pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại việt nam - Pdf 30

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2010-2014
ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN HÀNG RONG TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hƣớng dẫn:
TS. Cao Nhất Linh
Bộ môn: Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện:
Dương Ngọc Tuyền
MSSV: 5106207
Lớp: Luật Thương mại 2

Cần Thơ, tháng 11/2013


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

1.1.1.1. Khái niệm mua bán hàng hóa ...................................................................................... 4
1.1.1.2. Khái niệm mua bán hàng rong ..................................................................................... 6
1.1.2. Một số đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong .............................................6
1.1.2.1. Chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng rong ...................................................... 6
1.1.2.2. Cách thức bán hàng rong ............................................................................................. 8
1.1.2.3. Địa bàn thực hiện hoạt động mua bán hàng rong ..................................................... 8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng rong .........................9
1.3. Tác động của hoạt động mua bán hàng rong ........................................................12
1.3.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội .................................................................................................................12
1.3.1.1. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát triển kinh tế
........................................................................................................................................... 12

1.3.1.2. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa xã hội .... 13
1.3.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đến đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội .................................................................................................................13
1.3.2.1. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với sự phát triển kinh tế ...... 13
1.3.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa - xã hội ............ 14

CHƢƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
HÀNG RONG
2.1. Xác lập giao dịch mua bán trong hoạt động mua bán hàng rong .......................15
2.1.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng rong ..........................................................15
2.1.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng rong ......................................................16
2.1.3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng rong ........................................................16
2.2. Phạm vi của hoạt động mua bán hàng rong ..........................................................17
2.2.1. Phạm vi về hàng hóa được bán rong ....................................................................17



3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán
hàng rong ........................................................................................................................ 45
3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía người bán hàng rong ............................................ 46
3.2.2.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía người tiêu dùng ...................................................... 47
3.3. Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán
hàng rong tại Việt Nam hiện nay ...............................................................................47


3.3.1. Một số giải pháp đối với hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay 47
3.3.1.1. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán hàng rong 48
3.3.1.2. Giải pháp từ phía người bán hàng rong ................................................................... 49
3.3.1.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng ............................................................................ 50
3.3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại
việt Nam hiện nay .....................................................................................................51
3.3.2.1. Hướng hoàn thiện một số quy định của pháp luật về hoạt động mua bán hàng
rong ...................................................................................................................... 51
3.3.2.2. Đề xuất xây dựng các khu vực bán hàng rong tập trung ........................................ 53

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp với đặc trưng của nền kinh
tế là kinh doanh nhỏ lẻ. Một trong những hoạt động kinh tế đã hình thành lâu đời, gắn bó

1

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

như: sách báo cũ, phế liệu,... Người viết không nghiên cứu những hoạt động thương mại
khác.
Trong đề tài nghiên cứu, khái niệm “cá nhân hoạt động thương mại” được hiểu
như trong Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một các độc lập
thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Theo Nghị định thì “Cá nhân hoạt động
thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt
động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy
định của Luật Thương mại”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Người viết chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt
Nam” để nghiên cứu với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết của bản thân về một hoạt động
rất gần gũi trong đời sống hàng ngày, đó là hoạt động mua bán hàng rong. Bên cạnh đó,
có thể đóng góp cho nền khoa học nước nhà nói chung và phục vụ cho việc quản lý hoạt
động mua bán hàng rong của các cơ quan chức năng nói riêng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn người viết sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,
tìm kiếm tư liệu, đọc, chọn lọc để phục vụ cho việc nghiên cứu, làm sáng tỏ và giải quyết
những vấn đề đạt ra trong luận văn.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

