Thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam - Pdf 30

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thực trạng và các giải pháp quản lý, sử dụng và hoàn trả
nợ nước ngoài của Việt Nam
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
I. TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI..............................................3
1.1. Nợ nước ngoài là gì?.................................................................................3
1.2. Các hình thức vay nợ nước ngoài...........................................................3
1.3. Ảnh hưởng của việc vay nợ đối với sự phát triển kinh tế đất nước ...3
1.4. Lý do vay nợ nước ngoài..........................................................................5
II. THỰC TRẠNG VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM........7
2.1. Đánh giá tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam.................................7
2.2 Về cơ cấu vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay...........................9
2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn vay nợ nước ngoài tại Việt Nam
.........................................................................................................................11
2.4. Thực trạng hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam.............................24
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC BỊ KHỦNG HOẢNG
NỢ......................................................................................................... 26
3.1. Argentina(2001)......................................................................................26
3.2. Trung Quốc ............................................................................................28
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.......................................................29
IV. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC
NGOÀI.................................................................................................. 31
Nhóm 6 – CH17F 1/39
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến việc quản lý nợ nước ngoài ...............31
4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến việc sử dụng nợ nước ngoài tại Việt
nam.................................................................................................................33
4.3. Nhóm giải pháp liên quan đến việc hoàn trả nợ nước ngoài..............36
4.4. Nhóm giải pháp khác.............................................................................38
Nhóm 6 – CH17F 2/39

- Bất cứ nguồn vốn vay nào dù là nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA)
có điều kiện ưu đãi cao nhất cho đến các khoản vay thương mại thông thường
trên thị trường tài chính quốc tế thì nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) cũng
luôn đặt ra cho người đi vay.
- Một cơ cấu nợ mà tỷ trọng những khoản vay thương mại với lãi suất cao
chiếm tỷ trọng lớn sẽ gây nên xu hướng lạm phát mạnh. Đặc biệt là trong điều
kiện các nguồn vốn vay không được quản lý tốt và sử dụng hiệu quả, buộc bên
vay phải tiếp tục tìm kiếm các khoản vay mới với những điều kiện ngặt nghèo
hơn, tạo nên vòng xoáy của vay nợ. Điều này có thể dẫn đến bội chi ngân sách,
căng thẳng trạng thái khát vốn, gây hỗn loạn và sụp đổ xã hội.
- Việc vay nợ thường đi kèm với những cam kết, quy định chặt chẽ buộc
nước vay nợ phải phụ thuộc vào chủ nợ cả về kinh tế và chính trị.
- Áp lực trả nợ làm cho nước vay nợ phải hạn chế nhập và tăng xuất khẩu,
trog đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăng mất cân
đối hàng tiền, tăng giá và tăng lạm phát.
- Vay nợ quá nhiều và sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích, gây
lãnh phí và thất thoát vốn, không hiệu quả sẽ tạo nên gánh nặng cho các
thế hệ sau.
Nhóm 6 – CH17F 4/39
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.4. Lý do vay nợ nước ngoài
- Lỗ hổng tiết kiệm - đầu tư
Trong giai đoạn 2002 - 2009 tỉ lệ đầu tư tăng nhanh trên 9% GDP so với
mức 4 - 5% GDP thời kỳ 1997 - 2002, đặc biệt trong năm 2007 tăng đến 45,6%
GDP, trong khi tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt 35,8% đã làm cho “lỗ hổng tiết kiệm đầu
tư” lên đến 9,8% GDP, mức cao nhất từ năm 1995 đến nay. Tính từ giai đoạn
1995 - 2009 lỗ hổng giữa đầu tư và tiết kiệm trung bình là 7,6% GDP chứng tỏ
nền kinh tế Việt Nam đang dựa quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài. Trong khi
lỗ hổng này của các nước trong khu vực chỉ khoảng 3 - 4% GDP. Nguyên nhân
khiến lỗ hổng S-I gia tăng là do tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa quá nhiều vào

