Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn ths - Pdf 31

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KINH T

Lấ THY LINH

QUảN TRị RủI RO TíN DụNG TạI NGÂN HàNG THƯƠNG MạI
Cổ PHầN CÔNG THƯƠNG VIệT NAM - CHI NHáNH Hà NộI

LUN VN THC S TI CHNH NGN HNG

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KINH T

Lấ THY LINH

QUảN TRị RủI RO TíN DụNG TạI NGÂN HàNG THƯƠNG MạI
Cổ PHầN CÔNG THƯƠNG VIệT NAM - CHI NHáNH Hà NộI

Chuyờn ngnh: TI CHNH NGN HNG
Mó s: 60 34 02 01

LUN VN THC S TI CHNH NGN HNG
CHNG TRèNH NH HNG NGHIấN CU
XC NHN CA
CN B HNG DN

XC NHN CA
CH TCH H CHM LUN VN

của ngân hàng thương mại, từ đó tác giả phân tích thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân
hạn chế trong quản trị rủi ro tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội. Đề xuất hệ thống các
giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội
theo những nguyên tắc cơ bản của Basel II.
Những đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn tiếp cận một khung phân tích mới theo cách tiếp cận thông lệ
quốc tế về đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Các thông
lệ được quốc tế chấp nhận dựa trên khung phân tích quản trị rủi ro tín dụng gồm 4
trụ cột chính:
Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng hợp lý;
Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng tốt;
Duy trì quản lý tín dụng, quy trình đo lường và giám sát phù hợp;
Đảm bảo kiểm soát đối với rủi ro tín dụng một cách thích đáng.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Hà
Nội dựa trên khung phân tích quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về giám sát
hoạt động ngân hàng. Qua đó đánh giá được những hạn chế và nguyên nhân, tồn tại
trong quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ- ĐỒ THỊ ............................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................... 4


Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin ................................................. 45

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI ......... 47
3.1.

Khái quát về Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội ......................................... 47

3.1.1. Thông tin chung ............................................................................................. 47
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội........... 47
3.1.3. Một số kết quả kinh doanh chính ................................................................... 48


3.2.

Phân tích rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội .................. 51

3.2.1. Quy mô và cơ cấu tín dụng ............................................................................ 51
3.2.2. Tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro ...................................................... 57
3.3.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội .................. 59

3.3.1. Mô hình & chính sách quản trị rủi ro tín dụng .............................................. 59
3.3.2. Nhận biết rủi ro tín dụng ................................................................................ 62
3.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng ................................................................................ 63
3.3.4. Kiểm soát, giám sát rủi ro tín dụng ................................................................ 66
3.4.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

1

BĐH

2

CN

Chi nhánh

3

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

4

DPRRTD

5

GHTD

Giới hạn tín dụng


11

NHCT

Ngân hàng Công thương

12

QLRR

Quản lý rủi ro

13

QTRRTD

14

RRTD

Nguyên nghĩa
Ban điều hành

Dự phòng rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng

15


Thương mại cổ phần
Thành phố
Ủy ban rủi ro
Việt Nam
Xếp hạng tín dụng nội bộ

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1:

So sánh định nghĩa nợ xấu của ngân hàng .......................................... 17

Bảng 3.1:

Tình hình huy động vốn các năm từ 2011 đến 2014 .......................... 48

Bảng 3.2:

Lợi nhuận của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội qua các năm từ
2011-2014 ........................................................................................... 49

Bảng 3.3:

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội ...... 52

Bảng 3.4:

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.2:
Sơ đồ 1.3:
Sơ đồ 1.4 :
Sơ đồ 1.5:
Sơ đồ 1.6:
Sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 2.2:
Sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.2:
Sơ đồ 3.3:
Sơ đồ 3.4:
Sơ đồ 3.5:
Sơ đồ 3.6:
Sơ đồ 3.7:
Sơ đồ 3.8:
Sơ đồ 4.1:
Sơ đồ 4.2:
Sơ đồ 4.3:
Sơ đồ 4.4:
Sơ đồ 4.5:
ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1:
Đồ thị 3.2:
Đồ thị 3.3:
Đồ thị 3.4:

Kết hợp mục tiêu kinh doanh và mục tiêu an toàn ............................. 10
Sơ đồ minh họa cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro của một ngân hàng ....... 11

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị rủi ro tín dụng luôn là một trong những hoạt động cơ bản của một
ngân hàng thương mại, bởi kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro. Nói cách
khác, một ngân hàng hoạt động hiệu quả là một ngân hàng biết mức rủi ro mà ngân
hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro.
Với xuất phát điểm thấp về nhiều mặt so với các nước trong khu vực, việc tập
trung phát triển và mục tiêu lợi nhuận được các ngân hàng thương mại Việt Nam
xem là ưu tiên trong một thời gian dài. Xét trên tổng thể nền kinh tế, tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, trong đó vốn đầu
tư từ kênh tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn. Sau khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008, thị trường bất động sản ở Việt Nam vỡ bong bóng, kinh tế đình đốn
với sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp. Điều đó tạo ra hậu quả nợ xấu nghiêm
trọng và là thách thức vô cùng lớn đối với quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội cũng không
nằm ngoài “vòng xoáy” đó. Trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục,
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đã trở thành một chi
nhánh lớn nhất của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, có quy mô
lớn gấp nhiều lần quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ khác. Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã
triển khai khá mạnh công tác quản trị rủi ro tín dụng, song thực tế cho thấy ngân
hàng vẫn phải đối mặt với nhiều tổn thất lớn liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng.
So với các nguyên tắc cơ bản quản trị rủi ro của Basel II, hoạt động quản trị rủi ro
của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội còn nhiều hạn
chế, bất cập. Để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh theo chiều
sâu, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội cần tăng cường

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội theo những nguyên tắc cơ bản của Basel II.

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank –
Chi nhánh Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín
dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội, thực hiện với bộ dữ liệu thu thập được
trong khoảng thời gian từ năm 2011-2014.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn nhấn mạnh việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản của Basel II để
đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội. Đây chính là
khung phân tích được tác giả thiết kế và thực hiện nghiên cứu.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng là: các phương pháp phân tích, thống
kê, tổng hợp số liệu, thu thập ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn sâu tại Hội sở
Vietinbank và Chi nhánh Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu này sẽ được tác giả trình bày chi tiết tại Chương
2 của luận văn này.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro
tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh
Hà Nội
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Chi
nhánh Hà Nội.

- “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
hiện nay”, luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Hữu Thủy.

4


Luận án tập trung phân tích đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng của các
Ngân hàng thương mại trong giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động
ngân hàng với điều kiện vốn nghèo nàn, công nghệ Ngân hàng lạc hậu, sản phẩm
ngân hàng còn đơn điệu chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới. Đội ngũ
cán bộ ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về một ngân hàng trong
nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi
ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. Nhóm giải pháp tập trung chủ yếu vào việc
đào tạo cán bộ, sắp xếp bộ máy quản lý, tổ chức, phát triển mở rộng mạng lưới, đa
dạng hóa sản phẩm ngân hàng.
Tuy nhiên, luận án nghiên cứu trong giai đoạn 1994-1996, khi Việt Nam chưa
gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế mới mở cửa, hệ thống ngân
hàng tài chính còn non trẻ. Các nghiên cứu về rủi ro cũng chỉ mới dừng lại ở nghiên
cứu định tính, các giải pháp được luận án đề cập cũng không còn phù hợp với hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng giai đoạn hiện nay.
- “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam", luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền
Diệu,2010.
Luận án đúc kết lại những lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng, đặc biệt trong đó
tác giả đã hệ thống nội dung quản trị rủi ro tín dụng ở các bước cơ bản: Nhận biết
rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ. Trên cơ sở đó,
luận án đã đưa ra các mô hình quản trị rủi ro, đo lường rủi ro, và đề xuất lựa chọn
mô hình thích hợp áp dụng tại Việt Nam.
Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn trước và sau năm 2000, khi hệ

Quốc tế Việt Nam. Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên thực trạng và giải pháp quản lý rủi ro
tác giả đề cập chủ yếu đối với nhóm khách hàng này, nằm trong phạm vi hẹp.
- “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt Nga”, luận văn thạc
sỹ, tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013.
Luận văn tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên
doanh Việt Nga, là một trong bốn ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 chủ yếu là do dư nợ từ mua nợ BIDV và
đồng tài trợ, dự nợ phát triển của VRB chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay.

