Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau - Pdf 30

B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP.HCM
NG MINH KHI ÁNH GIÁ HIU QU QUN LÝ VÀ S
DNG VN U T XÂY DNG C BN T
NGÂN SÁCH NHÀ NC TI HUYN NGC
HIN – TNH CÀ MAU Chuyên ngành : Chính sách công
Mã s : 60.34.04.02
LUN VN THC S KINH T
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Khánh Nam người thầy
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các anh/chị đồng nghiệp tại UBND
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và công
tác để tôi hoàn thành chương trình cao học.
Xin cảm ơn Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, các chuyên gia tại huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau đã giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Ngày 25 tháng 07 năm 2015
Tác giả Đặng Minh Khởi iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii
Chương 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3

3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 28
3.4.1. Dữ liệu thứ cấp 28
3.4.2. Dữ liệu sơ cấp 29
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 31
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 31
4.1.2. Kinh tế - xã hội 33
4.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Ngọc Hiển 34
4.1.4. Đặc điểm hộ gia đình được phỏng vấn 36
4.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XDCB HUYỆN NGỌC HIỂN GIAI ĐOẠN 2010 -
2014 38

4.2.1. Tích lũy đầu tư XDCB từ NSNN 38
4.2.2. Kết quả đầu tư XDCB giai đoạn 2010 - 2014 39
4.2.3. Đánh giá chung 43
4.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN XDCB 45
4.3.1. Tiến độ giải ngân vốn XDCB từ NSNN 45 v
4.3.2. Thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB 47
4.3.3. Hiệu quả quản lý các công trình XDCB 52
4.3.4. Nợ đọng trong đầu tư XDCB 54
4.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB 55
4.4.1. Tác động đối với kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển 55
4.4.2. Tác động đối với phúc lợi của người dân huyện Ngọc Hiển 58
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 66
5.1. KẾT LUẬN 66
5.1.1. Hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN huyện Ngọc Hiển 66
5.1.2. Tác động của vốn đầu tư XDCB đến kinh tế - xã hội huyện Ngọc Hiển 66

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
XDCB Xây dựng cơ bản
WB Ngân hàng Thế giới (World bank) vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2010 - 2014 33
Bảng 4.2: Đặc điểm cơ bản của hộ trả lời phỏng vấn 37
Bảng 4.3: Tích lũy đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2010 - 2014 38
Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2010 – 2014 39
Bảng 4.5: Lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN huyện Ngọc Hiển 2010 - 2014 40
Bảng 4.6: Thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB huyện Ngọc Hiển 2010 - 2014 50
Bảng 4.7: Nợ đọng XDCB từ NSNN huyện Ngọc Hiển đến hết 31/12/2014 54
Bảng 4.8: Tần suất sử dụng các công trình xây dựng của người dân 58
Bảng 4.9: Hình thức khai thác công trình của người dân 58
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu phúc lợi của hộ gia đình 61
Bảng 4.12: Tương quan giữa các chỉ tiêu phúc lợi hộ gia đình theo tần suất sử dụng
công trình 63

Bảng 4.13: Kiểm định mức độ hưởng lợi về y tế đối với đặc trưng của hộ dân 64
Bảng 4.14: Kiểm định mức độ hưởng lợi về giáo dục đối với đặc trưng của hộ dân 64 viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3-1: Khung phân tích do tác giả đề xuất 22
Hình 3-2: Thiết kế nghiên cứu 23
Hình 4-1: Vị trí địa lý của huyện Ngọc Hiển 31
Hình 4-2: Tổng giá trị sản xuất huyện Ngọc Hiển giai đoạn 2010 - 2014 34

nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy
trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu từ
XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập
trong ở các khâu từ quy trình, thủ tục cấp phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư.
2 Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn hạn chế. Tinh trạng thất
thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn nhiều (UBND huyện Ngọc
Hiển, 2014).
Từ những vấn đề nêu trên, việc quản lý sử dụng vốn ngân sách Nhà nước,
những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa
phương và cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành tiết kiệm
và chống thất thoát, lãng phí và việc hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và
quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đang là vấn đề bức xúc. Việc đề ra những giải
pháp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là rất cấp thiết. Đó cũng là lý do chọn đề
tài “Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước tại huyện Ngọc Hiển - tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư
XDCB từ NSNN tại huyện Ngọc Hiển trên cơ sở xem xét, đánh giá việc đầu tư (tập
trung hay dàn trải), tổ chức thực hiện vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN
huyện Ngọc Hiển.
Mục tiêu 2: Đánh giá tác động của đầu tư XDCB từ NSNN đến hoạt động sản
xuất và phúc lợi của hộ gia đình tại huyện Ngọc Hiển.
Mục tiêu 3: Đề xuất, gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
4 Chương 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Chương này trình bày cơ sở lý luận về vốn đầu tư XDCB và lược khảo một số
tài liệu nghiên cứu có liên quan làm cơ sở để đề xuất mô hình nghiên cứu.
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ XDCB
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Đầu tư, đầu tư XDCB
Trong đời sống kinh tế - xã hội, dưới các góc độ khác nhau, khái niệm đầu tư
được giải thích khác nhau. Xét trên góc độ tiêu dùng đầu tư được hiểu là sự hy sinh
tiêu dùng hiện tại để được tiêu dùng lớn hơn trong tương lai. Xét trên góc độ rủi ro
đầu tư được quan niệm là một hoạt động mạo hiểm, đó là sự đánh đổi mọi nguồn
lực có thực hôm nay để hy vọng đạt được một lợi ích lớn hơn trong tương lai. Gọi là
mạo hiểm vì niềm hy vọng này có thể thành hiện thực hoặc không thành hiện
thực(Bùi Xuân Phong, 2006).
Theo nghĩa rộng, đầu tư được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hút về cho người đầu tư kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra, nguồn lực đó có thể là tiền, các tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ (Bùi Xuân Phong, 2006).
Từ những khái niệm khác nhau có thể hiểu một cách chung nhất: Đầu tư là quá
trình bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích thu hiệu quả lớn hơn trong tương lai, vốn bỏ
vào đầu tư gọi là vốn đầu tư.
Đầu tư XDCB là một hình thức đầu tư nói chung. Trong đó, mục đích bỏ vốn
được xác định và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm XDCB - Cơ sở vật
chất, kỹ thuật của nền kinh tế - xã hội như: các nhà máy, đường giao thông, hồ đập
thuỷ lợi, trường học, bệnh viện…
Trong đầu tư kinh tế người ta phân biệt hai loại, đó là đầu tư cơ bản và đầu tư
vận hành. Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định

mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại
6 và phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói cách khác cơ chế là cách thức hoạt động
của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau, là cách thức theo đó một quá trình
được thực hiện.
Cơ chế quản lý kinh tế là việc sử dụng các hình thức, biện pháp hay các công
cụ nhằm kích hoạt, điều chỉnh hoặc hạn chế một số hoạt động nào đó, hướng tới
việc nâng cao hiệu quả trong các hoạt động kinh tế. Trong đó bao gồm các công cụ
quản lý vĩ mô và quản lý vi mô.
Cơ chế quản lý tài chính là phương thức mà qua đó nhà nước sử dụng các
công cụ quản lý tác động vào quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài
chính để hướng vào đạt những mục tiêu đã định (Sử Đình Thành, 2004).
Chính sách là chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ
trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc
chủ thể quản lý đưa ra. Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị
chung và tình hình thực tế. Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một
mục đích nhất định, nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó.
2.1.1.3. Vốn và vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các tài sản nhằm mục tiêu thu nhập
trong tương lai. Các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi là vốn
đầu tư, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư.
Bất kỳ một quá trình tăng trưởng hoặc phát triển kinh tế nào muốn tiến hành
được đều phải có vốn đầu tư, vốn đầu tư là nhân tố quyết định để kết hợp các yếu tố
trong sản xuất kinh doanh. Nó trở thành yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với
tất cả các dự án đầu tư cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng,
chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các
chi phí khác ghi trong tổng dự toán.

