Thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu Trên địa bàn huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang. - Pdf 32

Phó Giám đốc
Bộ phận tài vụ
Giám Đốc
Bộ phận giải quyết chế độ chính sách BHXH
Bộ phận quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc
Bộ phận quản lý thu BHYT tự nguyện
Bộ phận thẩm định hồ sơ cấp và quản lý sổ BHXH cho người lao động
Bộ phận tổng hợp in thẻ phiếu KCB, BHYT bắt buộc toàn huyện
Bộ phận giám định chi KCB, BHYT cho người có thẻ BHYT
Bộ phận tiếp dân

MỤC LỤC
Danh sách chữ viết tắt sử dụng trong chuyên đề...........................trang 4
Lời nói đầu.................................................................................................5
Chương I: Tổng quan về BHXH..............................................................7
I. Khái quát chung về BHXH....................................................................7
1. Khái niệm về BHXH.............................................................................7
2. Tính tất yếu khách quan về BHXH.......................................................7
3. Đối tượng BHXH..................................................................................9
4. Các loại hình BHXH.............................................................................10
5. Các chế độ BHXH................................................................................10
6. Chức năng của BHXH...........................................................................12
7. Tính chất của BHXH.............................................................................13
8. Bản chất của BHXH..............................................................................14
9. Những quan điểm cơ bản về BHXH.....................................................16
II. Quản lý thu BHXH..............................................................................18
1. Quỹ BHXH..........................................................................................18
1.1 Khái niện về quỹ BHXH...................................................................18
1.2 Đặc điểm về quỹ BHXH...................................................................18
1.3. Nguồn hình thành quỹ BHXH.........................................................19
1.4 Mục đích sử dụng quỹ BHXH..........................................................20

BHXH..............................................................................................................36
2.5.4 Công tác giải quyết chế độ ngắn hạn ...........................................36
2.5.5 Công tác quản lý tài chính, chi lương hưu và trợ cấp BHXH.......37
2.5.6 Công tác thu BHXH tự nguyên, cấp thẻ KCB..............................38
2.5.7 Công tác gián định chiKCB..........................................................38
2.5.8 Công tác kiểm tra.........................................................................39
2.5.9 Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại.......................39
2.5.10 Công tác ứng dụng công nghệ tin học........................................39
2.5.11 Công tác tổ chức.........................................................................39
II. Thực trạng thu BHXH tại BHXH huyện Chiêm Hoá.....................40
1. Công tác thu BHXH.......................................................................... 41
2. Đánh giá kết quả thu .........................................................................44
III. Thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Chiêm Hoá.....47
1. Khái niệm tổ chức quản lý..................................................................47
2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý thu BHXH..................................47
3. Phân cấp quản lý thu BHXH..............................................................48
4. Tổ chức quản lý thu ...........................................................................49
5 Đánh giá kết quả quản lý thu BHXH..................................................50
5.1 Đánh giá chung..............................................................................50
5.2 Đánh giá công tác quản lý thu theo từng khối.............................. 51
5.3. Những khó khăn tồn tại của công tác thu và quản lý thu ............53
Chương III : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu và quản
lý thu và tăng trưởng quỹ BHXH...............................................57
I. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu và quản lý BHXH..57
1. Kiến nghị với nhà nước.........................................................................57
2 Kiến nghị với cơ quan BHXH tỉnh và BHXH huyện Chiêm Hoá.........58
3 Kiến nghị về nghiệp vụ thu và quản lý thu BHXH.............................. 58
3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH...................59
3.2 Hoàn thiện nghiệp vụ thu và tăng cường quản lý thu BHXH .........60
3.3 Ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý......................... 61