3

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG RONG
Không chỉ ở Việt Nam mà gần như tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước Châu Á hầu hết đều có hàng rong. Với Việt Nam hàng rong từ lâu đã trở thành
một nét văn hóa đặc trưng gắn liền với cuộc sống người dân và hoạt động mua bán hàng
rong đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, giúp người lao động trang trải
cuộc sống hàng ngày.
Mua bán hàng rong là một hoạt động mua bán hàng hóa nhưng là hoạt động
mua bán không có địa điểm cố định, hàng rong đã và đang giữ vị trí quan trọng trong việc
ổn định đời sống xã hội, phát triển kinh tế. Song hoạt động mua bán hàng rong hiện nay
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, gây ra tác động tiêu cực.
1.1. Một số khái niệm liên quan và đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong
Với đặc điểm loại hình buôn bán hàng hóa không có địa điểm cố định, hoạt
đông bán hàng rong đáp ứng phần lớn những nhu cầu của các chủ thể trong xã hội. Người
bán hàng rong thường bày hàng hóa ở những khu vực đông người, dọc theo các tuyến
đường, khu vực xung quanh bệnh viện, trường học,… hay mang hàng đến tận nhà người
tiêu dùng. Với đặc điểm này, hàng rong được người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng
phát triển.
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến hoạt động bán hàng rong

phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Hay nói cách khác, việc
trao đổi hàng hóa giữa các bên được xác lập bằng hợp đồng mua bán hàng hóa. Tùy theo
quy định cụ thể của pháp luật mà hợp đồng này có thể được thể hiện bằng lời nói, văn
bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể3.
Đối với hình thức hợp đồng bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể: thông qua hình
thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ
bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định với nhau. Hình thức
này, thường được áp dụng trong những trường hợp khi các bên đã có độ tin tưởng lẫn
nhau, đối với những giao dịch đơn giản, giá trị không cao hoặc những hợp đồng mà ngay
sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt. Một số giao dịch thường được xác lập
bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể như: mua bán rau ở chợ, bạn bè cho nhau mượn cây
viết, cuốn tập,…
Đối với hình thức hợp đồng bằng văn bản: Nhằm nâng cao độ xác thực về
những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng
một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp
đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết
bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng.
Căn cứ vào văn bản đã ký kết, các bên dễ dàng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối
với bên kia. Đối với những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết
thì các bên thường chọn hình thức này. Một số giao dịch thường được thể hiện thông qua
hình thức bằng văn bản như: mua bán xe gắn máy, cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ,
giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp,…
Với tính chất là một giao dịch đơn giản, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày, hợp đồng mua bán hàng rong thường được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi
cụ thể.

2
3

Điều 3, Luật Thương mại năm 2005.

sở thương mại để tiến hành hoạt động mua bán, mà hoạt động buôn bán hàng rong diễn
ra ở khắp các ngõ hẻm, những nơi tập trung đông dân cư, dọc theo các tuyến đường,…
Hôm nay họ bán tại chỗ này nhưng ngày mai họ có thể di chuyển đến chỗ khác nếu cảm
thấy thuận tiện cho việc bán hàng của mình.
1.1.2. Một số đặc điểm của hoạt động mua bán hàng rong
Hoạt động mua bán hàng rong diễn ra khá đơn giản, thường thấy ở những nơi
dân cư tập trung đông đúc, khu vực quanh các trường học, bệnh viện, khu du lịch, dọc
theo các tuyến đường.
Hàng hóa được bán rong thường là các loại thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt,…
Người bán bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận, người mua tìm đến hàng rong chủ yếu là
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
1.1.2.1. Chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng rong
Cũng như những hoạt động mua bán hàng hóa khác, hoạt động mua bán hàng
rong được thực hiện bởi hai bên là bên mua và bên bán.
4

Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải
đăng ký kinh doanh.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

6

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam


Người mua hàng rong là tất cả những cá nhân có nhu cầu sử dụng, thành phần này rất đa
5

Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải
đăng ký kinh doanh.
6
Điều 7, Luật Thương mại năm 2005.
7
Bùi Kiến Thành, Sao nỡ lòng đá “bát cơm” của người nghèo như thế,
http://ipsard.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=2344, [truy cập ngày 09/9/2013].

