Sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự là một đặc
điểm không thể tồn tại đối với cácchủ thể trong quan hệ hành chính và quan hệ hình sự.
Đây là đặc điểm quan trọng nhất của quan hệ pháp luật dân sự khi so sánh với các quan hệ
pháp luật của các ngành luật công. Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không
được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xửa không bình đẳng với nhau.
Bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự là bình đẳng pháp lý, nghĩa là pháp luật không
dành đặc quyền và không phân biệt đối xử giữa các chủ thể khi họ tham gia vào quan hệ
pháp luật dân sự.
Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng được thể
hiện ở các nội dung: bình đẳng về khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự; bình
đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quan hệ mà các
chủ thể tham gia; bình đẳng trong việc chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm nghĩa
vụ.
Bình đẳng trong quan hệ dân sự không có nghĩa là cao bằng. Trong một số trường hợp, do
ý nghĩa xã hội của vấn đề mà bộ luật dân sự quy định những lợi thế, ưu tiền nhất định cho
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ: ưu tiên bảo vệ sở hữu nhà nước (khoản 2
điều 247 BLDS), quy định về giải thích hợp đồng mẫu theo hướng bất lợi cho bên đưa ra
hợp đồng mẫu (khoản 2 điều 407). Tuy nhiên, những quy định trên vẫn đảm bảo yếu tố
bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự, thể hiện ở chỗ, mọi chủ thể khi tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự, trong những điều kiện được pháp luật dự liệu đều được đối xử
bình đẳng.
Tính bình đẳng của các chủ thể vẫn được đảm bảo trong một quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài. Vấn đề về quốc tịch không làm thay đổi bản chất này của quan hệ dân sự. Chỉ
khác với quan hệ dân sự trong nước, quan hệ dân sự thuộc diện điều chỉnh của tư pháp
quốc tế sẽ mang thêm một đặc điểm đúng như tên gọi của nó. Đó chính là “yếu tố nước
ngoài”.
1.2. Xung đột pháp luật và quy phạm xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tê
1.2.1. Khái niệm về xung đột pháp luật và quy phạm xung đột
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố

Mỹ… Trong vụ việc này, có bốn hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để giải quyết việc
tuyên bố bà Nữ chết: pháp luật Việt Nam, pháp luật Mỹ, pháp luật Thái Lan, pháp luật
Campuchia. Giải quyết câu hỏi “pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết” chính
là giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế.
Như vậy “ xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có
thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài”.
Vấn đề giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh.
Hiện nay ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới có hai phương pháp
để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế là phương pháp xung đột và
phương pháp thực chất. Trong đó, phương pháp xung đột được xem là phương pháp đặc
thù của tư pháp quốc tế với việc sử dụng các QPXĐ để giải quyết vấn đề chọn luật áp dụng
để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh. QPXĐ sẽ không
trực triếp giải quyết quan hệ pháp luật, cụ thể là sẽ không quy định những quyền và nghĩa
vụ pháp lý cho các chủ thể trong những tình huống cụ thể xác định mà chỉ dẫn chiếu đến
luật thực chất của các quốc gia và ở đó có quy định thực tế giải quyết quyền và phân định
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ.
QPXĐ là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ
pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế.
QPXĐ không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cũng như hình thức
và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên đương sự vi phạm pháp luật. Các quy
phạm này chỉ quy định việc chọn pháp luật nước này hay nước khác để điều chỉnh quan hệ
có yếu tố nước ngoài. Việc “chọn luật” không thể là tự do tùy tiện mà phải dựa trên những
nguyên tắc nhất định. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn hệ thống pháp luật nào để áp
dụng sẽ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của tòa án có thẩm quyền, hoặc sẽ không phụ
thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ. Khác với các quan hệ dân sự thông thường,
trong quá trình điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, xuất hiện một vấn đề
rất phức tạp, đó chính là “sự đụng độ” giữa hai hay nhiều hệ thống pháp luật liên đới. Có ý
kiến nhận xét: “Việc quy định luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự (theo nghĩa
rộng) có yếu tố nước ngoài không chỉ căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng mối quan hệ
mà còn căn cứ vào lợi ích của quốc gia ban hành ra các quy định đó”. Vì thế, trong QPXĐ,

