nghiên cứu các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS - Pdf 28


1
mở đầu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội nớc ta hiện nay, hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) nói riêng là một
nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình giải quyết các vụ
việc dân sự đang ngày càng gia tăng cả về số lợng cũng nh tính chất phức
tạp của từng loại vụ việc. Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTDS
nhằm nâng cao chất lợng xét xử của Tòa án, đảm bảo cho việc giải quyết các
vụ việc dân sự đợc nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 ra đời thay thế các Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) 1989, Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) 1994, Pháp lệnh thủ tục
giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ) 1996 là bớc phát triển
có tính bớc ngoặt đối với ngành luật TTDS Việt Nam. Bộ luật này quy định
khá đầy đủ và toàn diện các nguyên tắc cơ bản trong TTDS; trình tự thủ tục
khởi kiện các vụ án dân sự; trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại
Tòa án, thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ
quan và ngời tiến hành tố tụng cũng nh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
tham gia tố tụng. Chơng XIV BLTTDS quy định về trình tự thủ tục giải quyết
vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm. Đây là chế định có vai trò, vị trí rất quan
trọng, quy định khá cụ thể và toàn diện các vấn đề nh: Các quy định chung
tại phiên tòa, thủ tục bắt đầu phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và
tuyên án.
Mặc dù là Bộ luật mới ra đời, có sự kế thừa các quy định trớc đó và
đợc Quốc hội dày công soạn thảo, song một số quy định về phiên tòa sơ
thẩm dân sự trong thực tiễn áp dụng còn gặp nhiều vớng mắc, bất cập và

2

cứu một số quan điểm trong các Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 về cải cách
t pháp với mục đích làm sáng tỏ trọng tâm nghiên cứu của đề tài.
4. Phơng pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phơng pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, t tởng Hồ Chí Minh về Nhà nớc và pháp luật. Quá trình nghiên cứu,
đề tài sử dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu nh: Phơng pháp phân tích
tổng hợp, phơng pháp so sánh, phơng pháp lịch sử, phơng pháp điều tra xã
hội học, phơng pháp thống kê.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm dân
sự theo tinh thần cải cách t pháp. Từ đó nhiệm vụ của đề tài là giải quyết về
mặt lý luận các khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng nh các
vấn đề có liên quan. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật
hiện hành, nêu lên thực trạng của việc áp dụng luật trong quá trình giải quyết
các tranh chấp dân sự tại phiên tòa sơ thẩm. Trên cơ sở đó đa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật TTDS về
phiên tòa sơ thẩm.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chơng:
Chơng 1: Một số vấn đề lý luận về phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Chơng 2: các quy định về phiên tòa sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự.
Chơng 3: Phơng hớng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm.

4
Chơng 1
Một số vấn đề lý luận
về phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

ở trong các lĩnh vực nh dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thơng
mại, lao động bao gồm:
* Những tranh chấp dân sự truyền thống:
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
- Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ
trờng hợp các bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thờng thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy
định của pháp luật về đất đai.
- Tranh chấp liên quan đến nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
- Các tranh chấp về dân sự mà pháp luật có quy định.
* Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tranh chấp về thay đổi ngời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
- Tranh chấp về cấp dỡng.
- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

6
* Những tranh chấp về kinh doanh, thơng mại:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thơng mại giữa cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhận bao
gồm: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi;
thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; t vấn kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành
khách bằng đờng hàng không, đờng biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy
tờ có giá trị khác; đầu t, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.

- Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.
Ngoài khái niệm vụ án dân sự, BLTTDS còn phân biệt một loại việc
cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án đó là việc dân sự.
Việc dân sự là các loại việc trong đó các chủ thể không có tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ dân sự (theo nghĩa rộng) mà chỉ yêu cầu tòa án công
nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự hay
yêu cầu tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự. Do đó, việc dân sự đợc
giải quyết theo một thủ tục tố tụng khác độc lập mà không làm căn cứ phát
sinh hoạt động tố tụng xét xử của tòa án.
Việc dân sự đợc quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS nh sau:
* Những yêu cầu về dân sự:
- Yêu cầu tuyên bố một ngời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một ngời mất năng
lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vị dân sự.
- Yêu cầu thông báo tìm kiếm ngời vắng mặt tại nơi c trú và quản lý
tài sản của ngời đó.
- Yêu cầu tuyên bố một ngời mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố
một ngời mất tích.

