một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm - Pdf 30

Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2011 – 2015
Đề tài:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA NHỮNG NGƢỜI ĐỒNG PHẠM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thu Hƣơng

Nguyễn Thị Khánh Vi
MSSV: 5115776
Lớp: Luật Tƣ pháp 1 – K37

GVHD: Nguyễn Thu Hương

1

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi

quả cao. Đó cũng chính là lý do thúc đẩy người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận
văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc đi sâu nghiên cứu, giải thích và làm sáng tỏ chế định trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối
với hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cũng như giúp cho chúng
ta hiểu thêm những kiến thức bổ ích khi tìm hiểu về các quy định của Bộ luật hình sự.
Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ các quy định của pháp luật
về: Trách nhiệm hình sự, đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với những người đồng
phạm theo Bộ luật hình sự; xoáy sâu làm nghiên cứu các vấn đề về trách nhiệm hình
GVHD: Nguyễn Thu Hương

2

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

sự cho những người đồng phạm thông qua nghiên cứu đặc điểm, ý nghĩa kết hợp với
việc nghiên cứu các nguyên tắc, căn cứ xác định trách nhiệm hình sự cho những người
này. Từ đó đánh giá tình hình tội phạm, tội phạm do đồng phạm gây ra trong giai
đoạn hiện nay. Cuối cùng tổng kết đưa ra đề xuất, ý kiến góp phần hoàn thiện chế định
này của luật hình sự trong tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khoa học luật hình sự, vấn đề chế định trách nhiệm hình sự của những
người đồng phạm là một vấn đề lớn gồm nhiều mãng kiến thức, phức tạp. Chính vì vậy,
trong giới hạn đề tài luận văn người viết chủ yếu chỉ nghiên cứu những vấn đề chung



Luận văn tốt nghiệp

-

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Chương 3: Thực tiễn và một số giải pháp trong việc xác định trách nhiệm hình
sự của những người đồng phạm.

Đề tài nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm” là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu
đề tài cần có một kiến thức sâu rộng và nắm vững thực tiễn áp dụng pháp luật. Ngoài
ra, còn đòi hỏi người viết phải biết nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, những tồn tại
và vướng mắc còn tồn đọng, để từ đó đề xuất giải pháp giải quyết. Tuy nhiên, là một
sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu có tính khoa học
cao mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức, hiểu biết có giới hạn
vì vậy sẽ dẫn đến nhiều khiếm khuyết, thiếu sót trong đề tài nghiên cứu này là điều
không thể tránh khỏi, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá từ
quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

4

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

 Tiến sĩ Phạm Văn Beo viết: Ttrách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm
pháp lý, buộc người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về hành vi
phạm tội của mình, được thể hiện bằng việc Tòa án nhân danh Nhà nước, tuân
theo một thủ tục tố tụng riêng, kết án người phạm tội”.1

1

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009,
Tr.136.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

5

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

 Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Lê Cảm định nghĩa: “Trách nhiệm hình sự là hậu
quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối
với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật
hình sự quy định”. 2
 Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc viết: “Trách nhiệm hình sự là hậu quả
pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách
nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước”.3
 Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang quan niệm:“Trách nhiệm hình sự là một dạng
của trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi gây

3

GVHD: Nguyễn Thu Hương

6

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

như nhau, không thể khác được. “Phạm” là làm tổn hại đến những cái cần được tôn
trọng, bảo vệ nên tránh mắc phải. Như vậy, ghép chung hai từ “Đồng phạm” với nhau
hiểu theo nghĩa từ điển là cùng nhau phạm phải một việc nào đó hay một sai lầm nào
đó.5 Còn dưới góc nhìn của Luật hình sự thì đồng phạm lại được hiểu là cùng phạm
một tội.
Một cách tổng quát Bộ luật hình sự đã định nghĩa: Đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật hình sự.6
Qua tìm hiểu và nghiên cứu ta có thể thấy rằng đồng phạm là một khái niệm nói
lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tội
phạm trên thực tế diễn ra rất đa dạng nhiều trường hợp không chỉ đơn thuần chỉ có một
người thực hiện mà còn có nhiều người tham gia thực hiện một tội phạm. Tuy nhiên,
không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó còn
phải cố ý thực hiện một tội phạm. Nếu có nhiều người tham gia nhưng không cùng
thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Ví dụ: A cắt khóa mở cửa nhà B
vào ăn trộm tiền, C nhìn thấy nhưng không lên tiếng mà đợi đến khi A đi ra thì C lại
tiếp tục lẽn vào nhà B ăn trộm xe và nhiều bình cổ có giá trị. Trong trường hợp này cả
A và C đều thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tuy nhiên hai người này không cùng


Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc
thực hiện tội phạm.”
 Ngƣời thực hành:
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, nghĩa là bằng hành vi của
mình, người thực hành thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Có hai trường hợp đều được xem là người thực hành như sau:
Trường hợp thứ nhất, người thực hành có thể tự mình thực hiện các hành vi
được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này có thể chỉ có một người
thực hành cũng có thể có nhiều người cùng thực hành. Nếu nhiều người cùng tham gia
với vai trò thực hành thì không cần mỗi người phải thực hiện đầy đủ các yếu tố của
cấu thành tội phạm mà chỉ cần tổng hợp hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm. Ví dụ: Ngày 20/3/2013, Biết anh T không có ở nhà A, B, C, D bàn bạc
và thống nhất với nhau sẽ vào nhà anh T ăn cắp xe máy wave S. Đến 11 giờ khuya
cùng ngày 4 người đã tiến hành thực hiện hành vi. A,B,C cùng vào nhà, D ở ngoài
canh cửa đề phòng anh T về đột xuất. A rọi đèn cho B dùng kềm cộng lực bẻ khóa mở
cửa. C vào nhà dắt xe ra. Kết quả 4 người này trộm được xe máy của anh T mang đi
bán được 5 triệu đồng để chia nhau tiêu xài. Từ tình huống trên ta có thể thấy rằng
hành vi của từng người không hề thỏa mãn mô tả cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài
sản nhưng hành vi của cả bốn người họ khi tổng hợp lại thì thỏa mãn cấu thành tội
phạm của tội này.
Trường hợp thứ hai, Một người tuy không trực tiếp thực hiện hành vi được mô
tả trong cấu thành tội phạm nhưng đã sử dụng người khác như một công cụ, phương
tiện để thực hiện các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm thì cũng được xem
là người thực hành. Cụ thể ở các dạng sau:
 Sử dụng người không có năng lực TNHS để người này trực tiếp thực hiện các
hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Ví dụ: A có hiềm khích với B nên rũ T (mới 8 tuổi) bỏ thuốc độc

M ăn trộm, nhưng đến khi đi thì D hối hận và không chịu đi. Khi đó A và B đã ra
sức đánh và hâm dọa D “Mày không đi tao sẽ giết mày” làm D sợ quá nên phải
đi theo. Trường hợp này D không phải chịu TNHS vì D đã bị cưỡng bức về tinh
thần và sức khỏe nên đã đi cùng mà D không mong muốn.
 Trong trường hợp chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, nếu quyết định của cấp trên
không đúng pháp luật mà người thi hành quyết định của cấp trên không biết được
tính chất không đúng pháp luật của quyết định và cũng không có nghĩa vụ phái
biết, thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi. 7 Trong
trường hợp này người ra quyết định là người phải chịu trách nhiệm hình sự với
vai trò là người thực hành.
 Ngƣời tổ chức
Đoạn 2 Khoản 2 Điều 20 quy định: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu,
chỉ huy việc thực hiện tội phạm”.
Theo quy định này thì người tổ chức được phân hóa thành 3 loại:
 Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm
đồng phạm.8 Hoạt động phạm tội của họ thể hiện ở hành vi bày mưu, lập kế
hoạch tiến hành tội phạm. Những người đồng phạm khác dựa vào kế hoạch của
họ để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Người chủ mưu có thể tham gia trực

7

Trịnh Tiến Việt, Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu được đặct ra khi sửa đổi, bổ
sung Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 04, năm 2013, Tr.23.
8
Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB. Chính trị quốc gia, năm 2008,
tr.100.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

9

của tội phạm.
 Ngƣời giúp sức
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện
tội phạm. Hành vi của người giúp sức là tạo ra những điều kiện để người thực hành
thực hiện hành vi phạm tội. Những điều kiện đó có thể là vật chất hoặc tinh thần. Giúp
sức về vật chất như cung cấp vũ khí, phương tiện, tài sản cho nhóm tội phạm hoạt
động. Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp những gì tuy không có
tính vật chất nhưng cũng tạo cho người thực hành điều kiện thuận lợi hơn cho việc
thực hiện tội phạm chẳng hạn như: chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình,…
Có trường hợp hành vi giúp sức được thực hiện bằng không hành động. Đó là
trường hợp có những người có nghĩa vụ pháp lý phải hành động nhưng họ lại cố ý
9

Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2005.
Tr.172.
10
Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009,
Tr.261.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

10

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm


Lưu ý:
Cấu thành tội phạm của tất cả các tội phạm đều đòi hỏi có hai dấu hiệu là năng
lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đặc biệt cấu thành
tội phạm còn đòi hỏi có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác, vì chỉ có dấu hiệu này
mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà cấu thành tội phạm đó phản ánh. Chủ
thể có thêm dấu hiệu như vậy được gọi là chủ thể đặc biệt.
GVHD: Nguyễn Thu Hương

11

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Các đặc điểm của chủ thể đặc biệt có liên quan đến giới tính, độ tuổi, quan hệ gia
đình của người phạm tội. Ví dụ: tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật hình sự
1999), Tội loạn luân (Điều 158 Bộ luật hình sự 1999); Tính chất bắt buộc mà người
thực hành đòi hỏi phải có đối với những tội mà cấu thành tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc
biệt phải là những đặc điểm liên quan đến chức vụ, đặc điểm liên quan đến nghề
nghiệp, vị trí công tác của một người như: Tội làm nhục, hành hung đồng đội (Điều
321 Bộ luật hình sự 1958), Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 259 Bộ luật hình sự
1999), Tội không chấp hành bản án (Điều 223 Bộ luật hình sự),…Đối với các chủ thể
trong đồng phạm: “Những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần người thực hành có
những đặc điểm của chủ thể đặc biệt thì thõa mãn”11. Như vậy trường hợp đồng phạm
chung một tội, các chủ thể tham gia đồng phạm chỉ cần có người thực hành thỏa mãn
điều kiện của chủ thể đặc biệt. Những người đồng phạm khác có thể thỏa hoặc không
thỏa các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt cũng không sao. Ví dụ: tội tham ô tài sản quy



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

cho đồng phạm tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hình thức phạm tội đơn lẻ.
Do đó, việc xác định một tội phạm là tội phạm đơn lẻ hay đồng phạm gắn bó chặt chẽ
với TNHS của những người tham gia thực hiện hành vi phạm tội đó. Tuy nhiên, cũng
cần phải khẳng định rằng cùng với sự khác biệt về số lượng người tham gia thì việc
xác định các dấu hiệu pháp lý liên quan đến đồng phạm cũng phức tạp hơn nhiều so
với tội phạm đơn lẻ.
Nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm và tuổi chịu TNHS thực hiện một
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự phải chịu
TNHS trước pháp luật thì đối với việc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm cũng
vậy. Nghĩa là, trong trường hợp không chỉ có một người thực hiện tội phạm mà có từ
hai người trở lên cùng hợp tác với nhau thực hiện một tội phạm thì những người đó
cùng phải chịu TNHS về việc của mình làm phụ thuộc vào vai trò của mình trong quá
trình thực hiện và đương nhiên mỗi người ở những vai trò khác nhau cũng phải chịu
TNHS khác nhau. Khái niệm trên cũng đã đề cập đến vấn đề năng lực và tuổi chịu
TNHS của những người đồng phạm bởi lẽ những người được xem là đồng phạm khi
cơ bản họ phải thỏa mãn các điều kiện về chủ thể của tội phạm. Vì nếu trường hợp
cùng có hai người thực hiện một tội phạm nhưng trong đó có một người dưới tuổi chịu
TNHS hoặc mắc các bệnh không có đủ năng lực TNHS thì hoàn toàn không có đồng
phạm.
Xuất phát từ khái niệm đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng thực
hiện một hành vi phạm tội với lỗi cố ý và TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý buộc
người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về hành vi phạm tội của mình,
người viết đưa ra một khái niệm tương đối tổng quát về TNHS của những người đồng
phạm như sau: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là hậu quả pháp lý