ngày 03/ 11/1945, Sắc lệnh số: 105 ngày 14/6/1946, Sắc lệnh số: 29 ngày
12/3/1947, đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, góp phần quan trong
trong việc trợ cấp vật chất, hỗ trợ đời sống cho những đối tượng hưởng BHXH
và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro, biến cố trong cuộc sống như ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết... dẫn đến giảm hoặc mất
nguồn thu nhập. Chính sách BHXH cũng có tác dụng động viên công nhân, viên
chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác yên tâm
công tác sản xuất, chiến đấu góp phần thắng lợi vào công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ... được thành lập rất nhiều,
hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh, nhu cầu lao động việc làm của con người
ngày càng tăng lên. Do vậy dẫn đến mối quan hệ lao động phong phú, đa dạng
và ngày càng phức tạp. Để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong tình
hình mới. Từ năm 1995 chúng ta bắt đầu đổi mới các chế độ, chính sách BHXH
theo quy định của Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994,
bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/1995. Từ đó có cơ sở hành lang pháp
lý để bảo vệ quyền lợi, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và giảm
bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, thì BHXH được coi là chính sách vĩ mô
quan trọng của Đảng và Nhà nước
Qua 10 năm hoạt động, hệ thống BHXH từng bước được củng cố, hoàn
thiện và không ngừng phát triển, công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế
độ chính sách BHXH cho các đối tượng theo luật định đi vào nề nếp, tạo điều
kiện thuận lợi cho những người tham gia và hưởng chế độ BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH ngày càng mở rộng, số thu năm sau đạt kết
quả cao hơn năm trước. Bên cạnh công tác quản lý thu BHXH thì việc chi trả
cho đối tượng hưởng chế độ ngày càng nhiều. Do đó BHXH cần có một lượng
4

tiền lớn để đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH. Để đạt được mục

với nguời lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng
lao động như: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già
yếu, mất việc làm, trên cơ hình thành một quỹ tài chính do sự đóng góp của các
bên tham gia Bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo đúng pháp luật.
Nhằm bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng
thời góp phần đảm bảo xã hội.
2. Tính tất yếu khách quan của BHXH.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc
thuê mướn lao động trở nên phổ biến. Ban đầu, người sử dụng lao động chỉ cam
kết trả công lao động, về sau đã phải cam kết cả về trách nhiệm tham gia BHXH
cho người lao động, nhằm đảm bảo thu nhập nhất định, nhu cầu cần thiết khi
không may gặp phải rủi ro. Sự xuất hiện của các loại hình quỹ tương hỗ, đặc biệt
là sự ra đời của các loại hình BHXH đã tạo niềm tin cho người tham gia BHXH.
Cùng với sự phát triển của đất nước hướng tới mục tiêu " Vì dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh " Thì chính sách BHXH được củng cố
hoàn thiện, phát triển theo định hướng XHCN. Quỹ BHXH được bảo tồn tăng
trưởng và sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động tham gia
BHXH ở các thành phần kinh tế một cách ổn định, có hiệu quả. Từ đây những nỗi
lo toan phiền muộn về các biến cố bất lợi xảy ra trong cuộc sống con người đã
được giải toả con người cảm thấy an toàn hơn với sự giúp đỡ của các tổ chức
BHXH. BHXH đã đem lại chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống người lao động, cho
sự ổn định của các doanh nghiệp, tổ chức và các công ty, doanh nghiệp có thể
thấy: Sự xuất hiện của BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan của cuộc sống của
người lao động.
Đối người lao động: Trong cuộc sống hàng ngày không ai dám chắc chẵn
rằng mình sẽ không gặp phải rủi ro. Do vậy trong quá trình lao động, sản xuất kinh
doanh phải đóng góp đầy đủ, kịp thời vào quỹ BHXH theo mức chung, sau đó
người lao động có quyền được hưởng trợ cấp về BHXH, căn cứ vào sự đóng góp
và theo chế độ quy định, khi người lao động gặp phải những rủi ro như: ốm đau, tai
nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp xẩy ra, làm cho bị mất khả năng lao

Nh nc, iu tit xó hi v trỏch nhim ca Nh nc trong vic gỡn gi n nh
xó hi.
Nh vy, ng trc nhng ri ro trong cuc sng ca ngi lao ng, trong
quỏ trỡnh lao ng, sn xut kinh doanh ca cỏc doanh nghip v c xó hi u cn
phi cú mt ngun lc ti chớnh ln nhm m bo cho s n nh cuc sng
cho ngi lao ng, hot ng ca cỏc t chc xó hi v s n nh v mt chớnh
tr, trt t an ton xó hi ...
7

