Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước Tỉnh ĐăK Nông - Pdf 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM QUỐC HIỆP
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH ĐẮK NÔNG
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015

- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Quản lý chi thường xuyên NSNN của Đắk Nông thời gian qua đã
bộc lộ một số tồn tại. Quy trình phân bổ nguồn lực NSNN còn thiếu mối
liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với
nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo và còn có nhiều
khiếm khuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi NSNN. Do vậy, để nâng
cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN đòi hỏi Đắk Nông cần tập
trung phát triển có hệ thống các yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xây
dựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụ để phân bổ nguồn
lực tối ưu, tạo ra các đầu ra và kết quả cuối cùng phù hợp với: kỷ luật tài
khóa tổng thể; phân bổ nguồn lực phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên,
đảm bảo hiệu quả và hiệu lực sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ công.
Trong trào lưu cải cách chung trên thế giới, cũng như công cuộc cải
cách sâu rộng trong nước. Trong đó, cải cách tài chính công là một vấn đề
trọng tâm, trước nhu cầu cấp thiết của tỉnh Đắk Nông nói riêng về tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế trên
địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu làm rõ luận cứ, nội hàm, phương
thức cũng như thực tiễn quản lý chi NSNN ở địa phương là rất thiết thực,
cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở và sự cần
thiết lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên
NSNN tỉnh Đắk Nông”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
+ Làm rõ lý luận về vấn đề quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý chi NSNN và vai trò của chi NSNN, đặc biệt là chi
thường xuyên;

Luận văn đã hệ thống hoá, góp phần phát triển, bổ sung thêm những
lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong bối cảnh hiện nay.
Đánh giá thực trạng vấn đề chi NSNN và môi trường, thể chế phát
triển quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Đắk Nông. Chỉ ra những tồn tại
trong việc vận dụng quá trình quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông.
3

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên
NSNN tỉnh Đắk Nông.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn bao gồm các nội dung chủ yếu thể hiện ở ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN
Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Đắk
Nông.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN
tỉnh Đắk Nông.
7. Tổng quan về tài liệu:
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. Chi thƣờng xuyên NSNN.
1.1.1. Đặc điểm và vai trò của NSNN.
a. Khái niệm NSNN.
NSNN, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành
phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "NSNN" được sử dụng rộng rãi
trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về NSNN
lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo
các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Luật NSNN của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua

a. Khái niệm, đặc điểm của chi NSNN
Khái niệm chi NSNN:
Chi NSNN là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn liền với sự
tồn tại của NN. Chi NSNN là việc NN phân phối và sử dụng quỹ NSNN
nhằm bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện các
chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc
nhất định.
Đặc điểm chi NSNN:
- Đặc điểm nổi bật của chi NSNN là nhằm phục vụ cho lợi ích chung
của cộng đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia.
- Chi NSNN luôn gắn liền với bộ máy NN và những nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội mà NN thực hiện.
5

- Chi NSNN cung cấp các khoản hàng hóa công cộng như đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, bảo vệ trật tự xã hội, đồng thời đó cũng
là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương
cho cán bộ, công chức, viên chức bộ máy NN, chi hàng hóa dịch vụ công
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của các tầng lớp dân cư
- Các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả hay hoàn trả không
trực tiếp.
b. Phân loại chi NSNN:
Chi NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, dưới nhiều hình thức. Trong
quản lý tài chính, chi NSNN được chia làm hai nội dung chi lớn: chi
thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Chi thƣờng xuyên NSNN.
n -
Chi đầu tƣ phát triển.
Chi đầu tư phát triển được thực hiện chủ yếu từ ngân sách trung
ương và một bộ phận NSĐP. Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có liên

