PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY COCACOLA - Pdf 33

MỤC LỤC

A/ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCACOLA....................................................2
I/ SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH...........................................................................2
II/ LỊCH SỬ VỀ CÔNG TY COCACOLA VIỆT NAM................................3
B/ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ............................................................4
I/ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ..........................................................................4
1/ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ......................................................................4
2/ Mức lãi suất: ............................................................................................4
3/ Lạm phát: .................................................................................................4
II/ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ................................................................5
III/ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA_XÃ HỘI....................................................6
IV/ MÔI TRƯỜNG NHÂN KHẨU HỌC....................................................6
V/ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU :................................................................7
VI/ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ_PHÁP LUẬT.........................................7
D/ MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH..........................................9
I/ CÁC ĐỐI THỦ NHẬP CUỘC TIỀM TÀNG..............................................9
II/ CẠNH TRANH GIỮA CÁC ĐỐI THỦ TRONG NGÀNH......................9
III/ NĂNG LỰC THƯƠNG LƯỢNG CỦA NGƯỜI MUA:........................10
IV/ NĂNG LỰC THƯƠNG LƯỢNG NHÀ CUNG CẤP:............................10
V/ CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ:................................................................10
E/ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING................................................11
I/ PHÂN ĐOẠN VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU...................11
1/ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG...............................................................11
2/ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU....................................................................11
II/ ĐỊNH VỊ...................................................................................................12
III/ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM...................................................................13
IV/ CHÍNH SÁCH GIÁ.................................................................................15
V/ PHÂN PHỐI: ...........................................................................................17
VI/ QUẢNG CÁO: ........................................................................................17
VII/ KHUYẾN MÃI:......................................................................................18

• 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
• Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu
quá trình kinh doanh lâu dài.
• Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola
Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở
tại miền Bắc.
• Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam
mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương
cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương
Dương của Việt Nam.
• Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại
miền Trung - Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên
doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam,
được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà
Nẵng.
• Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các
Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước
ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt
thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương,
và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty
Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
• Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và
Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
• Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt
Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã
hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola
Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí
Minh.
• Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được
chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng

8.2

8.4

6

5.32

Dự đoán vào năm 2012 tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là 7%.
Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các năm từ 2006 – 2008
tương đối cao, nhưng từ năm 2009– 2010 thì mức tăng trưởng này
giảm khá nhiều do chính sách kiềm chế tăng trưởng kinh tế để giảm
lạm phát của Nhà nước. Theo dự đoán mới nhất vào năm 2012 mức
tăng trưởng kinh tế VN sẽ hồi phục ở mức 7%.
→ Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn,
công ty có thể mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao.
Mức lãi suất:
Lãi suất cơ bản vào năm 2008 dao động mạnh từ 14% - 8.5%, năm
2009 là 7% và lãi suất cơ bản hiện nay là 8%.
Với lãi suất cơ bản hiện nay là 8% thì lãi suất trần là 12%, điều này
gây khó khăn cho các DN trong việc vay vốn đầu tư, mở rộng sản
xuất, …
2/

Lạm phát:
Lạm phát ở Việt Nam cao. Mức lạm phát năm 2007 là 16.33%, năm
2008 là 22.97%, năm 2009 là 6.88%. Theo dự báo thì mức lạm phát
năm 2012 ở VN sẽ gia tăng và ở mức 2 con số.
3/


vị như vậy. Tuy nhiên, loại vỏ chai được lập
trình sẽ chỉ cần đến 1 dây chuyền sản xuất để
tạo ra thứ mùi vị cơ bản, ví dụ cola. Những hương liệu khác sẽ được
đựng trong những nút nhựa hàn kín, gắn xung quanh rìa cổ chai. vừa
giúp giảm giá thành lại tốn ít không gian trên kệ. "Ý tưởng ở đây là


