Giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kĩ thương Ba Đình - Pdf 28

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện
đại. Sự tiến bộ của nó ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến mọi mặt, mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội.
Với trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các Ngân hàng
cũng từng bước áp dụng công nghệ hiện đại vào việc thực hiện các nghiệp vụ
Ngân hàng nhằm từng bước thực hiện công tác Hiện đại hóa công nghệ Ngân
hàng, đổi mới nghiệp vụ và đưa ra các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại để
đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó tạo điều kiện
cho Ngân hàng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới thì việc áp dụng
CNTT vào Ngân hàng là một đòi hỏi khách quan.
Mặt khác, nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu thanh toán
của mọi đối tượng ngày càng phong phú. Cùng với công nghệ hiện đại, các
Ngân hàng áp dụng ngày càng nhiều các hình thức thanh toán ko dùng tiền mặt.
Trong đó dịch vụ thanh toán thẻ là một trong những dịch vụ thanh toán phổ
biến nhất. Vì thanh toán thẻ không đòi hỏi khối lượng tài khoản lớn, và có thể
áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng.
Tuy nhiên, trong tình hình thực tế các Ngân hàng ở Việt Nam, việc áp
dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng như thanh toán thẻ
mới chỉ được bắt đầu trong vài năm gần đây. Do vậy không tránh khỏi còn
nhiều bất cập, hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa.
Bằng những kiến thức thực tế qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Ba Đình, cùng những kiến thức lý luận đã tích lũy được trong thời gian
1
học tập tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em quyết định chọn đề tài “
Giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kĩ
thương Ba Đình” làm đề tài tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu kĩ
hơn về nghiệp vụ Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thanh toán thẻ nói riêng,
đồng thời có thể đóng góp một số giải pháp nhằm tăng cường, phát triển hơn
nữa loại hình dịch vụ này.

THẺ TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. Khái quát chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền
kinh tế
1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
Xã hội loài người trải qua 5 hình thái phát triển khác nhau: Cộng sản
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã
hội. Dưới chế dộ chiếm hữu nô lệ, phân công lao động bắt đầu phát triển rõ rệt
làm cho trao đổi hàng hóa phát triển theo. Việc trao đổi hàng hóa thường
xuyên, đều đặn dẫn đến sự ra đời của tiền tệ. Việc phát minh ra tiền là một
trong những văn minh quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của loài người,
tạo bước đột phá thúc đẩy nền văn minh nhân loại tiến lên một bước dài trong
lịch sử hình thành và phát triển. Tiền tệ ra đời và không ngừng được nghiên
cứu, hoàn thiện nhằm phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội trong từng thời kì.
Khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa còn mang nặng tính tự cung tự cấp,
người ta trao đổi hàng hóa dưới hình thức đơn giản là đổi hàng lấy hàng. Khi
nền sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao hơn, phân công lao động xã hội
phát triển, nhu cầu trao đổi sản phẩm trở nên đa dạng và cần thiết. Sự xuất hiện
của tiền làm việc trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện hơn. Người có nhu cầu
trao đổi hàng hóa chỉ cần đổi hàng của mình ra tiền rồi dùng tiền đó đổi lại
hàng hóa khi cần thiết. Họ làm được như vậy vì tiền tệ được chấp nhận làm vật
ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa.
4
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng
nhất được sử dụng để mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Việc trao đổi được
thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán mà không qua một trung gian
nào khác. Thanh toán bằng tiền mặt có một số ưu điểm như: tiện lợi, đơn giản,
thực hiện trực tiếp được ngay lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua cần ở mọi
lúc, mọi nơi…. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp với nền kinh tế có quy mô nhỏ, sản
xuất chưa phát triển, việc trao đổi hàng hóa diễn ra với số lượng nhỏ, quy mô