a. Chu trình quản lý NSNN
Lập NSNN:
Hình thành ngân sách là quá trình bao gồm các công việc lập ngân
sách, phê chuẩn ngân sách và thông báo ngân sách.
Lập Ngân sách thực chất là dự toán các khoản thu - chi đúng đắn, có
cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch
phát triển kinh tế, xã hội nói chung và thực hiện ngân sách nói riêng.
- Yêu cầu lập NSNN:
- Căn cứ lập NSNN:
Chấp hành NSNN
Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc
thực hiên ngân sách được triển khai. Nội dung của quá trình này là tổ chức
thu NSNN và bố trí cấp kinh phí của NSNN cho các nhu cầu đã được phê
chuẩn. Việc chấp hành NSNN thuộc về tất cả pháp nhân và thể nhân dưới
dự điều hành của Chính phủ, trong đó Bộ Tài Chính có vị trí quan trọng.
7

- Tổ chức chấp hành dự toán thu:
- Tổ chức chấp hành dự toán chi:
Quyết toán NSNN
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lí NSNN.
Thông qua quyết toán NSNN có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về
hoạt động kinh tế - xã hội của NN trong thời gian qua, hình dung được hoạt
động NSNN với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô của NN. Từ đó rút ra
những kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN. Do đó, yêu cầu
của quyết toán NSNN là đảm bảo tính chính xác, trung thực và kịp thời.
b. Phân cấp quản lý NSĐP.
Hội đồng nhân dân:
Quyết định dự toán và phân bổ NSĐP; phê chuẩn quyết toán NSĐP;
Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NSĐP; Quyết

địa phương một cách đầy đủ, hiệu quả và kịp thời.
Đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội; các chính
sách, chế độ, nhiệm vụ phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ
đạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách đầy đủ và kịp thời.
Đảm bảo công tác lập, xét duyệt, cấp phát dự toán kinh phí chi
thường xuyên ngân sách địa phương của các đơn vị dự toán đầy đủ, hiệu
quả.
Đảm bảo hoạt động chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng dự
toán được thực hiện theo đúng quy định, chế độ, chính sách hiện hành trên
tinh thần tiết kiệm.
Hạn chế việc sử dụng dự toán chi sai mục đích ban đầu được cấp có
thẩm quyền giao.
b. Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN địa phương.
Quá trình lập, chấp hành, quyết toán NSĐP gồm ba nhóm nội dung:
lập, xét duyệt và phê chuẩn NSĐP; chấp hành NSĐP và quyết toán NSĐP.
Dưới đây nghiên cứu qui trình NSĐP với ba nội dung đó.
Lập, xét duyệt và phê chuẩn NSĐP.
Chấp hành NSĐP
Quyết toán NSĐP
9

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chi thƣờng xuyên
NSNN địa phƣơng.
Đáp ứng kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền
địa phương một cách đầy đủ và kịp thời;
Đảm bảo thời gián giao dự toán bổ sung kinh phí thực hiện các đề án,
nhiệm vụ phát sinh trong năm được cấp có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện;
Mức độ bảo đảm tiến độ lập dự toán chi thường xuyên của các cấp dự
toán ngân sách;
Tỷ lệ giảm số vụ sai sót, vi phạm pháp luật trong chu trình ngân sách

hưởng NSNN tại tỉnh Đắk Nông được thực hiện theo Luật ngân sách năm
2002, Nghị định 60 của Chính phủ ngày 06/6/2003, Thông tư số 59 ngày
23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60 quy định đối với các khoản
chi thường xuyên việc lập dự toán phải tiến hành theo một quy trình từ cơ
sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách.
b. Giao dự toán chi thường xuyên NSNN:
Sở Tài chính sau khi thảo luận dự toán chi thường xuyên thì tổng
hợp dự toán thu chi ngân sách hàng năm, báo cáo UBND tỉnh để trình
HĐND tỉnh thông qua.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua, Sở Tài chính tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giao chỉ tiêu dự toán chi
thường xuyên ngân sách cho các sở, ban, ngành.
2.2.2. Quản lý chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên:
Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại Đắk
Nông được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản lý chi
ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:
- Phân bổ các khoản chi thường xuyên
- Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có)
11

a. Phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN:
Bước 1: Đơn vị sử dụng dự toán đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp
thẩm tra phân bổ dự toán chi thường xuyên cho đơn vị:
Bước 2: Cơ quan tài chính thẩm tra và phân bổ dự toán chi thường
xuyên theo quyết định của UBND tỉnh giao dự toán cho đơn vị:
Bước 3: Đơn vị ra quyết định phân bổ dự toán về cho đơn vị trực
thuộc đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp:
Bước 4: Cơ quan tài chính nhập dự toán vào phần mềm quản lý
ngân sách Tabmis thông qua Kho bạc NN cấp kinh phí hoạt động cho đơn
vị:

duyệt các khoản đã nộp cấp trên hoặc NSNN không đúng quy định;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật đối với những Thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ,
gây thất thoát NSNN.
2.3. KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN TỈNH ĐẮK
NÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2013
Mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội, chi thường
xuyên đã gắn liền với chức năng quản lý xã hội của NN. Bao gồm các
khoản chi đa dạng, chi thường xuyên có phạm vi tác động khá rộng chứa
đựng nhiều mục tiêu khác nhau; từ giải quyết chế độ xã hội đến chi sự
nghiệp phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, chi thường xuyên chiếm tỉ trọng
đáng kể trong tổng chi NSNN của tỉnh Đắk Nông.
Trong giai đoạn này, tổng chi NSĐP tỉnh Đắk Nông là 9.979.791
triệu đồng, tăng trung bình khoảng 17,51%/năm, trong đó chi thường
xuyên khối tỉnh là 2.828.761 triệu đồng tăng trung bình khoảng
18.49%/năm và chiếm khoảng 28,11% NSĐP.
Giai đoạn từ 2011 - 2013 phục vụ cho chủ trương của Đảng và NN
như đổi mới chính sách tiền lương, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi khoa
học công nghệ Quy mô chi thường xuyên khối tỉnh đã có sự gia tăng
đáng kể về số tuyệt đối, năm 2011 chi ngân sách đang ở mức 779.199 triệu
đồng đến năm 2013 tăng lên với mức chi là 1.093.717 triệu đồng tăng gấp
1,4 lần.
13

2.3.1. Kết quả quản lý lập dự toán chi thƣờng xuyên tỉnh Đắk
Nông giai đoạn 2011-2013.
Công tác lập dự toán chi NSNN thường xuyên trong các đơn vị thụ
hưởng NSNN tại tỉnh Đắk Nông được thực hiện theo Luật ngân sách năm
2002, Nghị định 60 của Chính phủ ngày 06/6/2003, Thông tư số 59 ngày
23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60 quy định đối với các khoản

Nhìn chung, dự toán đầu năm đều được phân bổ hết theo dự toán
UBND tỉnh giao cho đơn vị sử dụng ngân sách chỉ có một số ngành lĩnh
vực do điều kiện đặc thù nên chưa phân bổ hết. Tuy nhiêm, tỷ lệ này chiếm
rất thấp. Tỷ lệ phân bổ chi thường xuyên đạt 99,49% trong năm 2011,
99,61% trong năm 2012 và 99,4 % trong năm 2013.
Trong năm dự toán, ngoài việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được
UBND tỉnh giao đầu năm, được sự chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương
trình, kế hoạch của các cơ quan, ban, ngành, chỉ đạo của UBND tỉnh. Các
đơn vị dự toán xác định nhiệm vụ phát sinh được giao tổng hợp, xác định
kinh phí gửi về cơ quan tài chính cũng cấp thẩm tra bổ sung kinh phí nhoài
định mức. Trên cơ sở chủ trương chính sách và quy định tài chính hiện
hành, cơ quan tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh bổ sung kinh phí thường
xuyên ngoài định mức cho đơn vị thực hiện các nhiệm vụ phát sinh trong
năm dự toán.
Trong giai đoạn 2011-2013, dự toán bổ sung chi thường xuyên ngân
sách tăng giảm không đều trong các năm. Trong năm tùy vào các chế độ
chính sách và nhiệm vụ phát sinh của các đơn vị dự toán. Tỷ trọng các
khoản bổ sung trong năm tương đối cao, đạt bình quân là 6,65%/tổng chi
NSNN và 16,59% tổng chi thường xuyên. Cụ thể:
Tổng dự toán bổ sung chi thường xuyên ngân sách khối tỉnh năm
2011 là 117.254 triệu đồng chiếm khoảng 4,2% tổng chi thường xuyên cả
tỉnh trong năm và chiếm 15,05% tổng chi thường xuyên khối tỉnh, năm
2012 dự toán bổ sung chi thường xuyên có chiều hướng tăng đột biến
203.724 triệu đồng tăng 86,488 triệu đồng so với năm 2011, do trong năm
2012 lương cơ bản tăng từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng nên dự toán
bổ sung trong năm 2012 tăng mạnh, chiếm 6,02% tổng dự toán ngân sách
tỉnh và chiếm 21,76% tổng chi thường xuyên khối tỉnh. Năm 2013 dự toán
15

