Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam thực tiễn pháp lý và phương hướ - Pdf 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Phạm Thị Hồng Nhung

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM THỰC TIỄN PHÁP LÝ
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.50

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2011


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ

7

TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.1.

Sự cấn thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với

24

hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết
1.2.2.

Các yêu cầu đối với pháp luật về công bố thông tin

29

của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
1.2.3.

Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động

33

công bố thông tin của công ty niêm yết
1.2.4.

Khái quát sự phát triển pháp luật về công bố thông

44

tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.3.

khoán Nhật Bản
1.3.4.

Bài học rút ra cho Việt Nam trong việc điều chỉnh

54

bằng pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin
của công ty niêm yết
57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 2: THỰC TIỄN PHÁP LÝ

VỀ CÔNG BỐ

58

THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1.

THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

58

CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


114

KẾT LUẬN

125

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

127

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Phạm Thị Hồng Nhung

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM THỰC TIỄN PHÁP LÝ
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.50

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2011

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ

7

THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ PHÁP LUẬT
CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

7

CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1.1.

Niêm yết chứng khoán và tình hình phát triển công ty

7

niêm yết trên thị trường chứng khoán
1.1.2.

Hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết trên

16

thị trường chứng khoán
1.2.

KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG


tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.3.

KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI

47

VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA MỘT SỐ
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THỂ GIỚI VÀ BÀI HỌC
RÚT RA CHO VIỆT NAM
1.3.1.

Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng

48

khoán Mỹ
1.3.2.

Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng
1

49


khoán Trung Quốc
1.3.3.

Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng

CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.1.

Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về công bố

58

thông tin
2.1.2.

Đánh giá thực trạng hoạt động công bố thông tin của

78

công ty niêm yết
2.2.

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

92

CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
2.2.1.

Các đề xuất giải pháp ngắn hạn

95


quy định của pháp luật, việc thực thi pháp luật, việc thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về
công bố thông tin, nhất là việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin,
chưa phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Gần đây, một thực trạng
diễn ra khá phổ biến của các công ty niêm yết đã được các phương tiện thông tin đại
chúng phản ánh, đó là hiện tượng chậm công bố hoặc công bố thông tin sai lệch, thông
tin không đầy đủ, chưa kịp thời, chất lượng thông tin còn nhiều bất cập, tình trạng thông
tin bất cân xứng còn phổ biến…gây bức xúc cho nhà đầu tư và làm đau đầu những nhà
quản lý. Thông tin không làm được chức năng hướng dẫn dư luận và định hướng thị
trường, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích và tâm lý nhà đầu tư, cũng như công tác quản lý
và điều hành thị trường chứng khoán.
Do đó việc nghiên cứu, tìm kiếm đề xuất các giải pháp xây dựng và thực thi
pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện
nay là yêu cầu khách quan và cấp bách.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề công bố thông tin của công ty niêm yết với tư cách là chủ thể chính cung
cấp nguồn hàng hóa trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua và hiện nay đang
3


tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập và là chủ đề “nóng” luôn được đề cập trong các diễn
đàn chứng khoán. Nhiều chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu, những người có chức
trách trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền…đang cùng nhau tìm giải pháp cho
bài toán “Minh bạch hoá thông tin trên thị tường chứng khoán” bằng nhiều bài viết
được công bố nhưng chưa có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Vì lý do đó,
Tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn
thiện” Làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Về mặt thực tiễn, các kết luận, đề xuất giải pháp được đề cập trong luận văn
hy vọng sẽ là những gợi ý, đóng góp cho việc sửa đổi xây dựng mới các qui định
pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà Bộ tài
Chính đang chủ trì thực hiện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu làm hai chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công bố thông tin và pháp luật công
bố thông tin của công ty niêm yết
Chương 2: Thực tiễn pháp lý về công bố thông tin của công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phương hướng hoàn thiện

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG
TY NIÊM YẾT VÀ PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN
CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY
NIÊM YẾT
1.1.1. Niêm yết chứng khoán và tình hình phát triển công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán
1.1.1.1. Niêm yết chứng khoán
a) Khái niệm niêm yết chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào
đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán).
Như vậy, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào đó thì
chủ thể xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Việc niêm yết

nước hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp, luật Chứng khoán, điều lệ của
Sở GDCK và qui định pháp luật khác [49].
Để niêm yết cổ phiếu tại sở GDCK tp Hồ Chí Minh, Công ty đại chúng phải
thoả mãn những điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số
14/2007/NĐ-CP.
Các điều kiện niêm yết do mỗi Sở GDCK đặt ra được coi như bộ lọc để lọc
những chứng khoán kém chất lượng, thông qua đó bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, và
bảo đảm hoạt động của thị trường diễn ra bình thường, hiệu quả và phát triển bền vững.
1.1.1.2.

