Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở thành phố hồ chí minh theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể - Pdf 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LAN PHƯƠNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Khánh Đức
TS. Nguyễn Thị Tứ
Phản biện 1:
GS.TS. Đặng Quốc Bảo – Học viện Quản lý Giáo dục Hà Nội
Phản biện 2:
GS.TS. Nguyễn Lộc – Viện khoa học giáo dục Việt Nam
Phản biện 3:
T.S. Nguyễn Đức Danh – Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án
cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
Vào hồi giờ, ngày ….tháng …… năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng đào tạo tại các trường đại học nói chung và các trường đại học tư thục nói riêng

khâu của hoạt động đào tạo: từ quá trình tuyển sinh đầu vào – quá trình đào tạo – đầu ra thì sẽ từng
bước đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực và yêu cầu kiểm định chất
lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở TP. HCM.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo ở trường ĐH theo quan điểm quản
lý chất lượng tổng thể.
2
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tại các trường đại học tư thục
TP.HCM.
5.3. Xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường ĐHTT ở TP. HCM
theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể.
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo
theo TQM
5.5. Thực nghiệm một số biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM tại trường
ĐH Nguyễn Tất Thành TP. HCM.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại một số trường Đại Học Tư Thục
chủ yếu tập trung vào hệ đào tạo ĐH của các trường ĐHTT ở TP.HCM.
- Luận án xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM áp
dụng vào hệ đào tạo đại học ở ĐHTT tại TP.HCM.
- Luận án thực nghiệm một số biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ đại học tại trường Đại
học Nguyễn Tất Thành trong năm học 2013-2014.
7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng
Quan điểm duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét vấn đề chất lượng và quản lý chất
lượng đào tạo đại học một cách khách quan, khoa học trong mối quan hệ biện chứng với các tác
động qua lại và sự vận động, phát triển của công tác quản lý chất lượng đào tạo trong các giai đoạn
phát triển của giáo dục đại học tại Việt Nam.
7.1.2. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc

chiếu, mô hình hóa, phân tích, so sánh, khái quát hóa và tổng hợp các công trình nghiên cứu, các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, của các cấp quản lý, các tài liệu, giáo
trình tham khảo và thông tin chính thức trên hệ thống Internet của các trường ĐHTT và số liệu thống
kê chính thức của Bộ GD&ĐT, Tổng cục thống kê để thực hiện đề tài để làm rõ

các khái niệm cơ
bản, các luận điểm về đào tạo, quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo đại học theo TQM tại
trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận của luận án.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Khảo sát, đánh giá khách quan về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các trường
ĐHTT tại TP. HCM; tính cần thiết và khả thi của hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo
theo quan điểm TQM ở các trường ĐHTT; đánh giá kết quả thực nghiệm một số biện pháp quản lý
chất lượng đào tạo theo TQM ở trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
7.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu điển hình
Lựa chọn và tìm hiểu sâu về thực trạng các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở 04
trường ĐHTT tại TP. HCM gồm các Trường Đại học Hoa Sen; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;
Trường Đại học Dân lập Ngoại Ngữ và Tin học TP. HCM và Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM
(HUTECH). So sánh và đánh giá thực trạng và các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở các
trường được chọn nghiên cứu điển hình.
7.2.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Luận án đã sử dụng phương pháp thực nghiệm để chứng minh rằng các biện pháp được xây
dựng là cần thiết và khả thi, phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo ở
các trường ĐHTT tại TP.HCM. Ngoài ra, thông qua thực nghiệm để làm sáng tỏ giả thuyết khoa
học của luận án là nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo
quan điểm TQM tại các ĐHTT tại TP. HCM thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động quản lý
chất lượng đào tạo trường ĐHTT tại TP.HCM, qua đó góp phần đảm bảo và từng bước nâng cao
chất lượng đào tạo đại học ở các trường ĐHTT tại TP HCM, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội và
yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
4

