Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ - Pdf 33

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN VN CHUNG

THủ TụC Tố TụNG TạI PHIÊN TòA XéT Xử SƠ THẩM
THEO LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
TRƯớC YÊU CầU CảI CáCH TƯ PHáP
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN VN CHUNG

THủ TụC Tố TụNG TạI PHIÊN TòA XéT Xử SƠ THẩM
THEO LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
TRƯớC YÊU CầU CảI CáCH TƯ PHáP
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS. TS. NGUYN NGC CHI


1.2.

THỦ TỤC PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ
NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................................................... 22

1.2.1. Phiên tòa sơ thẩm một số nƣớc trong mô hình tố tụng hình sự
tranh tụng ............................................................................................ 23
1.2.2. Phiên tòa sơ thẩm một số nƣớc trong mô hình tố tụng hình sự
thẩm vấn ............................................................................................. 26
1.2.3. Phiên tòa sơ thẩm một số nƣớc trong mô hình tố tụng hình sự
đan xen ............................................................................................... 28
1.3.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC PHIÊN
TÒA SƠ THẨM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (NĂM
1945) CHO ĐẾN NAY ....................................................................... 30

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám (năm 1945) đến trƣớc
năm 1988 ............................................................................................ 31
1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLTTHS (năm 1988) đến năm 2003 .......... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ
THỦ TỤC PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ TẠI TỈNH
ĐĂKLĂK .......................................................................................... 36
2.1.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHIÊN TÒA SƠ

3.2.

NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ THỦ TỤC PHIÊN
TÒA SƠ THẨM .................................................................................. 82


3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục phiên tòa sơ
thẩm .................................................................................................... 82
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục
phiên tòa sơ thẩm ............................................................................... 89
3.3.

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHIÊN TÒA
SƠ THẨM .......................................................................................... 92

3.3.1. Đối với thẩm phán và hội thẩm nhân dân .......................................... 92
3.3.2. Đối với kiểm sát viên ......................................................................... 94
3.3.3. Đối với ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đƣơng sự.............................................................................. 95
3.3.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật ......................... 96
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 98
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS:



VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Số vụ án đã giải quyết trên số án thụ lý của các loại
tội từ năm 2009 đến năm 2013

69

Bảng 2.2: Kết quả xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh
Đắklắk năm 2009- 2013
Bảng 2.3:

Bảng 2.4:

7068

Kết quả xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh
Đắklắk năm 2009- 2013


kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp mới, trong đó quy định Tòa án nhân dân
là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền tƣ pháp, thể hiện sự phân công quyền lực Nhà nƣớc mạch lạc, đề cao
trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện quyền tƣ pháp; Tòa án có nhiệm
vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nƣớc ta, trong
Hiến pháp đƣợc quy định rõ “Tòa án thực hiện quyền tư pháp”.

1


Trong hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng hình sự nói riêng, Tòa án
giữ vai trò là trung tâm. Có thể nói, hoạt động xét xử tại phiên tòa đƣợc xem
là hoạt động quan trọng nhất, đƣợc coi là trung tâm của quá trình tố tụng hình
sự. Thông qua phiên tòa, các chức năng cơ bản của tố tụng đƣợc bảo đảm
thực hiện một cách rõ nét, công khai, dân chủ và bình đẳng. Hội đồng xét xử
thực hiện chức năng của mình bằng việc đƣa ra những phán quyết khách
quan, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm
oan ngƣời vô tội. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính
trị nhấn mạnh: “Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả
tranh tụng tại phiên tòa”. Sau đó, trong chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm
2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị một lần nữa
yêu cầu: “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền
hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo
hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tại
các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…” [4].
Mới đây nhất, tại Nghị quyết số 37/NQ-QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012
của Quốc hội khoá XIII tiếp tục khẳng định: “Toà án nhân dân tối cao chỉ
đạo các Toà án tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên toà”.

diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Số vụ án hình sự bình quân hàng năm mà
Tòa án nhân dân tỉnh Đắklắk đã thụ lý xét xử chiếm số lƣợng cao nhất so với
các tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây nguyên.
Xuất phát từ những đòi hỏi của công cuộc cải cách tƣ pháp và thực
trạng xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Đắklắk, tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng
hình sự Việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở số liệu thực
tiễn địa bàn Tỉnh Đắk lắk)” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự.