tính bắt buộc, không cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau. Khoản 2 điều 769 về
hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến bất động sản ở Việt Nam,
khoản 1 điều 767 về thừa kế có yếu tố nước nogài theo pháp luật… là những ví dụ
điển hình cho QPXĐ mệnh lệnh.
- QPXĐ tùy nghi là quy phạm cho phép các bên thỏa thuận “chọn luật” để điều chỉnh
hoặc cho phép các cơ quan có thẩm quyền được lựa chọn pháp luật để áp dụng.
• Căn cứ vào nguồn, QPXĐ được chia thành QPXĐ thống nhất và QPXĐ trong nước
- QPXĐ thống nhất là những quy phạm được các quốc gia thỏa thuận xây dựng trong
các điều ước quốc tế (song phương và đa phương) hoặc qua việc thừa nhận các tập
quán quốc tế
- QPXĐ trong nước (QPXĐ thông thường) là các quy phạm được các quốc gia xây
dựng trong hệ thống pháp luật nước mình nhằm hướng dẫn các cơ quan có thẩm
quyền của nước mình hoặc các bên tham gia trong quan hệ trong việc chọn luật áp
dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Các QPXĐ trong
nước thường được quy định theo một trong hai cách thức là quy định trong từng văn
bản pháp luật chuyên ngành khác nhau hoặc tập hợp trong một đạo luật thống nhất.
Như vậy, có thể thấy rằng QPXĐ trong nước chỉ là một bộ phận của hệ thống QPXĐ trong
tư pháp quốc tế chứ không phải là tất cả. Đối với tư pháp quốc tế Việt Nam cũng vậy, bên
cạnh luật trong nước là một loại nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế thì các điều ước
quốc tế song phương và đa phương đều chứa đựng các QPXĐ điều chỉnh các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài phát sinh. Việt Nam đã tiến hành ký kết các Hiệp định tương trợ
tư pháp trong rất nhiều lĩnh vực với nhiều quốc gia trên thế giới, tạo thành một khối lượng
rất lớn các QPXĐ để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi
của đề tài, khóa luận chỉ đi sâu tìm hiều về các QPXĐ trong BLDS Việt Nam và đây chỉ là
một bộ phận của hệ thống QPXĐ trong nước.
1.2.3. Cấu trức của quy phạm xung đột
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì quy phạm pháp luật thông thường nói
chung được cấu thành bởi các bộ phận là: giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, khác
với các quy phạm pháp luật thông thường thì QPXĐ được cấu thành bởi hai bộ phận là
phần Phạm vi và phần Hệ thuộc. Và nếu như trong một quy phạm pháp luật thông thường

trên thực tế…
- Luật nơi có vật (lex rei sitae) được hiểu là vật (tài sản) đang ở đâu thì vật của nước
đó sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến vật (tài sản) đó.
Hệ thuộc này thường được áp dụng để giải quyết các quan hệ về sở hữu có yếu tố
nước ngoài.
- Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn (lex voluntatis) được áp dụng trong các
quan hệ về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, chủ yếu là trong lĩnh vực thương
mại và hàng hải quốc tế. Quy định của hệ thuộc này xuất phát từ nguyên tắc cơ bản
của hợp đồng là tự nguyện, tự do ý chí và hoàn toàn bình đẳng thỏa thuận giữa các
bên.
- Luật nơi thực hiện hành vi (lex loci actus): bao gồm rất nhiều loại như Luật nơi ký
kết hợp đồng (lex loci contratus), luật nơi thực hiện nghĩa vụ (lex loci soluntiontis),
luật nơi thực hiện hành động (lex loci actus)…
- Luật nơi vi phạm pháp luật (lex loci delicti commissi): được hiểu là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm pháp luật được giải quyết theo pháp luật nơi có hành vi
vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại. Đây là một hệ thuộc được hình thành từ rất
sớm trong tư pháp quốc tế và được ghi nhận trong hầu hết luật của các nước trên thế
giới.
Ngoài ra còn có một số hệ thuộc khác như luật nước người bán (lex venditoris), luật tiền tệ
(lex monetae), luật tòa án (lex fori)…
1.2.4. Áp dụng pháp luật nước ngoài
Trong thực tế, việc áp dụng các quy phạm xung đột có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật
nước ngoài. Áp dụng pháp luật nước ngoài là “hoạt động thi hành pháp luật quốc gia thông
qua việc áp dụng quy định của pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài”. Khi xảy ra hiện tường xung đột pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có QPXĐ dẫn chiếu tới. QPXĐ có thể là
QPXĐ trong pháp luật Việt Nam, cũng có thể nằm trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia. Trong trường hợp QPXĐ trong điều ước quốc tế và trong pháp luật Việt
Nam đều cùng điều chỉnh một quan hệ hoặc nhóm quan hệ nhất định mà có nội dung khác
nhau thì ưu tiên áp dụng quy định của điều ước quốc tế (theo khoản 2 điều 759)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status