lý chất lượng (QMS) bên trong nhà trường theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM).
Kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường
ĐHTT ở TP. HCM theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể góp phần giúp các trường ĐHTT
từng bước triển khai và đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu kiểm định chất
lượng đào tạo đại học nói chung và các trường ĐHTT nói riêng.
9. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học theo quan điểm quản
lý chất lượng tổng thể.
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở TP. HCM
5
Chương 3: Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở TP. HCM
theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể
Kết luận và kiến nghị
Công trình nghiên cứu khoa học
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào những năm 50 của thế kỷ XX, QLCL trong sản xuất – kinh doanh rất được quan tâm
với nhiều nhà nghiên cứu như Shewhart, Edward Deming, Crosby v.v xuất phát từ ý tưởng đầu
tiên của các tác giả như Eli Whitney, Winslow Taylor, Karl Friedrich Bens về QLCL từng công
đoạn của sản phẩm.
Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX, có rất nhiều cách nhìn mới về quản lý và kiểm soát
chất lượng xuất hiện như: ISO, QFD, Kaizen, Zero Defect Program, Six sigma, PDCA, Quality
circle, TQM…Trong đó, TQM luôn luôn được các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý quan tâm
và được xem là một cách thức, phương pháp quản lý hiệu quả nhất. Hiện nay, một số nước đã áp

• Nhóm thứ ba: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu
• Nhóm thứ tư: Chất lượng đo bằng tính đáng giá đồng tiền
• Nhóm thứ năm: Chất lượng là giá trị chuyển đổi
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, trong luận án này tác giả cho rằng: “Chất
lượng là sự đáp ứng mục tiêu” là phù hợp nhất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Luận án lấy
quan niệm này làm cơ sở để triển khai các nội dung nghiên cứu.
1.2.2. Quản lý và quản lý đào tạo đại học
Trong luận án, khái niệm quản lý được hiểu: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống/đơn vị và việc sử dụng các
nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định.
Quản lý đào tạo đại học là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến
toàn bộ quá trình đào tạo nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để
đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra trong các điều kiện và môi trường bên trong và ngoài nhà
trường.
1.2.3. Quản lý chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo tổng thể
Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng "TCVN-5814-94" (tiếp thu hệ tiêu chuẩn Quốc tế
ISO.9000) cho rằng “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung,
xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp
như lập kế hoạch chất lượng, điều khiển và kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến
chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng”. Luận án lấy định nghĩa trên là cơ sở cho các nghiên
cứu các nội dung của luận án.
Trong quản lý chất lượng có 3 cấp độ chính: kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và
quản lý chất lượng tổng thể (TQM).
1.3. Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo
1.3.1. Mô hình SEAMEO
1.3.2. Mô hình ISO 9001 – 2008
1.3.3. Mô hình EFQM
1.3.4. Mô hình CIPO
1.3.5. Mô hình AUN-QA
1.3.6. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

- Quản lý chất lượng một cách toàn diện từ đầu vào, quá trình, đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu
khách hàng và cải tiến liên tục…
- Cung cấp một hệ thống quản lý toàn diện và ưu tiên mọi khía cạnh liên quan đến chất
lượng. Không áp đặt các quy trình, chuẩn mực quản lý cứng nhắc như ISO
- Thống nhất được sự nỗ lực của tất cả cán bộ, lôi kéo sự tham gia của mọi thành viên vào
các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng một cách đồng bộ tạo ra một hệ thống hoạt động nhịp
nhàng. Chú trọng văn hóa chất lượng.
- Cải thiện uy tín, khắc phục lỗi và các vấn đề được phát hiện và sắp xếp nhanh hơn, nâng
cao tinh thần của nhân viên thúc đẩy thêm trách nhiệm làm việc phải theo nhóm và sự tham gia vào
các quyết định của TQM.
8
1.3.6.2. Các quy tắc nền tảng trong mô hình TQM
1.3.6.3. Các nguyên tắc quản lý trong mô hình TQM
1.4. Mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể
1.4.1. Đặc điểm mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM
Mô hình QLCLĐT theo quan điểm TQM được xây dựng trên nền hệ thống đảm bảo chất
lượng (QA) và định hướng tới các yêu cầu theo quan điểm TQM về đáp ứng khách hàng, liên tục
cải tiến; huy động sự tham gia của mọi người và chú trọng hình thành văn hóa chất lượng, văn hóa
tổ chức.
1.4.2. Mô hình quản lý chất lượng đào tạo đại học theo quan điểm TQM
Dựa vào đặc điểm mô hình TQM, tác giả đề xuất mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo
quan điểm TQM là một mô hình quản lý chất lượng mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận có
chức năng khác nhau nhưng đòi hỏi một sự hợp tác đồng bộ trong trường ĐH. Sơ đồ mô hình quản
lý chất lượng đào tạo ở trường đại học theo quan điểm TQM như sau:
Ghi chú: QL: Quản lý; HD: Hành động
Hình 1.13 Mô hình quản lý chất lượng đào tạo đại học theo quan điểm TQM
1.4.3. Nguyên tắc triển khai mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM ở trường
đại học
1.4.4. Tác dụng của việc triển khai áp dụng mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm
TQM ở trường đại học