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán không trực
tiếp dùng tiền mặt trong quan hệ chi trả lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong xã hội. Để biểu hiện quan hệ thanh toán, nó thực hiện bằng cách
trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển tiền vào tài khoản của người
thụ hưởng mở tại Ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò
trung gian của Ngân hàng. TTKDTM có sự tách biệt tương đối giữa vận động
hàng hóa và tiền tệ về thời gian cũng như không gian.
Như vậy, để thực hiện TTKDTM phải mở tài khoản tại Ngân hàng và hải
sử dụng hàng loạt các công cụ thanh toán tùy thuộc và sự phát triển của mỗi
nền kinh tế. TTKDTM là một hoạt động trung gian của Ngân hàng, là hoạt
động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá
nhân trong xã hội.
1.1.3. Vai trò của TTKDTM
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao,
công nghệ hiện đại được áp dụng ngày càng nhiều vào mọi mặt của nền kinh tế.
6
TTKDTM đã, đang và sẽ ngày càng phát huy tác dụng của mình đối với xã hội
loài người. Với những tính năng vượt trội so với thanh toán bằng tiền mặt,
TTKDTM đem lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế, giúp cho NHNN và các
TCTD phát huy được vai trò cơ bản của mình. Nó giúp cho các cơ quan quản lý
bớt vất vả hơn trong công tác quản lý kinh tế và quản lý xã hội, giúp khách
hàng tiết kiệm thời gian và chi phí vô ích. Vai trò đặc biệt quan trọng của
TTKDTM được thể hiện rõ rệt ở những mặt sau:
- TTKDTM giúp thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Bất
kì một chu kì sản xuất kinh doanh nào cũng đều bắt đầu và kết thúc bằng khâu
thanh toán. Do đó, tổ chức thanh toán tốt, chính xác, nhanh chóng sẽ rút ngắn
chu kì sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn cho nền kinh tế, tránh tình trạng ứ
đọng vốn. TTKDTM giúp hàng hóa lưu thông thông suốt, vốn được đẩy nhanh
vào chu kì kế tiếp.
- TTKDTM giúp tiết kiệm được chi phí cho việc in ấn, vận chuyển và bảo

và các nhà hoạch định chính sách có biện pháp kịp thời nhằm thực hiện chức
năng kiểm soát tiền tệ.
- Không những thế, TTKDTM còn giúp thúc đẩy các dịch vụ khác phát
triển. Để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, để tối đa hóa lợi nhuận,
Ngân hàng không ngừng cải tiến đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các dịch cụ này muốn
phát triển cần có sự hỗ trợ đắc lực của TTKDTM mới có thể thực hiện một cách
có hiệu quả nhất. Vì tổ chức tốt công tác TTKDTM sẽ tạo điều kiện cho Ngân
8
hàng thực hiện các dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách chính xác và
nhanh chóng.
Như vậy, TTKDTM có vai trò đặc biệt quan trọng, nó tác động lên mọi
mặt của nền kinh tế và có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tiền tệ của nhà
nước. Mặt khác, nó còn là nhân tố không thể thiếu trong việc ổn định và phát
triển kinh tế. Do đó, TTKDTM cần có sự quan tâm đúng mực của các cơ quan
chức năng, Nhà nước, NHNN và các NHTM để việc sử dụng nó trở thành phổ
biến trong dân chúng.
1.1.4. Các hình thức TTKDTM
Các hình thức TTKDTM được quy định trong Nghị định số 64/ 2001/ NĐ-
CP này 20/09/2001 của Chính phủ bao gồm các hình thức sau:
- Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi
- Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu
- Hình thức thanh toán bằng Thư tín dụng
- Hình thức thanh toán bằng Séc
- Hình thức thanh toán bằng thẻ Ngân hàng
1.1.4.1. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi
Khái niệm: Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập trên
mẫu của Ngân hàng , yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi
của mình trả cho người thụ hưởng.
Điều kiện áp dụng: Người thụ hưởng hoàn toàn tin tưởng người trả tiền về

