hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tuyên quang - Pdf 25


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LƢƠNG THỊ THANH HUYỀN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUỐC HỘI

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai. Luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
đựợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, các trang web và tài liệu thực tế tại
Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Sở ban ngành của Tuyên Quang theo danh mục
của luận văn.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả của luận văn
Lƣơng Thị Thanh Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lƣơng Thị Thanh Huyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5. Kết cấu của luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Khái niệm, nội dung, đặc điểm và vai trò của giáo dục 4
1.1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước cho giáo dục 14
1.1.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
giáo dục trung học phổ thông 19
1.2. Cơ sở thực tiễn 28
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục 28

3.2. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 44
3.2.1. Quy mô, mạng lưới phát triển hệ thống giáo dục trung học
phổ thông 44
3.2.2. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông 46
3.2.3. Đội ngũ giáo viên THPT 51
3.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với
giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 52
3.3.1. Nguồn vốn đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v
3.3.2. Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục
trung học phổ thông 60
3.4. Thực trạng cơ chế phân cấp, kiểm soát chi và chu trình quản lý
chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo dục trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 67
3.4.1. Cơ chế phân cấp quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
cho giáo dục trung học phổ thông 67
3.4.2. Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục trung học phổ
thông qua Kho bạc Nhà nước 69
3.4.3. Chu trình quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với
giáo dục trung học phổ thông 70
3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang 75
3.5.1. Những kết quả đạt được 75
3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 76
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI

nước đối với giáo dục trung học phổ thông 96
4.2.7. Tăng cường việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà
nước để phát triển giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục 98
4.3. Các điều kiện để thực thi giải pháp 100
4.3.1. Củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tài chính
kế toán tại các trường trung học phổ thông 100
4.3.2. Các điều kiện khác 101
4.4. Kiến nghị 104
4.4.1. Kiến nghị với cơ quan Trung ương 104
4.4.2. Kiến nghị với địa phương 105
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc Nhà nước
KT-XH Kinh tế - xã hội
NSNN Ngân sách Nhà nước
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Giáo dục có vị trí quan trọng đặc biệt trong sự phát triển kinh tế, xã
hội của mỗi quốc gia. Vấn đề giáo dục là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc
gia dân tộc và cũng là của mọi nhà, mọi người.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự
nghiệp đổi mới đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có
sự đầu tư thích đáng từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần
tạo ra những thành tựu quan trọng về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo và cơ sở vật chất… Tuy nhiên, việc quản lý các khoản chi NSNN
cho sự nghiệp giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu
quả của hoạt động giáo dục đào tạo. Vì vậy, việc tìm ra những ưu nhược
điểm, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu
điểm trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có ý
nghĩa rất quan trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính,
trình độ phát triển kinh tế thấp, khả năng xã hội hóa chưa nhiều nên NSNN
chi cho giáo dục vẫn còn giữ vai trò chủ đạo trong tổng chi cho giáo dục trên
địa bàn. Trong thời gian qua, quản lý chi NSNN đối với giáo dục nói chung
và giáo dục THPT nói riêng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bên cạnh những
thành quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc cần tiếp tục
nghiên cứu sửa đổi.
Để có cái nhìn tổng quan góp phần vào quản lý chi thường xuyên
NSNN cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, từ đó tìm ra các
giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện công tác này, tôi lựa chọn đề tài: “Hoàn
thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với giáo dục
trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” để nghiên cứu và làm
luận văn cao học của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/



3
hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN đối với giáo dục THPT trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá thực trạng chi thường xuyên NSNN đối với giáo dục THPT
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2008 đến năm
2012 với những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế cần
khắc phục để hoàn thiện hơn nữa hiệu quả chi NSNN đối với hoạt động này.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN
đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Giáo dục và quản lý chi
thường xuyên NSNN đối với giáo dục.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN đối với giáo
dục THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2012.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên
NSNN đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
1.1. Cơ sở lý luận