Tham gia BHXH tức là trong quá trình lao động cả người lao động và người
sử dụng lao động trích ra một phần thu nhập của mình để cùng Nhà nước thành lập
nên một quỹ tài chính BHXH.
Cùng với sự tiến bộ của xã hội và tiến bộ của loài người, BHXH đã dược coi
như là nhu cầu khách quan của con người và được xem như là một trong những
quyền cơ bản của con người và được Đại hội đồng liên hiệp quốc thừa nhận và
nghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 như sau: " Tất cả mọi người với
tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH. Quyền đó đặt cơ sở
trên sự thoả mãn các quyền kinh tế xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự
do phát triển con người"
3. Đối tượng BHXH
Để có sự nhận biết đúng đắn, đầy đủ về một loại hình bảo hiểm nào đó,
trước hết chúng ta phải xem xét đến các khái niện cơ bản của chúng như: đối tượng
được tham gia, đối tượng được bảo hiểm, đối tượng hưởng thụ quyền lợi bảo hiểm.
Đối với BHXH việc nhận biết các đối tượng này không khó, tuy nhiên vẫn có
nhiều người nhầm lẫn giữa đối tượng và đối tượng tham gia BHXH, họ cho rằng
đối tượng của BHXH là người lao động. Thực ra trong BHXH thì đối tượng của nó
chính là thu nhập của người lao động. Bởi lẽ khi người lao động gặp sự cố hoặc rủi
ro thì họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến thu nhập bị giảm hoặc mất
hẳn, do đó tại thời điểm họ mong muốn có một khoản tiền nhất định để chi trả cho
những nhu cầu thiết yếu cũng như các nhu cầu mới phát sinh.

Về sự hình thành và sử dụng quỹ của hai loại bảo hiểm này được thực hiện
trên cùng một nguyên tắc là: Có tham gia tạo lập hay đóng góp vào quỹ mới được
hưởng quyền lợi.
Mục đích họat động của hai quỹ cũng nhằm để hỗ trợ cho các đối tượng
tham gia bảo hiểm một khoản phí nhất định theo quy định khi họ gặp những khó
khăn về tài chính do một nguyên nhân nào đối với họ.
Mục tiêu hoạt động của hai quỹ hoàn toàn khác nhau. Bảo hiểm thương
mại được hình thành để nhằm hạn chế rủi ro và hoạt động với mục đích thương
mại, còn mục tiêu của hoạt động BHXH mang tính toàn quốc gia nhằm thực hiện
chính sách xã hội của nhà nước, bảo đảm cho người lao động có khoản trợ cấp thiết
yếu lúc khó khăn, không nhằm mục đích sinh lời.
Sự khác nhau của bảo hiểm thương mại và BHXH còn biểu hiện ở mức độ
đóng góp và phương thức sử dụng của mỗi quỹ. Mức độ đóng góp và sử dụng của
bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế hoạt động của thị trường và theo
nguyên tắc hạch toán kinh doanh, còn mức đóng góp và sử dụng của hoạt động
BHXH dựa vào chính sách xã hội trong từng thời kỳ của nhà nước và mục tiêu là
bảo vệ sự phát triển kinh tế xã hội sự ổn định chính trị của quốc gia.
5. Các chế độ BHXH
Tại điều 2 của điều lệ BHXH (Ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26
tháng 1 năm 1995 của Chính phủ) quy định chế độ BHXH bao gồm 5 chế độ: Chế
độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, chế
9

độ hưu trí, chế độ tử tuất. So với trước đây chế độ trợ cấp mất sức lao động không
được áp dụng (bãi bỏ) hiện nay chỉ còn quản lý và chi trả những trường hợp đủ
điều kiện được hưởng theo Quyết định 60/HĐBT ngày 01/ 3/ 1990 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là chính phủ) và Quyết định 812/TTg ngày 12/12/1995 của Chính
phủ, là những đối tượng sức khoẻ yếu đi giám định sức khoẻ bị suy giảm 81% sức
lao động, những đối tượng cô đơn không nơi nương tựa và những đối tượng có đủ
20 năm tham gia công tác liên tục không tính quy đổi. Nội dung của 5 chế độ trên