thống các khái niệm cơ bản về chất lượng; đào tạo, quản lý và quản lý chất lượng; quản lý chất
lượng đào tạo và các cấp độ quản lý chất lượng. Kết quả phân tích cấu trúc và nội dung các mô
hình quản lý chất lượng phổ biến như mô hình ISO 9001 2008; Mô hình SEAMEO; mô hình
EFQM; mô hình AUN&QA cho thấy phần lớn các mô hình này điều đã tiếp cận các quan điểm
quản lý quá trình theo TQM ở các mức độ khác nhau và đều có khả năng vận dụng trong quản lý
chất lượng đào tạo đại học. Các công trình nghiên cứu về quản lý và bảo đảm chất lượng giáo dục
đại học trong và ngoài nước khẳng định việc nghiên cứu và áp dụng các quan điểm quản lý chất
lượng tổng thể TQM là phù hợp với xu hướng phát triển của công tác quản lý chất lượng đào tạo
đại học hiện nay.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận cơ bản về quản lý chất lượng đào tạo nói chung
và quản lý chất lượng đào tạo đại học nói riêng, tác giả luận án đề xuất mô hình quản lý chất lượng
đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể TQM với các thành tố chủ yếu sau:
- Quản lý Đầu vào là quản lý tuyển sinh, mục tiêu, chương trình đào tạo, các nguồn lực cho đào
tạo bao gồm giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất, tài chính và thực hiện các quy chế, quy định
của trường;
- Quản lý Quá trình là quản lý hoạt động dạy và học, hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt
động QLĐT;
- Quản lý Đầu ra là phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
của người học, trưởng thành của đội ngũ giảng viên, cán bộ QL; uy tín và thương hiệu của nhà
trường.
Quy trình này sẽ được thực hiện dựa trên các chuẩn mực của đảm bảo chất lượng, sứ mạng,
tầm nhìn, hệ giá trị của từng trường ĐHTT và theo quy tắc 5S; triết lý 3C của quản lý chất lượng
đào tạo theo quan điểm TQM gồm Commitment (Cam kết chất lượng), Culture (văn hóa chất
lượng) và Communication (thông tin chất lượng đào tạo) với định hướng lấy khách hàng làm trọng
tâm và chất lượng đào tạo phải phù hợp và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Mô hình trên là cơ sở lý luận để triển khai các nội dung nghiên cứu tiếp theo ở chương 2 và
3 của luận án.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá
nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách
nhà nước.
Theo Luật Giáo dục đại học 2013-Điều 3 quy định “ Cơ sở giáo dục đại học tư thục là cơ sở
giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư
phát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức
hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.”. Cũng theo Luật này
Điều 7 mục 2b nêu rõ “Cơ sở giáo dục ĐHTT thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất” [47]
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức trường ĐHTT
Cơ cấu hệ thống quản lý chất lượng của các trường ĐHTT khác với các trường công lập ở
chỗ các trường ĐHTT chịu sự quản lý, chỉ đạo chung của Hội đồng quản trị và sự điều hành trực
tiếp của Hiệu trưởng nhà trường và không được nhà nước rót vốn hoạt động.
11
a) Hội đồng quản trị nhà trường: Chịu trách nhiệm xem xét và thông qua chính sách, chiến
lược phát triển nhà trường nói chung và đảm bảo chất lượng đào tạo nói riêng. Đảm bảo các
nguồn lực về tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất cho công tác này. Trường đại học tư thục
được tự chủ về tài chính và được chủ động dành nguồn đầu tư tài chính cần thiết cho hoạt
động đảm bảo chất lượng.
b) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức và chỉ đạo triển
khai các kế hoạch chất lượng; hình thành bộ máy giúp việc Hiệu trưởng để tư vấn, đôn đốc
công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường. Xây dựng cơ chế và ban hành các văn bản
pháp quy về đảm bảo chất lượng trong nhà trường Phê duyệt các báo cáo tự đánh giá của
nhà trường
c) TT đảm bảo chất lượng: Là đơn vị chuyên môn giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, tư vấn, đôn đốc
công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong xây
dựng các chuẩn mực, quy trình, phương pháp, công cụ và các hướng dẫn đảm bảo chất
lượng (đầu vào - quá trình - đầu ra). Thu thập và xứ lý các thông tin phản hồi về chất lượng

