Thuyết minh về tác hại của bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông - Pdf 29

1/ Tên tình huống.
Thuyết minh về tác hại của bao bì ni-lông và giải pháp hạn chế sử dụng bao
bì ni-lông.
2/ Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Thứ nhất: Túi ni-lon đang là một vấn nạn đối với môi trường, nó đang được sử
dụng khắp mọi nơi trong đời sống hàng ngày.
- Thứ hai việc bảo vệ môi trường giờ đang là mối quan tâm nhất của toàn xã hội
nên em muốn đưa ra những giải pháp giải quyết tình huống này cũng như giúp
một phần nhỏ cho mọi người về việc tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến tất cả
người dân để mọi người không phải chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng từ túi ni-lon
từ thế hệ này tới thế hệ khác.
- Thứ ba đối với môi trường sẽ góp phần giúp môi trường trở nên xanh, sạch,
đẹp; đối với mọi người là bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao ý thức tự giác
của mọi người.
3/ Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
a. Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu qua sách báo, mạng xã hội.
- Thống kê số liệu sử dụng bao bì ni-lông.
- Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế.
- Phân tích, đánh giá cụ thể các tác hại.
b. Tổng hợp nghiên cứu và tìm ra giải pháp
- Môn Ngữ Văn: Nắm chắc các kĩ năng như: Thuyết minh, Nghị luận, Kể
chuyện để tuyên truyền các tác hại, giải pháp của bao bì ni-lông.
- Môn Sinh học: Biết được những tác hại của bao bì ni-lông đối với môi
trường và sức khỏe con người.
- Môn Công Dân: Giáo dục ý thức sử dụng bao bì ni-lông.
- Môn Tin học: Áp dụng các kĩ năng đã học để tìm tòi thông tin bổ ích liên
quan đến vấn đề.
- Môn Toán: Thông kê và tính tỉ lệ số bao ni-lông thải ra môi trường mỗi
ngày.
- Môn Hóa học: Biết được sự nguy hiểm khi đốt bao ni-lông. Tìm hiểu các

ni-lông, con số này không ngừng tăng lên. (Năm 2000 cả nước một ngày xả
khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Ðến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày).
Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi ni-lông đã
trở thành thói quen khó bỏ của người Việt Nam. Hằng năm một người Việt
Nam sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005
đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Có thể nói túi ni-lông như một sản
phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam.
2
- Tác hại:
Nhưng cũng ít ai biết rằng, túi ni-lông là một trong những mối đe dọa
lớn đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó.
Theo kiến thức của môn Hóa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi trường
tự nhiên của túi ni-lông có thể từ 500 năm thậm chí đến 1.000 năm.
Theo kiến thức môn Sinh học, ni-lông có bảy tác hại lớn là: Thứ nhất là
xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của
các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện
tượng xói mòn đất đai. Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất
khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không
phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh
hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì
ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn
nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa, từ đó sẽ làm
cho muỗi sinh sôi, gây bệnh truyền nhiễm. Sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông
cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị
vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi
khuẩn gây bệnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.
“ Thử tưởng tượng một ngày,
nếu chúng ta câu được cá ít hơn câu được bao bì ni-lông thì sẽ ra sao? ”

Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết

thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm
chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo
trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi
ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành
muối thủy ngân có thể gây ung thư.
4
Theo môn Hóa học, bao bì ni-lông có những đặc tính không phân hủy
nên những biện pháp sử lí rác thải thông thường như: tiêu hủy, tái chế, chôn
lấp… đều không khả quan. Trong số lượng khổng lồ túi nilon được sử dụng, chỉ
có chưa tới 1% trong số chúng được tái chế và sử dụng đúng cách. Phần còn lại
được chúng ta hồn nhiên vứt ra sông, suối. Ước tính trọng lượng túi nilon bị vứt
mỗi năm vào khoảng 3,5 triệu tấn và nếu nối tất cả túi nilon cũng như rác thải
nhựa, ta sẽ được một sợi dây thòng lọng quấn quanh Trái đất 4 lần.
Em xin được đề xuất một số giải pháp sau: Hạn chế sử dụng chúng khi
không cần thiết. Bao bì ni-lông có những tác hại rất to lớn, vì vậy, chúng ta cần
thay đổi cách sử dụng bao bì ni-lông, cùng nhau giảm thiểu tối đa lượng túi
được thải ra ngoài môi trường hàng ngày bằng cách dùng lại túi ni-lông còn
sạch. Chúng ta nên chuyển sang sử dụng những túi đựng không phải bằng ni-
lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gói thực phẩm. Dù bao bì ni-lông có
những tác hại rất nguy hiểm, nhưng mọi người còn chưa biết rõ, vì thế, chúng ta
nên tuyên truyền để mọi người hiểu, hoặc cùng tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất
– đó có thể là giải pháp quan trọng nhất để giảm thiểu sự xuất hiện của bao bì
ni-lông.
Đối với học sinh, tuy không phải đối tượng sử dụng túi ni-lông nhiều nhất
nhưng có thể trở thành nhân tố góp phần giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni-lông.
Các giáo viên có thể giáo dục ý thức học sinh trên lớp qua các bài học, các buổi
sinh hoạt lớp để chỉ rõ tác hại của bao bì ni-lông với môi trường và với sức khỏe
con người. Khi học sinh có ý thức rõ ràng thì họ sẽ nhắc nhở người thân hạn chế
sử dụng bao bì ni-lông. Các bạn học sinh cũng có thể chuyển sang sử dụng các
hộp nhựa để đựng thức ăn sáng, đồ ăn mang theo đến trường, không sử dụng túi

trường, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và mọi người. Giúp mọi
người hiểu rõ tác hại của bao bì ni-lông hơn. Và việc giải quyết tình huống sẽ
giúp chúng ta tăng kĩ năng sống, tăng khả năng áp dụng từ sánh vở vào thực tế.
Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để xây dựng trái đất – ngôi nhà chung –
trở nên tươi đẹp hơn.
8


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status