công ty có thể đưa ra nhiều lựa chọn hơn, nhưng lại phân phối ít sản
phẩm hơn",
III/ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA_XÃ HỘI
- Người tiêu dùng VN trẻ, khỏe và ham vui, họ rất yêu nước, tự hào
dân tộc, yêu thích thể thao đặc biệt là yêu thích bóng đá. Người dân
Việt Nam rất thích thể hiện bản thân và quan tâm nhiều đến thương
hiệu. Giới trẻ Việt Nam rất sáng tạo, muốn thể hiện bản thân và thử
nghiệm những điều mới mẻ.
→ Đây là những đặc điểm chính của người tiêu dùng Việt Nam.
- Quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe: ngoài chuyện ăn ngon, người
Việt còn chú ý đến việc ăn uống sao có lợi cho sức khỏe. Một kết
quả khảo sát của Công ty TNS trên 1.200 người, sinh sống ở TP
HCM và Hà Nội, cho thấy có đến 85% người được phỏng vấn trả lời
rằng sức khỏe đối với họ còn quan trọng hơn cả sự giàu có.
→ Với thay đổi, công ty trong ngành cần có những chính sách đảm
bảo an toàn chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe
người tiêu dùng. Trong hoạt động Marketing cần nhấn mạnh vấn đề
sức khỏe.
- Trong giới trẻ ngày càng nhiều người thích trò chơi điện tử để giải
trí hơn là xem truyền hình. Điều này mang lại cơ hội mới cho các
nhà làm quảng cáo trên thế giới. Ở Mỹ, một số hãng quảng cáo cho
McDonald's, Coca Cola, Pepsi, Nestle hay Volvo đã bắt đầu cuộc
đua tìm cách đưa các sản phẩm vào quảng cáo trong các trò chơi điện

càng phổ biến và được nhiều người ưa thích, ủng hộ.
- Sự khan hiếm nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu ngày càng khan
hiếm vì vậy đối với các sản phẩm giải khát trong ngành thì việc tái
chế hiệu quả vỏ lon nước ngọt là cần thiết.
- Chi phí năng lượng ngày càng gia tăng: vì vậy các công ty trong
ngành cần tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế, vận hành hiệu
quả, tiết kiệm chi phí sản xuất.
VI/ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ_PHÁP LUẬT
Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia
tăng:
Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng
chế, … sẽ tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong
ngành.
Với sự phát triển hiện nay của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu
dùng sẽ là một đe dọa với các công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế
của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về an
toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa,…


C/ MÔ HÌNH SWOT CỦA CÔNG TY
I/

ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)

Coca cola là công ty có tên tuổi lâu đời trên thế giới, được nhiều
người biết đến.
Coca cola Việt Nam có nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước.
- Sản phẩm đa dạng, phong phú
- Có nhiều thương hiệu quen thuộc như Coke, New Coke, Fanta,…
- Nhân viên là một đội ngũ trẻ, được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức

THÁCH THỨC (THREAT)


Coca cola có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ lớn của coca
cola có thể kể đến như: Pepsi, Number One,… với nhiều sản phẩm
cạnh tranh trực tiếp với coca cola như: 7 up, Mirinda, Trà xanh 0o,
C2,…
- Luôn phải cải tiến kỹ thuật, phát triển công nghệ, nghiên cứu thị
trường, phát triển sản phẩm mới,..
D/ MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH
I/ CÁC ĐỐI THỦ NHẬP CUỘC TIỀM TÀNG
Như chúng ta đã biết, trên thị trường nước giải khát Việt Nam từ lâu
đã được khẳng định bởi hai tên tuổi lớn trên thế giới: Coca-cola và
Pepsi. Bên cạnh đó, còn có các hãng nước giải khát như Tribeco và
Tân Hiệp Phát… Những tên tuổi này đã trở nên quá quen thuộc với
người tiêu dùng, chẳng hạn như các sản phẩm của Cocacola có mặt
trên thị trường Việt Nam 1960 và Pepsi có mặt tại Việt Nam vào năm
1991 đã được sự ủng hộ của hầu hết khách hàng ở thị trường này.
Dưới sự cạnh tranh kịch liệt giữa hai nhà sản xuất lớn này, và của các
hãng trong ngành, nó tạo nên một rào cản nhập ngành với những đối
thủ tiềm tàng là rất cao. Tuy nhiên, đây là một ngành hấp dẫn, nhu
cầu đa dạng, nên nguy cơ nhập cuộc cao.
II/ CẠNH TRANH GIỮA CÁC ĐỐI THỦ
TRONG NGÀNH
Trong thị trường Việt Nam, ngành thức uống giải khát gồm: Pepsi,
Coca, Tribeco, Tân Hiệp Phát, Wonderfarm,… Trong đó, nổi bật lên
với hai “đại gia” lớn nhất trong ngành là Cocacola và Pepsi. Chính vì
có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong việc chọn lựa sản phẩm,
thế nên sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là cao. Các công
ty đã không ngừng nâng cao sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động