học ngoài công lập (nay được gọi là ĐHTT) là con đường tất yếu để đáp ứng nhu cầu giáo dục và
đào tạo kỹ năng cho tăng trưởng.
2.2. Nghiên cứu điển hình về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở một số trường đại học
tư thục tại TP. HCM
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu điển hình
Để nghiên cứu điển hình thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các trường ĐHTT ở TP.
HCM, tác giả tiến hành nghiên cứu thông tin của 4 trường tư thục gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ
- Tin học TP. HCM (HUFLIT), Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
(HUTECH), Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Tác giả tổng hợp các nguồn thông tin chính thức của các trường trên thông qua báo cáo và
các số liệu chính thức trong báo cáo 3 công khai của 04 trường để có được các thông tin về thực
trang quản lý chất lượng của các trường tư thục ở TP. HCM.
2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở một số trường đại học tư thục tại TP. HCM theo
nghiên cứu điển hình
2.2.2.1. Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học TP. HCM (HUFLIT)
2.2.2.2. Trường đại học Hoa Sen
2.2.2.3. Trường Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH)
2.2.2.4. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo các trường đại học tư thục tại
TP. HCM sau khi nghiên cứu điển hình
Qua những thông tin trên, luận án đã thực hiện so sánh nghiên cứu các chỉ số quản lý chất
lượng của các trường ĐHTT theo mô tả 3 công khai theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về 4
trường đại học tư gồm Trường đại học Ngoại ngữ và Tin học TP. HCM (HUFLIT), Trường đại học
HOA SEN, Trường đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH), Trường đại học NGUYỄN TẤT
THÀNH, tác giả nhận thấy các trường ĐHTT ở TP. HCM có những đặc điểm như sau:
Điểm chung:
1. Đều là các trường đào tạo đa ngành, đa nghề giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn cho mình một
ngành nghề phù hợp theo sở thích qua đó thu hút được công tác tuyển sinh của nhà trường đạt được
theo mong đợi tuyển sinh.
2. Cùng có những chiến lược đầu tư nguồn lực con người theo định hướng đáp ứng các yêu cầu

