Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tập đoàn viễn thông quân đội viettel tại mozambique - Pdf 30

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel tại Mozambique

Mẫn Mạnh Tuấn Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Phân tích, đánh giá ngành viễn thông tại thị trường Mozambique và các đối
thủ cạnh tranh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại thị trường này. Đánh giá
điểm mạnh, yếu, thuận lợi và khó khăn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Viettel tại thị trường Mozambique từ năm 2011 - 2013. Phân tích, dự báo
xu thế và tiềm năng kinh doanh viễn thông tại Mozambique trong giai đoạn từ 2014 –
2020. Qua đó, đề xuất một số mục tiêu và chiến lược về kinh doanh Viettel cần thực
hiện trong gian đoạn này. Dựa trên những thành công và thất bại của Viettel trong quá
trình đầu tư dự án FDI tại Mozambique giai đoạn vừa qua; tìm ra nguyên nhân, khái
quát thành một số bài học kinh nghiệm để làm cẩm nang cho hoạt động đầu tư, kinh
doanh tại các thị trường tiềm năng thuộc khu vực Châu Phi về sau của Viettel
(Tanzania, Cameroon, Burundi, Burkinafaso, Angola…).
Keywords.

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế Việt Nam đang
từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính

trường này nên chưa phản ánh được đúng năng lực nội tại của bản thân mình. Việc đầu tư
vươn ra các thị trường xa xôi, khó khăn, phức tạp như Châu Mỹ La tinh và Châu Phi… sẽ là
liều thuốc thử thực sự đối với năng lực cạnh tranh cũng như sự thành công trong chiến lược
đầu tư quốc tế của Viettel. Đặt mình trong thách thức để tìm ra cơ hội chính là chìa khóa cho
sự thành công của Viettel trong thời gian qua. Trong đó, Viettel xác định thị trường Châu Phi
là khu vực đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ viễn thông, mở rộng thị trường của mình trong
tương lai. Minh chứng cho quyết tâm và chiến lược đó là việc quyết định đầu tư vào thị
trường Mozambique. Ngày 6/11/2010, Viettel đã chính thức thắng gói thầu triển khai kinh
doanh dịch vụ di động tại thị trường Mozambique với tổng giá trị đầu tư của dự án là
493,790,000 USD, thời gian của dự án là 50 năm.
Tại sao phải nghiên cứu đầu tư quốc tế và kinh doanh quốc tế của Viettel tại thị trường
Mozambique? Việc nghiên cứu này có ý nghĩa như thế nào đối với Viettel nói riêng và các
doanh nghiệp của Việt Nam nói chung? Viettel cần những chiến lược gì để tăng cường và
nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường Mozambique trong thời gian tới? Viettel coi việc
thành công tại thị trường Mozambique có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nếu thành công tại thị
trường này sẽ là bàn đạp và nền tảng để thâm nhập vào các nước khác thuộc khu vực Châu
Phi. Qua đó, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của Viettel trên thị
trường viễn thông thế giới nói chung.
Vì vậy, đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
tại Mozambique” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh
quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Châu Phi trong thời gian tới nói chung
cũng như góp phần vào sự thành công trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài, mở rộng thị
trường của Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói riêng, qua đó làm rõ các câu hỏi và vấn đề đã
nêu ra ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động đầu tư quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ cao là một điều không còn
xa lạ đối với thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, có tiềm lực về vốn và công nghệ
cao nhưng lại là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam. Cho đến nay, có một số tài liệu, công
trình nghiên cứu và bài viết về đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông đã được công bố
như:

trung vào phân tích sâu những phạm trù liên quan đến việc tổ chức quản lý và triển khai một
dự án viễn thông nói chung mà chưa đi sâu vào việc phân tích và đưa ra các giải pháp về
chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với ngành này.
 Công trình: “Foreign Direct Investment in Afica – Some case studies”, 2002, Anupan
Basu and Krishna Srininasan, International Monetary Fund. Đây là một công trình nghiên cứu
tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường Châu Phi. Các tác giả đã tập
trung vào tổng hợp, phân tích nhằm làm rõ một số những chính sách mới về thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi (Uganda,
Lesotho, Zimbabwe, Malawi, Mozambique…), từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà
đầu tư về tiềm năng cũng như những rủi ro gặp phải trong quá trình tham gia đầu tư vào thị
trường này. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến đặc thù đầu tư trực tiếp vào ngành viễn
thông tại các quốc gia trong khu vực lại chưa được đề cập sâu đến.
 Luận văn Thạc sỹ: “Đề xuất chiến lược marketing hỗn hợp của Viettel cho thị trường
Haiti”, 2010, Nguyễn Phương Thảo, ĐHKT – ĐHQGHN. Nhìn chung, luận văn trên đã đi sâu
vào phân tích những vấn đề liên quan đến việc triển khai chiến lược marketing của Viettel tại
thị trường Haiti. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và khuyến nghị để phát huy hiệu quả chiến
lược marketing, phục vụ cho công tác bán hàng tại thị trường này. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ
tập trung vào phân tích khía cạnh marketing trong hoạt động kinh doanh mà chưa đi sâu vào
phân tích các vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế cũng như là xây dựng kế hoạch, chiến lược
kinh doanh tổng thể cho một Công ty trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình cụ thể nghiên cứu, phân tích sâu về
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của một doanh nghiệp viễn thông tại khu vực Châu Phi
nói chung và tại quốc gia Mozambique nói riêng. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tại
Mozambique” – một thị trường hoàn toàn mới mẻ đối với Viettel.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
 Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Trên cơ sở một số lý thuyết, mô hình về đầu tư quốc tế và kinh doanh quốc tế; đề tài
tập trung vào nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Viettel tại thị trường
Mozambique cũng như đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp

Quân đội tại Mozambique.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu kinh tế phổ biến sau đây: Phương pháp tổng hợp, phương pháp logic kết hợp lịch sử,
phương pháp thu thập và phân tích thông tin, phương pháp diễn dịch và quy nạp. Ngoài ra,
còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, thống kê, phân tích SWOT, phân
tích mô hình 5 lực cạnh tranh Five Force…
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở khoa học để nhận thức đầy đủ hơn về câu hỏi tại sao một
doanh nghiệp lại phải tham gia vào quá trình đầu tư ra nước ngoài, kèm theo đó là những vấn
đề doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi tham gia vào quá trình kinh doanh quốc tế trong bối cảnh
hiện nay. Trên cơ sở đó, vận dụng để phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư, kinh doanh của
Viettel tại Mozambique và dự báo về các cơ hội, tiềm năng kinh doanh viễn thông của Viettel
tại thị trường này; đề xuất một số mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Viettel tại
Mozambique giai đoạn từ 2014 – 2020.
Tổng kết ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư FDI của
Viettel tại Mozambique để làm cơ sở lý luận cho việc triển khai tại các thị trường tiềm năng
thuộc khu vực Châu Phi tiếp theo (Tanzania, Burundi, Burkinafaso, Angola, Cameroon ).
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương
như sau:
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận về quá trình đầu tư dự án FDI của Viettel tại Mozambique.
CHƢƠNG 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel tại Mozambique (giai đoạn từ 2011 – 2013).
CHƢƠNG 3: Đề xuất mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique (giai
đoạn từ 2014 – 2020).

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Trần Trung Tá (2003), Tham luận: Ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình
hội nhập quốc tế tại Diễn đàn “ Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO”, Hà Nội.
12.
Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà
Nội . TÀI LIỆU TIẾNG ANH
13.
Annaflavia, Bianchi; Richeri, G. (2005), Telecommunication: New Dynamics and
Driving Forces, IOS Press Publication, Netherlands.
14.
Albert, H. (Dec 2005), SWOT analysis for Management Consulting, SRI
Newsletter Alumni Newsletter.
15.
Bethuel, A.; Marcel, C.M (2007), Telecommunications and Development in
Africa, IOS Press Publication, Netherlands.
16.
Bruce, R. E. (1999), International Telecommunication Management, Artech
House Publication.
17.
Eli, M.N (1999), Telecommunications in Africa, Oxford University Press.
18.
Henry, H.W (2003), Telecommunication Network Management, Mc-Graw Hill
Publication.
19.
Hill, C.W.L (2007), International Business: Competing In The Global
Marketplace, New York: McGraw-Hill.
20.

investment decision in a strategic context, University of Wisconsin-Madison.
30.
White paper (August 2012), Over The Top (OTT) Services: How Operators can
ocercome the Fragmentation of Communication, Report by Mobile SQUARED.

CÁC TRANG WEBSITE
31.
Trang web nghiên cứu viễn thông quốc tế.
32.
Trang web của tổ chức nghiên cứu BIM.
33.
Trang web của Cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
34.
Trang web của tổ chức Wireless Intelligence.
35.
Trang web của Viện Nghiên cứu và Quản lý viễn
thông Mozambique.
36.
Trang web của Liên minh Viễn thông Quốc tế.
37.
Trang web của Công ty Movitel.
38.
Trang web của Bộ Kế hoạch .
39.
Trang web của Bộ Bưu chính Viễn thông.
40.
Trang web của tổ chức nghiên cứu
viễn thông, công nghệ thông tin Châu Phi.
41.
Trang web của Diễn đàn Thương mại và Phát triển của


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status