Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên HOSE - Pdf 30

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẠCH THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HOSE

LUẬN VĂN THẠC S Ĩ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS: PHẠM NGỌC TOÀN

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015

3 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Phạm Ngọc Toàn…………………………………
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM ngày 19 tháng 04
năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Phản biện 1

ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC của các DN niêm yết trên
HOSE.
3. Thu thập và xử lý số liệu của các yếu tố trong năm 2013. Từ đó rút ra được kết
quả những yếu tố nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính minh bạch TTBCTC.
4. Đề xuất một số giải pháp và hướng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 18-08-2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 12-03-2015
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Ngọc Toàn

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
5 LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 03 năm 2015
Học viên thực hiện Luận văn

GDCK TP.HCM (HOSE). Tác giả sử dụng các chỉ số đo lường công bố thông tin và mô
hình hồi quy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo
cáo tài chính của 166 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE. Kết quả phân tích cho thấy:
(i) Mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệ
p trên sàn HOSE không cao; (ii) các yếu
tố như qui mô, mức độ sinh lời, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng
tài sản, thời gian niêm yết và công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin của các doanh nghiệp niêm yết. Bên cạnh đó, một số yếu tố có ý nghĩa trong các nghiên
cứu trước đây trên thế giới như tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài, y
ếu tố quản trị công
ty, số công ty con, lĩnh vực kinh doanh, thị trường niêm yết và tính phức tạp của hoạt động
kinh doanh không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty nghiên cứu.

8



9 MỤC LỤC
Lời cam đoan iv
Lời cảm ơn v
Tóm tắt vi

PHẦN MỞ ĐẦU… ……………………………………………………………………. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 4
1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài……… 4
1.2 Các nghiên cứu trong nước 8
1.3 Các đóng góp của luận văn 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TTBCTC, MINH BẠCH TT BCTC 14
2.1 Tính minh bạch thông tin BCTC 14
2.1.1 Tổng quan tính minh bạch thông tin BCTC 14
2.1.1.1 Khái niệm 14
2.1.1.2 Tầm quan trọng của minh bạch TTBCTC 16
2.1.1.3 Nội dung của TTBCTC 18
2.1.2 Đo lường mức độ minh bạch TTBCTC 20
2.1.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ minh bạch TTBCTC 20
2.1.2.2 Đo lường mức độ minh bạch TTBCTC 23
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của các CTNY 25
2.2.1 Tổng quan các yếu tố 25
2.3 Lý thuyết nền liên quan đến tính minh bạch TTBCTC 27
2.3.1 Lý thuyết thông tin hữu ích 27

3.4.4.1 Mẫu nghiên cứu 53
3.4.4.2 Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu 54
3.4.5 Mô hình hồi quy 55
3.4.5.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY 55
3.4.5.2 Phương trình hồi quy đề
xuất 56
11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 58

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
4.1 Kết quả nghiên cứu 59
4.1.1 Thực trạng minh bạch TTBCTC của các CTNY trên sàn GDCK TP.HCM 59
4.1.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết 59
4.1.3 Kết quả thống kê mô tả 65
4.1.4 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 66
4.1.4.1 Phân tích Anova 66
4.1.4.2 Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy 66
4.2 Phân tích hồi quy đa biến 67
4.2.1 Mô hình hồi quy 67
4.2.2. Phân tích kết quả hồi quy 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 71

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1 Kết luận 72
5.2 Kiến nghị 72
5.3 Hạn chế của đề tài 74
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 75

CTNY
Công ty niêm yết
DN
Doanh nghiệp
FASB
Hội đồng chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ

Giám đốc
HĐQT
Hội đồng quản trị
HOSE
IASB
IFRS
KQKD
MBTT
MĐMB
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế
International Financial Reporting Standards
Kết quả kinh doanh
Minh bạch thông tin
Mức độ minh bạch
Non Big 4