Để khảo sát thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các trường ĐHTT ở TP. HCM, tác giả
tiến hành khảo sát tại 4 trường đại học tư thục gồm:
+ Trường Đại học Ngoại ngữ - tin học TP. HCM (HUFLIT)
+ Trường Đại học Hoa Sen
+ Trường Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH)
+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Trong đó, số lượng phiếu điều tra bảng hỏi được phát ra như sau:
Bảng 2.5. Thống kê quy mô điều tra bằng phiếu khảo sát tại các trường ĐHTT tại TP. HCM
STT Tên trường
Số phiếu
phát ra
Số phiếu
thu vào
Số phiếu
hợp lệ
1 Đại học HUFLIT 100 phiếu 95 phiếu 93 phiếu
2 Đại học Hoa Sen 100 phiếu 93 phiếu 92 phiếu
3 Đại học HUTECH 100 phiếu 95 phiếu 95 phiếu
4 Đại học Nguyễn Tất Thành 100 phiếu 97 phiếu 95 phiếu
Tổng 04 trường 400 phiếu 380 phiếu 375 phiếu
Tác giả lấy ý kiến của 400 cán bộ quản lý và giảng viên ở 4 trường ĐHTT trên tuy nhiên số
phiếu thu về hợp lệ chỉ đạt 375 phiếu (chiếm 93.75%) do có một số phiếu không thu lại được hoặc
14
phiếu trả lời không hợp lệ. Số liệu khảo sát qua phiếu hỏi được xử lý theo phương pháp thống kê tỷ
lệ phần trăm các mức đánh giá theo từng nội dung câu hỏi.
2.3.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học tư thục tại TP. HCM theo
quan điểm TQM
Quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM thực chất là quản lý mục tiêu chất lượng
bao gồm các cam kết về tầm nhìn, sứ mạng, chính sách, đầu vào, đầu ra, kế hoạch chất lượng và
việc thực hiện đúng các cam kết đó. Bên cạnh đó, TQM chú trọng việc quản lý đầu vào, đầu ra, quá

tạo ở các ĐHTT chưa được định kỳ bổ sung và chưa điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các
chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt
15
nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác để điều chỉnh chương trình đào tạo đảm bảo chất
lượng của chương trình đang giảng dạy.
Đội ngũ nhân viên, giảng viên ở các ĐHTT chưa hiểu qui trình lộ trình tham gia công tác
đảm bảo chất lượng nên thiếu tích cực và chủ động. Giảng viên và cán bộ nhân viên ở các ĐHTT
chưa xác định rõ được mục tiêu các học phần đã nêu trong đề cương môn học, kết quả điểm học tập
chưa thể hiện được đúng chuyên môn, năng lực thực của sinh viên đồng thời chưa phản ảnh được
các nguyên nhân của vấn đề đánh giá sinh viên. Các trường ĐHTT mong muốn các em SV ra
trường có bằng khá giỏi để dễ xin việc, nên các giảng viên thường cho điểm cao, chính vì vậy mà
điểm số chưa phản ánh hết thực tế đào tạo ở trường ĐHTT.
Các phòng ban/ khoa/ tổ trong trường đang thực hiện quản lý theo cách quản lý cũ (quản lý
hành chính đơn thuần) chưa thực sự quan tâm và triển khai quản lý chất lượng đào tạo bằng cách
quản lý toàn diện và đổi mới, cải tiến liên tục theo quan điểm TQM.
Tổ chức chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng ở các ĐHTT chưa được quan tâm
đúng mức và thường là kết hợp với bộ phận thanh tra, khảo thí nên ở các ĐHTT hiệu quả chưa thực
sự gắn kết giữa chất lượng, vẫn còn tồn tại suy nghĩ chất lượng là tiêu tốn chi phí, thời gian và cũng
như tiêu tốn nhiều nguồn lực khác của các trường ĐHTT.
So với các trường Đại học công lập, Đại học ĐHTT thường có nguồn vốn đầu tư cơ sở vật
chất còn nhiều hạn chế, đầu tư dàn trải ở nhiều mảng, cơ sở vật chất vừa thừa vừa thiếu, vừa lạc hậu
so với thực tiễn đào tạo giảng dạy tại trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp sau khi
sinh viên tốt nghiệp. Điều này dễ nhận thấy qua các thiết bị máy móc thực hành tại nhà trường còn
quá nhiều lạc hậu so với máy móc hiện tại của doanh nghiệp.
Từ thực trạng trên cho thấy các trường ĐHTT tại TP. HCM cần quan tâm nhiều hơn đến
việc ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng hiện đại vào công tác quản lý đào tạo nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý, điều hành và kiểm soát chất lượng đào tạo ở đơn vị mình. Quản lý chất
lượng ở các trường ĐHTT cần quản lý theo quá trình như quá trình đào tạo là hoạt động chủ yếu
của nhà trường, quá trình mua sắm thiết bị, quá trình đánh giá thi, thi tốt nghiệp và cấp văn bằng
chứng chỉ đồng thời với việc quản lý một số yếu tố cấu thành của trường ĐHTT như đội ngũ giảng

