Điều kiện để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Pdf 31

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Phần 1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế siêu lợi nhuận.Với tốc độ
tăng trưởng bình quân cao, về khách 6,93%/năm, về thu nhập 11,8%/năm. Và
trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thế giới.Du lịch là ngành tạo
ra nhiều việc làm thứ hai sau nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó
có nước ta.
Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và là một tỉnh
có thế mạnh trong việc phát triển ngành du lịch. Với những cảnh quan thiên
nhiên những di tích, những lễ hội và làng nghề mang tính đặc thù của dân tộc…
Là những lợi thế lớn để phát triển du lịch. Nhưng thực tế phát triển du lịch ở Hải
Dương còn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.Việc phân tích đầy đủ điều
kiện phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh rất quan trọng và cần thiết cho việc đinh
hướng và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn đưa du lịch thực sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn.
Với một số kiến thức về du lịch Hải Dương em đã quyết định chọn đề tài:
“Điều kiện để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương” để bài phân tích
của em được sâu sắc.

1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Phần 2
NỘI DUNG
Chương I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Sự phát triển của du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết nhất
định. Một số điều kiện là cần thiết, bắt buộc phải có đối với tất cả mọi vùng, mọi
quốc gia muốn phát triển du lịch. Đó là hệ thống các điều kiện chung, cần thiết
để phát sinh ra nhu cầu đi du lịch và để đảm bảo cho việc thực hiện thành công
một chuyến hành trình du lịch. Các điều kiện này có ảnh hưởng nhiều hơn đến

Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ
có thể tham gia đi du lịch. Con người khi muốn đi du lịch không phải chỉ cần có
thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Khi
đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu
dùng của nhiều loại du lịch, hàng hoá. Con người để có thể đi du lịch và tiêu
dùng phải có phương tiện vật chất đầy đủ. đó là điều kiện cần thiết để biết nhu
cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán, vì khi đi du lịch
họ phải trả ngoài các khoản tiền cho các nhu cầu giống như các nhu cầu thường
ngày, còn phải trả thêm cho các khoản khác như tiền tàu xe, tiền thuê nhà ở, tiền
tham quan v.v…và xu hướng của con người khi đi du lịch là chi tiêu rộng rãi
hơn. Do vậy, phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ỹ nghĩa to lớn trong
sự phát triển của du lịch. Người ta đã xác lập được rằng mỗi khi thu nhập của
nhân dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi
về cơ cấu của tiêu dùng du lịch. Phúc lợi vật chất của nhân dân luôn phục thuộc
vào sự phát triển của nền kinh tế, vào thu nhập quốc dân của đất nước đó. Vì
nguyên nhân đó, những nước có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân có mức
sống cao, một mặt, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và có khả
năng phát triển du lịch trong nước, và mặt khác, có thể gửi khách du lịch ra
nước ngoài. trên thực tế có nhiều nước giàu tài nguyên du lịch, nhưng vì kinh tế
lạc hậu, chậm phát triển nên không thể phát triển du lịch và càng không thể gửi
nhiều khách du lịch ra nước ngoài.
Trình độ văn hoá chung của nhân dân cao
Nếu trình độ văn hoá chung của một dân tộc được nâng cao, thì động cơ đi
du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt. Số người đi du lịch tăng, lòng ham
hiểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng và trong nhân
dan, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ rệt. Mặt khác, nếu trình độ
văn hoá chung của một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ
đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách đi du
lịch đến đó.
1.3. Điều kiện giao thông vận tải phát triển.

Đó là diều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế - chính
trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế, sự giao
lưu về du lịch giữa các nước trong khu vực, trên toàn cầu không ngừng phát
triển.
2. Những điều kiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến họat động kinh doanh
du lịch
2.1. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
Khả năng xu hướng phát triển du lịch của một đất nước phục thuộc ở mức độ
lớn vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đó. Theo ý kiến của Liên hiệp
quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phân lớn
4
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Nếu một nước phai nhập một khối lượng
lớn hàng hoá để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật và để đảm bảo việc phục vụ
khách du lịch thì việc cung ứng vật tư hàng hoá sẽ hết sức khó khăn.
Nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu, phân tích thực trạng và xu hướng
phát triển của GDP như một chỉ số đánh giá tình hình và xu hướng phát triển
của nền kinh tế một đất nước, song với sự nhấn mạnh vào những ảnh hưởng đến
việc phát triển du lịch.
Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các ngành sản xuất ra hàng hoá tiêu
dùng và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất. Một đất nước nếu có tỷ trọng của
các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất cao thì đất nước đó có nền kinh tế phát
triển. Sự phát triển của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm. Những ngành này phát triển có ỹ nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển của ngành du lịch ( và cũng là các chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển kinh tế đất nước).
Xu hướng phát triển của nội, ngoại thương.
Ngành nội thương bao gồm mạng lưới bán buôn, mạng lưới bán lẻ và
mạng lưới khách sạn, nhà hàng.
Ngành ngoại thương, xuất , nhật khẩu.