OECD
Các công ty kiểm toán không thuộc nhóm 4 công ty kiểm toán hàng
đầu thế giới
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OLS
SFC
15
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ , SƠ ĐỒ
HÌNH ẢNH
Hình Tên gọi Trang
Hình 3.1
Quy trình nghiên cứu 37
Hình 3.2
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
TTBCTC của các CTNY
40

17 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua gần 15 năm hoạt động.
Trong tất cả các hoạt động nói chung trên thị trường chứng khoán thì thông tin luôn là yếu
tố không thể thiếu khi thực hiện các hoạt động đầu tư. Thông tin lại càng quan trọng hơn
đối với các nhà đầu tư khi họ tham gia trên thị trường chứng khoán. Trong các thông tin
nói chung thì thông tin báo cáo tài chính (TTBCTC) lại càng có ý nghĩa quan trọng trong
các quyết định của nhà đầ
u tư. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
trong thời gian qua hoạt động chưa hiệu quả. Một số vụ bị ngừng giao dịch của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua khiến cho nhà đầu tư và công
chúng ít nhiếu mất niềm tin vào chất lượng thông tin nói chung và thông tin báo cáo tài
chính nói riêng do các công ty niêm yết công bố. Sự đảm bảo từ phía các công ty kiểm toán
về chất lượng thông tin cũng không còn đượ
c tin cậy nhiều. Tất cả những điều đó xuất phát

luận có hàm lượng khoa học cao, đồng thời mang nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xem xét và đánh giá tính minh bạch của thông
tin trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết cũng như làm rõ yếu tố nào sẽ
ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của các công ty niêm yết trên HOSE. Trên cơ sở
đó gợi ý một số chính sách cần thiết nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin tài chính
của các công ty niêm yết, góp phần khai thác tiềm năng đầu tư vào TTCK Tp.HCM.
Để đạt được mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng mức độ minh bạch TTBCTC của các CTNY trên Sở giao dịch
chứng khoán Tp.HCM (HOSE) thời gian qua?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của các CTNY
trên HOSE?
Câu hỏi 3: Tác động của tính minh bạch TTBCTC của các CTNY đối với vấn đề khai
thác tiềm năng đầu t
ư vào TTCK Tp.HCM?
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch và công bố thông tin của các doanh
nghiệp, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố mà
các tác giả trong nước và ngoài nước đã nghiên cứu; đồng thời đối với thông tin trình bày
trên nhiều báo cáo khác nhau cũng như có nhiều thời điểm báo cáo, nhưng luận văn ch
ỉ tập
trung vào thông tin tài chính được trình bày và công bố trên báo cáo tài chính (BCTC) năm
2013 của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
Đối tượng khảo sát là báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Tp.HCM trong năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu
tổng thể để khám phá bằng phương pháp định tính và nghiên cứu kiểm định bằng phương
pháp nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu t

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thông tin báo cáo tài chính và minh bạch thông tin báo cáo
tài chính.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứ
u
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

20 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Dimitropoulos và cộng sự (2009) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thông tin BCTC và
giá cổ phiếu thực hiện trên TTCK Hy Lạp. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô
hình hồi quy OLS và thu thập dữ liệu của 101 CTNY trên TTCK Athens từ năm 1995 -
2004 để kiểm định cho các giả thuyết đưa ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn lưu
động trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi có tác động tiêu cực
đến thu nhập cổ phiếu, trong
khi đó tỷ suất lợi nhuận và doanh thu trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập
cổ phiếu.
Meek & Saudagara (1990); Saudagaran & Meek (1997) hay Zarzeski (1996) nghiên
cứu xuyên quốc gia về minh bạch thông tin. Trong đó, kết quả nghiên cứu của Zarzeski
(1996) trích trong nghiên cứu của Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault (2003)
chỉ ra rằng mức độ công bố thông tin phụ thuộc vào văn hóa và sức mạnh của thị trường
thông qua các yếu tố như doanh thu xuất khẩu, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty.
Nghiên cứu của bà thực hiện trên 7 quốc gia với 256 công ty có quy mô nhỏ, vừa và lớn.