chất lượng , các yếu tố khác như môi trường văn hóa ,xã hội, công
nghệ cũng ảnh hưởng tới sự đe dọa các sản phẩm thay thế. Đây là
những điều kiện bất lợi đối với ngành.
Hiện nay, các sản phẩm có thể thay thế được sản phẩm trong ngành
đó là: nước giải khát được chế biến ở các quán nước như nước
chanh, nước trái cây, trà sữa, cà phê,...
Điều này ảnh hưởng đến thị trường của ngành thức uống giải khát
đóng chai.


E/ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING
Chiến lược marketing mà cocacoala Việt Nam lựa chọn là chiến lược
tạo sự khác biệt hóa. Công ty tạo ra sự khác biệt thông qua cải tiến
sản phẩm và tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình thông qua
các hoạt động truyền thông. Phần phân tích sau đây của chiến lược
Mar sẽ làm rõ vấn đề này.
I/ PHÂN ĐOẠN VÀ LỰA CHỌN THỊ
TRƯỜNG MỤC TIÊU
1/ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG
Do tính đặc thù của việt nam cocacola nhận thấy rằng thị trường việt
nam rất đa dạng do đó cocacola việt nam đã hướng tới giới trẻ với
phong cách sành điệu, trẻ trung và nóng bỏng. Thực tế cho thấy,
thương hiệu không trực tiếp phân đoạn thị trường mà chính quá trình
phân đoạn thị trường đã đòi hỏi phải có một thương hiệu phù hợp
cho từng phân đoạn để định hình một giá trị cá nhân nào đó của
người tiêu dùng
 Cocacola tập trung phân đoạn theo 2 tiêu thức chính:
• Về địa lý: cocacola việt nam đã cố gắng phân phối với mạng
lưới dày đặc từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền
núi, từ nam ra bắc. nhưng vẫn chú trọng chính ở nơi tập trung

dụng cao) và theo nhân khẩu (chủ yếu đánh vào giới trẻ-đối tượng có
nhu cầu sử dụng cao). Đây cũng chính là thị trường mục tiêu của
cocacola.
II/ ĐỊNH VỊ
 Coca-Cola là thương hiệu được định vị trong đầu khách hàng
như nước ngọt giải khát có gas số 1 thế giới - một sản phẩm
của nhãn hiệu hàng đầu thế giới. Hiện nay, Cocacola vẫn giữ
vững ngôi đầu trong bảng danh sách các thương hiệu hàng đầu
với giá trị là 68.734 tỷ USD. Coca Cola là thương hiệu toàn
cầu, nhãn hiệu Coca-Cola được 98% dân số thế giới biết đến