8
- Yêu cầu tuyên bố một ngời là đã chết, hủy bỏ tuyên bố một ngời là
đã chết.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính
của tòa án nớc ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự,
quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của tòa án
nớc ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
* Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình:
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Sau khi tòa án thụ lý đơn khởi kiện, có hai cơ chế tố tụng giải quyết vụ
án dân sự có thể thực hiện là: Có thể thông qua hoạt động hòa giải hoặc phải
mở phiên tòa xét xử.
Hòa giải là một chế định mang tính đặc thù trong TTDS. Xuất phát từ
quyền quyết định và tự định đoạt cũng nh yếu tố thỏa thuận trong quan hệ
dân sự, các chủ thể có thể thỏa thuận vào bất cứ thời điểm nào để tự bản thân
họ giải quyết tranh chấp. Hòa giải trong TTDS có nhiều u điểm vợt trội, vừa
thể hiện tính nhân văn trong hoạt động t pháp đồng thời phát huy đợc các
giá trị truyền thống, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ trong nhân dân. Sau khi thụ lý
đơn khởi kiện, tòa án có trách nhiệm tổ chức các phiên hòa giải để đơng sự
có điều kiện thỏa thuận với nhau. Khi tiến hành hòa giải, chỉ các đơng sự có
quyền quyết định nội dung giải quyết tranh chấp, tòa án chỉ là ngời hớng
dẫn về mặt pháp luật, khuyến khích các bên thơng lợng, đàm phán đồng
thời đảm bảo việc hòa giải không bị ép buộc và phù hợp với quy định của pháp
luật. Nếu đơng sự thỏa thuận đợc với nhau để giải quyết tranh chấp thông

10
qua hoạt động hòa giải, việc giải quyết vụ án coi nh kết thúc mà không cần
tòa án tiến hành xét xử. Hòa giải thành một vụ án dân sự không chỉ giải quyết
dứt điểm mâu thuẫn giữa các đơng sự mà còn giảm bớt các thủ tục tốn kém
thời gian, công sức của đơng sự và cơ quan xét xử.
Tuy nhiên, không phải tranh chấp dân sự nào cũng giải quyết đợc
bằng con đờng hòa giải. Nhiều tranh chấp chỉ đợc giải quyết thông qua hoạt
động xét xử của tòa án. Đối với những tranh chấp dân sự khởi kiện ra tòa án,
sau khi hòa giải không thành, hoặc không tiến hành hòa giải đợc (một số
trờng hợp pháp luật quy định không đợc hòa giải) thì tranh chấp đó chỉ có
thể giải quyết thông qua hoạt động xét xử của tòa án tại phiên tòa sơ
thẩm.Việc một vụ án dân sự không thể giải quyết đợc bằng con đờng hòa
giải đồng nghĩa với việc các đơng sự không thể tự giải quyết đợc tranh chấp
của họ, khi đó vai trò giải quyết nội dung tranh chấp thuộc về tòa án thông

đơng sự cũng nh giải quyết triệt để các vấn đề khác của vụ án. Các đơng
sự thực hiện hoạt động chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình, thuyết
phục Hội đồng xét xử đa ra phán quyết có lợi cho họ. Những ngời tham gia
tố tụng khác có trách nhiệm giúp cho Hội đồng xét xử tìm ra sự thật khách
quan của vụ án. Để có một phán quyết cuối cùng công bằng và thuyết phục,
mọi diễn biến tại phiên tòa sơ thẩm dân sự phải tuân theo một trình tự, thủ tục
chặt chẽ đợc quy định trong pháp luật TTDS.
Phiên tòa sơ thẩm dân sự đợc tiến hành vào thời gian và tại địa điểm
đợc ghi trong quyết định đa vụ án ra xét xử. Nếu không có căn cứ hoãn
phiên tòa hoặc không phải trong trờng hợp pháp luật quy định xét xử vắng
mặt thì những ngời tiến hành tố tụng, đơng sự và những ngời tham gia tố
tụng khác (trong trờng hợp cần thiết) phải có mặt đầy đủ tại phiên tòa. Ngoài
một số trờng hợp tòa án phải xét xử kín, phiên tòa sơ thẩm dân sự đợc xét
xử công khai, mọi ngời đều có quyền tham dự phiên tòa.
Từ những phân tích trên đây, có khái niệm phiên tòa sơ thẩm dân sự
nh sau: Phiên tòa sơ thẩm dân sự là hình thức tổ chức hoạt động xét xử của