hiện ở bản án kết tội kèm theo việc quyết định hình phạt của Tòa án đối với người
phạm tội. Người phạm tội không chỉ bị kết tội, “bị coi là có tội” mà còn phải chịu
hình phạt do Tòa án quyết định trong bản kết tội đó.
Trong trường hợp miễn hình phạt, TNHS được thể hiện ở bản kết tội của Tòa án
mà không có quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Người phạm tội bị Tòa án,
nhân danh Nhà nước kết án vì đã thực hiện hành vi phạm tội. Với bản án kết tội có
hiệu lực pháp luật, người phạm tội chính thức “bị coi là có tội” nhưng người đó không
bị Tòa án quyết định hình phạt mà được miễn hình phạt.
Từ những vấn đề trên, không thể coi TNHS là việc thực hiện chế tài pháp lý
hình sự phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội và để xác định khái
niệm TNHS trước hết cần phải làm rõ các đặc điểm vốn có của nó.
 Đặc điểm thứ nhất: TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi bị luật
hình sự coi là tội phạm.
Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ có thể được áp dụng đối
với người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa là việc thực hiện
hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình
sự.
Tội phạm là hành vi được quy định trong bộ luật hình sự. Điều này có nghĩa là
các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể được quy định ở cả phần chung và phần
các tội phạm cụ thể của luật hình sự. Phần chung bộ luật hình sự, không chỉ quy định
khái niệm tội phạm mà còn quy định các dấu hiệu có ý nghĩa xác định chung đối với
mọi tội phạm như: nội dung của lỗi cố ý và vô ý, tuổi chịu TNHS, vấn đề năng lực
TNHS, các dấu hiệu của chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và TNHS của những
người đó. Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự quy định về các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm cụ thể, trong đó xác định các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cũng
như mức hình phạt áp dụng đối với từng loại tội đó.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

14

tội chính thức “bị coi là có tội”. Đó chính là hậu quả pháp lý thể hiện một trong những
nội dung quan trọng của TNHS mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước. Đa số
các trường hợp bản án kết tội của Tòa án đối với người phạm tội đi kèm với việc Tòa
án quyết định hình phạt đối với người đó. Trong trường hợp này, TNHS được thể hiện
ở dạng bản án kết tội và hình phạt. Do đó bản án kết tội của Tòa án áp dụng đối với
người phạm tội không gắn với việc Tòa án quyết định hình phạt mà gắn với việc Tòa
án quyết định miễn hình phạt với người đó.
Từ lẽ đó, TNHS có thể có hình phạt và cũng có thể không có hình phạt. Trong
trường hợp bản án kết tội của Tòa án có kèm theo quyết định miễn hình phạt đối với
người phạm tội thì TNHS của người phạm tội thể hiện ở việc người phạm tội được kết
án bằng bản án có tội mà không được thể hiện bằng việc người đó phải chịu hình phạt.
Trong trường hợp bản án kết tội của Tòa án có kèm theo quyết định hình phạt thì
13

C.Mác – Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, Tr.169.

GVHD: Nguyễn Thu Hương

15

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

TNHS không chỉ thể hiện ở bản án kết tội mà còn thể hiện ở loại và mức hình phạt cụ
thể mà Tòa án quyết định đối với người phạm tội và dấu hiệu án tích của người đó.14
Như vậy, theo quan điểm của người viết, bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực

14

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Phạm Mạnh Hùng, Cơ sở của trách nhiệm hình sự,
http://tks.edu .vn/portal/detail/3805_63_Co-so-cua-trach-nhiem-hinh-su.html, [Truy cập ngày 20/8/2014].

GVHD: Nguyễn Thu Hương

16

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

phạm; là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội; được thể hiện dưới dạng bản án kết
tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự
khác do luật hình sự quy định; được xác định và theo một trình tự và thủ tục đặc biệt
do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm cơ bản của
loại trách nhiệm pháp lý này TNHS của những người đồng phạm cũng có những đặc
điểm riêng của mình cụ thể như sau:
 Thứ nhất, Những người đồng phạm phải cùng thực hiện một tội với lỗi cố ý
Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là kết quả quá trình thực hiện
tội phạm của nhiều người mà theo quy định của luật hình sự thì ít nhất phải có hai
người trở lên cùng thực hiệc tội phạm với lỗi cố ý. Dấu hiệu cùng thực hiện một tội
phạm nghĩa là những người tham gia bằng hành vi của mình đều góp phần thực hiện
tội phạm hoặc thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Cố ý cùng thực hiện một tội phạm đòi
hỏi mỗi người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một hoặc một số hành vi sau:
Hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục thực