bổ sung là 141.742 triệu đồng giảm so với năm 2012 và chiếm 3,72% tổng

16

năm 2011. Điều này cho thấy việc bất cập trong quản lý ngân sách và kế
hoạch chi tiêu của đơn vị chưa được quản lý chặt chẽ.
Tương tự như vậy, số kinh phí chi thường xuyên bị huỷ trong giai
đoạn này cũng khá cao khoảng 57.107 triệu đồng. Trong đó năm 2011 là
10.784 triệu đồng thì đến năm 2013 con số này đã là 30.101 triệu đồng. Do
trong năm 2013, UBND tỉnh chỉ đạo cắt giảm và dừng chi một số nhiệm vụ
không thực sự cần thiết, hạn chế mua sắm tài sản sửa chữa và tổ chức hội
nghị nên kinh phí bị huỷ trong năm 2013 tăng cao so với các năm trước.
Nhìn vào đồ thị ta thấy, tổng dự toán chi thường xuyên ngân sách
được đề nghị chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau vẫn rất lớn, trong giai
đoạn 2011-2013 trung bình tỷ lệ chi chuyển nguồn sang năm sau khoản
10.36% chiếm tỷ lệ rất cao so với dự toán được phẩn bổ đầu năm. Do việc
tính toán dự toán chưa được sát với thực tế, các đơn vị dự toán thường lập
dự toán có xu hướng cao hơn so với thực tế. Và tỷ lệ dự toán bị hủy so với
dự toán đầu năm cũng tương đối cao, khoảng 2% so với tổng chi thường
xuyên phân bổ đầu năm.
2.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN TỈNH
ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc.
Thứ nhất, cụ thể hóa khuôn khổ pháp lý quản lý chi tiêu ngân
sách
Việc thông qua luật NSNN năm 1996 với sửa đổi luật tiếp trong năm
1998 và năm 2002 đã tạo ra được khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh,
trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan của
NN trong quản lý chi tiêu ngân sách.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực
Sau khi ban hành Luật NSNN sửa đổi năm 2002, Chính phủ đã ban
hành hệ thống định mức chi tiêu ngân sách hàng năm và các định mức

chi, cũng được công khai trên hệ thống trang thông tin điện tử của tỉnh;
Chính quyền các xã phương thực hiện niêm yết công khai ngân sách tại trụ
sở làm việc
2.4.2. Hạn chế.
Thứ nhất, quy trình phân bổ nguồn lực chi thường xuyên NSNN
thiếu mối liên kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển KT-XH.
18