ngay sau khi giao hàng
- Số tiền tối thiểu của một L/C là 10 triệu VNĐ và thời hạn hiệu lực là 3
tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua chấp nhận mở L/C
Phạm vi áp dụng:
- Thanh toán giữa hai Ngân hàng khác địa bàn nhưng trong cùng một hệ
thống
- Thanh toán giữa hai Ngân hàng khác hệ thống, khác địa bàn nhưng cùng
phải tham gia thanh toán bù trừ.
1.1.4.4. Hình thức thanh toán bằng Séc
Khái niệm: Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản được lập
trên mẫu in sẵn đặc biệt của Ngân hàng, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích
tài khoản tiền gửi của mình trả cho người thụ hưởng.
Có một số loại Séc thông dụng sau:
 Séc chuyển khoản: Là loại Séc phát hành trực tiếp trên số dư tài khoản
tiền gửi
Điều kiện áp dụng:
- Chủ tài khoản (người phát hành Séc) phải làm thủ tục mua Sec trắng tại
Ngân hàng
11
- Người phát hành Séc chưa bị tước quyền sử dụng Sec do vi phạm kỷ luật
thanh toán Sec
- Người thụ hưởng phải tín nhiệm người phát hành Séc về phương diện
thanh toán
Phạm vi áp dụng:
- Hai khách hàng mở tài khoản tại cùng một Ngân hàng
- Hai khách hàng mở tài khoản tại hai Ngân hàng thuộc cùng địa bàn tỉnh
– thành phố
 Séc bảo chi: Là loại Sec chuyển khoản được Ngân hàng đảm bảo khả
năng chi trả bằng cách yêu cầu khách hàng ký quỹ số tiền ghi trên tờ Sec vào
tài khoản riêng để đảm bảo thanh toán

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thẻ Ngân hàng
Ngành công nghiệp thẻ ngân hàng tuy mới thực sự phát triển trong 25 năm
gần đây. Nhưng thẻ có một lịch sử phát triển lâu đời bắt nguồn từ việc các đại
lý bán lẻ cung cấp tín dụng cho khách hàng. Nhiều đại lý nhỏ không đủ khả
năng cung cấp tín dụng cho khách hàng và điều này tạo điều kiện cho các tổ
chức tài chính vào cuộc.
13
Hình thức sơ khai của thẻ Ngân hàng là Charge-it, một hệ thống tín dụng
được phát triển bởi Jonh Biggns vào năm 1946, cho phép khách hàng mua hàng
tại những nơi bán lẻ. Các CSCNT nộp biên lai bán hàng vào nhà băng của
Biggns, nhà băng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng sử dụng. Hệ thống
này đã chuẩn bị cho sự ra đời của Thẻ tín dụng đầu tiên được phát hành lần đầu
vào năm 1951 do Ngân hàng Franklin National ở LongIsland – New York phát
hành.
Năm 1960, Ngân hàng Bank of American giới thiệu sản phẩm thẻ ngân
hàng riêng của mình: BankAmericard. Năm 1977, BankAmericard trở thành
Visa International (trên 1,2 tỷ chủ thẻ). Tổ chức thẻ VISA quốc tế cũng chính
thức hình thành và phát triển, cho đến nay có thể nói VISA là loại thẻ có quy
mô phát triển lớn nhất thế giới.
Việc phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ ngày càng mở rộng và phát
triển trên phạm vi toàn nước Mỹ. Vào năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kết
thành tổ chức Interbank (Interbank Card Association – ICA), một tổ chức mới
có khả năng trao đổi thông tin các giao dịch thẻ tín dụng. Vào năm 1967, bốn
ngân hàng California đổi tên từ California Bankcard Association thành Western
States Bankcard Association (WSBA). WSBA mở rộng mạng lưới thành viên
với các tổ chức tài chính khác ở phía Tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức
WSBA là MasterCharge.
Vào cuối thập niên 60, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của
MasterCharge và đủ sức cạnh tranh với BankAmericard. Năm 1968, Interbank
mở rộng thành viên ra khỏi phạm vi nước Mỹ, liên kết với các tổ chức tài chính


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status