phát triển toàn diện nhân cách.
* Giáo dục theo nghĩa tương đối hẹp được hiểu là quá trình hình thành
và phát triển nhân cách người dưới quan hệ của những tác động sư phạm của
nhà trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể
dục, giáo dục lao động.
* Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành và phát triển nhân
cách con người, chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức.
Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia
đang không ngừng cải cách đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với những xu
thế phát triển mới mẻ và năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra
được những nguồn lực mới để phát triển nhanh và bền vững. Sự đổi mới giáo
dục trở thành một yêu cầu cấp bách và sống còn của mỗi quốc gia.
[3,9] Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 - BCHTW khóa VIII-Nxb Chính trị
quốc gia; [Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999) giáo dục đại cương
Nhà xuất bản giáo dục].
1.1.1.2. Nội dung của giáo dục
Nền giáo dục của một quốc gia phải được xây dựng dựa trên mục tiêu
phát triển của quốc gia đó, phù hợp với các đặc điểm của chế độ chính trị, xã
hội và phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Để thực hiện được điều đó, mỗi
quốc gia đều thiết lập và quản lý một hệ thống giáo dục quốc dân theo
nguyên tắc cấu trúc theo bậc, thống nhất, đồng thời quy định cơ chế hoạt
động, mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống và với các hệ thống khác
cũng như quy định các nguồn lực đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống một
cách có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6
Ở nước ta, [Hiến pháp năm 1992] quy định: Nhà nước thống nhất
quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung kế

học
Trung
học
TH
Phổ
thông
TC
Chuyên
nghiệp
Dạy
nghề
GD
Đại
học
Cao
đẳng

Đại
học
GD
Sau
ĐH
Thạc

Tiến

TH

sở
GD

khoa học, pháp luật, tin học, ngoại ngữ ần thiế
.
Giáo dục THPT: được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12.
Học sinh vào học lớp 10 phải hoàn thành c
g cao ở một số môn học nhằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

8
phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh
.
Giáo dục nghề nghiệp: bao gồm:
Trung cấp chuyên nghiệp: được thực hiện từ 3 đến 4 năm học đối với
người tốt nghiệp THCS, từ 1 đến 2 năm đối với người tốt nghiệp THPT.
Dạy nghề: được thực hiện dưới 1 năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ
cấp, từ 1 đến 3 năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Giáo dục đại học và sau đại học: chia ra:
Giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện
trong 3 năm học và đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm
học tùy ngành nghề đào tạo.
Giáo dục sau đại học bao gồm đào tạo trình độ thạc sỹ được thực hiện
từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học và đào tạo trình độ
tiến sỹ được thực hiện trong 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học,
từ 2 đến 3 năm đối với người có bằng thạc sỹ. Trong trường hợp đặc biệt,
thời gian đào tạo trình độ tiến sỹ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được chia thành
hai loại hình trường công lập và trường ngoài công lập:
Trường công lập: là trường thuộc sở hữu của nhà nước, do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quản lý. Mọi chi phí hoạt động của nhà trường do

hưởng của các sự kiện kinh tế - chính trị, pháp chế - hành chính, tư tưởng -
văn hoá, tâm lý - tập quán… của xã hội. Có thể nói có bao nhiêu quan hệ ở
trong trường và ngoài xã hội mà học sinh tham gia, có bao nhiêu loại hình
hoạt động trong quá trình sống mà học sinh thực hiện, thì có bấy nhiêu tác
động đến học sinh.
* Quá trình giáo dục đòi hỏi thời gian lâu dài mới có được kết quả, vì
đấy là niềm tin, là tình cảm, là thói quen, là động cơ, là hệ thống những hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

10
động và hành vi. Không nên vội vàng cho rằng một số tác động hành vi vừa
được luyện tập là những nét tính cách đã vững bền. Do kết quả công tác giáo
dục khó nhận thấy ngay, nên công tác đó phải được tiến hành một cách bền
bỉ, liên tục, theo một kế hoạch được xây dựng trong một thời gian dài và
cũng phải tạo cho được những nỗ lực tự giáo dục một cách bền bỉ và có hệ
thống của người học.
* Quá trình giáo dục bao giờ cũng mang tính cụ thể, biến dạng theo
từng cá nhân người được giáo dục và theo từng tình huống giáo dục riêng
biệt. Mỗi học sinh đều có những kinh nghiệm và thói quen riêng đã được
hình thành từ tuổi thiếu niên và họ cũng đã có những niềm tin riêng. Nếu
không tính đến “cái vốn” nhân cách cụ thể của từng người học thì không thể
biến yêu cầu (nguyên tắc, quan điểm) khách quan của xã hội thành yêu cầu
của bản thân ngýời học, thành “cái vốn” xã hội của cá nhân họ. Mọi ý nghĩ
và cách làm dập khuôn, máy móc, hình thức đều mang lại ít hiệu quả, thậm
chí còn có thể dẫn đến những thất bại.
* Quá trình giáo dục mang tính biện chứng rất cao. Đó là một quá
trình biến động và phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức giáo dục, sao cho phù hợp với đối tượng giáo dục là những con
người đang trưởng thành, đang phát triển trong những hoàn cảnh và điều

lao động. Nhờ vậy làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, tạo động lực cho xã hội phát triển.
+ Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để
thay thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn
+ Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đều ý thức được tầm quan
trọng, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên
thế giới đều coi trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục. Như: tăng ngân sách
cho giáo dục, trang bị thiết bị giáo dục cho các trường Hầu như nước nào
quan tâm đến giáo dục thì nước đó đều có sự phát triển mạnh về kinh tế, điển
hình như Nhật Bản, Singapore.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