12
tòa án, trong đó vụ án dân sự đợc đa ra xét xử lần đầu, do một tòa án cấp
huyện hoặc một tòa án cấp tỉnh thực hiện theo thẩm quyền trên cơ sở một
trình tự, thủ tục nhất định.
Phiên tòa sơ thẩm dân sự là hoạt động của cơ quan xét xử đợc điều
chỉnh bởi Luật tổ chức tòa án nhân dân (TAND) và pháp luật TTDS. Chính vì
vậy, nó cũng có những đặc điểm của phiên tòa sơ thẩm nói chung nh: Thành
phần Hội đồng xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân; trình tự, thủ tục
xét xử tuân theo trình tự xét xử sơ thẩm; đối tợng xét xử thuộc thẩm quyền
xem xét lần đầu tiên của tòa án cấp sơ thẩm; sự có mặt đầy đủ của các bên
đơng sự và những ngời có liên quan đến việc giải quyết vụ án (phiên tòa
phúc thẩm chỉ có mặt những ngời có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị);
bản án, quyết định tại phiên tòa sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị

quá trình giải quyết vụ án dân sự của một cấp tòa án đó là tòa án cấp sơ thẩm.
Phiên tòa sơ thẩm dân sự là nơi tập trung kết quả các hoạt động của
các giai đoạn tố tụng trớc đó. Mọi hoạt động của các giai đoạn thụ lý, hòa
giải và chuẩn bị xét xử nhằm thực hiện các thủ tục cần thiết hoặc chỉ tập trung
giải quyết một số vấn đề cơ bản, làm cơ sở để giải quyết toàn bộ nội dung của
vụ án đợc tiến hành tại phiên tòa sơ thẩm. Vị trí của phiên tòa sơ thẩm đợc
thể hiện rõ thông qua thành phần tham dự phiên tòa, nội dung công việc giải
quyết tại phiên tòa cũng nh kết quả giải quyết các công việc đó. Tại phiên tòa
sơ thẩm dân sự có mặt đầy đủ những ngời tiến hành tố tụng, các bên đơng sự
và những ngời tham gia tố tụng khác. Các chủ thể này "cùng nhau tạo lập bức
tranh toàn cảnh về quan hệ pháp luật dân sự một cách trung thực, khách quan,
toàn diện" [10, tr. 12]. Các tài liệu, chứng cứ đợc đa ra xem xét, đánh giá thông
qua phần trình bày và tranh luận giữa các bên. Thông qua các hoạt động này tòa
án sẽ ra các phán quyết nhằm giải quyết toàn bộ nội dung của vụ án, từ việc
chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đơng sự cho đến vấn đề án phí,
các quyết định phải thi hành ngay (nếu có) và quyền kháng cáo đối với bản án.

14
Trong mối quan hệ với toàn bộ quá trình TTDS, phiên tòa sơ thẩm dân
sự đợc coi là thời điểm chấm dứt việc giải quyết một vụ án dân sự nếu nh các
chủ thể không thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị. Tại phiên tòa sơ thẩm,
nếu các thủ tục tố tụng đợc thực hiện đầy đủ, các tài liệu, chứng cứ đã thu
thập đầy đủ và đợc xem xét, đánh giá một cách khách quan, phán quyết của
tòa án là có căn cứ, công bằng và thấu tình đạt lý, làm cho các bên đơng sự
"tâm phục khẩu phục" thì vụ án dân sự sẽ khép lại sau khi kết thúc phiên tòa.
Trong giai đoạn hiện nay, theo tiến trình cải cách t pháp đợc đề ra
theo tinh thần Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49, phiên tòa sơ thẩm dân sự đang
ngày càng khẳng định đợc vai trò của nó trong việc nâng cao chất lợng xét
xử của tòa án. Các phán quyết của tòa án phụ thuộc vào diễn biến tại phiên tòa
sơ thẩm, nhất là phần trình bày, tranh luận, xem xét, đánh giá chứng cứ và