3


2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến những khía cạnh khác nhau về thủ tục phiên tòa sơ thẩm hình sự trƣớc
yêu cầu cải cách tƣ pháp của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhƣ:
- Luận án tiến sĩ: "Giám đốc thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam" của
tác giả Phan Thị Thanh Mai (năm 2007) có đề cập tới việc nâng cao hiệu quả
xét xử sơ thẩm nhằm hạn chế số lƣợng án bị kháng nghị giám đốc thẩm.
- Luận văn thạc sĩ: “Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự - lý luận
và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa thiên-Huế” của tác giả Tôn Thất Cầm
Đoàn (năm 2003).
- Luận văn thạc sĩ: “Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của
tác giả Nguyễn Quỳnh Trang (năm 2008).
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự
nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp” của nhóm tác
giả do TS. Hoàng Thị Minh Sơn làm chủ nhiệm đề tài (năm 2009).
Ngoài ra còn có nhiều bài viết có liên quan đăng trên tạp chí Tòa án nhân
dân, tạp chí Kiểm sát... Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu một cách đơn thuần và riêng lẻ các quy định pháp

thẩm trong luật thực định Việt Nam cần khắc phục;
+ Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục tại
phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đắklắk, đồng thời phân tích làm rõ
những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân của nó;
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo tinh thần cải cách tƣ pháp trên địa bàn
tỉnh Đắklắk.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh về thủ tục
tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, kết hợp với

5


việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng trong thực tiễn xét xử của Tòa án
các cấp trên địa bàn tỉnh Đắklắk và những nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao
hiệu quả công tác xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trƣớc yêu cầu cải cách tƣ pháp
trên địa bàn tỉnh Đắklắk.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn công tác xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự trƣớc yêu cầu cải cách tƣ pháp trên địa bàn tỉnh Đắklắk trong 5
năm (2009 - 2013).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền, về vấn đề cải cách tƣ pháp đƣợc thể hiện trong các Nghị
quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
2/1/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lƣợc cải cách tƣ
pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.

cải cách tƣ pháp.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ THỦ TỤC PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ
1.1. THỦ TỤC PHIÊN TÒA SƠ THẨM HÌNH SỰ
1.1.1. Phiên tòa sơ thẩm hình sự
1.1.1.1. Khái niệm
Tố tụng hình sự là một quá trình giải quyết vụ án hình sự, bao gồm toàn
bộ hoạt động của các chủ thể, trong đó mỗi loại chủ thể góp phần vào việc
giải quyết một chức năng của TTHS hƣớng tới việc giải quyết vụ án khách
quan, công bằng, góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ
quyền con ngƣời.
Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình phức tạp. Từ khi phát hiện ra
những dấu hiệu của tội phạm cho đến khi ngƣời phạm tội phải chịu hình phạt
về hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện, các chủ thể
TTHS phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau phù hợp với tính chất, đặc
điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Các giai đoạn TTHS là những bƣớc
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có nhiệm vụ riêng, mang những đặc
thù về phạm vi chủ thể và hành vi tố tụng. Có nhiều quan điểm khác nhau về
việc phân chia các giai đoạn trong TTHS, tuy nhiên quan điểm truyền thống
có vẻ hợp lý nhất và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ là quá trình TTHS
đƣợc phân chia thành bốn giai đoạn tƣơng ứng với chức năng của các cơ quan
tiến hành tố tụng: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự: giai đoạn đầu của quá
trình giải quyết vụ án hình sự, bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận
đƣợc tin báo, tố giác về tội phạm và kết thúc bằng việc ra quyết định khởi tố
hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn điều tra và truy tố: là giai đoạn

sơ thẩm lần đầu tiên đƣa vụ án ra xem xét công khai tại phiên tòa. Trong
trƣờng hợp có kháng cáo, kháng nghị, vụ án có thể đƣợc đƣa ra xét xử phúc

