Tổ chức xã hội của người hoa ở nam bộ - Pdf 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

Nguyễn Đệ

TỔ CHỨC XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI HOA Ở NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

Nguyễn Đệ

TỔ CHỨC XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI HOA Ở NAM BỘ

Chuyên ngành: Dân Tộc học
Mã số: 5.03.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS-TS. Phan Xuân Biên
2. TS. Nguyễn Duy Bính


III. Văn hóa Hoa ở Nam Bộ

57

Chương hai: Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ trước 1975

65

I. Tổ chức làng (xã) Minh Hương, Thanh Hà

65

II. Tổ chức đồng hương

72

2.1. Bang

72

2.2. Hội quán

83

III. Hội

95

3.1. Hội Họ (Hội Tông thân)


2.4. Tổ chức liên kết các hội đoàn người Hoa

135

2.5. Tổ chức Bảo trợ

140

III. Sự vận hành của tổ chức xã hội người Hoa

143

3.1. Hoạt động trong nội bộ Hội

145

3.2. Hoạt động xã hội

151

Kết luận

160

Tài liệu tham khảo

168

Phụ lục

mối quan hệ khăng khít với mọi hoạt động trong đời sống như kinh tế,
văn hóa, giáo dục, đạo đức đến tinh thần, ý thức cộng đồng. Nói cách
khác, đó là các tổ chức qui tụ những người gắn bó với nhau từ tâm lý, tập
quán, truyền thống, lối sống đến sinh hoạt xã hội của những di dân người
Hoa.
Tổ chức xã hội của người Hoa vừa có tính khép kín nhằm bảo tồn
văn hóa truyền thống tộc người vừa có tính mở để giao lưu và hội nhập.
Những hình thức liên kết cộng đồng hiện diện trong mọi mặt đời sống xã
hội của người Hoa. Nó giúp giải quyết các nhu cầu, đồng thời khơi dậy
tính tích cực, tinh thần cộng đồng cao trong sinh hoạt xã hội của mỗi
thành viên. Thông qua tổ chức xã hội, người Hoa thể hiện tính cách, sức


mạnh của cộng đồng, thiết lập và điều hòa các mối quan hệ xã hội cũng
như cơ chế quản lý xã hội. Đó là sự quản lý không dựa trên lãnh thổ (đơn
vò hành chính) mà thông qua các mối liên kết xã hội. Do vậy, tổ chức xã
hội tộc người là một đối tượng của dân tộc học, phản ảnh quá trình tộc
người của người Hoa trên đất Nam Bộ.
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Hoa
ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng. Trong đó, không ít tài liệu có đề cập tới
các hình thức tổ chức xã hội cụ thể của người Hoa, nhưng không phải là
đối tượng nghiên cứu chính và chủ yếu thuộc các thời kỳ lòch sử trước
năm 1975. Cho đến nay, một công trình riêng biệt, chuyên sâu để qua đó
có cái nhìn một cách toàn diện, hệ thống, có thể làm rõ tính chất, vai trò
của tổ chức xã hội người Hoa trong đời sống xã hội. Qua làn cơ sở khoa
học và thực tiễn giúp chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức năng
trong việc hoạch đònh chủ trương, chính sách nhằn bảo tồn văn hóa truyền
thống tộc ngøi và phát huy hiệu quả xã hội của các tổ chức xã hội người
Hoa, nhất là trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa được thực hiện. Vì vậy,
nghiên cứu tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ là việc làm có ý

đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội… được các tác giả


trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, riêng về tổ
chức xã hội của người Hoa, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
biệt nào, chỉ có một số công trình đề cập một cách khái quát trong các
thời kỳ trước năm 1975 với hai hình thức liên kết chủ yếu là Bang và Hội.
Như vậy, công trình nghiên cứu về người Hoa nói chung đã được công bố
tính đến nay là không ít, nhưng ở đây chúng tôi không thể nêu tất cả
những tư liệu về người Hoa mà chúng tôi đã tiếp cận được trong quá trình
nghiên cứu làm luận án mà chỉ điểm lại những công trình mà nội dung có
liên quan đến đề tài luận án.
Từ thời Nguyễn, đã có những tư liệu đề cập đến người Hoa ở Việt
Nam và Nam Bộ nói riêng về nhiều khiá cạnh khác nhau. Đó là những ấn
phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn như Đại Nam liệt truyện [132,133],
Đại Nam thực lục [134,135]…; của cá nhân như Phủ biên tạp lục của Lê
Qúi Đôn [54], Gia Đònh thành thông chí của Trònh Hoài Đức [55,56,57];
v.v… Tuy nhiên, đó không phải là những công trình chuyên khảo hoặc
nghiên cứu, trình bày sâu về những hình thức liên kết xã hội của người
Hoa mà chỉ ghi lại những sự kiện, hiện tượng xảy ra dưới các đời chúa –
vua Nguyễn, trong đó có một số liên quan đến người Hoa.
Trước năm 1975, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã
công bố những công trình nghiên cứu về người Hoa của mình. Có thể
điểm lại một số tác phẩm:
Người Hoa ở miền Nam Việt Nam của Tsai Maw Kuey [150]. Nội
dung tác phẩm là khá toàn diện về đời sống xã hội của người Hoa khi đề


cập đến lòch sử di cư, sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hoa ở
miền Nam. Trong đó, tác giả trình bày khá kỹ hoạt động kinh tế nhằm

liệu giúp tác giả luận án có cái nhìn tổng quan về người Hoa trong khu
vực khi tìm hiểu về người Hoa ở Nam Bộ – Việt Nam trong mối tương
quan chung của người Hoa với những quốc gia khác ở Đông Nam Á.
Một số luận văn của học viên trường Quốc gia Hành chánh ở Sài
Gòn trước 1975 tuy không đề cập nhiều đến tổ chức xã hội người Hoa,
nhưng cũng là nguồn tài liệu giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về đời sống sinh
hoạt văn hóa – xã hội của người Hoa ở miền Nam trước năm 1975, như:
Sự đóng góp của người Việt gốc Hoa trong sinh hoạt xã hội Việt Nam của
Trần Thanh Long [107], Nghiệp đoàn Việt Nam của Trầm Hữu Quân
[131], Người Việt gốc Hoa và kinh tế Việt Nam của Nguyễn Văn Sang
[137], Vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam của Lưu Trường Khương [99],…
Từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay, hoạt động nghiên cứu
về các dân tộc ở Việt Nam nói chung được chú trọng, theo xu hướng ngày
càng chuyên sâu hóa. Riêng với tộc người Hoa, liên quan đến vấn đề tổ
chức xã hội, có thể điểm lại những công trình nghiên cứu của các tác giả:


Công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học do Phan An chủ
biên: Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh [2] đề cập về quá trình hình
thành, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trang trí của một số cơ sở tín
ngưỡng cộng đồng, trong đó có một số ngôi chùa (Hội quán) do người
Hoa xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Châu Hải trong ấn phẩm Các nhóm cộng đồng người Hoa ở
Việt Nam [64] đã giới thiệu những nét chính về quá trình di cư của người
Hoa đến Việt Nam; các hình thức liên kết; sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã
hội của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á. Có thể nói, tác phẩm đã
phác họa cho người đọc một bức tranh về người Hoa trên diện rộng: Việt
Nam và Đông Nam Á mà qua đó có thể nhận thấy sự gắn kết của người
Hoa ở Việt Nam qua những hình thức tổ chức: làng xã của người Minh
Hương, bang và hội mà cơ bản là 5 bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc

những biến đổi xã hội sau năm 1975 ở vùng người Hoa, sự hình thành và
phát triển ý thức công dân của họ,… Do vậy, đây là nguồn tư liệu giá trò
khi tìm hiểu về tổ chức xã hội của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
và cả ở Nam Bộ.


