Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) - Pdf 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ KHÁNH LY

CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN
CỨU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ KHÁNH LY

CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN
CỨU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG)
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số
: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Hải


GTGT

: Giá trị gia tăng

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...................................................................................... 8
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG ............................................................................................... 8
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hoàn thuế giá trị gia tăng. .......................... 8
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng. ................................. 8
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về hoàn thuế giá trị gia tăng. ........................... 9

GIÁ TRỊ GIA TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG ................................. 48
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm của thành
phố Hải Phòng. .............................................................................................. 48
2.2.2. Thực trạng công tác xét xử các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. ........................................ 50
2.3. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ
QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ............................................................................................................. 57
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật quy định về các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng ............. 57
2.3.2. Những hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng......... 61
2.3.3. Một số hạn chế, bất cập khác trong công tác quản lý nhà nƣớc về
kinh tế liên quan đến lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.......................... 64
2.3.3.1. Nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước trong việc thành lập
doanh nghiệp. ................................................................................................. 64
2.3.3.2. Lĩnh vực thuế giá trị gia tăng và quản lý hóa đơn. ......................... 66


2.3.3.3. Nguyên nhân từ hoạt động quản lý trong lĩnh vực hải quan. ........ 68
2.3.3.4. Nguyên nhân từ lĩnh vực ngân hàng. .............................................. 70
Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC
TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH
VỰCHOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.................................................. 72
3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .......................................... 72
3.1.1. Hoàn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. ............ 72
3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác liên quan đến thuế giá trị

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế, xã hội
quan trọng. Đáng chú ý hơn cả là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế
thị trường là nền kinh tế mở, năng động, trong đó tồn tại những quan hệ kinh
tế đa phương, đa chiều của nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh khác nhau từ
các thành phần kinh tế khác nhau. Cạnh tranh là yếu tố đặc thù của kinh tế thị
trường và cạnh tranh lành mạnh là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
tế, thúc đẩy việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất
lao động.
Trong xã hội hiện đại, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều
chỉnh về thuế và hoạt động thu thuế như: Luật quản lý thuế, Luật thuế giá trị
gia tăng (GTGT), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất nhập khẩu....
Luật thuế GTGT sau một thời gian ban hành đã đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn, là kênh thu thuế quan trọng góp phần vào ngân sách nhà nước.
Trong các quy định về thuế GTGT thì vấn đề hoàn thuế GTGT là một chính
sách hỗ trợ quan trọng của nhà nước đối với các doanh nghiệp nộp thuế nhiều
hơn thu nhập đầu vào. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lợi
dụng chính sách hoàn thuế GTGT của nhà nước để dùng các thủ đoạn chiếm
đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Thủ đoạn điển hình của các đối tượng này là mua
bán khống quá đơn GTGT sau đó kê khai nhằm tạo ra mức đóng thuế GTGT
ảo, từ đó lập hồ sơ chiếm đoạt tiền hoàn thuế, hoặc các đối tượng này thực
hiện hoạt động xuất nhập khẩu, sau đó lợi dụng chính sách thuế xuất nhập

1




khác nhau trong việc xác định tội danh của các đối tượng phạm tội. Điều này
xuất phát từ những quy định không thực sự chặt chẽ, rõ ràng trong BLHS và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác đấu tranh, phòng, chống các tội
xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT còn chưa thực sự đạt kết
quả cao, nguyên nhân là do thiếu sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật liên
quan đến các ngành thuế, hải quan, ngân hàng về quản lý lĩnh vực thuế
GTGT. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ thực trạng công tác tổ chức hoạt
động, công tác cán bộ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong quản lý
lĩnh vực này như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thuế, Hải quan...
Chính vì những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng BLHS về các
tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và đấu tranh đối với
loại tội phạm này. Với mong muốn tìm ra giải pháp nhằm đấu tranh có hiệu
quả, tăng cường năng lực áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về tội
xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nên chúng tôi quyết
định chọn đề tài: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực
hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên
cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)”làm đề tài luận văn thạc sĩ luật
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn, sự phức tạp và tính động của
vấn đề nghiên cứu, vấn đề các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn
thuế GTGT đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học. Đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm TTQLKT nói chung và
các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nói riêng.
- Những công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm TTQLKT
+ Tác giả Mai Thế Bày với Luận án tiến sĩ “Đấu tranh phòng, chống các
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” bảo vệ năm 2006 tại Viện Nhà nước và
Pháp luật.
3

Hải Phòng. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu như trên càng
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
4


3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài góp phần làm rõ thêm một số điểm về mặt lý luận
khoa học và thực tiễn của các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn
thuế GTGT trong BLHS Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Đồng thời xác định những điểm bất cập chưa hợp lý trong thực tiễn đấu tranh,
phòng, chống đối với loại tội phạm này. Từ đó, đề tài đề xuất một số kiến
nghị lập pháp nhằm hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm TTQLKT trong
lĩnh vực hoàn thuế GTGT và các giải pháp nhằm đấu tranh đối với loại tội
phạm này trên thực tiễn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định về các
tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT của BLHS, cụ thể là:
- Vấn đề khái niệm, đặc điểm của các tội xâm phạm TTQLKT trong
lĩnh vực hoàn thuế GTGT;
- Vấn đề thực tiễn áp dụng các quy định về các tội xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT;
- Nghiên cứu các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và giải pháp
nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này trên thực tiễn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm
TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT trong BLHS Việt Nam năm 1999 sửa
đổi, bổ sung năm 2009 và thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về các tội phạm
này trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2010 đến năm 2014.

khái niệm, đặc điểm các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế
GTGT; lịch sử hình thành và phát triển các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh
vực hoàn thuế GTGT.
6


- Phân tích và luận giải một cách khoa học về thực tiễn quy định hiện
hành của BLHS về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế
GTGT; đưa ra được các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và giải pháp
nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này trên thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và
toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm TTQLKT
trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc làm rõ thực tiễn áp dụng quy định về các
tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, đồng thời đưa các
kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm
TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu
tranh, phòng chống loại tội phạm này trên thực tiễn.
Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực pháp
luật, cũng như phục vụ công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp
luật hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.