cấu thành của nhà trường như đội ngũ Giảng viên và Cán bộ quản lý, Nội dung chương trình đào
tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Việc quản lý các yếu tố trên thường chỉ dựa vào thông
tư, chỉ thị và các qui định của nhà nước mà phần lớn các văn bản này đã lạc hậu không còn phù hợp
với quản lý chất lượng trong thời điểm hiện nay như các tiêu chuẩn quốc tế như AUN-QA, ISO,
TQM.
Các trường ĐHTT tuy đã có cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát tập thể lãnh đạo và các cá
nhân thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được giao, nhưng chủ yếu thực hiện vào
cuối quá trình, đánh giá vào cuối học kỳ và năm học nên không thể đánh giá đúng được chất lượng
đào tạo của sinh viên.
Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở thực tiễn để tham khảo xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng đào tạo và đề xuất các biện pháp triển khai hệ thống tại các trường ĐHTT nói chung và
thực nghiệm một số biện pháp tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành nói riêng.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
3.1. Định hướng công tác quản lý chất lượng đào tạo bậc đại học đến năm 2020
Theo nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam đã chỉ rõ :
“Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục, định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo
dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định, chú trọng kiểm tra, đánh
giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố
nước ngoài, xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hình giáo dục cộng
đồng”.
17
3.2. Nguyên tắc đề xuất hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo
3.2.1. Tính khả thi
3.2.2. Tính kế thừa
3.2.3. Tính hiệu quả
3.2.4. Tính đồng bộ
3.3. Hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo TQM tại ĐHTT ở TP. HCM

Tổ chức
&Thực hiện
(D)

Kiểm tra &
Đánh giá
(C)
Chuẩn đầu ra và chương trình
ĐT
Sứ mạng, Tầm nhìn; Cam kết, văn hóa và thông
tin giao tiếp
18
trưởng; TT đảm bảo chất lượng; Phòng/Ban chuyên môn-nghiêp vụ; Các Khoa/TT chuyên môn.
Trong đó, hội đồng quản trị là tổ chức quản trị trường ĐHTT, là đại diện chủ sở hữu của trường tư
thục. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động, huy động nguồn
lực cho nhà trường, thực hiện giám sát các hoạt động của trường tư thục quyết định những vấn đề
về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của trường tư thục theo
qui định, gắn Nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục và
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị nhà
trường và Hiện trưởng trường đại học tư thục do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là chủ thể chịu trách
nhiệm cao nhất các mặt hoạt động của nhà trường trong đó có công tác quản lý chất lượng đào tạo.
Hệ thống QLCLĐT theo quan điểm TQM được xây dựng trên nền hệ thống đảm bảo chất
lượng (QA) và định hướng tới các yêu cầu theo quan điểm TQM về đáp ứng khách hàng, liên tục
cải tiến; huy động sự tham gia của mọi người và chú trọng hình thành văn hóa chất lượng, văn hóa
tổ chức của mỗi trường ĐHTT.
Hệ thống lấy sứ mạng, tầm nhìn, cam kết của mỗi trường làm kim chỉ nam cho hoạt động
đào tạo và chiến lược phát triển của mỗi trường ĐHTT. Hệ thống này được thực hiện dựa trên các
chuẩn mực của đảm bảo chất lượng như ISO, AUN & QA….và theo quy tắc 3C, 5S của quản lý
chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM gồm Commitment (Cam kết chất lượng), Culture (văn hóa
chất lượng) và Communication (thông tin chất lượng đào tạo) với định hướng lấy khách hàng làm