Ấn phẩm Thương nhân Trung Hoa họ là ai? của hai tác giả Vương
Triệu Tường và Lưu Văn Trí [156], do Cao Tự Thanh dòch đã cung cấp
cho độc giả những kiến thức khá sâu rộng về nhiều mặt của tầng lớp
thương nhân và nền văn minh thương nghiệp Trung Hoa thời phong kiến,
như hoạt động kinh doanh, đặc điểm, thế giới tinh thần và sinh hoạt văn
hóa, tổ chức xã hội và hoạt động xã hội,… của thương nhân. Tuy công
trình không phải là chuyên khảo về người Hoa ở Việt Nam hay Nam Bộ
nói chung, về tổ chức xã hội của người Hoa nói riêng, nhưng ít nhiều đề
cập đến một số hình thức liên kết của thương giới người Hoa trước đây,
như thương bang, hội quán. Do vậy, đây là một nguồn tư liệu cung cấp
cho người đọc những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc ra đời, chức năng của
hội quán, công sở của thương giới người Trung Hoa trước đây, là cơ sở để
tìm hiểu về hội quán, công sở của người Hoa ở Việt Nam, Nam Bộ.
Luận cứ khoa học cho việc xác đònh chính sách đối với cộng đồng
người Khơme và người Hoa ở Việt Nam là một đề tài khoa học công nghệ
cấp Nhà nước do Phan Xuân Biên làm chủ nhiệm [22] là một nguồn tư
liệu tham khảo rất giá trò trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án.
Tuy đề tài không đi sâu nghiên cứu mà chỉ điểm qua một số tổ chức xã
hội cơ bản của người Hoa ở Việt Nam trước đây, nhưng việc đi tìm luận
cứ khoa học để làm cơ sở xác đònh chính sách là một quá trình các tác giả
tiến hành nghiên cứu toàn diện về người Hoa, trong đó có tổ chức xã hội
của họ, từ đó có những đánh giá về thực trạng kinh tế, xã hội, văn hóa
của người Hoa. Đặc biệt, đây là công trình đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề


sóng di cư của người Hoa vào Việt Nam, Nam Bộ; hoạt động kinh tế,
nghề nghiệp, văn hóa tín ngưỡng,… Riêng phần tổ chức xã hội của người
Hoa, tác phẩm chỉ đề cập một cách khái lược về sự ra đời, cấu trúc của
Minh Hương xã và các hình thức liên kết của người Hoa trên các lónh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Trong khi điểm lại những hình
thức tổ chức xã hội, gồm hệ thống Bang hình thành trên cơ sở cùng ngôn
ngữ, đòa phương và các hội hay hiệp hội kinh tế, văn hóa, chính trò, tác
phẩm cũng làm nổi lên những đặc điểm cơ bản của người Hoa trong các
mối liên kết xã hội đó. Tác giả Nguyễn Cẩm Thúy còn có một số bài viết
đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á: Làm thế nào để huy động
nguồn lực kinh tế của người Hoa cho sự phát triển bền vững của các nước
Asean [144], Người Hoa trong hợp tác kinh tế Asean – Trung Quốc [145],…
Tuy không phải là những chuyên khảo về tổ chức xã hội của người Hoa,
nhưng qua những tư liệu này có thể hiểu rõ hơn về vò trí kinh tế, đặc điểm
trong sự liên kết nhất là trên lónh vực kinh tế của người Hoa để từ đó tác
động đến đời sống sinh hoạt văn hóa – xã hội của họ.
Tác giả Trần Hồng Liên trong Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ – Tín
ngưỡng và tôn giáo [105], khắc họa bức tranh khá sinh động về đời sống
sinh hoạt tinh thần mà cụ thể là tín ngưỡng và tôn giáo của người Hoa ở


Nam Bộ nói chung, trong đó có đề cập đến quá trình hình thành của một
số Hội quán của người Hoa ở các đòa phương thuộc Nam Bộ, như Thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bạc Liêu, An Giang và Đồng Nai.
Người Hoa ở Nam Bộ của tác giả Phan An [3] là công trình tập hợp
những bài viết mà tác giả đã thực hiện trước đó cho các chương trình, đề
tài nghiên cứu khác nhau về người Hoa ở Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí
Minh. Do vậy, nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, văn
hóa, xã hội, nguồn nhân lực,… của người Hoa, trong đó từ trang 41 đến 48,
tác giả nêu khái quát về hình thức tổ chức Bang và Hội của người Hoa.