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

 Về lý trí:
Trong nhận thức của những người đồng phạm đều phải biết hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, đồng thời biết rằng người khác cũng có hành vi nguy hiểm như
mình. Trong trường hợp vụ đồng phạm có nhiều người tham gia, bản thân mỗi chủ thể
khi thực hiện hành vi của mình không thể biết được hành vi cụ thể của những người
tham gia khác. Nhưng có một điều mà những người phạm tội luôn tin tưởng là bên
cạnh họ còn có những người khác cùng phạm tội. Vì vậy, dù ít hay nhiều giữa những
người đồng phạm luôn có sự liên kết cùng hành động điều này làm tăng lên tính nguy
hiểm của đồng phạm so với trường hợp phạm tội đơn lẻ.
Nếu một người chỉ biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà không biết
là có người khác cũng đang hành động như mình thì chưa phải là cùng cố ý do vậy
chưa có đồng phạm. Chẳng hạn, trên một chuyến tàu A và B tình cờ gặp và quen nhau.
Sau một lúc trò chuyện A biết B cùng xuống chung một ga với mình nên A đã gửi cho
B giữ giúp mình một bọc hàng. B vốn là một tên trộm chuyên nghiệp nên đoán là trong
bọc hàng có nhiều thứ giá trị nên nhận lời ngay; nếu có cơ hội thì sẽ lấy cắp bọc hàng
ngay. Gần cuối ga tàu bất ngờ công an đến bắt và phát hiện trong bọc hàng có 500g
Heroin. Trong trường hợp này A chỉ biết mình có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là
vận chuyển ma túy chứ không hề biết là B có ý định muốn ăn trộm đồ của mình giữa
A và B không có sự cố ý cùng phạm một tội do vậy A và B không đồng phạm với
nhau.
Mặt khác mọi người trong đồng phạm còn thấy trước được hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội cuả mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ thực hiện và
mục đích của họ là cùng nhau thực hiện được hành vi và kế hoạch mà họ đã đặt ra.

cùng mong muốn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Bằng những hành vi cụ thể những người đồng phạm tham gia vào vụ án đều gây
ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối
liên kết và có mối quan hệ nhân quả với nhau. Quan hệ nhân quả trong đồng phạm là
dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp17 . Khi tội phạm được thực hiện với sự cố ý cùng
tham gia của nhiều người thì mỗi hành vi trái pháp luật của từng người đồng phạm đều
có khả năng thực tế, trực tiếp làm phát sinh hậu quả.
Trong trường hợp hành vi của những người đồng phạm chưa có khả năng thực tế
làm phát sinh hậu quả thì quan hệ nhân quả chỉ hình thành khi có sự kết hợp các hành
vi đó với nhau thành một thể thống nhất. Ví dụ: A vì có thù tức với H nên đã rủ B và C
cùng đánh H cho bỏ tức. B và C đồng ý nên cả A, B, C cùng bàn bạc lập kế hoạch để
sớm hành động. Khi biết H có phiên trực phải về muộn nên ba người này đứng đợi H ở
đầu làng. Khi nhìn thấy H đến A liền dùng côn đánh vào người H làm H ngã xuống,
tiếp đó B giữ chặt tay H liên tiếp đánh vào người H còn C thì dùng dao đâm vào
những bộ phận khác nhau trên người H. Kết quả H chết cho bị thương quá nặng. Như
vậy bản thân hành vi của từng người đồng phạm là rất nguy hiểm xong trong trường
hợp này sự liên kết hành động của A, B, C là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết
của H.
Ngoài dấu hiệu lỗi là cùng cố ý và cùng thực hiện trong nhiều trường hợp đồng
phạm còn đòi hỏi dấu hiệu động cơ và mục đích. Khi đó mục đích là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: trong nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia
mục đích chống chính quyền hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt
buộc trong tất cả các tội. Khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội có mục đích
chống lại chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu phân biệt tội xâm phạm an ninh quốc
gia với những tội khác có dấu hiệu của mặt khách quan tương tự. Nếu không thỏa mãn
dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm và những người tham gia tội phạm sẽ
chịu TNHS độc lập với nhau.
Trường hợp cụ thể, A và B cùng là nhà báo, A là cấp trên của B và thường xuyên
giao cho B thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động tôn giáo hiện nay ở miền
17