của người lao động khi họ không được nhận nữa từ nghề nghiệp hay sự cống hiến
lao động cho xã hội và tham gia đóng BHXH liên tục. Chế độ này dã khắc phục
được những hạn chế trước đây như: Việc quy đổi thời gian công tác, thâm niêm,
bóc tách được phần lớn các chế độ ưu đãi xã hội ra khỏi chế độ hưu trí. Vì vậy đảm
bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa đóng BHXH và hưởng chế độ BHXH, giữa
các nhóm lao động khác nhau. Trong khi thực hiện chế độ này còn một số bất cập
cần sửa đổi bổ sung như quy định về độ tuổi về hưu giữa các ngành, các nhóm lao
động ...
- Chế độ trợ cấp tử tuất ;
Chế độ này là một trong những chế độ BHXH mang tính nhân đạo cao cả
nhất, chế độ này đã giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp
một phần thiếu hụt về thu nhập của gia đình họ để lo mai táng phí, chôn cất ...
ngoài ra còn những khoản trợ cấp hàng tháng quy định tại điều 32 của điều lệ
BHXH.
- Ngoài 5 chế độ trên. Ngày 09 tháng 9 năm 2003 Chính phủ ban hành Nghị
định số 01 /2003/ NĐ- CP Về việc Quy định chế độ trợ cấp Nghỉ dưỡng sức phục
hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH. Đây là khoản trợ cấp thêm cho
những người lao động khi bị ốn đau, thai sản, nghỉ sảy thai ... đã được hưởng chế
độ trên, mà sức khoẻ còn bị suy giảm thì được cơ quan và công đoàn xét được
hưởng. Do quỹ BHXH chi trảC
6. Chức năng của BHXH:
Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu cần thiết của người
lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Chứng tỏ
chính sách BHXH không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính cộng đồng và
nhân văn sâu sắc. Vì vậy BHXH có những chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng hạn chế khó khăn về kinh tế của người lao động: Với chức
năng này cho phép tất cả các hoạt động kinh tế hoặc các thành viên đã tham gia quá
trình kinh tế trước đây của xã hội hoặc tất cả các công dân, hình thành các quyền
cho phép để duy trì một chuẩn mực sống tương đối đảm bảo ngay cả trong trường
hợp có sự cố bất ngờ xảy ra.

( vì chỉ mang tính chất hỗ trợ), nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao trong đảm bảo ổn
định trong đời sống của người lao động và gia đình họ, góp phần ổn định sản xuất
và kinh tế xã hội.
7. Tính chất của BHXH
Sự ra đời của BHXH gắn liền với đời sống của người lao động do đó BHXH
có một số tính chất cơ bản sau:
+ BHXH có tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội.
Trong quá trình lao động sản xuất, người lao động có thể gặp nhiều biến cố ,
rủi ro. Lúc đó người sử dụng lao động cũng gặp nhiều khó khăn như: sản xuất kinh
12

doanh bị gián đoạn, vấn đề về việc làm và tuyển dụng luôn được đạt ra để thay thế,
sản xuất càng phát triển, những rủi ro đối với người lao động và những khó khăn
đối với người sử dụng lao động càng nhiều và trở lên phức tạp, dẫn đến mối quan
hệ chủ thợ ngày càng căng thẳng. Nhà nước phải đứng ra giải quyết vấn đề này và
như vậy, BHXH ra đời là một tất yếu khách quan.
+ BHXH đồng thời cũng mang tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều
theo thời gian và không gian. Những rủi ro trong BHXH đã hình thành nên tính
chất ngẫu nhiên, bởi các rủi ro được áp dụng BHXH đều không thể lường trước
được, các rủi ro này xảy ra một cách bất thường. Chính vì vậy mà không phải tất cả
người lao động của một tổ chức hay là tất cả các tổ chức đều phải chịu chung một
hay nhiều rủi ro cùng một lúc.
+ BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa có tính xã hội và cả tính dịch vụ. Tính
kinh tế của BHXH được thể hiện thông qua cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.
Quỹ BHXH muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng thì nhất thiết phải có
sự đóng góp tài chính của tất cả các bên liên quan. Mức đóng góp của các bên được
xác định rất cụ thể dựa trên nguyên tắc hoạt động của BHXH là lấy số đông bù số
ít, do thực chất mức đóng góp của mỗi nguời lao động là không đáng kể so với
mức họ được hưởng. Xét dưới góc độ kinh tế thì người sử dụng lao động cũng
được lợi rất nhiều trong quan hệ BHXH khi tham gia BHXH họ sẽ không phải chi

lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia bảo hiểm đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn
được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Điều này cho thấy BHXH là sự liên kết giữa
những người lao động khác nhau trong xã hội và đồng thời BHXH cũng phản ánh
bản chất của một chế độ xã hội nhất định.
- Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người
lao động trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập, mất việc làm để đảm bảo
nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ, chăm sóc sức khoẻ và chống lại bệnh tật.
Như vậy BHXH không phải là loại hình bảo hiểm cá nhân hay cá nhân tự
bảo hiểm mà nó là sự bảo hiểm đặt trong những mối quan hệ nhất định trong cộng
đồng, BHXH không thể tách khỏi một chế độ chính trị nhất định và phải dựa trên
nền kinh tế cụ thể. Nó thể hiện bản chất cơ bản sau:
* Bản chất kinh tế của BHXH
Sự tồn tại của rủi ro đối với thu nhập của người lao động là khó lường trước.
Để bù đắp những khoản thu nhập bị mất đi khi sự cố xảy ra nếu không tham gia
BHXH thì cách cơ bản nhất là phải tích luỹ cá nhân. Tuy nhiên, cách dự trữ cá
nhân có nhiều hạn chế, bởi vì nếu đòi hỏi phải dự trữ lớn ngay một lúc thì sẽ rất
khó khăn, hơn nữa nhiều lao động không có khả năng. Còn nếu tích luỹ dần thì khi
rủi ro xảy ra sớm, mật độ thiệt hại lớn thì không đủ nguồn tài chính để bù đắp,
trang trải phần thu nhập bị mất. Nhưng nếu thông qua BHXH, người lao động chỉ
cần đóng góp hàng tháng một tỷ lệ nhỏ phần trăm so với tiền lương của mình cùng
với sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước để tạo ra một quỹ BHXH, quỹ này là tập
hợp của số đông người lao động tham gia BHXH để bù đắp cho số ít người tham
gia bị rủi ro. Khi rủi ro xảy ra bằng hình thức lấy số đông bù số ít người bị rủi ro sẽ
14

giúp khắc phục những khó khăn trong đời sống cá nhân từng lao động do bị mất
hoặc giảm thu nhập.
Như vậy BHXH không phải là dịch vụ sản xuất mà nò là dịch vụ tài chính
nhằm phân phối lại nhưng khoản thu nhập bị mất của người lao động khi gặp sự cố
trong cuộc sống.

15

mất khả năng lao động, mất việc làm, ở nước ta chính sách BHXH nằm trong hệ
thống các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.
* Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho
người lao động.
Người sử dụng lao động chính là các tổ chức, các doanh nghiệp và các hộ
kinh doanh cá thể... có thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ
BHXH và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với người lao
động mà mình sử dụng theo đúng pháp luật quy định. Vậy người sử dụng lao động
muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh ngoài việc chăm lo đầu tư để có
máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến còn phải chăm lo tới tay nghề và đời
sống cho người lao động. Ngoài việc chủ sử dụng lao động trả lương theo thoả
thuận cho người lao động còn phải có trách nhiệm BHXH cho họ nhằm mục đích
đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Từ đó người lao động mới yên tâm lao
động sản xuất và phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao sản xuất
lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
* Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ về quyền lợi đối với người
BHXH không phân biệt nam nữ, tộn giáo, dân tộc, nghề nghiệp.
Mọi người lao động trong xã hội đều được hưởng BHXH như tuyên ngôn
nhân quyền đã nêu, đồng thời bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi trợ cấp
BHXH. Người lao động khi gặp rủi ro không mong muốn và không phải hoàn toàn
hay trực tiếp do lỗi của người khác thì trước hết là do lỗi của bản thân. Vì thế nếu
muốn được BHXH tức là muốn nhiều người khác hỗ trợ mình là dàn trải rủi ro của
mình cho nhiều người khác khi tự mình phải gánh chịu trực tiếp và trước hết điều
đó có nghĩa là người lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự bảo hiểm
cho mình. Tuy nhiên nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về BHXH còn tuỳ
thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, vào các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội,
lịch sử của mỗi quốc gia. Nhìn chung, khi sản xuất phát triển, chính trị xã hội ổn
định thì người lao động tham gia và được trợ cấp BHXH ngày càng đông.

- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn
trả. Tính không hoàn trả của quỹ BHXH được áp dụng đối với những người đã tham
gia BHXH trong suốt quá trình lao động nhưng không ốm đau, tai nạn lao động, sinh
con.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của BHXH gắn liền với chức năng vốn có
của Nhà nước là vì quyền lợi của người lao động chứ không vì mục đích kiếm lời,
đồng thời nó cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội và điều kiện lịch
sử trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì
càng có nhiều chế độ BHXH được thực hiện và bản thân từng chế độ cũng được áp
dụng rộng rãi hơn, nhu cầu thoả mãn về BHXH của người lao động càng được
nâng cao. Mặt khác khi nền kinh tế phát triển thì mức thu nhập của người lao động
càng cao và họ càng có khả năng tham gia vào nhiều chế độ BHXH.
- Một mặt, quỹ BHXH mang tính tiêu dùng ngày càng được thể hiện thông
qua các mục tiêu, mục đích của nó là chi trả các chế độ BHXH. Nhưng mặt khác
17

nó lại mang tính dự trữ vì thông thường khi người lao động đóng góp vào quỹ
BHXH thì họ không được quỹ này chi trả ngay khi gặp rủi ro mà phải có thời gian
dự bị.
Hoạt động của quỹ BHXH đặt ra yêu cầu và hình thành tất yếu chế độ tiết
kiệm bắt buộc của xã hội và người lao động dành cho ốm đau, hưu trí. Đó cũng là
quá trình phân phối lại thu nhập của cá nhân và cộng đồng.
1.3- Nguồn hình thành quỹ BHXH.
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung vào ngân sách Nhà nước.
Quỹ BHXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp BHXH. Đặc biệt là
đảm bảo chi trả các chế độ cho các đối tượng hưởng BHXH và đảm bảo cho hệ
thống BHXH hoạt động một cách có hiệu quả. Chính vì vậy quỹ BHXH được hình
thành chủ yếu các nguồn sau:
Theo Chương III điều 36, 37, 38 của Điều lệ BHXH Ban hành kèm theo
Nghị định số:12/CP ngày 26/01/1995 quy định nguồn hình thành quỹ BHXH như

- Thu từ các nguồn khác:
Ngoài sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà
nước hỗ trợ. Quỹ BHXH còn được hình thành từ các nguồn khác như: Tiền sử phạt
đối với các đơn vị vi phạm điều lệ BHXH, sự hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức trong
và ngoài nước, lãi từ các hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi.
Phí BHXH là một nghiệp vụ chuyên sâu của BHXH và người ta thường
dùng các phương pháp toán học khác nhau để xác định.
* Phí BHXH được xác định theo công thức
P = f
1
+ f
2 +
f
3
Trong đó: f
1
là phí thuần BHXH
f
2
là phí quản lý
f
3
là phí dự trữ.
Phí thuần của BHXH là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của phí BHXH.
Phí thuần được xác định để đảm bảo chi trả cho tất cả các chế độ BHXH. Chính vì
vậy việc xác định phí BHXH là rất phức tạp nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác
nhau: Cơ cấu lao động theo độ tuổi, đặc điểm cấu tạo sinh học của người trong một
nước, kết cấu giới tính trong lực lượng lao động, tuổi thọ bình quân của người dân,
điều kiện làm việc chung của người lao động.
Ngoài sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà

2- Mục tiêu quản lý thu BHXH
2.1- Tính đặc thù của nghiệp vụ thu
* Quá trình thu BHXH có những đặc thù sau:
Thứ nhất: Việc quy định đóng BHXH đã thành nối quan hệ 3 bên: Người lao
động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, giữa các bên có sự rằng buộc giám
sát lẫn nhau về mức đóng và thời gian đóng BHXH đến từng người suốt quá trình
tham gia BHXH, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chế độ BHXH theo quy
định. Đây là một nội dung của nghiệp vụ thu BHXH không giống với các nghiệp vụ
khác.
Thứ hai: Từ đặc thù thứ nhất, yêu cầu theo dõi kết quả đóng BHXH của từng
cơ quan, đơn vị theo từng tháng, để từ đó ghi nhận kết quả đóng BHXH, đây là
công việc đồ hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liên tục, kéo dài cho đến khi có
biến động về mức đóng BHXH, việc ghi chép kết quả đóng góp của người lao
động là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ, do đó mỗi lần giải quyết chế độ BHXH
là một lần kiểm tra, xác định độ chính xác của nghiệp vụ thu BHXH.
20

Thứ ba: Trong nghiệp vụ quản lý thu BHXH, ngoài nghiệp vụ kế toán thực
hiện quản lý theo chế độ tài chính thực hiện thu tập trung vào một tài khoản của cơ
quan BHXH các tỉnh, thành phố chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng, kịp thời,
còn nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH của
từng cơ quan, đơn vị cùng sổ BHXH của từng người mà việc quản lý theo dõi phải
được thực hiện chặt chẽ theo phân cấp quản lý thu có trách nhiệm quản lý danh sách,
quản lý lao động, tiền lương đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH cơ bản tăng, giảm
hàng tháng để có nhiệm vụ đôn đốc và đối chiếu kết quả đóng của cơ quan, đơn vị
theo địa bàn quản lý ghi nhận kết quả đóng và lập thành hồ sơ, từ đó hướng dẫn cơ
quan đơn vị ghi kết quả đóng vào sổ BHXH của từng người,việc ghi sổ BHXH phải
chính xác theo mức nộp BHXH. Vì sổ BHXH chính là căn cứ pháp lý để giải quyết
chế đọ cho người lao động.
Chính vì những đặc thù trên mà hoạt động thu BHXH đòi hỏi phải được tập

hiện sự chống thất thoát quỹ và sử dụng quỹ đúng mục đích. Đồng thời khi quỹ được
tập trung vào một đầu mối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo của Chính
phủ. Nguyên tắc hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ cũng là nguyên tắc quan
trọng để đảm bảo cho quỹ cân đối thu - chi được thuận tiện. Khi có tiền nhàn rỗi, Nhà
nước cho phép được đầu tư tăng trưởng, khi thu không đủ chi được Nhà nước bảo trợ.
3.2 Quy trình của quản lý thu BHXH
3.2.1 Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm
Đối với đơn vị sử dụng lao động: hàng năm đơn vị sử dụng lao động có
trách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế của 9
tháng với danh sách lao động quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với
cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu theo phân cấp xong trước ngày 10/10 tại các
biểu C45-BH, C46-BH, C47-BH, để xác định số phải nộp của năm sau .
Đối với cơ quan BHXH: BHXH huyện ,thị, và phòng quản lý thu căn cứ vào
các biểu C45-BH, C46-BH, C47-BH. Đã được đối chiếu của quý I, quý II, quý III
hàng năm của từng đơn vị trực tiếp quản lý thu. Thực hiện kiểm tra và ước thực hiện
việc trích nộp BHXH cả năm báo cáo, đồng thời tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH
cả năm sau (theo mẫu số 4-KHT ) gửi về BHXH tỉnh trước ngày 20/10 hàng năm.
BHXH tỉnh căn cứ trên các mẫu số 4-KHT mà BHXH các huyện thị gửi đến tiến
hành kiểm tra tính toán khả năng tăng giảm để tổng hợp kế hoạch thu BHXH cho năm
sau trên địa bàn toàn Tỉnh theo mẫu số 5-KHT và gửi về BHXH Việt nam trước ngày
31/10.
Tháng 11 hàng năm BHXH Việt nam căn cứ vào mẫu số 5-KHT của BHXH
tỉnh lập để dự kiến kế hoạch thu BHXH cho BHXH tỉnh.Tháng 12 hàng năm
BHXH tỉnh Tuyên Quang căn cứ vào kế hoạch giao của BHXH Việt Nam phân bổ
chỉ tiêu thu của năm sau cho BHXH Huyện thị để thực hiện.
3.2.2 Tổ chức quản lý thu BHXH.
Theo phần III của Quyết định 2902/ 1999// QĐ -BHXH ngày 23/11/1999
của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về quản lý và tổ chức thu BHXH
22