nhiệm của từng người về chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM chỉ
thực sự khởi động được nếu như mọi người trong trường ĐHTT am hiểu và có những quan niệm
đúng đắn về vấn đề chất lượng, nhất là sự thông hiểu của Ban lãnh đạo trong nhà trường.
Sự am hiểu về hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM vẫn chưa đủ để
làm nên sức mạnh về chất lượng mà bên cạnh đó, các lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trường ĐHTT
cần thiết phải có một sự cam kết bền bỉ, quyết tâm theo đuổi các chương trình đào tạo, mục tiêu đào
tạo, chất lượng đào tạo.
3.3.2 Các nhóm biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM tại ĐHTT ở
TP.HCM
3.3.2.1. Nhóm các biện pháp chung
+ Biện pháp nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng
+ Biện pháp xây dựng môi trường văn hóa chất lượng
+ Biện pháp xây dựng bộ máy quản lý chất lượng đào tạo
+ Biện pháp xây dựng và ban hành quy chế quản lý chất lượng đào tạo
+ Biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng đào tạo
+ Biện pháp xây dựng quy trình cải tiến chất lượng đào tạo
3.3.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý chất lượng đầu vào
+ Biện pháp quản lý mục tiêu đào tạo
+ Biện pháp quản lý công tác tuyển sinh đầu vào
3.3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý chất lượng quá trình đào tạo
+ Biện pháp quản lý nội dung chương trình đào tạo
+ Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
+ Biện pháp quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên
+ Biện pháp quản lý quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên
+ Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
+ Biện pháp quản lý hoạt động thực tập, làm khóa luận
3.3.2.4. Nhóm biện pháp quản lý chất lượng đầu ra
+ Biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, và thi tốt nghiệp
+ Biện pháp quản lý công tác thông tin phản hồi
+ Biện pháp quản lý hợp tác, liên kết với doanh nghiệp

lượng đào tạo tại trường ĐHTT
42.1 53.4 4.5 24.2 68.7 7.1
Với 53.4% và 42.1% các phiếu nhận xét là cần thiết và rất cần thiết và với 68.7% khả thi và
24.2% rất khả thi của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của một số trường ĐHTT tại
TP.HCM cho thấy rõ sự nổi bật về việc đồng thuận cao của cán bộ quản lý và giảng viên trường
ĐHTT về sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo tại các trường ĐHTT.
3.4.3. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về các nhóm biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo
TQM
Qua kết quả ý kiến đóng góp và qua phiếu khảo sát, đại đa số các ý kiến cho rằng việc đề
xuất các biện pháp triển khai hệ thống theo quan điểm TQM là cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo tại các trường ĐHTT trong điều kiện hiện nay. Về tính khả thi của các biện pháp có một số
ít ý kiến còn phân vân về các yếu tố khách quan tác động tới công tác quản lý, nhưng đại đa số các
phiếu đều nhất trí đánh giá các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao.
3.5. Thực nghiệm một số biện pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở trường
Đại học Nguyễn Tất Thành
3.5.1. Mục tiêu thực nghiệm
Kiểm nghiệm tính khả thi và tác động bước đầu của 3 biện pháp triển khai hệ thống đảm
bảo chất lượng tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất
lượng đào tạo tại trường năm học 2013- 2014.
21
3.5.2. Nội dung thực nghiệm
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tiến hành thực nghiệm 3 biện pháp quản lý đảm bảo
chất lượng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Trong mỗi tiêu chí được phân ra nhiều khía cạnh nhỏ
nhằm tổng hợp đầy đủ, cụ thể và chi tiết về các vấn đề:
+ Quản lý nội dung và chương trình đào tạo
+ Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
+ Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và thi tốt nghiệp
3.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện các biện pháp
Công tác thực nghiệm một số biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng tại trường Đại học