việc điều chỉnh các quan hệ dân sự, qua đó giúp cho họ khi tham gia các quan
hệ pháp luật có những xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Đồng
thời, tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, tòa án là ngời thực hiện, tuyên truyền chủ
trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, là môi trờng để nhân dân thực
hành quyền giám sát của mình đối với hoạt động xét xử của tòa án.
Nếu việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm đợc tiến hành tốt sẽ
làm tăng thêm tác dụng của công tác giáo dục chính trị, giáo dục
pháp luật. Ngợc lại, nếu phiên tòa sơ thẩm tiến hành không tốt
thì kết quả của công tác giáo dục sẽ bị hạn chế, gây ảnh hởng
xấu, làm cho mọi ngời thiếu tin tởng vào hoạt động xét xử của tòa
án [34, tr. 266-267].
Ngoài ra, phiên tòa sơ thẩm dân sự là nơi công dân thực hiện quyền tự
do dân chủ nói chung cũng nh các quyền và nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng
nói riêng, thể hiện sự bình đẳng của mọi công dân trớc pháp luật, quyền đợc
bào chữa, biện hộ, quyền đợc dùng chữ viết tiếng nói của dân tộc mình
khẳng định quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực t pháp, khẳng định
bản chất dân chủ của Nhà nớc ta.

16
1.2. Những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của phiên tòa
sơ thẩm dân sự
Khi Tòa án mở phiên tòa để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, mọi vấn đề
của vụ án đều đợc đa ra xem xét, đánh giá để xác định quyền và nghĩa vụ
của các bên đơng sự. Vì vậy, hoạt động tố tụng tại phiên tòa phải đáp ứng
các nguyên tắc của pháp luật tố tụng nói chung cũng nh các nguyên tắc của
pháp luật TTDS nói riêng.
1.2.1. Những nguyên tắc chung
Nguyên tắc chung là những t tởng pháp lý chỉ đạo có giá trị cho cả
phiên tòa sơ thẩm hình sự và phi hình sự. Việc mở phiên tòa sơ thẩm dân sự
trớc hết phải đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc chung sau đây:

phiên tòa (trừ trờng hợp luật định). Xét xử công khai tạo điều kiện để ngời
dân nâng cao kiến thức hiểu biết và ý thức pháp luật, phát huy tính dân chủ
trong hoạt động t pháp, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan
xét xử trớc nhân dân. Trong một số trờng hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà
nớc, hay cần giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc theo yêu cầu
chính đáng của đơng sự thì tòa án có thể xử kín nhng việc tuyên án phải tiến
hành công khai.
5. Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.
Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân đợc quy định tại
Điều 52 Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 8 Luật tổ chức
TAND 2002. BLTTDS 2004 tiếp tục khẳng định nguyên tắc này tại Điều 8:
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS. Theo nguyên tắc này, các đơng
sự khi tham gia tố tụng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ TTDS. Tòa án có trách nhiệm đảm bảo cho các đơng sự thực sự
bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó.
Nguyên tắc này là cơ sở để đơng sự tiến hành hoạt động chứng minh cũng
nh tranh tụng tại phiên tòa.

18
6. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đây là nguyên tắc có tính chất bao trùm, thể hiện t tởng chỉ đạo và
có ý nghĩa đối với mọi quan hệ pháp luật nói chung cũng nh quan hệ pháp
luật TTDS nói riêng. Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, những ngời tiến hành tố
tụng và những ngời tham gia tố tụng phải tuân thủ những trình tự, thủ tục và
thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo đúng quy định của BLTTDS.
Việc vi phạm tố tụng tại phiên tòa ảnh hởng đến chất lợng giải quyết vụ án,
thậm chí bản án, quyết định tại phiên tòa có thể bị hủy để xét xử lại từ đầu.
1.2.2. Một số nguyên tắc đặc trng điều chỉnh riêng biệt hoạt động
tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự
Các nguyên tắc đặc trng điều chỉnh riêng biệt hoạt động tố tụng tại