Những điều kiện chung để phát triển du lịch đã nêu ở trên tác động một
cách độc lập lên sự phát triển của du lịch. Các điều kiện ấy ảnh hưởng đến du
lịch tách rời nhau. do vậy, nếu thiếu một trong những điều kiện ấy sự phát triển
của du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hoàn toàn ngừng hẳn. Sự có mặt của
tất cả những điều kiện ấy đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch
như một hiện tượng kinh tế - xã hội đại chúng và lặp lại đều đặn.
II. Các điều kiện đặc trưng
Hệ thống các điều kiện cần thiết đối với từng nơi, từng vùng hoặc từng đất
nước để phát triển du lịch bao gồm điều kiện về tài nguyên du lịch, sự sẵn sàng
đón tiếp khách du lịch và những tình hình và sự kiện đặc biệt.
1. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Nếu như chúng ta coi các điều kiện chung như là các điều kiện đủ để phát
triển du lịch, thì các điều kiện về tài nguyên du lịch như là các điều kiện cần để
phát triển du lịch. Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội phát triển cao, song nếu không có tài nguyên du lịch thì cũng không thể
phát triển được du lịch. Tiềm năng về kinh tế là vô hạn, song tiềm năng về tài
nguyên du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên - nhưng cái mà
thiên nhiên chỉ ban cho một số vùng và một số nước nhất định. Tài nguyên du
lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thẻ do con người tạo ra. Vì vậy, chúng ta
phân các tài liệu du lịch làm hai nhóm: Tài nguyêna thiên nhiên và tài nguyên
nhân văn.
1.1. Tài nguyên thiên nhiên
Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên
thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hoà; động, thực vật
phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi.
Địa hình
6
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Địa hình ở một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong
cảnh nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa

Động vật
Động vật cũng là một trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách
du lịch. Nhiều loại động vật có thẻ là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những
loại động vật quý hiếm là đối tượng để nghiên cứu và để lập vườn bách thú.
Tài nguyên nước
7
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Các nguồn tài nguyên nước mặt như: ao, hồ, sông , ngòi, đầm… vừa tạo
điều kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thông vạn tải nói
chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng.
Các nguồn nước là tiền đề không thể thiếu được đoói với việc phát triển du
lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát
triển từ thời Đế chế La mã. Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò
quyết định cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh.
Vị trí địa lý
Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm:
Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch;
Khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn;
Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch.
Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên
hai khía cạnh:
Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa.
Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại
mất nhiều.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nước đón khách
đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng
thanh toán cao và có tính hiếu kỳ
1.2. Tài nguyên nhân văn
Giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc
trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một một đất

2.1.Các điều kiện về tổ chức
Sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (đó là bộ máy quản lý vĩ
mô về du lịch). Bộ máy bao gồm:
Các chủ thể quản lý
Cấp Trung ương: các Bộ (chủ quản, liên quan), Tổng cục, các phòng ban
trực thuộc Chính phủ có liên quan đến các vấn đề về du lịch (Ban thanh tra, Ban
thư ký v.v…).
Cấp địa phương: chính quyền địa phương, Sở Du lịch.
Hệ thống các thể chế quản lý (bao gồm một số đạo luật và các văn bản
pháp quy dưới luật); các chính sách (ví dụ các chính sách lớn về kinh tế như tỷ
giá hối đoái, giá cả: chính sách lớn về xã hội như thanh toán các tệ nạn xã hội,
trong du lịch bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, ngoại ngũ v.v…) và cơ chế quản lý.
Sự có mặt của các tổ chức doanh nghiệp chuyên trách về du lịch (đó là bộ
máy quản lý vi mô về du lịch). Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc
đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách sạn du lịch. Phạm
vi họat động của các doanh nghiệp bao gồm:
Kinh doanh khách sạn;
Kinh doanh lữ hành;
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
Kinh doanh các dịch vụ khác.
2.2. Các điều kiện về kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
9
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và
phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn các nhu càu của khách
du lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà
giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện
trong khu vực của cơ sở du lịch (có thể là của một cơ sở du lịch, có thể là của
một khu du lịch). Thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật kỹ thuật du lịch còn bao gồm

tổ chức du lịch có đủ sức cạnh tranh trên thương trường.
10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status