 Là một sản phẩm giải khát làm cho con người tỉnh táo và khỏe
khắn trở lại, đem lại sự sảng khoái tuyệt vời. Coca-Cola vẫn
giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự
sảng khoái tuyệt vời.
 Lời hứa của Coca-Cola “mang lại lợi ích và sự sảng khoái cho
tất cả những ai được chúng tôi phục vụ”, công ty phấn đấu làm
” tươi mới” thị trường, làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ
môi trường và củng cố truyền thông công chúng. Qua quá
trình hoạt động từ những bước đầu tiên và phát triển trên
những con đường khác nhau, các nỗ lực về nhân đức của công
ty đều tập trung vào giáo dục và xây dựng ước mơ tuổi trẻ.
 Khẩu hiệu : “Khách hàng của chúng tôi trên toàn thế giới là
những người đáng được thưởng thức nước giải khát có chất
lượng tốt nhất”
III/ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM
Coca-Cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước
uống, nước uống không cồn và nước uống có gas. Công ty đã tạo ra
rất nhiều loại nước uống với mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng

thun, khăn bãi biển, mũ … tạo nên một chiến dịch tiếp thị hoàn hảo
cho Coca-Cola. Coca vừa vinh hạnh nhận được giải Platium
Pentaward 2010 cho mẫu thiết kế hè 2010, đây là giải thưởng cao
quý cho những nhà thiết kế bao bì và kiểu dáng sản phẩm bắt mắt,
đẹp, độc đáo. Với kiểu dáng này thì Coca-Cola đã khắng định vị trí
đứng đầu cho những thiết kế bao bì kiểu dáng về đồ uống.
Ngoài ra Coca không ngừng cải tiến bao bì và kiểu dáng ngày càng
đẹp và tiện dụng hơn. Bao bì chai coca gồm có: lon 330ml, chai Pet
1.5L, thùng 330ml (24L/T), công ty cũng đưa ra chai nhựa 390ml với
kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã,… nhằm đáp ứng dễ dàng nhu cầu
mua sắm của từng đối tượng khách hàng.
Coca-Cola đưa ra mẫu chai “Fanta Fun” độc đáo. Đây là loại chai
với kiểu dáng vui mắt và độc đáo tạo cho sản phẩm Fanta thêm
vẻ hấp dẫn và sành điệu. Kiểu dáng chai mới này sẽ làm nổi bật
hơn phong cách trẻ trung, năng động đặc trưng của nhãn hiệu Fanta,
phù hợp với giới trẻ Việt Nam. Đặc biệt, phần thân chai được thiết kế
tối ưu và vừa tay làm tăng sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm. nỗ lực
sáng tạo của Công ty Coca-Cola nhằm liên tục đem lại cho người
tiêu dùng Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, cơ hội thưởng thức những
kiểu bao bì nước giải khát vừa độc đáo và hấp dẫn, vừa vui nhộn và
tiện dụng.”


Coca cola thường xuyên đổi mới bao bì với hình ảnh bắt mắt nhằm
đem đến cho khách hàng sự mới lạ, độc đáo trong sản phẩm của
mình. Gần
đây,
Coca đã
tung ra
loạt sản

đem đến cho
khách hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo, vui vẻ, lạc quan và thuận
tiện hơn khi sử dụng.
IV/ CHÍNH SÁCH GIÁ
• Sản phẩm cocacola định giá dựa trên người mua theo giá trị
nhận thức được. Họ xem nhận thức của người mua về giá trị
chứ không phải chi phí của ngươì bán là cơ sở quan trọng để