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

7

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

dạng. Bởi một trong những ưu điểm của hàng rong là hàng hóa sẽ được đưa đến tận nhà
để người tiêu dùng lựa chọn và với mức giá thấp hơn những hàng hóa được bày bán tại
các chợ, siêu thị,… Như vậy thay vì phải đến các cửa hàng, siêu thị để mua thì với những
gánh hàng rong người tiêu dùng có thể mua hàng tại nhà với giá rẻ hơn và tiết kiệm được
chi phí đi lại.
1.1.2.2. Cách thức bán hàng rong
Hiện nay, pháp luật không quy định người bán hàng rong phải thực hiện hoạt
động bán hàng theo một cách thức nào cụ thể. Tuy nhiên, người bán hàng phải tuân thủ



Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

hàng ngày, ở hầu hết các tuyến đường, những nơi đông dân cư, nơi công cộng,… kể cả ở
những nơi cấm hay không cấm, miễn là thuận tiện cho việc mua bán đều dễ dàng bắt gặp
hình ảnh của những gánh hàng rong. Hoặc chỉ sau một thời gian, hàng rong đã hoạt động
trở lại ở những khu vực có biển cấm đặc biệt là ở những khu du lịch, trên các vỉa hè. Với
những khu vực thuận lợi cho việc buôn bán của những người bán hàng rong dù quy định
vẫn được ban hành, biển cấm vẫn treo, cơ quan chức năng vẫn kiểm tra, giám sát nhưng
hiện tượng vi phạm vẫn diễn ra.
Trong những trường hợp này những quy định của pháp luật đã không thực sự đi
vào thực tiễn bởi nhiều lý do. Có thể do người bán hàng rong không biết được nơi nào họ
được bán, nơi nào không; cũng có thể họ biết nhưng do có lợi cho việc buôn bán nên họ
không chấp hành, mặt khác có thể do những quy định được ban hành nhưng chưa được
triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.
Như vậy địa bàn hoạt động mua bán hàng rong là rất rộng, người bán hàng rong
có thể bán hàng ở những khu vực pháp luật không cấm.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động mua bán hàng rong
Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất
nên sản xuất trong xã hội chỉ mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó
hẹp trong một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu
mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế sản xuất
hàng hóa. Cùng với sự phát triển xã hội những nhu cầu của con người ngày càng đa dạng,
quá trình trao đổi hàng hóa ra đời để đáp ứng những nhu cầu ấy.
Từ hình thức trao đổi hàng hóa ban đầu là hàng đổi hàng, dần dần con người đã
biết dùng tiền làm vật trung gian trao đổi. Đây được xem là mốc quan trọng đánh dấu sự
xuất hiện hoạt động thương mại. Ban đầu, khái niệm thương mại được hiểu như hoạt

đến việc thành lập trung tâm đào tạo cho những người bán hàng rong9. Trong dự án của
WDA những người tham gia sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo và được tư vấn, giúp đỡ tìm
việc làm trong ngành công nghiệp thực phẩm sau khi hoàn thành khóa học.
Riêng tại Kuala Lumpur (Malaysia), tình trạng lộn xộn của người bán rong đã
khiến Chính phủ ngừng cấp phép cho người bán hàng rong. Ngay từ năm 1990, thành
phố Kuala Lumpur đã hình thành kế hoạch quốc gia về người bán hàng rong. Theo kế
hoạch này, người bán hàng rong sẽ được vào các trung tâm và chợ để họ buôn bán ổn
định và được cấp giấy phép10.
Ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, khi hàng tiêu dùng thiết yếu được phân phối
bằng chế độ tem phiếu, việc quản lý hoạt động mua bán được thực hiện hết sức ngặt
nghèo, các gánh hàng rong vẫn tồn tại và được thừa nhận không chính thức như một lực
lượng hỗ trợ hữu hiệu cho hệ thống thương mại nhà nước và các hợp tác xã mua bán.
Trước khi có những văn bản cụ thể để điều chỉnh hoạt động bán hàng rong của cá nhân
hoạt động thương mại, hoạt động bán hàng rong cũng đã được Chính phủ quan tâm.
Tại Điều lệ số 127-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/4/1959 về
tổ chức tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác của những người tiểu thương và hàng rong, buôn
vặt, thì những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt chuyên nghiệp cùng ngành,
nghề, hoặc những ngành nghề gần giống nhau có thể tổ chức lại thành các tổ hợp tác hay