một phần hay toàn bộ yêu cầu, Hội đồng xét xử chỉ xét xử trong phạm vi yêu
cầu đó. Nếu tại phiên tòa các đơng sự thỏa thuận đợc với nhau về việc giải
quyết vụ án và sự thỏa thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo
đức xã hội thì Hội đồng xét xử tôn trọng sự thỏa thuận của họ và ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đơng sự.
3. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự (Điều 10 BLTTDS).
Hòa giải trong TTDS cũng là một trong những nguyên tắc đặc trng
của TTDS. Theo nguyên tắc này, tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Hội đồng xét
xử có phải hỏi các đơng sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
hay không, Hội đồng xét xử có trách nhiệm hớng dẫn và tạo điều kiện cho
các đơng sự trong quá trình hòa giải, đồng thời đảm bảo cho việc hòa giải
dựa trên cơ sở tự nguyện và đúng pháp luật.
4. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS.
Khi đơng sự đa ra yêu cầu, đề nghị để tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình thì đồng thời có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh
cho yêu cầu, đề nghị của mình là có căn cứ. Bởi vì, việc xảy ra tranh chấp là

20
việc của bản thân các bên đơng sự, mặt khác chỉ các đơng sự mới nắm đợc
bản chất của nội dung tranh chấp. Chính vì vậy, không ai ngoài các đơng sự
thực hiện trách nhiệm cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình
hoặc phản bác yêu cầu của phía bên kia. Trờng hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức
đa ra yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngời khác thì họ
cũng có trách nhiệm chứng minh cho đơng sự. Việc bổ sung chứng cứ tại
phiên tòa tạo điều kiện tối đa để các đơng sự chứng minh cho yêu cầu, đề nghị
của mình, đồng thời giúp cho tòa án có cơ sở để xác định chính xác quyền và
nghĩa vụ dân sự cho các bên đơng sự.
Nguyên tắc này còn đòi hỏi tòa án phải tôn trọng các tài liệu, chứng cứ
do đơng sự cung cấp. Tòa án không đợc tự ý đi thu thập chứng cứ khi đơng
sự không yêu cầu. Đơng sự cung cấp chứng cứ đến đâu, tòa án xem xét đến

xa tòa án". Quy định về trách nhiệm của thẩm phán trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích của các đơng sự: "Thẩm phán không đợc tự đặt ra lệ mà xử đoán" (Điều 81);
" Thẩm phán không đợc tự biện hộ trớc tòa án" (Điều 82); "Các thẩm phán
phải làm đầy đủ bổn phận, dự đều các phiên tòa, xét xử thật nhanh chóng và
thật công minh. Thanh liêm là đức tính thiêng liêng của thẩm phán" (Điều 83).
Bên cạnh các quy định tiến bộ đó, Sắc lệnh 51 ngày 17/4/1946 có quy định:
"Khi ra phiên tòa bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo có quyền yêu cầu Tòa
án thi hành phơng sách cần thiết để chứng tỏ sự thật" (Điều 26). Đến Sắc
lệnh số 69 ngày 18/6/1949, quyền bào chữa cho các đơng sự đợc mở rộng.
Điều 1 Sắc lệnh này quy định: "Trớc các Tòa án xử việc hộ và thơng mại,
trớc các Tòa án thờng và Tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình, trừ
Tòa án binh tại mặt trận, nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công
dân không phải là Luật s bênh vực cho mình. Công dân đó phải đợc ông
Chánh án thừa nhận".
Tiếp tục xây dựng bộ máy t pháp và pháp luật tố tụng, Sắc lệnh 85
ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy t pháp và luật tố tụng ra đời đã có những

22
quy định mới liên quan đến phiên tòa sơ thẩm dân sự, theo đó Ban t pháp xã
có quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm những việc đòi bồi thờng
dới 300 đồng và có quyền sơ thẩm những việc đòi bồi thờng mà đơng sự
nêu trong đơn kiện là trên 300 đồng. Ngoài ra, Sắc lệnh này đã quy định hội
thẩm nhân dân tham gia việc xét xử, đợc nghiên cứu hồ sơ và ngang quyền
với thẩm phán khi xét xử; thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm
phán và hai hội thẩm nhân dân. Quy định luật s đợc tham gia tố tụng để bảo
vệ quyền lợi cho đơng sự.
Mặc dù còn cha nhiều và đầy đủ nhng các quy định về phiên tòa sơ
thẩm dân sự trong giai đoạn này đã thể hiện tính manh nha của một ngành luật
đang trong giai đoạn hình thành, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết
các tranh chấp nhỏ trong nhân dân, ổn định đời sống xã hội trong chế độ mới