chiếu tình hình tăng giảm lao động, quỹ tiền lương, tình hình trích nộp BHXH.
3.2.3 Chuyển tiền thu BHXH.
Hàng tháng đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chuyển tiền nộp BHXH
vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH theo hệ thống tài khoản mở tại ngân
hàng và mở tại kho bạc ngay sau khi trả lương cho người lao động.
23

BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH
tỉnh vào ngày 10 và 25 hàng tháng. Ngày cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ
số tiền thu BHXH có trên tài khoản thu BHXHcủa huyện về BHXH tỉnh.
BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt
nam vào ngày 10 và 20 hàng tháng, ngoài ra nếu số dư trên tài khoản chuyên thu
lớn hơn 5 tỷ đồng thì cũng phải chuyển bổ xung về BHXH Việt nam kết thúc vào
ngày cuối cùng của năm (31/12).
3.2.4 Lập và báo cáo thu BHXH
Báo cáo nhanh: BHXH tỉnh, huyện, thị báo cáo nhanh tình hình thực hiện
thu BHXH trên địa bàn hàng tháng theo mẫu 6- BCT. Thời điểm lấy số liệu báo cáo
tính hết ngày 10, 20, 30 ( hoặc 31) tháng. Thời gian gửi báo cáo, đối với BHXH
huyện gửi về BHXH tỉnh trước ngày 12, 22, và ngày 02 tháng sau. BHXH tỉnh gửi
cho BHXH Việt Nam trước ngày 15, 25 và ngày 05 tháng sau
Báo cáo quý, năm :BHXH huyện lập báo cáo gửi cho BHXH tỉnh trước
ngày 15 của tháng đầu quý sau nếu là báo cáo quý, và trước ngày 20/1 nếu là báo
cáo năm, theo mẫu 7-BCT và mẫu 8-BCT. Thời điểm lấy số liệu báo cáo tính từ
ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày tháng cuối quý đối với báo cáo quý, còn báo
cáo năm lấy số liệu từ ngày 01tháng đầu năm đến hết ngày 31 tháng cuối năm.
BHXH tỉnh lập báo thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động do
BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH toàn tỉnh,
theo mẫu 8- BCT gửi cho BHXH Việt nam trước ngày 25 tháng đầu quý nếu là báo
cáo quý, và trước ngày 31/1 nếu là báo cáo năm, thời điểm lấy số liệu báo cáo
giống như BHXH các huyện, thị.

Hàng quý, hàng năm BHXH cấp trên tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu
BHXH trong kỳ của BHXH cấp dưới, việc tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thu
BHXH thực hiện sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu thu BHXH sau khi được
thẩm định là tài liệu kèm theo hồ sơ quyết toán taì chính quý, năm của BHXH các
cấp.
4. Tăng cường công tác quản quản lý thu
Nguyên tắc hoạt động của ngành BHXH là có tham gia BHXH thì được
hưởng chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Do
đó thu BHXH là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn ngành BHXH. Bởi đây là công
việc có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành BHXH. Bên cạnh
công tác thu BHXH và mở rộng đối tượng thu BHXH thì: Công tác quản lý đối
tượng thu BHXH đã được qui định là vấn đề cũng hết sức quan trọng và cần kiểm
soát chặt chẽ đối tượng này, nếu không Quản lý thì dẫn đến tình trạng thất thu
BHXH.
Trên thực tế cho thấy : Việc buông lỏng quản lý và sử dụng kinh doanh của
các cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp đăng ký thành lập
doanh nghiệp nhưng không đăng ký sử dụng lao động. Khi sử dụng lao động
không có hợp đồng lao động cụ thể, hoặc kê khai số lao động thấp hơn thực tế,
không đảm bảo các điều kiện qui định của Bộ luật lao động nhằm chốn tránh trách
25

Trích đoạn Cụng tỏc thu BHXH Đỏnh giỏ kết quả thu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status