9


thẩm và khi có một số điều kiện nhất định, vụ án có thể đƣợc xem xét theo
trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Theo từ điển tiếng Việt năm 2010 của
Viện ngôn ngữ học thì “sơ thẩm” là “ Xét xử một vụ án với tư cách là Tòa án
ở cấp xử thấp nhất” [44], còn Từ điển luật học của Bộ tƣ pháp thì giải thích:
“Xét xử sơ thẩm là lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử tại một Tòa án có thẩm
quyền” [43]. Nhƣ vậy, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đƣợc hiểu là một giai
đoạn TTHS, trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành việc xét xử lần đầu,
toàn diện vụ án hình sự trên cơ sở bản cáo trạng của VKS. Xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự đƣợc tiến hành sau khi Tòa án nhận đƣợc bản cáo trạng và hồ sơ
vụ án do VKS chuyển sang. BLTTHS quy định một khoảng thời gian nhất
định cho tòa án nghiên cứu hồ sơ vụ án và chuẩn bị các công việc cần thiết
cho việc mở phiên tòa sơ thẩm. Trƣớc hết Tòa án phải xác định vụ án có
thuộc thẩm quyền xét xử của mình hay không. Nếu qua nghiên cứu thấy vụ án
không thuộc thẩm quyền thì thẩm phán đƣợc phân công làm chủ tọa phiên tòa
đề nghị Chánh án Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Trƣờng
hợp vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành các công
việc khác và có thể ra một trong các quyết định nhƣ: Quyết định trả hồ sơ để
điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án
hoặc quyết định đƣa vụ án ra xét xử.
Cũng theo từ điển tiếng Việt năm 2010 của Viện ngôn ngữ học thì
“phiên tòa” là “Lần họp để xét xử vụ án” [44]. Nhƣ vậy khi Tòa án ra quyết
định đƣa vụ án ra xét xử, trong quyết định phải ghi rõ thời gian, địa điểm mở
phiên tòa và thành phần những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố
tụng. Quá trình xét xử tại phiên tòa hình sự sơ thẩm phải có sự tham gia của

không có lý do chính đáng thì bị áp giải, nếu vắng mặt có lý do chính đáng thì
phải hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo
khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Đồng thời phải ra quyết định bắt buộc chữa bệnh đối với bị cáo. Nếu bị cáo

11


trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra
truy nã bị cáo.Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trƣờng hợp
sau: Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả; bị cáo đang ở nƣớc
ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa hoặc bị cáo đã đƣợc giao giấy triệu
tập hợp lệ và sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử. Nghị
quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân Tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét
xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003 đã hƣớng dẫn: Tại phiên tòa, bị cáo đang
bị tạm giam đƣợc tiếp xúc với ngƣời bào chữa nhƣng phải thực hiện đúng nội
quy phiên tòa và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Muốn tiếp xúc
với ngƣời khác phải nêu rõ lý do và đƣợc chủ tọa phiên tòa cho phép. Trong
thời gian Hội đồng xét xử tạm nghỉ hoặc vào phòng nghị án thì chủ tọa phải
tuyên bố: “Giao bị cáo đang bị tạm giam cho những ngƣời có nhiệm vụ dẫn
giải giám sát trong thời gian Hội đồng xét xử tạm nghỉ (hoặc trong thời gian
Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận). Bị cáo không bị tạm giam phải
có mặt khi Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử, nếu vắng mặt không có lý do
chính đáng và không đƣợc phép của chủ tọa phiên tòa thì Hội đồng xét xử vẫn
tiếp tục xét xử vụ án theo thủ tục chung và tuyên án vắng mặt bị cáo”.
Ngƣời bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa để làm nhiệm vụ bào
chữa cho bị cáo, giúp đỡ bị cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng mà
pháp luật quy định. Sự có mặt của ngƣời bào chữa không phải là bắt buộc đối
với mọi vụ án. Chỉ trong trƣờng hợp bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời

án do cơ quan điều tra, truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều đƣợc xem
xét một cách công khai tại phiên tòa, những ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời
tham gia tố tụng đƣợc nghe trực tiếp lời khai của nhau, đƣợc tranh luận, chất
vấn những điều mà tại cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện. Điều
102 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, thực hiện quyền tư pháp” [29].
Xét xử sơ thẩm đƣợc coi nhƣ là đỉnh cao của quyền tƣ pháp, tại phiên tòa