nhau. Sự tham gia của nhiều người vào vụ án đã làm cho tội phạm có sự thay đổi về
bản chất và có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội riêng lẻ. Khi
tội phạm được thực hiện bởi nhiều người thì những người này sẽ có tâm lý dựa vào
sức mạnh tập thể, nên liều lĩnh và táo bạo hơn, quyết tâm phạm tội hơn.
Chủ thể trong đồng phạm phải là những người có đầy đủ năng lực TNHS. Hai
hay nhiều người trong đồng phạm đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiện của chủ thể.
Nghĩa là mỗi người trong số họ đều phải đạt tuổi chịu TNHS theo điều 12 của Bộ luật
hình sự và phải không mắc bệnh làm mất đi khả năng nhận thức cũng như điều khiển
hành vi của họ theo Điều 13 Bộ luật hình sự thì TNHS trong trường hợp đồng phạm
mới được đặt ra đối với họ.
 Thứ ba, Những người đồng phạm phải cùng chịu trách nhiệm hình sự về một tội
nếu tổng hợp hành vi phạm tội của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội
phạm một tội nhất định
Khi một người thực hiện tội phạm đơn lẻ thì bắt buộc hành vi phạm tội của họ
phải thỏa mãn đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm thì TNHS mới được đặt ra đối
với họ. Còn đối với trường hợp đồng phạm thì mặc dù hành vi của từng người đồng
phạm không thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhưng chỉ cần tổng hợp
hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì tất cả những người
này đều bị truy cứu TNHS về tội phạm mà mình đã gây ra. Bởi lẽ trong trường hợp
GVHD: Nguyễn Thu Hương

20

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm


với những vụ án đồng phạm cơ quan tiến hành tố tụng cũng chỉ làm một hồ sơ duy
nhất cho toàn bộ vụ án nhưng trong hồ sơ đó phải kèm theo hồ sơ án của từng người
đồng phạm tham gia trong vụ án đó. Cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra, lấy lời
khai của từng bị can một sau đó mới tổng hợp làm thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh gửi
sang cho viện kiểm sát lập quyết định khởi tố vụ án. Tòa án đưa toàn bộ vụ án ra xét
GVHD: Nguyễn Thu Hương

21

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

xử trong cùng một phiên tòa, nhưng trong quá trình thẩm vấn, xét hỏi tại tòa thì lại
thực hiện đối với từng bị cáo một. Từ đó ghi nhận, đánh giá mức độ cũng nhưng tính
chất tham gia của từng người mà định tội cho họ một cách chính xác đảm bảo cho bản
án đúng người, đúng tội, đúng theo quy định của pháp luật.
1.3. Các hình thức của đồng phạm
Để xác định một tội phạm có phải là đồng phạm hay không chúng ta có thể dựa
vào các dấu hiệu về mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm đó. Khoa học luật
hình sự và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự từ trước đến nay cũng
dựa vào các dấu hiệu này để phân loại các hình thức đồng phạm.
1.3.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
Căn cứ vào đặc điểm về mặt chủ quan thì đồng phạm được phân loại thành đồng
phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.
 Đồng phạm không có thông mƣu trƣớc
“Đồng phạm không có thông mưu trước là hình thức đồng phạm không có sự


Đề tài: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

 Đồng phạm có thông mƣu trƣớc
“Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người
đồng phạm đã có sự thỏa thuận bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện”.19
Ví dụ: H rủ K cùng mình đột nhập vào nhà ông G để trộm cắp tài sản. K đồng ý
cả hai thường xuyên tụ tập lại nhà K để bàn bạc, lên kế hoạch. H giao cho K tìm cách
giết chết con chó giữ nhà của ông G, còn H sẽ theo dõi hoạt động thường xuyên của
các thành viên trong gia đình ông G. Đợi lúc gia đình ông G đi vắng hai người này đã
đột nhập vào nhà lấy trộm 10.000.000, một xe máy và một số vật dụng khác có giá trị.
Ở hình thức đồng phạm này những người đồng phạm ít nhiều đều có sự phân
công, bàn bạc, tính toán và lên kế hoạch. Có sự phân công vai trò nên quan hệ phạm
tội chặt chẽ. Loại đồng phạm này có tính nguy hiểm rất cao cho xã hội.
1.3.2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan
Dựa vào những dấu hiệu khách quan ta có thể phân biệt đồng phạm thành hai loại
là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
 Đồng phạm giản đơn
“Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong đó những người tham gia
vụ đồng phạm đều là người thực hành”.20
Đây là trường hợp những người tham gia đồng phạm đều thực hiện hành vi phạm
tội được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nghĩa là, mỗi người bằng chính hành vi của
mình đều trực tiếp thực hiện hoặc góp phần thực hiện hành vi phạm tội. Ở hình thức
đồng phạm này sự gắn bó của những người phạm tội không đáng kể và hạn chế ở chỗ
mỗi người phạm tội chỉ biết về hoạt động phạm tội của một hoặc một số người khác tại
thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm hay trong quá trình thực hiện tội phạm. Ví dụ:
khoảng 20h Nguyễn Văn Bình dùng kềm sắt và một con dao nhỏ trèo lên cột điện tại
xã Long Điền nơi có dây truyền thanh đi qua. Nguyễn Văn Bình rũ Trần Văn Trôn làm
cùng, Trôn đồng ý. Tại đây Bình và Trôn cùng phân công nhau trèo lên 6 cây cột điện
có hai đường dây bắt qua, dùng kềm cắt được 5 khoảng dây mỗi khoảng dài 50m, tổng

