phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp - Pdf 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM
CÂY LÚA CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TẠI
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

11 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT

chân thành cảm ơn thầy Phan Đình Khôi, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành
cảm ơn thầy!
Xin gửi lòng biết ơn đến các Sở Ban ngành tỉnh Đồng Tháp cùng các hộ
nông dân trồng lúa của tỉnh Đồng Tháp, cùng bạn bè đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình điều tra thực tế, nhờ đó em đã có những thông tin đầy đủ và
chính xác phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện Phan Thị Ánh Nguyệt
ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Không gian nghiên cứu 3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ KINH TẾ HỘ VÀ BẢO HIỂM NÔNG
NGHIỆP 4
2.1.1. Khái niệm nông hộ 4
2.1.2. Kinh tế nông hộ 4
2.1.3. Bảo hiểm nông nghiệp 4
2.1.4. Một số khái niệm khác 8
2.2. LƯỢC KHẢO MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 8
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 10
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 15
iv

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 15
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 16
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và dân số 18

5.2. KIẾN NGHỊ 60
5.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước 60
5.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp 61
5.2.3. Đối với Công ty Bảo Việt Đồng Tháp 61
5.2.4. Đối với các công ty liên kết 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 64

vi

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng mẫu phỏng vấn 11
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng được xem xét trong mô
hình nghiên cứu 14

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện chi phí sản xuất của những hộ có không tham gia
bảo hiểm cây lúa năm 2013 43
viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BH Bảo hiểm
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
KHKT Khoa học kỹ thuật
LĐGĐ Lao động gia đình
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NS Năng suất
NSBH Năng suất bảo hiểm
NXB Nhà xuất bản
TCP Tổng chi phí
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân

nhất ở ĐBSCL và do là 2 tỉnh đầu nguồn, thường bị ngập úng khi có lũ về. Là
một trong hai tỉnh được chọn thực hiện thí điểm Bảo hiểm đối với cây lúa,
Đồng Tháp đã triển khai thực hiện chương trình thực hiện thí điểm BHNN
bước đầu tương đối thuận lợi: triển khai Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được
triển khai đồng bộ trên tất cả các xã của 3 huyện. Đồng thời, lồng ghép triển
khai với các công ty, doanh nghiệp bao tiểu sản phẩn, đến nay đã vận động
được 03 Công ty tham gia: Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng, Công
ty DASCO, Công ty TNHH Thanh Tùng.
2

Bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như là: việc
triển khai bảo hiểm giảm cả về diện tích và số hộ tham gia, tỷ lệ tham gia của
các hộ không thuộc diện nghèo và cận nghèo còn thấp, công tác tuyên truyền
chưa thật sự đi vào chiều sâu vẫn còn nhiều người chưa biết đến BHNN, nhiều
người chưa thật sự tin tưởng việc bồi thường thiệt hại sau rủi ro của các công
ty bảo hiểm, chi phí chi cho bảo hiểm khá cao ảnh hưởng nhiều đến thu nhập
của người dân. Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp”
được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo
hiểm cây lúa của nông hộ, qua đó giúp cho người dân hiểu biết nhiều hơn về
bảo hiểm cây lúa. Từ đó đề tài đề xuất một số định hướng giúp đưa bảo hiểm
vào hoạt động sản xuất.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa
của nông hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề ra một số giải pháp phù
hợp nhằm cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận bảo hiểm cây lúa của nông
hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải

khái niệm, giới thiệu chương trình thí điểm BHNN, phương pháp thu hập số
liệu, phương pháp phân tích số liệu và một số nghiên cứu có liên quan.
Chương 3: Giới thiệu tổng quan về địa bàng nghiên cứu. Ở chương này
tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2011-2012, giới thiệu
sơ lược những huyện được chọn thí điểm bảo hiểm cây lúa và thực trạng triển
khai chương trình thí điểm BHNN của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2013.
Mô tả mẫu điều tra.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo
hiểm cây lúa của nông hộ. Chương này so sánh kết quả sản xuất lúa của những
hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa và không tham gia, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa. Qua đó, tìm ra những khó
khăn và đề xuất một số giải pháp.
Chương 5: Kết luận – Kiến nghị: Phần cuối cùng này nhằm tóm tắt lại
toàn bộ những vấn đề đã nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị đối với các đơn
vị có liên quan. 4