8

Theo Pháp luật TP. HCM, Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur: Cho bán hàng rong theo “quy hoạch”,
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Singapore-Bangkok-Kuala-Lumpur-Cho-ban-hang-rong-theo-quyhoach/40115357/303/, [truy cập ngày 09/9/2013].
9
Nguồn : Vietnam+, Singapore đào tạo kỹ năng cho người bán hàng rong, http://nhasing.com/vn/tin-tuc/singaporedao-tao-ky-nang-cho-nguoi-ban-hang-rong-551.aspx, [truy cập ngày 25/9/2013].
10

Theo Pháp luật TP. HCM, Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur: Cho bán hàng rong theo “quy hoạch”,
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Singapore-Bangkok-Kuala-Lumpur-Cho-ban-hang-rong-theo-quyhoach/40115357/303/, [truy cập ngày 09/9/2013].


hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của
Nghị định này, pháp luật về thương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên
quan12.
Cho đến nay Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh là
văn bản quy định chi tiết nhất về phạm vi kinh doanh của người bán hàng rong cũng như
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của đối tượng này. Tuy
là một bộ phận kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nhưng có những đóng góp đáng kể vào sự
phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước.
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, nền kinh tế trong nước chủ yếu phụ
thuộc vào nghề nông. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm nguyên liệu chủ yếu
để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Từ xưa các bộ
11

Điều 2, Luật Thương mại năm 1997.
Điều 4,Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký
kinh doanh.
12

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

11

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

lớn hàng hóa không được lưu thông và một bộ phận người tiêu dùng không được đáp ứng
13

Bùi Kiến Thành, Sao nỡ lòng đá “bát cơm” của người nghèo như thế,
http://ipsard.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=2344. [truy cập ngày 09/9/2013].
14
Quỳnh Như, Biến hàng rong thành điểm nhấn du lịch, http://phapluattp.vn/20120408010639305p0c1085/bienhang-rong-thanh-diem-nhan-du-lich.htm, [truy cập ngày 19/9/2013].

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

12

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

nhu cầu sử dụng hàng hóa từ những gánh hàng rong và sẽ gây những tổn thất lớn cho nền
kinh tế.
1.3.1.2. Tác động tích cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa
xã hội
Không chỉ ở Việt Nam mà gần như tất cả các nước Châu Á đều có hàng rong.
Đến bất cứ vùng đất, quốc gia nào chỉ cần nhìn vào hàng rong là sẽ biết văn hóa ẩm thực
của quốc gia đó. Ở Việt Nam, bán hàng rong không chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi,
mua bán nhằm mục đích sinh lợi, mà từ lâu hàng rong đã trở thành một nét văn hóa đặc
trưng của người Việt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Hàng rong có vẻ
vô trật tự, không được sạch sẽ nhưng đó lại là sự lộn xộn rất tự nhiên, rất đẹp và từ lâu
tiếng rao từ những gánh hàng rong đã trở nên thân thuộc, hàng rong đã trở thành một nét


Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

Bên cạnh việc làm tăng khoản chi Ngân sách nhà nước, đôi khi hoạt động bán
hàng rong còn gây thiệt hại đối với kinh tế cho chính người tiêu dùng. Việc mua phải
những hàng hóa bán rong kém chất lượng, không thể sử dụng và rơi vào tình trạng “tiền
mất tật mang” cũng khá phổ biến.
1.3.2.2. Tác động tiêu cực của hoạt động mua bán hàng rong đối với văn hóa xã hội
Nét văn hóa hàng rong xưa đang dần bị mất đi, hiện nay những gánh hàng rong
đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội.
Tình trạng người bán hàng rong thản nhiên vứt rác vào những gốc cây hoặc để
lại những đống rác còn lại sau khi việc buôn bán kết thúc đã làm cho đường phố mất đi
vẻ đẹp vốn có. Bên cạnh đó là những hành động chèo kéo khách hàng của người bán
hàng gây khó chịu cho mọi người, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Tệ hơn nữa là
việc lừa gạt, lợi dụng sự tín ngưỡng của khách hàng để bán những món hàng kém chất
lượng nhưng lại rất đắt đỏ, cung cấp những thông tin sai lệch về tôn giáo, văn hóa của
Việt Nam. Chính những việc làm này đã làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam trong mắt du khách nước ngoài. Và đây là một trong những nguyên nhân khiến
nhiều du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đã không còn muốn quay trở lại.
Việc một số cá nhân lợi dụng hoạt động bán hàng rong để bán hàng lậu, hàng
giả, đồ đạc do trộm cắp cũng rất phổ biến. Tình trạng này gây khó khăn cho các cơ quan
chức năng trong công tác quản lý, phòng chống tội phạm.
Một vấn đề nữa là việc người bán hàng rong lấn chiếm lòng lề đường để kinh
doanh gây ùn tắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông. Đây là một
trong những điểm hạn chế trong hoạt động mua bán hàng rong hiện nay cần sớm được
khắc phục để không gây ảnh hưởng đến những hoạt động khác trong xã hội.
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động mua bán hàng rong trong quá
trình phát triển kinh tế, song tình trạng hàng rong hoạt động một cách không tổ chức như
hiện nay cũng gây nhiều trở ngại đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hàng rong Việt
Nam hiện nay chỉ mới chiều theo cái thuận tiện trước mắt, thỏa mãn nhu cầu của người

Quan hệ mua bán được xác lập trên cơ sở thuận mua vừa bán, tức là sự thống
nhất ý chí của các bên. Sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ mua bán được thể hiện
thông qua hình thức là hợp đồng mua bán, tùy vào giao dịch cụ thể mà xác định đó là hợp
đồng mua bán tài sản trong dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.
2.1.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng rong
Cũng như các hoạt động mua bán thông thường khác chủ thể tham gia vào hoạt
động mua bán hàng rong gồm có hai bên đó là bên mua và bên bán.
Hợp đồng mua bán hàng rong được được thiết lập giữa người bán hàng rong –
cá nhân hoạt động thương mại và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.
Khác với chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là phải có
ít nhất một trong các bên là thương nhân. Chủ thể trong hợp đồng mua bán tài sản trong
dân sự chỉ cần thỏa mãn các điều kiện về chủ thể trong giao dịch dân sự thì không bắt
buộc phải là thương nhân. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt giữa hợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

15

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

2.1.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng rong
Dù là hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa
trong thương mại thì hợp đồng cũng được xác lập theo cách thức mà hai bên có thể thể
hiện được ý chí của mình và sự thỏa thuận giữa các bên với nhau.

Điều 401, BLDS năm 2005 và Điều 24, Luật Thương mại năm 2005.
Điều 402, BLDS năm 2005.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

16

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Luận văn tốt nghiệp

Pháp luật về hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam

- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;…
Với tính chất đơn giản, nhanh chóng tạo thuận lợi cho việc mua bán, hợp đồng
mua bán hàng rong chủ yếu được giao kết bằng lời nói. Vì thế mà nội dung của nó cũng
khá đơn giản và được các bên thỏa thuận và thực hiện nhanh chóng.
Trong hợp đồng mua bán hàng rong các bên thường chỉ quan tâm và thỏa thuận
những nội dung cơ bản như: đối tượng của hợp đồng, giá cả, số lượng, chất lượng,…mà
những điều khoản khác có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của bên bán đối với chất lượng
hàng hóa mình bán cũng như trách nhiệm đối với bên mua như các điều khoản về phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại,..Các điều khoản này hầu như không được các bên quan tâm
và đề cập trong hợp đồng.
Điều này gây ra những bất lợi cho người tiêu dùng khi mua hàng hóa từ những
gánh hàng rong, họ không nhận được bất kỳ sự bảo đảm nào về chất lượng hàng hóa

