Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố cà mau - Pdf 41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH CHÍ NGUYỆN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH CHÍ NGUYỆN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT


1.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ XDCB VÀ VỐN ĐẦU TƯ
XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm ................................................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư ....................................................................................... 4
1.1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản ........................................................... 5
1.1.1.3. Khái niệm vốn đầu tư ................................................................................ 5
1.1.1.4. Khái niệm vốn đầu tư XDCB .................................................................... 6
1.1.1.5. Khái niệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN....................................... 7
1.1.2. Đặc điểm đầu tư XDCB và vốn đầu tư XDCB .................................. 7
1.1.2.1. Đặc điểm đầu tư và đầu tư XDCB ............................................................ 7
1.1.2.2. Đặc điểm đầu tư XDCB từ NSNN ............................................................ 9
1.1.2.3. Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ NSNN ........................................... 10
1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN ......................................... 11
1.1.4. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN ............................................ 12
1.1.5. Nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư


XDCB từ NSNN ....................................................................................... 14
1.1.5.1. Đúng đối tượng ....................................................................................... 14
1.1.5.2. Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, có đầy đủ các tài
liệu thiết kế và dự toán được duyệt ...................................................................... 14
1.1.5.3. Đúng mục đích, đúng kế hoạch............................................................... 15
1.1.5.4. Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch trong phạm vi giá
dự toán, trúng thầu được duyệt ............................................................................ 16
1.1.5.5. Giám đốc bằng tiền ................................................................................. 17
1.1.5.6. Công khai, minh bạch ............................................................................. 18
1.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN .......................... 18
1.2.1. Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN .............. 18
1.2.2. Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ............................... 18

2.1.2.2. Tình hình thu chi ngân sách .................................................................... 31
2.1.2.3. Về tăng trưởng kinh tế ............................................................................ 32
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XDCB TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU GIAI
ĐOẠN 2011-2015 .................................................................................... 33
2.2.1. Tích lũy đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2011-2015 ................... 33
2.2.2. Kết quả đầu tư XDCB giai đoạn 2011 - 2015 .................................. 34
2.2.3. Đánh giá chung ............................................................................... 37
2.2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................. 37
2.2.3.2. Hạn chế.................................................................................................... 38
2.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN XDCB ......................... 39
2.3.1. Tiến độ giải ngân vốn XDCB từ NSNN .......................................... 39
2.3.1.1. Giải ngân vốn XDCB năm 2011 ............................................................. 39
2.3.1.2. Giải ngân vốn XDCB năm 2012 ............................................................. 39
2.3.1.3. Giải ngân vốn XDCB năm 2013 ............................................................. 40
2.3.1.4. Giải ngân vốn XDCB năm 2014 ............................................................. 40
2.3.1.5. Giải ngân vốn XDCB năm 2015 ............................................................. 40
2.3.2. Kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB
từ NSNN, giai đoạn 2011-2015 ................................................................ 41
2.3.2.1. Phát triển các ngành kinh tế .................................................................... 42


2.3.2.2. Thu chi ngân sách.................................................................................... 43
2.2.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng ........................................................................ 43
2.2.2.4. Hiện trạng các vấn đề xã hội ................................................................... 45
2.3.3. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB
từ NSNN giai đoạn 2011-2015 ................................................................. 45
2.3.3.1. Nợ đọng trong đầu tư XDCB .................................................................. 45
2.3.3.2. Thất thoát, lãng phí đầu tư XDCB .......................................................... 47
2.3.3.3. Công tác giám sát nghiệm thu ................................................................. 48
2.3.3.4. Công tác báo cáo, thanh tra kiểm tra ....................................................... 49

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 64
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương

XDCB

Xây dựng cơ bản

KBNN

Kho bạc Nhà nước


Xây dựng cơ bản

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CCHC

Cải cách hành chính

TSCĐ

Tài sản cố định


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 3.1: TÌNH HÌNH THU CHI NSNN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 .............. 31
BẢNG 3.2: TÍCH LŨY ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN GIAI ĐOẠN 2011 - 201533
BẢNG 3.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN GIAI ĐOẠN
2011 – 2015 .......................................................................................................... 33
BẢNG 3.4: LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN THÀNH PHỐ CÀ MAU
2011-2015............................................................................................................. 35
BẢNG 3.5: NỢ ĐỌNG XDCB TỪ NSNN THÀNH PHỐ CÀ MAU ĐẾN HẾT
31/12/2015............................................................................................................ 46


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 3-1: TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THÀNH PHỐ CÀ MAU GIAI ĐOẠN
2011 - 2015 .......................................................................................................... 32
HÌNH 3-2: TỶ LỆ GIẢI NGÂN (%) VỐN XDCB TỪ NSNN TP CÀ MAU,

phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
từ ngân sách nhà nước còn hạn chế. Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư
XDCB từ NSNN vẫn còn nhiều.
Từ những vấn đề nêu trên, việc quản lý sử dụng vốn ngân sách Nhà nước,