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ KINH TẾ HỘ VÀ BẢO HIỂM NÔNG
NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm nông hộ
Lâm Quang Huyên (2004) định nghĩa nông hộ (hộ nông dân) là hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một
nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung một mái
nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông
nghiêp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ.
2.1.2. Kinh tế nông hộ

ro. Đem lại lợi ích cho xã hội, hỗ trợ làm giảm những rủi ro liên quan đến sản
xuất mà thu nhập của người nông dân được đảm bảo ổn định. Sản xuất nông
nghiệp chủ yếu ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp nên mức thu nhập ổn
định sẽ giúp đảm bảo ổn định xã hội từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế
đặc biệt ở các nước nông nghiệp, đảm bảo ổn định xã hội ở khu vực nông thôn,
nhờ có bảo hiểm nông dân yên tâm duy trì sản xuất mà không phải lo về nợ
vay ngày càng tăng.
 Các phương pháp bảo hiểm nông nghiêp
Hazell, P. B. R., C.Pomareda, and A. Valdes (1986) chia BHNN làm 2
hình thức chính gồm bảo hiểm bồi thường (bảo hiểm truyền thống) và bảo
hiểm theo chỉ số:
- Bảo hiểm nông nghiệp truyền thống (bảo hiểm bồi thường): là loại bảo
hiểm tính trên giá trị cây trồng, vật nuôi, thiệt hại bao nhiêu thì công ty bảo
hiểm sẽ chi tră cho nông dân bấy nhiêu.
- Bảo hiểm theo chỉ số: là loại hình bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm
dựa vào một chỉ số dựa vào chỉ số về một số yếu tố khách quan có thể gây rủi
ro đến sản lượng và năng suất cây trồng vật nuôi, như lượng mưa, lũ lụt, hạn
hán. Chỉ số về lượng mưa, hạn hán hay nhiệt độ được tính toán dựa vào các số
liệu thu thập từ nhiều năm trước của các cơ quan chức năng của Nhà nước.
2.1.3.1. Bảo hiểm cây lúa
Cây lúa: trong phạm vi quy tắc này cây lúa được hiểu là cây lúa nước.
Người được bảo hiểm: Là các hộ nông dân/tổ chức trồng lúa tại địa bàng
xã đã đăng ký tham gia bảo hiểm và quyền lợi hợp pháp đối với cây lúa trên
diện tích lúa dược bảo hiểm.
Chủ hợp đồng bảo hiểm: Là người được bảo hiểm và/hoặc là đại diện do
người dược bảo hiểm ủy quyền dược sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã.
Đại diện cho người được bảo hiểm có thể là cán bộ chính quyền xã, người
đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong xã.
Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm
ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp,

được tính theo từng vụ.
Tỷ lệ phí bảo hiểm: Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các vụ trong
tỉnh, được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm
tỉnh Đồng Tháp là 2,19%.
Tổng phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm 7

2.1.3.2. Chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa
Theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 và quyết định
số 358/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013 và các quyết
định sửa đổi bổ sung với một số nội dung chính sau:
a) Mục đích
Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản
xuất lúa chủ động khắc phục rủi ro và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả
thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo an sinh xã hội nông thôn, an
ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
b)Mức hỗ trợ của Nhà nước và đối tượng được hỗ trợ
Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất
nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN
Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất
nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN
Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện
nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN
Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí
điểm BHNN
c) Đối tượng và phạm vi áp dụng
Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa nước tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ

với những hộ tham gia bảo hiểm thì có thêm phí tham gia bảo hiểm.
TCP = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Phí bảo hiểm + Chi phí khác
Doanh thu: là giá trị của sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu
thụ sản phẩm là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay nói cách khác doanh thu bằng sản lượng lúa bán ra nhân với giá tại thời
điểm bán lúa.
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá
Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
Thu nhập từ bảo hiểm: là giá trị được bồi thường khi xảy ra thiệt, phần
giá trị bồi thường còn gọi là năng suất sụt giảm
NS sụt giảm = NSBH – NS thu hoạch * Đơn giá BH
Thu nhập: là khoảng chênh lệch giữa doang thu và khoản chi phí bỏ ra,
bao gồm khoản thu nhập từ bảo hiểm cây lúa không bao gồm công lao động
gia đình.
Thu nhập = Lợi nhuận + Thu nhập bảo hiểm + Công LĐGĐ
9

2.2. LƯỢC KHẢO MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Nông nghiệp là ngành sản xuất chứa đựng nhiều rủi ro do điều kiện thời
tiết không ổn định, thấy ược những khó đó chương trình Bảo hiểm nông
nghiệp được ban hành để giúp người dân khắc phục rủi ro. Những năm gần
đây Bảo hiểm nông nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trong nước và ngoài nước. Hiện nay Nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp
được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện.
Nguyễn Tuấn Sơn (2008) nghiên cứu vận dụng phương pháp chỉ số trong
bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng
những thành công và thất bại của bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam. Sử dụng phương pháp đối chiếu để phân tích so sánh những ưu điểm của
các phương pháp bảo hiểm từ đó đề xuất phương hướng ứng dụng sảo hiểm

bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ là diện tích sản xuất và tổng chi phí.Để
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm theo Ashok K.
and Goodwin, Barry K. (2006) quyết định mua bảo hiểm phụ thuộc các nhân
tố như: tuổi, trình độ học vấn, quy mô hộ sản xuất, đặc điểm tài chính, đặc
điểm của hoạt động sản xuất, công tác truyền thông có tác động đến quyết
định mua BHNN của nông hộ. Nguyễn Quốc Nghi (2012) cho thấy khi sử
dụng mô hình hồi quy Probit để kiểm định đã xác định, các yếu tố chính ảnh
hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm là trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích,
chi phí đầu tư, tập huấn kỹ thuật và tổng số rủi ro.
Bài viết này xem xét các yếu tố như giới tính, trình độ học vấn, quy mô
hộ, thời gian sống tại địa phương, năng suất trung bình, tập huấn kỹ thuật có
thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đồng Tháp có 3 huyện được chọn thí điểm, nhưng do hạn chế về thời
gian nên chọn ra 2 huyện đại diện là Tháp Mười và Tân Hồng để lấy số quan
sát điều tra.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích.
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm
ở tỉnh Đồng Tháp, số liệu từ các trang web, bài báo cáo chuyên ngành, báo,
tạp chí, Số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cục
thống kê tỉnh Đồng Tháp.
Số liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp từ
hộ trồng lúa bao gồm hộ có tham gia chương trình bảo hiểm cây lúa và những
hộ không tham gia chương trình bảo hiểm trong vùng. Đề tài chọn mẫu theo
phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện với cỡ mẫu là 120 mẫu tại 2 huyện Tháp
Mười và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
Trong 120 mẫu phỏng vấn trực tiếp có 60 hộ tham gia Bảo hiểm cây lúa
và 60 hộ không tham gia Bảo hiểm cây lúa (xem bảng 2.1)

Để đạt được mục tiêu chính của đề tài, các phương pháp được sử dụng để
phân tích gồm có:
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích và đánh giá về
thực trạng tham gia bảo hiểm vây lúa của nông hộ. Thống kê là tổng hợp các
phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được. Kết quả phân tích
của phương pháp này sẽ cho thấy tình hình chung về việc tham gia bảo hiểm
của người dân tại địa bàng nghiên cứu. Các chỉ tiêu sử dụng trong phương
pháp này bao gồm tần số, tỷ lệ %, giá trị nhỏ nhất, trung bình, cao nhất.
Ngoài ra, để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia bảo hiểm cây lúa, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình Probit.
Mô hình Probit được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến nhị
phân dùng để ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc.
Mô hình Probit có dạng như sau: Trong đó y
i
*
chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn, chúng ta xem xét
biến giả y
i
được khai báo như sau :