Chính phủ là khó thực hiện. Nếu xu hướng này tiếp tục gia tăng sẽ ảnh hưởng
xấu tới cân đối vĩ mô của Việt Nam khi các dòng vốn bên ngoài giảm (việc giải
ngân FDI chững lại, hoặc kiều hối giảm) trong điều kiện dự trữ ngoại hối còn rất
mỏng của Việt Nam hiện nay. Mặc dù, FDI trong 6 tháng đầu năm 2008 tăng
mạnh với tổng số vốn cam kết đạt 30,9 tỷ USD, nhưng chủ yếu vẫn tập trung
vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ và bất động sản. FDI vào
lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực rất nhạy cảm mà các nhà đầu tư rất dễ không
giữ cam kết khi có những yếu tố bất lợi xảy ra đã được minh chứng thông qua
cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông á năm 1997 – 1998. Trong tương
lai, ODA giành cho Việt Nam sẽ giảm khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập
trung bình. Đến năm 2010 – 2013 Việt Nam có nhiều khả năng sẽ chuyển từ
Nhóm 6 – CH17F 6/39
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nguồn vốn ưu đãi của IDA (Hiệp hội Phát triển Quốc tế) sang nguồn vốn với lãi
suất cao hơn của IBRD (Ngân hàng tái thiết và Phát triển Quốc tế).
- Lỗ hổng thâm hụt ngân sách: Thu không đủ chi
“Lỗ hổng thâm hụt ngân sách” vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng.
Theo số liệu của Việt Nam thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2007 là gần
5% GDP, còn theo số liệu của IMF thâm hụt ngân sách năm 2007 là 7% GDP,
nếu tính cả các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được chính
phủ bảo lãnh thì mức thâm hụt có thể lên tới 14 - 15% GDP. Mức thâm hụt ngân
sách của Việt Nam là cao so với các nước trong khu vực.
II. THỰC TRẠNG VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
2.1. Đánh giá tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam
- Đánh giá mức độ nợ của Việt Nam so với các chỉ tiêu quốc tế
Theo thông lệ quốc tế, để đánh giá mức độ nợ nước ngoài của một quốc gia
thường được thông qua các chỉ số sau:
Mức độ
Tiêu chí
Nghiêm trọng Khó khăn Bình thường

số dư nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam trong những năm gần đây nằm giữa
ngưỡng khó khăn và bình thường, tuy nhiên xu hướng của Việt Nam là đang
điều chỉnh dần về ngưỡng bình thường khi chỉ số ngày đến năm 2008 đã giảm
xuống mức 30%.
Về chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu HHDV của Việt Nam nhìn
chung ở mức thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu quốc tế. Điều này có thể giải
thích là do nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp,
các khoản vay chủ yếu là trung và dài hạn. Điều này lại gây ra khó khăn trong
thời gian về sau khi các khoản nợ phải trả dần tăng lên qua các năm.
2.2 Về cơ cấu vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay
Cũng theo số liệu thống kê trong Bản tin nợ nước ngoài của Bộ tài chính,
cơ cấu vay nợ của Việt Nam phân theo chủ nợ và điều kiện tín dụng như sau:
Nhóm 6 – CH17F 9/39
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Biều đồ 1: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo Chủ nợ
Tính đến 31/12/2008
Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ CP và được CP bảo lãnh theo điều kiện tín dụng
Tính đến 31/12/2008

Theo cơ cấu trên, vay nợ nước ngoài của Việt Nam đã được đa dạng hóa
về loại hình chủ nợ và điều kiện tín dụng.
Các khoản vay ODA vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của Việt Nam,
trong khi đó Vay ưu đãi và Vay thương mại chỉ chiếm hơn 25% tổng
dư nợ. Điều này là chứng tỏ Việt Nam vẫn là một trong những nước có triển
vọng trong việc thu hút nguồn vốn ODA từ các quốc gia khác để phát triển kinh
tế. Số liệu tuyệt đối cũng cho thấy Vay ODA của Việt Nam tính đến tháng
Nhóm 6 – CH17F 10/39
Website: Email : Tel : 0918.775.368
06/2009 đã đạt mức 17.25 triệu USD, tăng gần 6% so với cuối năm 2008 và vẫn
duy trì mức tỷ lệ 73% so với tổng dư nợ trong cùng kỳ.