Trước đây hàng hóa được đem bán rong chủ yếu là các loại đồ dùng sinh hoạt
hàng ngày, các loại thực phẩm như: các loại rau quả, các món ăn vặt,… Ngày nay cùng
với sự phát triển của xã hội và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hàng hóa bán
rong cũng ngày một đa dạng hơn.
Bên cạnh việc bán các loại thực phẩm, các món quà vặt, ngày nay hầu hết các
loại hàng hóa đều có thể được tìm thấy ở các gánh hàng rong hay những địa điểm bán
hàng rong cố định. Tùy vào địa điểm cụ thể, đặc điểm, nhu cầu của người tiêu dùng mà
người bán hàng rong lựa chọn mặt hàng để kinh doanh sao cho phù hợp. Từ các loại rau
quả, các món ăn vặt, cho đến những vật dụng như nón bảo hiểm, giày dép, quần áo; các
loại linh kiện kiện tử, đồ chơi trẻ em, sách báo, tạp chí, đĩa CD, quà lưu niệm…hay ngay
cả các loại thuốc dùng để chữa bệnh cũng được đem được bán rong.
Để kiểm soát hàng rong là một việc không dễ dàng. Bởi lẽ, hàng hóa được bán
rong ngày nhiều và rất đa dạng, người bán hàng rong là những cá nhân hoạt động thương
mại, những cá nhân này được phép thực hiện hoạt động buôn bán mà không cần phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Vì thế mà việc
kiểm soát hoạt động bán hàng rong là rất khó khăn và việc các loại hàng hóa nằm trong
Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh như các loại hàng giả, sách báo,
phim ảnh đồi trụy,…vẫn được bán rong và tiêu thụ hàng ngày là không thể tránh khỏi.
- Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng
không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng
không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng
nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh là các loại hàng hóa mà người bán hàng rong
không được phéo kinh doanh 18.
Cũng như các cơ sở, cá nhân kinh doanh khác, người bán hàng rong không
được bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng,...gây ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng.
Hàng hóa bán rong ngày càng đa dạng tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng,
tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các đối tượng kinh doanh bất chính hoạt động. Việc quản
lý những hàng hóa được hay không được phép bán rong đã khó thì việc kiểm tra nguồn
gốc xuất xứ, chất lượng hàng rong lại càng khó khăn hơn.

định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này”19.
Theo quy định này nếu người bán hàng rong muốn kinh doanh các loại hàng
hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì họ phải tuân thủ các quy định
của pháp luật có liên quan đến các loại hàng hóa này. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị
định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa,
dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, thì một trong
những điều kiện để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa , dịch vụ hạn
chế kinh doanh là “thương nhân kinh doanh phải là doanh nghiệp được thành lập và
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”20. Và để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
kinh doanh có điều kiện thì trước tiên “chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy
định của Luật Thương mại”21.
Điều kiện cần để một chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục
hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện là chủ thể kinh doanh
phải là thương nhân theo quy định của Luật Thượng mại.
Người bán hàng rong muốn kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa hạn
chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì trước hết họ phải trở thành thương nhân, là
cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh chứ

19

Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh.
20
Điều 6, Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
21
Điều 7, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời
để thực hiện các hoạt động thương mại;
- Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh
(UBND tỉnh), thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) hoặc cơ quan
được UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại;
- Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực,
tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh nhưng không được sự đồng
ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại.
22

Điều 6, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 Về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh.

GVHD: TS. CAO NHẤT LINH

20

SVTH: DƢƠNG NGỌC TUYỀN


Trích đoạn Thực trạng những quy định của pháp luật và việc áp dụng những quy định pháp Thực trạng hoạt động mua bán hàng rong tại Việt Nam hiện nay Nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán Nguyên nhân chủ quan từ phía người bán hàng rong Một số giải pháp và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status