2

những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ
bản tại địa phương và cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thực hành
tiết kiệm và việc hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước nói riêng đang là vấn đề bức xúc. Việc đề
ra những giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là rất
cấp thiết. Đó cũng là lý do chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố Cà Mau - tỉnh Cà
Mau” để nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố Cà Mau. Trên cơ sở đó, xem xét
mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà
nước; đề ra giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả tốt hơn trong công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Cà Mau.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước thành phố Cà Mau.
Mục tiêu 2: Đề xuất, gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước thành phố Cà Mau.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

DỰNG CƠ BẢN TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU
1.1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ XDCB VÀ VỐN ĐẦU
TƯ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư
Cho đến nay, có nhiều khái niệm về đầu tư, tuỳ thuộc vào quan điểm và mục
đích nghiên cứu.
Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo ra một
tài sản dưới một hình thức nào đó (có thể là hình thức vật chất cụ thể như nhà
cửa, máy móc thiết bị, hoặc là hình thức tài chính như mua cổ phần, cho vay... )
nhằm khai thác và sử dụng nó, để tài sản này có khả năng sinh lời hay thỏa mãn
một nhu cầu nhất định nào đó của người bỏ vốn trong một khoảng thời gian
nhất định trong tương lai. Nói cách khác, theo quan điểm này thì: đầu tư là hoạt
động bỏ vốn để tạo ra một tài sản để tài sản này có thể tham gia vào nhiều chu
kỳ sản xuất nối tiếp nhau để đạt được mục đích của người bỏ vốn.
Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là làm bất động một số vốn, để sau đó rút
ra với một khoản tiền lãi ở thời kỳ tiếp theo. Nói một cách chi tiết hơn, đó là một
chuỗi hành động chi tiền của chủ đầu tư, từ đó, chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi
tiền tệ để đảm bảo hoàn trả vốn và trang trải mọi chi phí có liên quan và có lãi.
Theo quan điểm kế toán: Đầu tư là gắn liền với một số khoản chi vào động
sản hoặc bất động sản để tạo nên các khoản thu lớn hơn.
Như vậy, dù theo quan điểm nào chúng vẫn có những cái chung, đó là: Đầu
tư là hoạt động bỏ vốn trong một khoảng thời gian nhất định để đạt được mục đích
của chủ đầu tư thông qua hoạt động đầu tư. Vốn ở đây chúng ta có thể hiểu rằng đó
là tiền hoặc tài sản hoặc thời gian, lao động, còn mục đích của chủ đầu tư là mang
lại lợi ích thông qua hoạt động đầu tư. Lợi ích có thể tính bằng tiền hoặc không thể
tính được bằng tiền. Tính sinh lời là đặc trưng của đầu tư.


5


6

thức, thậm chí bao gồm cả đầu tư để tạo ra nền tảng, tiêu chuẩn đạo đức xã hội, môi
trường kinh doanh (nguồn vốn xã hội) cũng là những đầu tư quan trọng của quá
trình sản xuất.
1.1.1.4. Khái niệm vốn đầu tư XDCB
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng
của vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính công
rất quan trọng của quốc gia.
Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ Ngân sách nhà nước cũng như các nguồn vốn khác - đó là biểu hiện bằng
tiền của giá trị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt
động đầu tư, nghĩa là bao gồm toàn bộ chi phí đầu tư. Theo Luật Đầu tư (2005) của
Việt Nam: "Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động
đầu tư theo hình thức đấu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp".
Dưới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ Ngân sách nhà nước là một bộ phận của quỹ ngân sách nhà nước trong khoản chi
đầu tư của Ngân sách nhà nước hàng năm được bố trí cho đầu tư vào các công trình,
dự án xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Từ quan niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước, có thể
thấy nguồn vốn này có hai nhóm đặc điểm cơ bản: gắn với hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản và gắn với Ngân sách nhà nước.
Gắn với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn này chủ yếu được sử
dụng để đầu tư phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế. Khác với các loại đầu tư
như đầu tư chuyển dịch, đầu tư cho dự phòng, đầu tư mua sắm công ..., đầu tư xây
dựng cơ bản là hoạt động đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ
tầng... Đây là hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản và chủ yếu có tính dài hạn.
Gắn với hoạt động NSNN, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được quản lý và sử
dụng đúng luật, theo các quy trình rất chặt chẽ. Khác với đầu tư trong kinh doanh,

nên mọi khía cạnh đều phải tính toán quy hoạch, dự phòng sự thay đổi trong quá
trình thực hiện dự án. Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản gồm ba giai đoạn: chuẩn bị
dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án. Giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn


8

thực hiện dự án là hai giai đoạn kéo dài thời gian nhưng lại không tạo ra sản phẩm.
Đây là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẩn giữa đầu tư và tiêu dùng. Muốn nâng
cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần chú ý tập trung các điều kiện đầu tư
có trọng điểm nhằm đưa nhanh các dự án đầu tư vào khai thác sử dụng. Khi xét hiệu
quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần quan tâm nghiên cứu cả ba giai đoạn của quá
trình đầu tư, chú ý tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện
dự án (tức là việc đầu tư vào xây dựng các dự án) mà không chú ý đến thời gian
khai thác dự án. Việc coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư xây dựng cơ bản
mang lại là hết sức cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tối ưu; đảm bảo trình
tự xây dựng cơ bản. Chính vì chu kỳ sản xuất kéo dài nên việc hoàn vốn được các
nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Phải lựa chọn trình tự bỏ vốn cho thích hợp để giảm
đến mức tối đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang.
Ba là: Sản phẩm của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường có tính đơn
chiếc. Do vậy, ngay cả khi hai công trình liền kề nhau, nhưng chi phí thi công thực
tế của mỗi công trình cũng khác nhau. Đây là đặc điểm cần lưu ý trong quá trình
quản lý vốn đầu tư.
Bốn là: Hoạt động đầu tư luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi
ích trong tương lai. Nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư trong điều kiện lợi
ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại mà họ tạm thời hy sinh. Nói
cách khác, mục đích tối cao của đầu tư là hiệu quả. Hiệu quả vừa là mục tiêu, động
lực vừa là phương tiện của hoạt động đầu tư.
Năm là: Đầu tư là lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn và mạo hiểm. Đầu tư chính
là việc đánh đổi những tiêu dùng chắc chắn của hiện tại để mong nhận được những

Về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận được sử dụng vì mục đích chung của
đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế.
vốn đầu tư XDCB tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoặc định
hướng hoạt động đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chiến lược. Đây là một đặc
điểm quan trọng, góp phần giải quyết việc sử dụng vốn đầu tư để lựa chọn hình
thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho
các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tầng theo đối
tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các Luật khác. Do đó, việc đánh
giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động


11

cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự án,
chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu
kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. Việc sử dụng nguồn vốn này
gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với nhau
từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự
án. Các dự án này có thể được hình thành dưới nhiều hình thức như:
+ Các dự án về điều tra, khảo sát để lập quy hoạch như các dự án quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị
và nông thôn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép.
+ Dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như
đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước v.v…
+ Dự án cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển một số ngành nghề, lĩnh
vực hay sản phẩm.
+ Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia
của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bốn là, đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước tạo điều
kiện phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực trên (như đã nêu) rất tốn kém, độ rủi ro
cao, khả năng thu hồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn Ngân
sách nhà nước. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp các dịch vụ công,
tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế - xã hội.
1.1.4. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Để quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước, cần thiết
phải phân loại nguồn vốn này. Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục
tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn khác nhau. Cụ thể một số cách phân loại như
sau:
Theo tính chất công việc của hoạt động xây dựng cơ bản: vốn được phân
thành chi phí xây lắp (nay gọi là xây dựng), chi phí thiết bị và chi phí khác. Trong


13

đó, chi phí xây dựng và thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người ta
phân chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Nhóm vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của Ngân sách nhà nước. Nhóm
này lại bao gồm: vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn sự nghiệp có tích chất đầu tư
xây dựng, vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu, vốn ngân sách xã dành cho
đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn xây dựng cơ bản tập trung: là loại vốn lớn nhất về cả quy mô và tỷ
trọng. Việc thiết lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu
hình thành từ loại vốn này và sử dụng một cách rộng rãi cho nhiều loại vốn khác.
Vốn sự nghiệp có tích chất đầu tư xây dựng: Hàng năm ngân sách có bố trí
vốn để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, địa chất, đường sắt,., nhưng việc
sử dụng vốn này lại bố trí cho một số công trình xây dựng hoặc sửa chữa công trình

nguyên tắc quản lý chi Ngân sách nhà nước nói chung và được vận dụng phù hợp
với đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản.
1.1.5.1. Đúng đối tượng
Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách nhà nước được thực
hiện theo phương thức cấp phát không hoàn trả nhằm đảm bảo vốn để đầu tư các dự
án cần thiết phải đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh...
Từ đó tạo cơ sở vật chất kỹ thật cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cân đối của
nền kinh tế quốc dân.
Song, với sự giới hạn về nguồn vốn của Ngân sách nhà nước và để đảm bảo
hiệu quả đầu tư, đòi hỏi cấp phát vốn phải bảo đảm đúng đối tượng là các công
trình, dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước theo quy định
của luật Ngân sách nhà nước và quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng.
1.1.5.2. Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, có đầy đủ các
tài liệu thiết kế và dự toán được duyệt
Trình tự đầu tư và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong
từng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng từng công trình. Các dự án đầu tư
không phân biệt quy mô và mức vốn đầu tư đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trình



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status