Đắk Nông hiện vẫn đang thực hiện quản lý các khoản chi NSNN
theo phương thức truyền thống, lấy kiểm soát đầu vào là chủ yếu, quản lý
theo niên độ từng năm một. Thực tiễn cho thấy cách thức quản lý tiêu công
truyền thống, kiểm soát đầu vào mang tính chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ
phía các cơ quan cung cấp nguồn lực. Điều đó thường dẫn đến các kết cục
là:
- Hiệu lực quản lý chưa cao;
- Việc gắn kết giữa kinh phí cấp ra với mục tiêu còn nhiều hạn chế;
- Vẫn còn bất cập ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự toán;
- Phân bổ dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm dẫn đến hiệu quả sử
dụng nguồn lực chưa được cao.
Thứ hai, về chấp hành chi thường xuyên NSĐP còn hạn chế
Vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho. Đối
với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, một số đơn vị thực hiện không đúng
theo quy trình quản lý chi ngân sách, chi thường xuyên không theo như dự
toán nhưng lại không đề nghị điều chỉnh, giữa dự toán và thực hiện dự toán
có sự chênh lệnh lớn, nhưng vẫn được chấp nhận quyết toán. Điều này là
trái với quy định của Luật NSNN.
Thứ ba, một số bất cập khác còn tồn tại trong thực hiện các văn
bản liên quan
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Các nguyên nhân khách quan

theo các chuẩn mực hiện đại.
3.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi thƣờng
xuyên NSNN tỉnh Đắk Nông.
Để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH địa phương và trở thành một
trung tâm kinh tế các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Nông đã xác định hướng đi
cho mình và đặt ra các nhiệm vụ tương đối cao.
Một là, quản lý chi thường xuyên NSNN địa phương phải đảm bảo
kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của
mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn.
Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên
quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh phải bố trí phân bổ tập trung,
trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương.
Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của
quản lý chi thường xuyên NSNN là phải lựa chọn các phương thức sử dụng
đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.
Bốn là, quản lý chi thường xuyên NSNN cần từng bước tạo dựng cơ
chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công.
Năm là, quản lý chi thường xuyên NSNN cần phải hướng tới các
mục tiêu dài hạn của địa phương.
21

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG
XUYÊN NSNN TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên.
Nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm trong chi quản
lý hành chính đòi hỏi phải tinh giảm bộ máy quản lý bằng những giải pháp
đồng bộ sau:
- Rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý, qua đó sắp xếp lại theo hướng
sáp nhập các cơ quan có cùng chức năng, loại bỏ sự chồng chéo, trùng lắp
về nhiệm vụ sao cho bộ máy được tinh gọn giúp cho việc phân định rõ ràng

hạn, khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
Thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn cần phải:
- Thiết lập kỷ luật tài chính tổng thể
- Xác định những ưu tiên màn tính chiến lược của địa phương
- Phân bổ hiệu quả nguồn lực vốn hạn hẹp.
3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác.
a. Cải cách hành chính công
- Tách bạch cơ quan hành chính với tổ chức sự nghiệp, phân định
loại tổ chức sự nghiệp.
- Chuyên nghiệp hoá và tiêu chuẩn hoá cán bộ hành chính. Cán bộ
cấp xã phải có bằng trung cấp. Cán bộ cấp huyện trở lên phải có bằng đại
học.
b. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
Cán bộ luôn là khâu trọng yếu trong mọi chủ trương, chính sách. Vấn
đề không phải là ở số lượng mà chính là chất lượng cán bộ.
Một số giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý.
- Phân loại cán bộ NN: cán bộ hành chính, cán bộ sự nghiệp và
chuyên viên để có chính sách sử dụng phù hợp.
- Xây dựng chỉ tiêu kiểm soát và đánh giá hoạt động của từng bộ
phận, từng công chức trong mối đơn vị.
- Hạn chế tình trạng “nay người này mai người khác” khi tham dự
các khoá tập huấn phục vụ chương trình/dự án.
23

- Tăng cường hiệu lực giám sát của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức
xã hội và người dân đối với công chức.
- Thường xuyên củng cố hoạt động quy hoạch cán bộ.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đổi với Chính phủ và các bộ ngành trung ƣơng.
Luật NSNN cần sớm được chỉnh sửa, hướng cụ thể vào việc áp dụng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status