22
trình độ cho giảng viên qua những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các CQBL khoa và GV đã đem
đến thành quả đáng khen ngợi.
3.5.5.2. Về quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên
Từ kết quả hai bảng đánh giá của CBQL và SV về đội ngũ giảng viên sau thực nghiệm cho thấy
phần lớn đội ngũ GV được đánh giá rất tốt, thường xuyên trau dồi kiến thức qua đào tạo và bồi
dưỡng giảng viên. Đội ngũ giảng viên có năng lực giao tiếp sau thực nghiệm được sinh viên đánh
giá ở mức khá tốt sau thực nghiệm. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên nhiệt tình trong giảng dạy và
công bằng trong đánh giá cũng được đánh giá ở mức khá tốt. Việc đội ngũ giảng viên sử dụng thiết
bị dạy học và chuẩn bị tài liệu và học liệu cho sinh viên thì trước thực nghiệm chỉ được đánh giá ở
mức khá và trung bình dao động từ 25.3% đến 35.8% nhưng sau khi thực nghiệm thì đã có sự biến
chuyển lên mức khá tốt với việc sử dụng thiết bị dạy học thì đạt 45.9% tốt và chuẩn bị tài liệu, học
liệu cho sinh viên đạt mức khá.
3.5.5.3 Về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và thi tốt nghiệp
Quản lý công tác kiểm tra đánh giá của sinh viên được đánh giá cao trong việc đánh giá kết
quả học tập rèn luyện công minh sau thực nghiệm; kết quả học tập, rèn luyện được cập nhật một
cách nhanh chóng thông qua website và trang cá nhân của sinh viên để sinh viên cập nhật nhanh
nhất kết quả học tập của mình để có những kế hoạch học tập, kiểm tra tiếp theo cho phù hợp nhất.
Một điều đáng khen ngợi là từ sau khi áp dụng phương pháp quản lý theo quan điểm TQM thi việc
khen thưởng, kỷ luật kịp thời, công minh đã khắc phục một cách vượt bậc. Đây là điều đáng khen
ngợi và cần duy trì, phát huy để tạo ra một môi trường học tập có kỷ luật chặt chẽ, rèn luyện sinh
viên tốt nhưng cũng là nơi để sinh viên thể hiện tài năng, trí sáng tạo của mình một cách thoải mái,
vui vẻ vì khi những đóng góp của sinh viên được công nhận, khen thưởng một cách công minh thì
họ sẽ cảm thấy phấn khích hơn trong học tập cũng như rèn luyện tại trường.
Tiểu kết chương 3
Từ những định hướng căn bản về quản lý chất lượng đào tạo đại học Việt Nam trong giai
đoạn 2020 và những nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống QLCLĐT, hệ thống QLCLĐT tại các
trường ĐHTT theo quan điểm TQM được xây dựng phù hợp với xu thế quản lý chất lượng tiến tiến,
phù hợp thực tiễn và tận dụng những thế mạnh của các trường ĐHTT.
Xuất phát từ hệ thống QLCLĐT tại các trường ĐHTT theo quan điểm TQM, hệ thống các

Đánh giá thực trạng công tác quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo ở một số trường ĐHTT
tại TP. HCM cho thấy phần lớn các trường đại học tư thục ở khu vực TP. HCM đã có những
chuyển biến về nhận thức và bước đầu đã triển khai nhiều biện pháp quản lý, đảm bảo chất lượng
đào tạo, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO-2008 và Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục đại học do Bộ GD&ĐT ban hành. Tuy nhiên, hoạt động quản lý, đảm bảo chất lượng ở các
trường đại học tư thục chưa được thực hiện liên tục và đồng bộ, có hệ thống và đặc biệt việc xây
dựng và triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể TQM
chưa được nghiên cứu vận dụng và triển khai rộng rãi.
Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM bao gồm các khâu của hoạt
động đào tạo từ: đầu vào - quá trình đào tạo - đầu ra và môi trường văn hóa chất lượng. Từ đó các
nhóm biện pháp triển khai hệ thống tương ứng tác động vào các thành tố nhằm đảm bảo và từng
bước nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐHTT đã bao quát hầu hết các khâu của công tác
quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM: cải tiến liên tục, đảm bảo và và từng bước nâng
cao chất lượng toàn diện ở mọi lúc (đầu vào - quá trình - đầu ra), mọi nơi (từ hiệu trưởng tới
CBQL/GVSV) hướng tới chất lượng đầu ra,đáp ứng nhu cầu nguồn
Kết quả khảo nghiệm ý kiến về một số biện pháp đã bước đầu khẳng định sự cần thiết và
khả thi của các biện pháp đề xuất trong khuôn khổ của luận án. Kết quả thực nghiệm hoạt động
triển khai một số biện pháp về quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học Nguyễn Tất Thành đã
có những kết quả tốt, tạo cơ sở để tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp trong thời gian tới.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status