đã chỉ ra rằng, có sự cải thiện đáng kể về
kết quả quản trị đối với các CTNY nhờ việc gia tăng số lượng thông tin được công bố công
khai cho các nhà đầu tư.
Robert Bushman và cộng sự (2001) với nghiên cứu "What Determines Corporate
Transparency?" đã phân tích về sự minh bạch thông tin của các CTNY dựa trên 2 nhóm
nhân tố: minh bạch TTTC (tính kịp thời, độ tin cậy, khả năng tiếp cận thông tin) và minh
bạch thông tin quản trị
. Nghiên cứu này cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố luật
pháp và kinh tế đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp thông qua mẫu khảo sát của
các CTNY trên 41 đến 46 quốc gia. Trong đó Bushman và nhóm tác giả xem xét tính minh
bạch của BCTC thông qua 5 nhóm nhân tố là: (1) Mức độ công bố thông tin, (2) Mức độ
công bố thông tin quản trị công ty, (3) Các nguyên tắc kế toán, (4) Thời gian công bố
BCTC, (5) Chất lượng kiểm toán các BCTC được công bố. Qua công trình nghiên cứu này,
Bushman và nhóm tác giả kết luận r
ằng: minh bạch trong quản trị công ty liên quan mật
thiết với cơ chế pháp lý, trong khi đó minh bạch thông tin tài chính (TTTC) liên quan chủ
yếu đến chính sách kinh tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho rằng minh bạch TTTC
có liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Cụ thể, công ty có quy mô lớn thì mức độ minh
bạch TTTC cao hơn công ty nhỏ. Ngược lại, mức độ minh bạch trong quản trị công ty
không liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bushman và nhóm
tác giả chỉ dừng lại ở mứ
c thống kê mô tả các nhân tố liên quan đến tính minh bạch thông
tin và trình bày các thướt đo để đo lường tính minh bạch thông tin mà chưa đưa ra được
mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin.
Năm 2003, một nghiên cứu khác "A multinational test of determinants of corporate
disclosure" của Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault nghiên cứu mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty. Theo nhóm tác giả, ở góc
độ công ty, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC của doanh nghiệp là: quyền
sở hữu (ownership), tình trạng niêm yết (exchange lishtings), chính sách cổ tức (Divi-
22

nhóm nhân tố quản trị công ty. Trong nhóm nhân tố tài chính, các tác giả đưa ra mô hình 5
biến tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của TTTC gồm: quy
mô công ty, đòn bẩy tài chính, tình hình tài chính (financial performance), tài sản thế chấp
(collateral assets) và hiệu quả sử dụng tài sản (assets utilization). Đối với nhóm nhân tố về
quản trị công ty, nhóm tác giả cho rằng các biến có ảnh hưởng đến mức độ công bố
và tính
minh bạch của thông tin gồm: mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu của HĐQT và quy
mô của HĐQT. Nghiên cứu trên của nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát với số lượng 265
CTNY trên TTCK Thái Lan và 148 CTNY trên TTCK Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu chỉ
23 ra rằng: mức độ công bố và tính minh bạch thông tin của các công ty Thái Lan thì cao hơn
nhiều so với các công ty ở Hồng Kông. Về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của
các CTNY thì ở nhóm nhân tố tài chính: các nhân tố như quy mô công ty, hiệu quả sử dụng
tài sản, giá trị tài sản thế chấp và khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp ảnh hưởng
đến tính minh bạch và mức độ công khai thông tin của các CTNY ở Hồng Kông, nhưng l
ại
không ảnh hưởng đến các công ty ở Thái Lan. Trong khi đó, các nhân tố quản trị công ty
như quy mô và cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở Thái Lan
nhưng lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở Hồng Kông. Riêng biến "tỷ lệ
các giám đốc điều hành không phải là thành viên của HĐQT" (trong biến cơ cấu của
HĐQT) càng lớn thì tính minh bạch và mức độ công b
ố thông tin của các CTNY càng cao
ở cả Thái Lan và Hồng Kông. Nghiên cứu cũng đã thực nghiệm để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch thông tin và và kết luận rằng quản trị
công ty tốt dẫn đến việc công bố và minh bạch thông tin sẽ tốt hơn ở thị trường thái Lan.
Năm 2006, trong nghiên cứu với tên gọi "Transparency in Financial Statements: A
Conceptual Framework from a User Perpective" của nhóm tác giả Mensah, Michael O;
Nguyễn Hồng V. (2006) (Journal of American Academy of Bussiness, Cambridge) đã đưa