Tình hình phát triển công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

So với các nước trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời muộn,
nhưng đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Trên thực tế sự phát triển của TTCK Việt Nam
những năm qua đã cho thấy số lượng các CTNY ngày càng gia tăng một cách nhanh
chóng, không ngừng lớn mạnh về qui mô vốn và cung cấp lượng hàng hoá đủ lớn
cho thị trường. Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ điều đó:

7


Biểu 1: Qui mô công ty niêm yết giai đoạn 2000 - 2010
700
600
500
400

HNX
HOSE
Tổng

bước tiến lớn thức đẩy TTCK niêm yết Việt nam phát triển mạnh mẽ. Quy mô thị
trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn
vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt
trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP
vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của
thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá
8


chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường
giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi
phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số
lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn
hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,7% GDP. Ước tính đến
cuối năm 2010 sẽ đạt khoảng từ 40-50% GDP [11].
1.1.2. Hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
1.1.2.1. Thông tin trên thị trường chứng khoán niêm yết
Bí quyết đầu tư là “Lấy thông tin trước chứ không phải sau khi đầu tư. Sẽ tốn
thời gian khi tự tìm kiếm thông tin, nhưng sẽ tốn tiền khi không nắm được thông
tin. Thông tin không rõ ràng làm nên rủi ro lớn cho một chứng khoán” [27]. Như vậy,
thông tin chính là cơ sở cho hoạt động và sự phát triển của thị trường chứng khoán,
với một nhà đầu tư khi tham gia thị trường này, họ phải có hai “vũ khí” là thông tin
và kỹ năng đầu tư. Thiếu một trong hai, nhà đầu tư sẽ thất bại.
Khái niệm thông tin trên trị trường chứng khoán niêm yết cũng được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ kinh tế, dưới góc độ xã hội, dưới góc độ
pháp lý... Ở mỗi góc độ tiếp cận này, khái niệm thông tin được hiểu theo nội hàm
rộng, hẹp khác nhau. Song nhìn chung đa số các quan điểm nghiên cứu đều thống
nhất rằng: Thông tin trên thị trường niêm yết là hệ thống các dữ liệu liên quan đến
tổ chức niêm yết do các chủ thể có thẩm quyền cung cấp theo một trình tự, phương

tiêu của hoạt động thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp...
1.1.2.2. Hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết
Là thị trường của thông tin, vì vậy bất cứ thị trường chứng khoán nào cũng cần
được tổ chức khoa học và hoạt động theo nguyên tắc công khai thông qua hoạt động
công bố thông tin.
Công bố thông tin là hoạt dộng của các chủ thể có thẩm quyền nhằm công
khai những thông tin về doanh nghiệp niêm yết và thông tin thị trường tới các nhà
đầu tư thông qua hệ thống thông tin được quy định (của UBCKNN; Sở giao dịch
chứng khoán và của chính chủ thể niêm yết).
Các nguyên tắc trong công bố thông tin
Một là, Nguyên tắc chính xác, trung thực, đầy đủ
Hai là, Nguyên tắc kịp thời, liên tục
Ba là, Nguyên tắc bảo đảm tính công bằng

10


1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động công bố
thông tin của công ty niêm yết
Tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể tham gia thị trường
chứng khoán nói chung, với đặc trưng là một thị trường giao dịch có tổ chức, việc
điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động CBTT của CTNY là cần thiết, khách
quan, vì những lý do sau đây:
Một là, Để tổ chức và vận hành thị trường TTCK.
Hai là, Để phục vụ hoạt động đầu tư chứng khoán.
Ba là, Để bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
Bốn là, Để hạn chế nguy cơ lạm quyền của người quản trị công ty và giám sát
hoạt động của công ty.