12
Đầu tư giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế không những là các nước
trên thế giới mà Việt Nam chúng ta cũng đang đầu tư rất lớn cho giáo dục. Đã
chú trọng đến những chính sách phù hợp để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho
người lao động như: Đưa người sang các nước bạn để học hỏi những kiến
thức, kinh nghiệm của các nước khác; mở các lớp tại chức, cao học
Giáo dục đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự phát
triển cho các nền kinh tế. Vì thế muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập
trung mọi nổ lực để phát triển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục
làm động lực.
- Vai trò của giáo dục trong chính trị - xã hội
Sự phát triển xã hội cũng được thể hiện ở sự ổn định của hệ thống
chính trị của mỗi quốc gia. Giáo dục góp phần đắc lực và làm ổn định hệ
thống chính trị thông qua việc thực hiện chức năng tuyên truyền; làm cho
những đường lối, chính sách, chiến lược, hệ thống luật pháp của nhà nước…
đến được với mọi tầng lớp của nhân dân; làm thay đổi ý thức, hình thành
niềm tin lý tưởng… Đó là điều kiện cơ bản để tạo ra sức mạnh tinh thần to

hiện. Giáo dục sẽ giúp cho người dân có nhận thức đúng đắn, định hướng cho
hoạt động của con người, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Mặt khác giáo dục còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ tư
tưởng chính thống chi phối toàn bộ xã hội, giáo dục giúp cho họ có đủ vũ khí,
bản lĩnh để chống lại mọi âm mưu, luận điệu nhằm chống phá cách mạng,
Đảng cộng sản và cản trở con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; tuyên truyền
phản động trái ngược với tư tưởng của giai cấp. Đặc biệt ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay thì công tác giáo dục tư tưởng càng trở nên quan trọng.
Bất kỳ xã hội nào muốn có sự ổn định thì một trong những vấn đề cơ
bản là phải giúp cho người dân nhận thức được, nắm được những quy định
của xã hội; những chuẩn mực, giá trị mà xã hội đề ra phải nghiêm túc thực
hiện. Giáo dục với tư cách là một công cụ đấu tranh của giai cấp, trở thành
một phương tiện cơ bản để truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp, cho mọi tầng
lớp của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

14
1.1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước cho giáo dục
1.1.2.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước và chi ngân sách Nhà nước
NSNN phản ánh hoạt động của Nhà nước vể phương diện tài chính.
Lúc đầu, NSNN đơn thuần chỉ phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của
Nhà nước. Càng về sau NSNN càng có vai trò quan trọng trong thực hiện các
hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước.
Thực tế cho thấy, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò
của Nhà nước theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong nền kinh tế thị
trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, NSNN còn là công cụ để Nhà
nước quản lý vĩ mô và tham gia tích cực vào các quá trình quốc tế.
Ngày nay, khái niệm NSNN đã được hiểu tương đối thống nhất ở

Như vậy, có thể định nghĩa chi NSNN là việc phân phối và sử dụng
quỹ NSNN theo dự toán ngân sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết
định nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo thực hiện các
chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc luật định. [Khoản 2 Điều 2
Luật NSNN số 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002].
Mục đích của chi NSNN là thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước. Chi NSNN là nội dung của chấp hành NSNN nên thuộc trách nhiệm và
quyền hạn của hệ thống cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước các cấp.
Căn cứ để thực hiện chi NSNN là dự toán ngân sách hàng năm, quy định của
pháp luật và định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách. Nếu hoạt động thu NSNN
là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ NSNN thì chi
NSNN là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập
trung vào NSNN. Do hoạt động thu NSNN vừa là tiền đề, vừa là cơ sở thực
hiện hoạt động chi NSNN nên phạm vi và quy mô của hoạt động chi NSNN
phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động thu NSNN.

Trích đoạn Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động chi ngân sách cho giáo dục Khái quát về các điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Tuyên Quang Quy mô, mạng lưới phát triển hệ thống giáo dục trung học Đội ngũ giáo viên THPT Nguồn vốn đầu tư cho giáo dục trung học phổ thông
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status