được với nguồn vốn vay thông thường từ nước ngoài. Đối với vay nợ của
doanh nghiệp, trách nhiệm quản lý nợ nước ngoài tự vay tự trả thuộc NHNN.
Các khoản vay của doanh nghiệp cũng được giám sát chặt chẽ thông qua việc
các doanh nghiệp phải đăng ký khoản vay qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Giai đoạn 2000-2009: Việc Việt Nam tích cực đổi mới thể chế, chính sách
trên mọi lĩnh vực và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cùng với việc quản lý
thận trọng nợ nước ngoài đã tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn nước
ngoài của Việt Nam. Đồng thời, cơ chế, chính sách tài chính nói chung và cơ
chế, chính sách quản lý nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài nói riêng không
ngừng được hoàn thiện, đóng góp tích cực vào kết quả huy động các nguồn vốn.
Trong giai đoạn này, vốn cam kết ODA năm sau luôn cao hơn năm trước, ngay
cả trong điều kiện nguồn vốn ODA của các nước phát triển dành cho các nước
đang phát triển ngày càng giảm sút, và vốn ODA có xu hướng ưu tiên nhiều cho
các nước châu Phi. Năm 2005, Việt Nam được WB và các nhà tài trợ đánh giá là
một trong những nước sử dụng ODA hiệu quả nhất. Tổng vốn ODA cam kết cho
Việt Nam giai đoạn 2002-2007 là 29 tỉ USD (trong đó riêng năm 2007 các nhà
tài trợ cam kết 5,43 tỉ USD).
Nhóm 6 – CH17F 12/39
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Về quản lý nợ, Việt Nam luôn theo đuổi chính sách quản lý nợ thận trọng.
Đã xây dựng được Chiến lược nợ nước ngoài giai đoạn 2001-2010 và Kế hoạch
hành động cụ thể cho giai đoạn 2001-2005. Đồng thời, không ngừng hoàn thiện
cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài (Nghị định 134/2005/NĐ-CP về quản
lý vay, trả nợ nước ngoài; các quy chế kèm theo các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu nợ; quy chế thu thập, báo
cáo thông tin nợ, quy chế bảo lãnh, quy chế cho vay lại). Việc quản lý nợ nước
ngoài căn cứ theo kế hoạch, chiến lược, hạn mức vay thương mại của Chính phủ
và quốc gia hàng năm; phù hợp các ngưỡng an toàn nợ được phê duyệt;
* Đánh giá công tác quản lý nợ:
Những thành tựu đạt được:

thông lệ tốt của quốc tế. Nghị định 134/2005/NĐ-CP và các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ hướng dẫn các nghiệp vụ quản lý nợ cụ thể đã đưa ra khung
pháp lý tương đối toàn diện về quản lý công tác vay, trả nợ nước ngoài, nhấn
mạnh nguyên tắc thống nhất đầu mối trong quản lý nợ nước ngoài. Luật quản lý
nợ công đã được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến trong tháng 11/2008 và dự
kiến được thông qua tháng 5/2009 sẽ là khung pháp lý cao nhất để việc quản lý
nợ được chuẩn hoá, trong đó có quản lý nợ nước ngoài.
Một số tồn tại:
Nhóm 6 – CH17F 14/39
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Nguyên tắc quản lý nợ theo chiến lược nợ dài hạn và các công cụ quản lý
trung hạn chưa được thực hiện tốt trên thực tế. Chiến lược nợ do Bộ Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì xây dựng cho giai đoạn 2001-2010 được Chính phủ ban hành
năm 2004 không hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về một chiến lược chủ động, cập
nhật. Chiến lược nợ dài hạn chưa được cụ thể hoá bằng các chương trình quản lý
nợ trung hạn. Hiện nay Bộ Tài chính mới bắt đầu xây dựng Chương trình quản
lý nợ trung hạn đầu tiên cho nợ nước ngoài.
- Công tác phân tích, dự báo đã và đang được thực hiện nhưng hiệu quả
chưa cao; Đặc biệt mảng vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp do Ngân hàng
Nhà nước quản lý là các khoản vay theo điều kiện thị trường có tính rủi ro cao
đối với cả nền kinh tế, nhưng chưa có những phân tích, tính toán kịp thời về cơ
cấu nợ và điều chỉnh hạn mức nợ của doanh nghiệp để đảm bảo quản lý tốt rủi
ro từ khu vực này.
- Quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ chưa gắn kết với quản lý nợ trong
nước của Chính phủ và khu vực công (nợ nước ngoài là một bộ phận của nợ
CP), vì vậy chưa thể phát huy được hiệu quả. Việc tuân thủ các hạn mức an toàn
nợ đối với nợ nước ngoài sẽ mất đi ý nghĩa nếu đồng thời không có được những
hạn mức tương tự đối với vay nợ trong nước, vì rủi ro có thể phát sinh từ hoạt
động vay, trả nợ trong nước. Hiệu quả chi phí cũng chưa cao khi không có sự
điều hành, phối hợp thống nhất về vay nợ trong nước và nước ngoài.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status