dụng chỉ số ITDRS không phải là cách tốt nhất để đánh giá minh bạch TTTC.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước đề cập đến vai trò của TTTC, tính hữu ích của thông
tin BCTC, tiêu biểu ở cấp độ tiến sĩ có nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) về "Nâng
cao tính hữu ích trong BCTC doanh nghiệp Việt Nam hiện nay", trong nghiên cứu này tác
giả đề cập đến vai trò của BCTC trong doanh nghiệp cũng như tính hữu ích của nó trong
hoạt động của doanh nghiệp; Tác giả dựa trên nề
n tảng lý thuyết và thực tiễn kế toán của
quốc tế và Việt Nam để phân tích, đánh giá thực trạng cung cấp thông tin hữu ích của
BCTC doanh nghiệp Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm chuẩn hóa BCTC và
nâng cao tính hữu ích của BCTC.
Ở cấp độ thạc sĩ có nghiên cứu "Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế
toán của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK VN" của tác giả Phạm Đức Tân (2009).
Trong nghiên c
ứu này tác giả cũng đã tiến hành khảo sát để đưa ra các đánh giá về thực
trạng công bố thông tin của các CTNY và đề ra một số giải pháp khắc phục những yếu kém
trong quy trình công bố thông tin trên TTCK.
Cũng ở cấp độ thạc sỹ, năm 2010, có nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Xuân với đề
tài "Tính hữu ích của thông tin kế toán cho việc ra quyết định của nhà đầu tư trên TTCK
Việc Nam". Ở nghiên c
ứu này, tác giả đã có những khảo sát nhỏ để qua đó đưa ra những
đánh giá về chất lượng của thông tin kế toán được cung cấp trên TTCK VN, từ đó đề xuất
một số giải pháp nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán đối với nhà đầu tư trên TTCK
VN.
Năm 2007, liên quan đến các bài viết về tầm quan trọng của minh bạch thông tin có
kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Đình Cung trong tạp chí chứ
ng khoán Việt Nam với
tựa đề "Công khai hóa và minh bạch thông tin - Cơ sở để thị trường và bên ngoài công ty
thực hiện giám sát công ty". Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng có 4 nhóm thông tin
25

quan tâm khi phân tích BCTC trước khi ra quyết định đầu tư, tác giả kết luận rằng, việc
trình bày và công bố thông tin BCTC của các CTNY chưa thật sự thỏa mãn nhu cầu giới
đầu tư do BCTC của các công ty còn thiếu thông tin, gây khó khăn trong việc tính toán, so
sánh các chỉ số tài chính, cung cấp BCTC chưa kịp thời. Các CTNY còn thụ
động trong
việc công bố thông tin, thông tin còn kém về số lượng, chất lượng và hạ tầng cung cấp
thông tin còn kém. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng ở mức độ phân tích các sự kiện hiện
tượng trên TTCK thông qua BCTC để đưa ra đánh giá và kết luận. Các công cụ sử dụng
trong phân tích khá đơn giản, các kết quả khảo sát chủ yếu là những thông tin riêng lẻ nên
chưa có tính hệ thống và tính liên kết để có thể sử dụng chức n
ăng tiến bộ của các kỹ thuật

Trích đoạn Tầm quan trọng của minh bạch TTBCTC Mô hình hồi quy Phương trình hồi quy đề xuất Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Phân tích kết quả hồi quy
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status