Trung Quốc và một số nước khác viết về cộng đồng người Hoa ở Đông
Nam Á, là những nguồn tài liệu tham khảo phong phú khi tìm hiểu về
người Hoa ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chúng tôi tìm hiểu một số bài viết đề cập đến quá trình hình thành phát
triển về mặt dân số, đời sống sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng cư
dân Hoa ở một số nước, như:
The Chinese in the Philippines: Continuity and change (Người Hoa ở
Philippine: Tính liên tục và biến đổi) của Teresita Ang See [173]. Với
việc đề cập đến những đặc điểm của thế hệ di dân Hoa đầu tiên và thế


hệ sinh ra lớn lên tại nước sở tại, việc dạy Hoa ngữ, hoạt động đầu tư của
người Hoa – Philippin vào Trung Quốc… tác giả đã cho thấy những yếu
tố kế thừa và thay đổi trong nhận thức, sinh hoạt xã hội của người Hoa ở
đây.
Chinese society in Brunei: A survey (Xã hội người Hoa ở Brunei:
một cuộc khảo sát) của Niew Shong Tong [172]. Từ kết quả khảo sát, với
những bảng số liệu thống kê cụ thể ở những khoảng thời gian nhất đònh,
tác giả đã phân tích những đặc điểm của sự tăng trưởng dân số (từ 1911 –
1991), sự phân bố cư trú trong cơ cấu dân số chung, hoạt động kinh tế, cơ
cấu nghề nghiệp… của người Hoa ở Brunei hay ở một đòa phương (quận
huyện) và cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về sự hình
thành và phát triển nhất là về dân số, kinh tế của người Hoa ở đất nước
này.
Chinese clan associations in Singapore: Social change and
continuity (Các hội dòng họ người Hoa ở Singapore: biến đổi xã hội và
tính liên tục) của Cheng Lim Keak [167]. Bài viết này đã cung cấp cho
người đọc nhiều thông tin về các tổ chức hội dòng họ của người Hoa ở
Singapore, như bối cảnh ra đời, vai trò của nó trong đời sống xã hội, mối
quan hệ giữa chính quyền sở tại với tổ chức, những biến đổi của hội dòng



vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… trong mối tương quan chung, các tác giả có
những đề cập nhất đònh về các hình thức liên kết trong xã hội người Hoa,
nhưng không phải là đối tượng nghiên cứu chính. Do vậy, một công trình
có hệ thống về tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ là cần thiết,
nhằm qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn về văn hóa tộc người của một tộc
người góp phần làm nên sắc thái riêng cho vùng văn hóa Nam Bộ nói
riêng và ở Việt Nam nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tổ chức xã hội
của người Hoa. Tuy nhiên, tổ chức xã hội là một phạm trù rất rộng, ở
người Hoa sự liên kết xuất hiện trong mọi lónh vực của đời sống xã hội,
luận án chỉ tập trung tìm hiểu một số dạng tập hợp người cơ bản của
người Hoa ở Nam Bộ. Cụ thể:
- Làng (xã) Minh Hương.
- Bang (tổ chức mang tính đồng hương – đồng phương ngữ).
- Hội (tổ chức mang tính nghề nghiệp, gia đình – họ tộc).
Trong nhiều mặt hoạt động: kinh tế, văn hóa, xã hội của các hội
đoàn từ sau năm 1975, luận án chỉ tập trung tìm hiểu mảng hoạt động xã
hội để nêu lên những chuyển biến tích cực so với các giai đoạn trước đây
của hội đoàn và qua đó là mức độ hòa nhập vào xã hội hiện tại của người
Hoa.
Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu về tổ chức xã hội của
người Hoa ở Nam Bộ. Đây là vùng đất rộng lớn, gồm hai khu vực Đông