Trong đồng phạm giữa những người đồng phạm có sự bàn bạc trước với nhau và
kế hoạch phạm tội và giữa họ có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng điều này tạo nên
mối quan hệ chặt chẽ giữa họ. Ở hình thức đồng phạm này không chỉ có người thực
hành mới thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà còn có cả hành vi
của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức.
Ví dụ: A,B,C mang theo dao đi vào công viên thì phát hiện E và F đang ngồi tâm
sự với nhau. Bên cạnh hai người có một chiếc xe máy. A phân công cho B đứng ngoài
canh gác và cảnh giác. C dùng dao không chế E còn A sẽ xử lí F. Kế hoạch được thực
hiện C dùng dao gí màng sườn E bắt E phải giao đồng hồ, tiền và chìa khóa xe cho
mình. E không đưa cố gắng kháng cự C đã dùng dao đâm vào tay và chân E khiến E
phải đưa ra. C đưa chìa khóa cho B sau đó chúng trói E và F lại cả ba liền nhảy lên
xe máy bỏ chạy.
Tội phạm được thực hiện là sự phối hợp cùng thực hiện của những người đồng
phạm. Trong vụ đồng phạm trên không chỉ có người thực hành (A và C) mà còn có cả
người giúp sức (B) cùng thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tội
Cướp tài sản quy định tại điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999.
1.3.3. Phạm tội có tổ chức trong đồng phạm
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt mà định nghĩa pháp lý của
nó đã được các nhà làm luật quy định tại Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự: “Phạm tội
có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng
thực hiện tội phạm”.

21

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể
được quy định trong luật hình sự.
22
Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội
2005, Tr. 266


Phạm tội có tổ chức khác với tổ chức phạm tội. Luật hình sự xã hội chủ nghĩa
không truy cứu TNHS đối với một tổ chức (pháp nhân)23. Vì vậy, không có khái niệm
tổ chức tội phạm trong luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử vẫn
có thể có một tập thể, một tổ chức phạm tội. Tức là có sự thống nhất từ người đứng
đầu đến các nhân viên thực hiện một tội phạm, nhưng khi truy cứu TNHS thì chỉ truy
cứu từng cá nhân trong tổ chức đó. Ví dụ: Trong vụ án Tân Trường Sanh, có một đơn
vị là phòng Phòng chống buôn lậu thuộc Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã tổ
chức nhận hối lộ. Việc nhận hối lộ ở đây không phải do từng cá nhân thực hiện mà là
do phòng thực hiện, người đưa hối lộ cũng không đưa cho một cá nhân nào mà đưa
chung cho cả Phòng, Phòng cử người nhận tiền hối lộ và chia cho tất cả những người
khác theo phương thức người có chức vụ nhiều hơn nhân viên, người có thời gian
công tác ở Phòng lâu hơn được chia nhiều hơn. Tuy phòng chống buôn lậu không phải

23

Tòa án nhân dân tối cao: Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về đồng phạm quy định tại Điều 20 Bộ luật hình
sự, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_ page_id=1754190&p cateid=1751909
&article _details=1&item_ id=10931636, [Truy cập ngày 25/8/2014]

GVHD: Nguyễn Thu Hương

25

SVTH: Nguyễn Thị Khánh Vi


Trích đoạn Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong giai đoạn chuẩn bị Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong việc tự ý nữa chừng Vấn đề xác định sự khác nhau về trách nhiệm hình sự của từng loại ngườ Việc xác định vai trò, mức độ tham gia của những người đồng phạm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status