13


quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng
đƣợc thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất. Xét xử sơ thẩm là một giai
đoạn tố tụng mà ở đó đòi hỏi những ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham
gia tố tụng phải tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một cách mau lẹ, các
lý lẽ đƣa ra không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà phải có sức thuyết phục
nhƣng đồng thời phải tuân theo các quy định của pháp luật. Thông qua phiên
tòa có thể đánh giá đƣợc trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm
sát viên, Luật sƣ và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Đồng thời cũng qua
đó mà Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sƣ nâng cao trình độ
nghiệp vụ, năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp. Thông qua phiên tòa
nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật của ngƣời dự phiên tòa, củng
cố thêm lòng tin vào chế độ, vào đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nƣớc ta.
Từ những phân tích ở trên, có thể đƣa ra định nghĩa phiên tòa sơ thẩm
hình sự nhƣ sau: Phiên tòa sơ thẩm hình sự là phiên họp do Tòa án có thẩm
quyền mở ra lần đầu, với sự tham gia đầy đủ của những người tham gia tố tụng
để xem xét, đánh giá một cách khách quan, công khai các chứng cứ do cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát thu thập trong quá trình điều tra, truy tố theo các thủ tục,
trình tự do pháp luật quy định, đồng thời Tòa án sẽ có phán quyết về sự việc

vụ án hình sự đã đƣợc xét xử sơ thẩm có đƣợc xét xử phúc thẩm, giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm hay không còn phụ thuộc váo các yếu tố khác mà không
phải là bắt buộc.
Trong bất cứ phiên tòa sơ thẩm hình sự nào dù có một bị cáo hay nhiều
bị cáo, dù bị cáo bị truy tố về tội ít nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng,
thời gian xét xử dù ngắn hay dài ngày cũng đều phải diễn ra theo một trình tự,
thủ tục nhất định theo quy định của BLTTHS. Các thủ tục đƣợc diễn ra theo
trình tự nhƣ sau: Trƣớc tiên là thủ tục bắt đầu phiên tòa, sau đó là thủ tục xét
hỏi tại phiên tòa, thủ tục tranh luận tại phiên tòa và cuối cùng là thủ tục nghị
án và tuyên án.

15


Thứ hai, Tất cả các tài liệu, chứng cứ do cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát thu thập trong giai đoạn điều tra, truy tố và các chứng cứ khác có đƣợc
thông qua hoạt động xét xử đều đƣợc xem xét một cách công khai, toàn diện
tại phiên tòa sơ thẩm hình sự với sự có mặt đầy đủ của những ngƣời tham
gia tố tụng.
Thứ ba, Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có kết quả là một bản án, quyết
định công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.
Các phán quyết của Tòa án đƣợc xem xét, đánh giá trên cơ sở những
chứng cứ đã thu thập trong giai đoạn điều tra, truy tố và những chứng cứ thu
thập tại phiên tòa. Đồng thời phán quyết của Tòa án còn dựa trên kết quả
tranh tụng dân chủ, công khai và bình đẳng giữa các bên để nhằm đƣa ra một
phán quyết có căn cứ, công minh và đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà
nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Thứ tư, nội dung phiên tòa sơ thẩm giải quyết tất cả các vấn đề liên
quan đến vụ án và có sự tham gia của tất cả các chủ thể TTHS (bị cáo,
ngƣời tham gia TT, đại diện VKS….). Đây cũng là đặc điểm để phân biệt

hỏi, thủ tục tranh luận, thủ tục nghị án và tuyên án.
* Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Thủ tục bắt đầu phiên tòa hay còn gọi là
thủ tục khai mạc phiên tòa là thủ tục đầu tiên của phiên tòa sơ thẩm hình sự.
Nội dung chủ yếu của phần này là Hội đồng xét xử xác định các vấn đề nhằm
tạo những điều kiện cần thiết cho các thủ tục tiếp theo của phiên tòa thực hiện
tốt nhất nhƣ kiểm tra sự có mặt của những ngƣời tham gia tố tụng, giải thích
quyền và nghĩa vụ tố tụng, giải quyết các vấn đề khi có ngƣời tham gia tố
tụng vắng mặt, yêu cầu thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, yêu cầu triệu tập
thêm ngƣời làm chứng…
* Thủ tục xét hỏi: Thủ tục xét hỏi đƣợc tiến hành tiếp ngay sau thủ tục
khai mạc phiên tòa. Đây là thủ tục quan trọng nhất của phiên tòa khi mọi vấn
đề của vụ án đƣợc đem ra xem xét công khai. Nội dung chủ yếu của thủ tục

17


Trích đoạn Giai đoạn từ sau Cỏch mạng thỏng Tỏm (năm 1945) đến trƣớc Giai đoạn từ khi ban hành BLTTHS (năm 1988) đến năm 2003 Những bất cập, hạn chế của BLTTHS năm 2003 về thủ tục tố Một số tồn tại, hạn chế và nguyờn nhõn
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status