6


Tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu thông qua các công cụ đo lường rủi ro tín
dụng như: Nhận diện rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các quy trình cấp tín
dụng cũng như các văn bản quy chế, quy trình nội bộ tại VRB. Tất cả các nghiên
cứu giải pháp đưa ra mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu mang tính định tính, chưa đưa
ra được các con số cụ thể chứng minh cho những phân tích của mình. Nhóm giải
pháp còn hạn chế ở phạm vi hẹp, chưa mang tính ứng dụng cao.
- "Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương", luận văn thạc sỹ,
tác giả Đặng Thị Thu Hà, 2015.
Luận văn nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu tập trung đi sâu
vào phân tích các quy trình cấp tín dụng, các văn bản quy chế hiện đang áp dụng tại
ngân hàng TMCP Đại Dương. Thông qua một số công cụ đo lường quản trị rủi ro
tín dụng như: Xếp hạng khách hàng, kiểm tra giám sát tín dụng...để đánh giá công
tác quản trị rủi ro tín dụng mà không nghiên cứu đến mô hình quản trị rủi ro tín
dụng hiện nay của ngân hàng TMCP Đại Dương cũng như vấn đề áp dụng mô hình
quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương Việt Nam

Ngân hàng Công Thương đang áp dụng hiện nay.
- "Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi
nhánh Vĩnh Phúc", luận văn thạc sỹ, tác giả Nguyễn Thị Thu Phương, 2015.
Luận văn chủ yếu về nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng, vấn đề quản trị rủi
ro tín dụng ở luận văn chưa được đánh giá đúng đắn, chưa phù hợp với mô hình,
định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương hiện nay. Chính vì vậy,
những đề xuất về giải pháp đưa ra chưa phù hợp trong giai đoạn hiện nay đối với
ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Trong các luận án, luận văn nghiên cứu trên, các tác giả đã hệ thống hóa,
phân tích vai trò và sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh, định hướng cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công
Thương nói riêng trong quá trình xây dựng mô hình quản trị rủi ro cho riêng
mình. Một số giải pháp đã và đang được triển khai trong thực tiễn hoạt động tại
Ngân hàng Công thương, điển hình là việc thay đổi mô hình tổ chức, phục vụ
công tác quản trị rủi ro.

8


1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Việc phát hiện ra khoảng trống một cách tuyệt đối là điều không thể, bởi đã có
quá nhiều các nghiên cứu về chủ đề này. Với mục tiêu thực hiện một nghiên cứu ở
quy mô luận văn thạc sĩ, đồng thời trên cơ sở các tài liệu đã tổng quan nói trên, tác
giả đã rút ra một số vấn đề còn chưa được làm rõ để tập trung nghiên cứu trong luận
văn của mình.
Một là, đa số các nghiên cứu mới chỉ tập trung sâu phân tích rủi ro tín dụng
của ngân hàng, trong khi phần phân tích, đánh giá về quản trị rủi ro còn chưa sâu
sắc và đặc biệt là chưa theo các thông lệ quốc tế. Nói cách khác, chưa có nghiên
cứu nào hình thành được một khung phân tích theo cách tiếp cận thông lệ quốc tế về
đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Điều này là dễ hiểu, bởi

a. Rủi ro của ngân hàng thương mại
Thuật ngữ " rủi ro" đã được nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách thức
khác nhau. Knight, Frank H, 1921, định nghĩa "Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được".
Cùng với sự phát triển đa dạng và mang tính hội nhập toàn cầu của các hoạt
động kinh tế, hoạt động ngân hàng ngày nay không chỉ đơn thuần là các hoạt động
huy động vốn và cung cấp tín dụng. Các ngân hàng thương mại ngày càng trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh tế xã hội khi các dịch vụ
ngân hàng phát triển với sự hỗ trợ mạnh của giao dịch điện tử và công nghệ thông
tin. Tuy nhiên, sự phát triển đan xen của các hoạt động ngân hàng càng làm tăng
nguy cơ xảy ra rủi ro cho các ngân hàng. Rủi ro ngân hàng hiện nay không chỉ là rủi
ro tín dụng và rủi ro thanh khoản mà các rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động hay rủi
ro danh tiếng,... của ngân hàng cũng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến
hoạt động của ngân hàng và của nền kinh tế.