1.3.2. Pháp luật về công bố thông tin thị trường chứng khoán Trung quốc
1.3.3. Pháp luật về công bố thông tin thị trường chứng khoán Nhật bản
1.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam trong việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với
hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết
Qua các quy định pháp luật và cơ chế công bố thông tin của doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán của các nước nêu trên. Dựa vào nền tảng, điều kiện
thực tế phát triển TTCK Việt Nam, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm về
việc xây dựng và áp dụng các quy định pháp luật công bố thông tin của công ty niêm
yết, như sau:
- Thứ nhất, công bố thông tin là hoạt động cực kỳ quan trọng, xuyên suốt trong
hoạt động của thị trường chứng khoán nhằm góp phần đạt được những mục tiêu cơ
bản như bảo vệ nhà đầu tư, bảo đảm thị trường trung thực, hiệu quả, minh bạch và
giảm thiểu rủi ro hệ thống.
- Thứ hai, hoạt động công bố thông tin được phát triển từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến đa dạng song song với sự phát triển của thị trường, phù hợp với quy mô thị
trường và theo đối tượng sử dụng.
- Thứ ba, công bố thông tin phải đi liền với bảo mật thông tin nhằm tránh trường
hợp thông tin bị tiết lộ, lạm dụng ở tổ chức phát hành, doanh nghiệp niêm yết, công ty
chứng khoán, cơ quan quản lý và những thể nhân, pháp nhân có liên quan khác.
- Thứ tư, công bố thông tin phải dựa trên nền tảng hệ thống kế toán, kiểm toán,
quản trị doanh nghiệp.
- Thứ năm, xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động
thị trường.

12


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông tin trên TTCK niêm yết được xem như là chiếc chìa khoá vạn năng
mở ra và duy trì hoạt động giao dịch chứng khoán, là cầu nối giữa công ty niêm

hệ thống các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoạt động công bố thông tin trên
TTCK niêm yết. Khung pháp lý này được xây dựng trên nền tảng sự phát triển của
TTCK, song hành và phản ánh thực tiễn phát triển thị trường, có thể chia thành 2 giai
đoạn: Giai đoạn từ 2005 trở về trước và giai đoạn từ 2005 trở lại đây.
Giai đoạn từ 2005 trở về trước
Năm 2000, TTCK niêm yết chính thức hình thành và đi vào hoạt động. Trước
đó để tạo căn cứ pháp lý cho việc tổ chức, vận hành thị trường, các văn bản qui phạm
pháp luật điều chỉnh cho hoạt động CBTT đã được ban hành. Phù hợp với TTCK mới
hình thành, qui mô nhỏ, giao dịch tập trung được tổ chức tại một địa điểm (Trung
tâm GDCK tp Hồ Chí Minh), chưa thu hút sự chú ý của nhà đầu tư… Các VBQPPL
về chứng khoán được ban hành ở giai đoạn này còn ít, hiệu lực pháp lý chưa cao (văn
bản dưới luật – Nghị định), phạm vi điều chỉnh hẹp.
Giai đoạn từ 2005 trở lại đây
TTCK Việt Nam sau 2005 đến nay ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt,
năm 2005 khi Trung tâm GDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động làm cho qui mô
14


thị trường này càng mở rộng. Năm 2006 Luật chứng khoán được ban hành. LCK
dành 01 chương riêng quy định về CBTT, trong đó qui định cụ thể, chi tiết nghĩa
vụ CBTT của Công ty niêm yết. Để nâng cao mức độ tuân thủ nghĩa vụ của các
công ty niêm yết, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BTC
hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi chung là
Thông tư số 38/2007/TT-BTC). Thông tư này quy định cụ thể: đối tượng công bố
thông tin, yêu cầu thực hiện công bố thông tin, người được ủy quyền công bố thông
tin, phương tiện và hình thức công bố thông tin, bảo quản, lưu giữ thông tin và xử lý
vi phạm về công bố thông tin.
Từ năm 2008 đến nay, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
TTCK có nhiều biến động, trước thực trạng đó các qui định pháp luật về CBTT
cũng nhanh chóng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, ngày 15/01/2010 Bộ Tài

thông tin của doanh nghiệp niêm yết còn tồn tại một số hạn chế sau:
Một là, các qui dịnh pháp luật CBTT tạo ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ
của CTNY và công ty đại chúng trong hoạt động CBTT.
Hai là, các văn bản hướng dẫn CBTT chưa đáp ứng được yêu cầu hình
thành khung pháp lý ổn định và nhất quán, chưa có tính định hướng thị trường,
thường bị thay đổi để “chạy theo” thị trường.
Ba là, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động CBTT
chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe và ngăn chặn vi phạm.
Bốn là, pháp luật về CBTT chưa quy định quyền tiếp cận thông tin của
cổ đông, nhà đầu tư.
Năm là, pháp luật về CBTT chưa quy định cụ thể việc CBTT trong
tương lai.
Những phân tích đánh giá trên đây về những hạn chế, tồn tại cũng như những
ưu điểm của khung pháp luật về CBTT của CTNY, cung cấp những luận chứng lý
luận và thực tiến làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp được đề cập ở phần sau.
2.1.2. Đánh giá thực trạng hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết
Trong những ngày tháng tư này, khi mùa nộp báo cáo thường niên, mùa đại hội
cổ đông thường niên…diễn ra sôi động. Ở những diễn đàn ấy câu chuyện về CBTT
không còn là đề tài mới, nhưng luôn “nóng” và luôn thu hút sự chú ý nhất của các
16