định giá. Họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả trong
marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm
trí của người mua. Giá được định ra căn cứ vào giá trị được
cảm nhận đó.
• Chiến lược định giá cocacola thâm nhập thị trường: khác với
chiến lược định giá cao nhằm chắt lọc thị trường, doanh
nghiệp cocacola chon chiến lược định giá sản phẩm mới tương
đói thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu
hút được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị
phần lớn.
• Định giá chiết khấu: phần lớn doanh nghiệp cocacola sẽ điều
chỉnh giá của mình để thương cho những khách hàng thanh
toán trước thời hạn, mua khối lượng lớn,Chiết khấu trả tiền
mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào mua và thanh
toàn tiền ngay, Chiết khấu theo số lượng là sự giảm giá cho
những khách hang mua sản phẩm với số lượng lớn.
• Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: theo cách định giá này
các kiếu sản phẩm và các mặt hàng của cocacola được định giá
khác nhau, nhưng tỉ lệ vớ chi phí tương ứng của chúng
• Định giá theo loại sản phẩm: doanh nghiệp cocacola thường
sản xuất nhiều kiểu sản phẩm và mặt hàng chứ không phải một

đang hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam
ở khu phía Bắc và miền Trung. Với 3 nhà máy sản xuất ở 3 miền
Bắc, Trung, Nam tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng mạng
lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lí
ở 3 khu vực này. Đối với sản phẩm nước giải khát, khâu phân phối
rất quan trọng, việc Pepsi vào thị trường Việt trước nên nắm được
khá nhiều nhà phân phối hơn Coca, vì vậy coca vẫn tiếp tục mở rộng
mạng lưới phân phối, thông qua các đại lí, các quán cà phê, nước giải
khát, nhà hàng,… thu hút các đại lí bằng cách gia tăng các hoạt động
hỗ trợ cho các đại lí như: tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài
chính,…
VI/ QUẢNG CÁO:
Một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành công cho
Coca-cola đó chính là hoạt động quảng cáo . Ai cũng biết rằng chất
lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100 năm
nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng
cáo, marketing để xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng.
Coca-Cola là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương
đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi
mới thành lập. Bên cạnh đó, sự tự tin của Coca-cola chính là yếu tố
tạo nên thương hiệu ngày nay , được thể hiện rõ ràng trong các khẩu
hiệu quảng cáo của họ. Những câu chủ đề như “Thức uống không
cồn tuyệt vời của quốc gia” (1906), “6 triệu một ngày” (1925), “Thứ
thật” (1942), “Cái bạn muốn là một chai Coke” (1952), “Coke là thế”
(1982) và “Luôn luôn là Coca-Cola” (1993) đều chứng tỏ tham vọng
và sự tự tin của thương hiệu này.
 Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm
của hãng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca
Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước
những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu

Tinh thần này được thể hiện từ cách thức trúng thưởng: ghép đôi các
nắp chai hay khoen lon để trúng thưởng đến những giải thưởng mà
giới trẻ yêu thích. Khách hàng khi uống các sản phẩm chai và lon
nước giải khát được sản xuất bởi Coca-Cola Việt Nam như CocaCola, Fanta Cam, Sprite, Samurai, Thums Up sẽ có cơ hội trúng
thưởng các giải hấp dẫn như xe Piaggio LXV 125, điện thoại di động
Sony Ericsson W700i, đồng hồ và áo thun Coca-Cola…
Các giải thưởng không đơn thuần là các vật dụng mà còn là cách để
giới trẻ thể hiện cá tính cũng như phong cách thưởng thức cuộc sống
của họ. Các bạn trẻ khi uống chai hoặc lon các sản phẩm của Coca-


Cola Việt Nam sẽ có được những nắp chai hoặc khoen lon có hình
một nửa của giải thưởng.
Nếu ghép 2 nắp chai hoặc 2 khoen lon có những ký hiệu tương ứng
nhau như trong điều lệ thì sẽ trúng giải. Như vậy cơ hội trúng giải sẽ
cao hơn nếu các khách hàng trẻ từ 2 người trở lên cùng nhau phối
hợp và sưu tầm các thông tin may mắn này!
Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số
của công ty tăng lên, mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại
cho các khách hàng của mình. Đây là một công cụ truyền thông đắc
lực không chỉ riêng Coca-cola sử dụng mà hầu như các công ty khi đi
vào hoạt động cũng xem đây là một cách thức để phát triển thị phần
của mình.




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status