y
i
=

Trong đó :
- y

,
0
là hệ số trong mô hình
-
i
u
là sai số ượng lượng
- x
ij
là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm
cây lúa của nông hộ.
Diễn giải các biến độc lập trong mô hình và giả thuyết kỳ vọng
Tuổi (X
1
): là biến số tuổi tính từ năm sinh của chủ hộ tham gia trồng lúa.
Khi tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận bảo hiểm cây lúa sẽ không cao so với
người trẻ tuổi. Những chủ hộ càng lớn tuổi họ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm là chính nên sẽ không quan tâm nhiều đến bảo hiểm. Yếu tố này được
kỳ vọng sẽ có tương quan nghịch với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa.
Giới tính (X
2
): là giới tính của chủ hộ, được xem như là biến giả, có giá
trị là 1 nếu chủ hộ là nam và giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Với đặc điểm kinh tế
xã hội ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, thì người nam luôn là
người trụ cột và đưa ra các quyết định quan trọng trong gia đình. Thông
thường khi chủ hộ là nam thì họ sẽ có nhiều kinh nghiệm trọng việc trồng lúa
vì đa phần chủ hộ trồng lúa đều là nam, hộ có thể dễ dàng gặp gỡ trao đổi kinh
nghiệm hơn nữ, khả năng biết đến bảo hiểm cây lúa cũng cao hơn, nên quyết
định tham gia bảo hiểm cũng sẽ tăng.
Tập huấn (X

trong năm của hộ. Khi tham gia sản xuất ai cũng kỳ vọng sẽ đạt năng suất cao,
nhưng điều kiện thời tiết diễn biến thất thường là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sụt giảm năng suất. Để khắc phục vấn đề này những hộ có năng
suất giảm sẽ có nhiều quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa cũng sẽ cao hơn
so với những hộ có năng suất cao.
Chi phí sản xuất trung bình (X
8
) : là tổng chi phí đầu tư trong một vụ của
nông hộ, kể cả chi phí lao động gia đình. Khi bỏ ra nhiều chi phí ai cũng hy
vọng sẽ thu lại mức lợi nhuận cao. Các nông hộ trồng lúa phần lớn không có
nhiều khoản thu nhập khác, vốn đầu tư cho các chi phí đầu vào không nhiều.
Nhiều hộ mua phân và thuốc BVTV phải đợi đến cuối vụ mới thanh toán. Vì
thế, họ sẽ quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa. Biến này được kỳ vọng sẽ có
tương quan thuận với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng được xem xét trong mô
hình nghiên cứu
Biến Diễn giải Kỳ vọng
Tuổi (X
1
) Tuổi của chủ hộ -
Giới tính (X
2
) Biến giả, bằng 1 là nam và bằng 0 là nữ +
Tập huấn (X
3
) Biến giả, bằng 1 là có tập huấn và bằng 0 là
không tập huấn
+
Số thành viên
(X

vọng sẽ có tương quan thuận với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của
nông hộ. Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, các hộ tham gia bảo hiểm
ngoài việc để giảm rủi ro còn vì để giảm chi phí đầu vào và khi được phổ biến
rõ thì sẽ tham gia nhiều. Các biến còn lại gồm: tuổi và năng suất được kỳ vọng
sẽ có tương quan nghịch với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa.
Như vậy, ở chương này tác giả trình bày tổng quát cơ sở lý luận về kinh
tế nông hộ và bảo hiểm nông nghiệp, phân loại bảo hiểm nông nghiệp, giới
thiệu sơ lược về chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-
2013, lược khảo một số nghiên cứu có liên quan về bảo hiểm nông nghiệp Việt
Nam và trên thế giới. Ngoài ra, phần phương pháp nghiên cứu đưa ra cách
thức thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu bằng mô hình hồi quy
nhằm phục vụ cho nghiên cứu.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status