bên tham gia thị trường. Những con số, sự kiện, ý kiến, đặc biệt là những báo cáo
được phù phép…không chỉ gây “sốc” cho nhà đầu tư mà còn làm đau đầu những nhà
quản lý. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động CBTT của CTNY để
thấy rõ những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế để tìm giải pháp
khắc phục là việc làm cần thiết.
2.1.2.1. Những tồn tại hạn chế
Thứ nhất, Các qui định về CBTT của CTNY chưa được thực hiện
nghiêm túc.

- Việc quản lý, giám sát hoạt động CBTT trên TTCK luôn được coi trọng nhằm
đảm bảo cho thị trường hoạt động an toàn và ổn định.
- Ngoài ra, hoạt động CBTT ứng dụng hiệu quả hệ thống phương tiện công bố
thông tin theo qui định của pháp luật, đã dần đáp ứng được yêu cầu thông tin được
cung cấp nhanh chóng, kịp thời, rộng rãi đến toàn thị trường.
- Hơn nữa, các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư đã bắt đầu
có thói quen chọn lọc thông tin, phân tích tổng hợp thông tin ngày càng chuyên
nghiệp và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, Cùng với những mặt đạt được và những khó khăn nêu trên. Có thể
nói, hoạt động CBTT ở thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang đi theo đúng
hướng, đặc biệt là những cố gắng về phát triển công bố thông tin một cách toàn vẹn
với sự tham gia của tất cả các thành phần liên quan đến công bố thông tin, cơ chế
công bố thông tin, phương tiện công bố thông tin, hệ thống thông tin thị trường, công
tác kế toán, kiểm toán, quản trị công ty...được qui định và luật hoá kịp thời đã góp
phần thúc đẩy TTCK Việt Nam hoạt động công khai, minh bạch, phát triển bền vững.
2.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN
CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến 2020 và yêu cầu hoàn thiện
khung pháp lý
Trong thập kỷ tới, TTCKVN có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát
triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì
vậy, Mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK đến 2020 theo hướng nhằm nâng
cao năng lực quản lý TTCK và tăng cường tính công khai minh bạch, thu hẹp thị
trường tự do, mở rộng thị trường có tổ chức. Theo đó, mục tiêu hoàn thiện khung
18


pháp lý TTCK được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn từ 2010- 2015 thực hiện kế
hoạch sửa đổi bổ sung luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và
đối tượng điều chỉnh, từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế [12].

năm 2010. Những qui định mới về công bố thông tin cơ bản sẽ tập trung một số điểm
sau: Tăng thêm trách nhiệm của công ty đại chúng về công bố thông tin. Theo đó
CTĐC dựa vào qui mô vốn và tính đại chúng sẽ được chia thành các lớp và qui định
nghĩa vụ CBTT phù hợp, bảo đảm tính công khai minh bạch trong hoạt động của
CTĐC. Cụ thể:
Thứ nhất, CTĐC thông thường
Thứ hai, CTĐC niêm yết (công ty niêm yết)
Thứ ba, Công ty đại chúng quy mô lớn,
Việc sửa đổi qui định về CBTT như trên khắc phục tình trạng nhiều DN lớn,
tính đại chúng cao nhưng do chưa niêm yết, đứng ngoài sàn nên thực hiện công bố
thông tin một cách sơ sài, trong khi những DN quy mô nhỏ đã thực hiện niêm yết lại
phải tuân thủ nhiều quy định công bố thông tin khắt khe. Đồng thời, khung pháp về
CBTT sửa đổi mới phải bảo đảm thúc đẩy các CTĐC đủ điều kiện thực hiện việc
niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường tập trung để đảm bảo định hướng
phát triển TTCK.
Sáu là, Thông tư mới cần quy định chi tiết hơn các trường hợp công bố thông
tin về các giao dịch mua, bán lại cổ phiếu quỹ; các giao dịch chào mua công khai
gắn với hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp...
b) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành tổng rà soát các
quy định pháp luật liên quan về CBTT trên TTCK sửa đổi, bổ sung các quy
định cho phù hợp
Một là, Bộ tài chính sớm ban hành qui chế về quản trị công ty áp dụng cho
công ty đại chúng thay thế cho qui chế quản trị công ty ban hành Quyết định số
12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Quy chế quản
trị công ty áp dụng cho các tổ chức niêm yết trên SGDCK.

20




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status