đình được hưởng.
8 2.1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN
2.1.2.1. Đặc điểm đầu tư và đầu tư XDCB
Khác với các hoạt động kinh tế - thương mại thông thường, đầu tư (trong đó
có đầu tư XDCB) là một loại hình hoạt động phức tạp, có nhiều nét đặc thù như:
thời gian thi công kéo dài, độ rủi ro lớn, vốn đầu tư lớn lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố (tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội …). Do vậy hoạt động đầu tư phải được
thực hiện thông qua các dự án đầu tư. Sản phẩm của hoạt động đầu tư XDCB được
gọi là công trình xây dựng. Một số đặc điểm phổ biến của đầu tư và đầu tư XDCB
như sau:
Một là: Đầu tư, trong đó đầu tư XDCB là hoạt động bỏ vốn. Do đó quyết định
đầu tư là quyết định tài chính như: tổng mức đầu tư, nguồn hình thành vốn đầu tư,
khả năng và thời gian hoàn vốn, cơ cấu vốn đầu tư … Vì vậy, nhiều dự án đầu tư có
thể khả thi ở các phương diện khác (môi trường, xã hội…) nhưng không khả thi trên
phương diện tài chính thì cũng cần được xem xét lại. Tuy nhiên, khái niệm về hiệu
quả được đề cập ở đây phải được nhìn nhận cả trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội.
Hai là: Đầu tư, nhất là đầu tư XDCB là hoạt động có tính chất lâu dài, có
những dự án đầu tư kéo dài hàng chục năm. Đây là một đặc điểm khác biệt của đầu
tư XDCB so với các hình thức đầu tư khác. Do tính chất lâu dài, nên mọi khía cạnh
đều phải tính toán quy hoạch, dự phòng sự thay đổi trong quá trình thực hiện dự án.
Quá trình đầu tư XDCB gồm ba giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và
khai thác dự án.
Giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án là hai giai đoạn kéo dài
thời gian nhưng lại không tạo ra sản phẩm. Đây là nguyên nhân chính gây ra mâu
thuẩn giữa đầu tư và tiêu dùng. Muốn nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần chú
ý tập trung các điều kiện đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh các dự án đầu tư

thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Đặc điểm này chỉ ra rằng, muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâm đến
10 lợi ích của các nhà đầu tư. Lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ vốn
đầu tư cho họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế và tránh được rủi ro. Vì vậy,
các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến ưu đãi, miễn giảm thuế, về
khấu hao cao, lãi suất vốn vay thấp, cơ chế thanh toán vốn kịp thời…
Sáu là: Sản phẩm của đầu tư XDCB có tính cố định. Nó gắn liền với đất đai,
nơi sản xuất và nơi sử dụng. Sau khi xây dựng xong cố định tại một chỗ,các thành
quả của hoạt động đầu tư XDCB là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay nơi
mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình thực hiện dự án đầu tư, cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư.
Hoàn thành một dự án đầu tư XDCB phải trải qua nhiều giai đoạn, có rất nhiều
đơn vị tham gia thực hiện. Trên một công trường, có rất nhiều đơn vị làm các công
việc khác nhau; các đơn vị này lại cùng hoạt động trong cùng một không gian, thời
gian. Do đó việc tổ chức thi công cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau bằng các hợp
đồng giao nhận thầu xây lắp.
Giá bán được định trước khi chế tạo sản phẩm, tức là trước khi nhà thầu biết
giá thành thực tế của mình. Ước lượng đúng đắn giá cả và các phương tiện thi công
khó khăn vì phải dựa trên những giả thiết mà rất có thể khi thi công thực tế bị phủ
định. Điều phụ thuộc này, buộc nhà thầu phải nắm chắc dự toán và kiểm tra thường
xuyên trong quá trình thi công.
2.1.2.2. Đặc điểm đầu tư XDCB từ NSNN
Ngoài những đặc điểm của đầu tư XDCB nói chung thì đầu tư XDCB từ
NSNN còn có những đặc điểm riêng như sau:
Quy mô vốn đầu tư lớn, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh
tế - xã hội; tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của các vùng, các địa
phương hoặc ngành của nền kinh tế.

kinh tế: (1) Đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là một công cụ để Nhà nước chủ động
điều chỉnh tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế và (2) Đầu tư XDCB từ NSNN là
công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ.
12 Ba là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế
và cho toàn nền kinh tế phát triển.Vốn đầu tư từ NSNN được coi là “vốn mồi” để
thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển; cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo khả năng lớn để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch… Có đủ vốn
đầu tư trong nước mới góp phần giải ngân, hấp thụ được các nguồn vốn ODA, có hạ
tầng kinh tế - xã hội tốt mới thu hút được vốn FDI, có vốn đầu tư “mồi” của Nhà
nước mới khuyến khích phát triển các hình thức BOT…
Bốn là, đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tạo điều kiện phát triển nguồn
nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các dự án
đầu tư vào các lĩnh vực trên (như đã nêu) rất tốn kém, độ rủi ro cao, khả năng thu
hồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn NSNN. Khi hoàn thành
và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp các dịch vụ công, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
đầu tư của nền kinh tế - xã hội.
2.1.4. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư
XDCB thuộc nguồn vốn NSNN
Những đặc điểm của đầu tư XDCB nêu trên cho thấy tính đa dạng và phức tạp
của đầu tư XDCB. Những đặc điểm này có tác động chi phối đến sự vận động của
vốn đầu tư XDCB và đòi hỏi cần phải có cách thức tổ chức quản lý và cấp phát vốn
phù hợp nhằm bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư. Chính vì vậy, quản lý đầu tư XDCB
của NSNN phải có những nguyên tắc, biện pháp và trình tự quản lý và cấp phát vốn
riêng dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý chi NSNN nói chung và được
vận dụng phù hợp với đặc điểm của đầu tư XDCB.
2.1.4.1. Đúng đối tượng