mọi vấn đề về nội dung cũng nh về thủ tục tố tụng trong phiên tòa. Đối với
những vấn đề đơn giản không cần phải thảo luận lâu thì Hội đồng xử án trao
đổi và quyết định ngay tại phiên tòa, nhng nếu việc trao đổi đòi hỏi mất nhiều
thời gian, hoặc trao đổi để nghị án thì Hội đồng xử án phải vào phòng nghị án.
Văn bản có ý nghĩa quan trọng nhất về phiên tòa sơ thẩm dân sự trong
thời kỳ này là Bản hớng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo
Thông t số 96 ngày 8/2/1977 của TANDTC. Đây là văn bản quy định các
bớc tiến hành tại phiên tòa xét xử nh một chỉnh thể, nếu bỏ qua mặt hình
thức của nó thì Bản hớng dẫn này đợc coi là một chế định quy định đầy đủ
trình tự, thủ tục xét xử vụ kiện dân sự tại phiên tòa sơ thẩm. Theo Bản hớng
dẫn này, việc tiến hành phiên tòa về dân sự phải tuần tự theo các bớc sau:
1. Bớc chuẩn bị cho việc xét hỏi bao gồm các thủ tục: Khai mạc phiên
tòa; hỏi căn cớc của những ngời đợc triệu tập và giải quyết vấn đề những
ngời vắng mặt; phổ biến những quyền của những ngời tham gia tố tụng và
giải quyết những vấn đề cần thiết để chuẩn bị cho việc xét hỏi; xác định nhiệm
vụ của nhân chứng, của giám định viên, của ngời phiên dịch.

24
2. Bớc giải quyết nội dung chính của phiên tòa gồm các thủ tục: Xét
hỏi; tranh luận; nghị án và tuyên án.
3. Những việc phải làm sau phiên tòa gồm các thủ tục: Kiểm tra lại
biên bản phiên tòa; gửi trích lục án và bản sao bản án.
Mặc dù còn hạn chế về mặt kỹ thuật lập pháp, các quy định không
theo kết cấu điều khoản cụ thể và rõ ràng, nhng nếu bóc tách từng vấn đề,
từng nội dung của nó thì bản hớng dẫn quy định khá chi tiết và đầy đủ, về cơ
bản đã thể hiện toàn bộ diện mạo của phiên tòa sơ thẩm dân sự. Nếu so với các
quy định ở giai đoạn sau này, Bản hớng dẫn có một vài hạn chế nh: Trờng
hợp nguyên đơn đã đợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
không có lý do chính đáng thì không đình chỉ việc giải quyết vụ án mà "Tòa
án nhân dân có quyền xử vắng mặt hoặc tạm xếp việc kiện" [26, tr. 52]; hay

Trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm đợc quy định tại Chơng X
PLTTGQCVADS bao gồm 9 điều (từ Điều 48 đến Điều 57). Mặc dù cha có
sự tách bạch rõ ràng, nhng các quy định này đã thể hiện đợc các bớc tiến
hành phiên tòa nh: Các yêu cầu chung về phiên tòa; thủ tục bắt đầu phiên
tòa; thủ tục xét hỏi tại phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa; nghị án và một số
thủ tục tiến hành sau phiên tòa. Giai đoạn này còn có các văn bản tố tụng khác
nh: PLTTGQCVAKT, PLTTGQCtcLĐ, PLTTGQCVAHC có các quy định
về phiên tòa sơ thẩm. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có một số văn bản giải
thích, hớng dẫn quy định về phiên tòa sơ thẩm nh: Thông t 09/TTLN ngày
1/10/1990 của TANDTC - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ T pháp hớng
dẫn thi hành một số quy định của PLTTGQCVADS về sự tham gia phiên tòa
của kiểm sát viên; Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm
phán TADNTC hớng dẫn áp dụng một số quy định của PLTTGQCVADS về
việc cấp trích lục bản án, quyết định hoặc cấp bản sao bản án, quyết định;
Công văn số 309/NCPL ngày 22/12/1990 của TANDTC giải thích một số vấn
đề về thủ tục TTDS về tạm ngng việc tiến hành phiên tòa, tạm hoãn việc

Trích đoạn Thực tiễn hoạt động áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm Một số kiến nghị cụ thể
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status