Nam Bộ và Tây Nam Bộ, hiện nay được phân làm 18 tỉnh, thành phố: Bà
Ròa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí
Minh, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sa Đéc,

những tổ chức này được qui đònh bởi đònh chế của xã hội hiện hành. Do
đó, tránh đònh kiến mà phải có cái nhìn khách quan khi xem xét, đánh giá
về những mặt tích cực, những đóng góp của nó cho cộng đồng, xã hội.
Tổ chức xã hội tộc người là đối tượng của Dân tộc học, do vậy
phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp chuyên ngành Dân tộc
học. Trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án, chúng tôi đã
tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích các nguồn tư liệu thành văn. Đó là
những ấn phẩm của cá nhân hay tập thể, tổ chức trong và ngoài nước viết
về người Hoa nói chung, ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng từ trước đến nay.
Chúng tôi cũng thực hiện khảo sát ở những đòa phương thuộc Nam Bộ có
đông người Hoa để tìm hiểu về hệ thống tổ chức xã hội hiện hành của họ
về: sự ra đời, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động,… trước đây cũng như
hiện nay. Ngoài tìm hiểu qua chính quyền, các cơ quan, ban ngành chức
năng ở các đòa phương, chúng tôi còn gặp gỡ, trao đổi với những cá nhân
hay nhóm người Hoa, đã và đang đảm nhận những chức vụ khác nhau


trong các Ban Chấp hành (Ban Quản trò) một số tổ chức, đơn vò: Hội
Tương tế người Hoa thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Hội Tương tế
người Hoa thò xã Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), Hội Châu Quang huyện
Vónh Châu (tỉnh Sóc Trăng), Hội Tương tế người Hoa thành phố Cà Mau,
Hội Tương tế người Hoa thò xã Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Hội Tương tế
người Hoa thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), Hội quán Phước Kiến
(thò xã Thủ Dầu Một – Bình Dương), Hội quán Nghóa An (chùa Ông,
Tp.HCM), Hội quán Tuệ Thành (chùa Bà, Tp.HCM), Hội quán Nhò Phủ
(chùa Ông Bổn, Tp.HCM), Hội quán Phước Kiến (Phụng Sơn tự, thành
phố Biên Hòa), Hội họ Trần (Tp.HCM), Hội họ Tạ (Tp.HCM), Hội họ Lý
(thò xã Thủ Dầu Một – Bình Dương), Hội Bảo trợ dạy môn Hoa văn
Tp.HCM, chủ đoàn lân Đoàn Thắng đường (Tp.HCM),…
Từ nguồn tư liệu thành văn và thu thập được qua khảo sát thực tiễn,

phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975) đến nay. Phần này tập trung
vào những nội dung chính: cơ cấu tổ chức, nội dung – hình thức hoạt động
(chủ yếu là hoạt động xã hội), vai trò của các hội đoàn người Hoa trong
đời sống xã hội, những biến đổi so với thời kỳ trước 1975.


7. Những đóng góp của luận án
Từ những nguồn tư liệu thư tòch và khảo sát thực tế ở những đòa bàn
hiện có đông người Hoa sinh sống, luận án đã khái quát về lòch sử ra đời,
phát triển của những dạng tập hợp người cơ bản của người Hoa ở khu vực
Nam Bộ; đề cập đến những nội dung hoạt động chủ yếu, những yếu tố kế
thừa và biến đổi, vai trò của, ảnh hưởng nó đối với người Hoa và với xã
hội trong quá trình tồn tại của các tổ chức ở những giai đoạn lòch sử nhất
đònh của Việt Nam, Nam Bộ nói riêng.
Luận án có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có
hệ thống về các loại hình liên kết của người Hoa ở Nam Bộ trong lòch sử
và hiện nay. Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống về tổ chức xã hội,
góp phần vào công cuộc nghiên cứu chung, làm phong phú những vấn đề
lý luận và thực tiễn về văn hóa tộc người và thiết chế xã hội tộc người ở
Việt Nam.
Tuy luận án không đưa ra những kiến nghò cụ thể về việc bảo tồn,
phát huy những giá trò văn hóa Hoa nói chung, hay công tác quản lý, phát
huy tiềm năng của cộng đồng cư dân Hoa thông qua những tổ chức có
tính đại diện của họ, nhưng những phân tích về vai trò, chức năng, ảnh
hưởng của các tổ chức xã hội trong cộng đồng cư dân Hoa nói riêng và
với xã hội nói chung là cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc đònh hướng
bảo tồn và phát huy những giá trò văn hóa tộc người Hoa – một bộ phận
trong nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như chủ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status