vào sản xuất, sử dụng. Đòi hỏi trong giai đoạn thực hiện đầu tư phải tuân thủ đầy
đủ, đúng trật tự các bước công việc đầu tư và xây dựng đã quy định.
Trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng, việc
tuân thủ đầy đủ, kịp thời, đúng trật tự các bước công việc nhằm đảm bảo đầy đủ các
điều kiện cần thiết để sớm đưa công trình hoàn thành vào khai thác sử dụng, phát
14 huy hiệu quả vốn đầu tư đã bỏ ra.
Tài liệu thiết kế, dự toán công trình xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt là căn cứ pháp lý quy định về quy mô, kết cấu, định mức tiêu chuẩn kinh tế
kỹ thuật của vật tư, thiết bị cấu thành từng khối lượng, các giải pháp kỹ thuật công
nghệ xây dựng công trình, giá trị từng khối lượng của công trình theo định mức nhà
nước. Vì vậy, để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và
phê duyệt thiết kế và dự toán các công trình xây dựng.
Khi có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các đơn vị chủ đầu tư phải
tuân thủ đúng trình tự các công việc lập, thẩm định, trình phê duyệt tài liệu thiết kế,
dự toán, kết quả đấu thầu, hợp đồng đến cơ quan cấp phát vốn.
2.1.4.3. Đúng mục đích, đúng kế hoạch
Nguồn vốn NSNN đầu tư cho các công trình, dự án được xác định trong kế
hoạch NSNN hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, kế hoạch XDCB của từng bộ, ngành, địa phương, từng đơn vị
cơ sở và khả năng nguồn vốn của NSNN. Vì vậy, cấp phát vốn đầu tư XDCB của
NSNN đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý
NSNN và bảo đảm tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của
từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương.
Vốn đầu tư XDCB chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư XDCB theo kế
hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không được sử dụng cho các mục đích
khác. Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ theo đúng kế hoạch vốn đã được

Khối lượng XDCB hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khối lượng
thực tế đã thực hiện, chất lượng đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự XDCB, có
trong kế hoạch XDCB năm và đã được nghiệm thu bàn giao theo đúng chế độ quy
định của Nhà nước.
Mức vốn cấp phát thanh toán cho từng công trình, hạng mục công trình, từng
khối lượng XDCB hoàn thành nghiệm thu phải được xác định căn cứ vào dự toán đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được cấp phát thanh toán trong phạm vi
16 giá dự toán đã duyệt.
Trong trường hợp tổ chức đấu thầu, thì mức vốn cấp phát thanh toán là giá
trúng thầu hoặc giá được tính theo đơn giá trúng thầu được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, nhưng về nguyên tắc giá trúng thầu hoặc giá tính theo đơn giá trúng thầu
không được vượt dự toán đã được duyệt. Các trường hợp vượt dự toán đòi hỏi chủ
đầu tư phải lập dự toán bổ sung, giải trình và chỉ được cấp vốn thanh toán khi có
quyết định của cấp có thẩm quyền.
2.1.4.5. Giám đốc bằng tiền
Kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng tiền vốn đúng mục đích, đúng kế
hoạch, có hiệu quả là sự thể hiện chức năng của tài chính. Thực hiện công tác giám
đốc trong quá trình cấp phát vốn đầu tư có tác dụng đảm bảo sử dụng tiền vốn tiết
kiệm, đúng mục đích, đúng kế hoạch và thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trình tự
đầu tư và xây dựng, kế hoạch, tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình và
hoàn thành công trình đúng thời hạn để đưa vào sản xuất sử dụng.
Giám đốc bằng đồng tiền được thực hiện đối với mọi dự án đầu tư, trong tất cả
các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng; bao gồm giám đốc trước, trong và
sau khi cấp phát vốn.
Các nguyên tắc quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN là một thể
thống nhất, nó chi phối toàn bộ công tác quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB.
Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện tiền đề để thực hiện lẫn nhau.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status