Sơ đồ 1.1: Kết hợp mục tiêu kinh doanh và mục tiêu an toàn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

10


Chính vì vậy, không một ngân hàng nào hiện nay có thể hoạt động lành mạnh
và bền vững mà không có một hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Nhưng cũng cần
thống nhất cách hiểu về một ngân hàng hoạt động hiệu quả là một ngân hàng biết
mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể loại
bỏ hoàn toàn rủi ro.
Sơ đồ dưới đây mô tả khung quản lý rủi ro tổng thể theo phương pháp tiếp cận
toàn diện, đó là phải có sự kết hợp đồng bộ giữa cơ cấu quản trị công ty (corporate
governance), các chính sách và các quy trình của ngân hàng.
Quản trị doanh nghiệp


- Rủi ro đọng vốn: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến thời hạn mà ngân
hàng vẫn chưa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng, kém thanh
khoản và ảnh hưởng đến ngân hàng trên cả hai phương diện: (i) ảnh hưởng đến kế
hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, (ii) gặp khó khăn trong việc thanh toán cho
khách hàng.
- Rủi ro mất vốn là rủi ro khi người vay không có khả năng trả được nợ theo
hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh
lý tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro mất vốn sẽ làm: (i) tăng chi phí nợ khó đòi, tăng
chi phí quản lý, chi phí giám sát, (ii) giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng tăng
cho những khoản vốn mất đi.
c. Căn cứ theo đối tượng sử dụng chia làm ba nhóm
- Rủi ro khách hàng cá nhân: Rủi ro tín dụng xảy ra đối với khách hàng là
cá nhân.
- Rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính: Rủi ro tín dụng xảy ra đối
với khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính.
- Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý: Rủi ro tín dụng xảy ra đối với từng quốc
gia đối với hoạt động vay nợ, viện trợ.
d/ Căn cứ tổng thể của rủi ro chia làm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
- Rủi ro giao dịch: Là một rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế
trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao
dịch gồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro danh mục: Là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế
trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân tích thành rủi ro nội tại
và rủi ro tập trung.

13


e/ Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro chia làm ba nhóm
- Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng phân tích đánh giá sai

- Cơ cấu tín dụng theo thời gian cho vay: Yếu tố này dựa trên cơ cấu vốn của
ngân hàng. Nếu ngân hàng có cơ cấu vốn ngắn hạn lớn, trong khi cơ cấu tín dụng
trong dài hạn lại lớn, điều đó có nghĩa là ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn
hạn sang cho vay trung và dài hạn. Điều đó cho thấy khả năng ngân hàng đương đầu
với khả năng rủi ro thanh khoản cao.
- Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo: Nếu tỉ lệ các khoản vay có tài sản
đảm bảo thấp thì ngân hàng đối mặt với rủi ro tiềm ẩn khi khách hàng không trả
được nợ.
b. Tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro
Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ hầu như không có khả năng được thanh
toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ, chuyển hạch toán khoản cho vay
sang ngoại bảng và đưa vào danh sách nợ xấu. Các khoản cho vay bắt đầu được đưa
vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên (Peter Rose, 2009;
Mishkin, 2010).
Nhóm chuyên gia tư vấn (AEG1) của Liên hợp quốc cho rằng định nghĩa về nợ
xấu không nên mang tính chất mô tả mà chỉ nên được sử dụng như hướng dẫn cho
các ngân hàng (AEG, 2004). AEG thống nhất định nghĩa “về cơ bản một khoản nợ
được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi
chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa
thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc
chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Nói cách
khác, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày, và (ii) khả
năng trả nợ nghi ngờ.
1

Hội đồng thống kê của Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm các chuyên gia tư vấn (AEG) để hỗ trợ thực hiện
các chương trình của mình khi tính toán các tài khoản quốc gia (National Accounts).

15

Trích đoạn Định hướng phát triển của Vietinbank Một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng Hoàn thiện các chính sách cơ bản trong QTRRTD Nâng cao chất lượng giám sát rủi ro tín dụng
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status