Dưới góc độ pháp lý, thuế GTGT là nghĩa vụ tài chính theo đó người
chịu thuế phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước, thông qua
hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Trong thực tế, phần đông các chủ thể có
nghĩa vụ nộp thuế GTGT không tự nguyện nộp thuế nếu như nhà nước không
ràng buộc họ bằng các nghĩa vụ pháp lý bắt buộc.

8


Đặc điểm của thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trên bình diện rộng. Tính gián thu của thuế
GTGT được thể hiện qua đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là hai chủ
thể hoàn toàn khách nhau. Mặt khác, sắc thuế này cũng mang bản chất liên
hoàn và có tính tập trung kinh tế cao, mang những đặc tính cơ bản, đặc trưng
của một sắc thuế khoa học, tiên tiến như: tính lũy thoái, điều tiết hành vi tiêu
dùng hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, đặc điểm chính, chủ yếu của thuế GTGT
là: Thuế GTGT là sắc thuế gián thu đánh trên bình diện rộng; Thuế GTGT
gắn liền với chế độ sổ sách kế toán và hóa đơn chứng từ.
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về hoàn thuế giá trị gia tăng.
Tại khoản 1, điểm a, Điều 10 Luật thuế GTGT quy định: “Số thuế giá
trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia
tăng đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” [42]. Theo quy định tại
khoản 1, Điều 7 Nghị định 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2008
thì “Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp khấu trừ bằng số
thuế giá trị gia tăng đầu ra (-) số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ”. Khấu
trừ thuế là căn cứ quan trọng trong việc hoàn thuế GTGT hiện nay.
Tại Chương III Điều 10, Nghị định 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thuế GTGT quy định về hoàn thuế GTGT như sau: “Việc hoàn thuế giá trị gia
tăng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng...” [11].

cho tổ chức cá nhân nộp thuế khi: (i) Tổ chức cá nhân nộp thuế có số tiền nộp
thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp; (ii) Tổ chức cá nhân nộp thuế có số
tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Mặt khác, quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm là chu
trình kinh tế có sự tham gia của nhiều chủ thể. Cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ
là người nộp thuế GTGT nên việc hoàn thuế GTGT là một nghiệp vụ rất quan
trọng của thuế GTGT. Phạm vi đối tượng nộp thuế GTGT rất rộng, việc hoàn

10


thuế GTGT cũng diễn ra trên phạm vi rất rộng, bao hàm nhiều quan hệ phức
tạp và có sự liên hoàn giữa các đối tượng nộp thuế.
Vì thế, hoàn thuế GTGT được hiểu là trường hợp đặc biệt của khấu trừ
thuế nên hoàn thuế chỉ đặt ra đối với đối tượng nộp thuế theo phương thức
khấu trừ thuế. Các cơ sở kinh doanh trong ba tháng liên tục trở lên (không
phân biệt niên độ kế toán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết sẽ được
hoàn lại. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của
thời gian xin hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu, nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu
có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế
GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cũng được tính vào
số thuế được hoàn trong tháng.
Theo quy định của khoản 2, Điều 7 Nghị định 123/2008/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật thuế GTGT của Việt Nam quy định về hoàn thuế GTGT quy
định: “Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng
hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng ghi
trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ

nước. Tuy nhiên, sau đó tổ chức, cá nhân căn cứ vào quy định hiện hành về
hoàn thuế GTGT, nếu phù hợp các quy định này, thì tổ chức cá nhân, sẽ nộp
đơn tới cơ quan thuế có thẩm quyền để yêu cầu được hoàn trả số tiền thuế.
Xét về bản chất thì tiền hoàn thuế GTGT là việc chuyển quyền sở hữu
(một giá trị nhất định) từ Nhà nước sang cho các tổ chức, cá nhân thỏa mãn
các điều kiện được hoàn thuế. Việc hoàn thuế được thực hiện bằng một quyết
định hành chính của cơ quan thuế có thẩm quyền.
- Thứ ba, căn cứ để được xét và chấp nhận cho hoàn thuế GTGT đó là
toàn bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT. Hồ sơ hoàn thuế GTGT phải do chính chủ thể
12


nộp thuế GTGT lập hợp lệ theo quy định của pháp luật nhằm chứng minh sự
thỏa mãn các điều kiện được xét và chấp nhận hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế
GTGT được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
- Thứ tư, nguồn tài chính để thực hiện hoàn thuế GTGT được trích lập
từ số tiền thuế GTGT đã thu, gọi là Qũy hoàn thuế GTGT. Qũy này do cơ
quan tài chính thành lập và sử dụng vào mục đích hoàn thuế GTGT cho người
nộp thuế theo quy định của pháp luật. Những quy định cụ thể về Qũy hoàn
thuế GTGT được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
Từ những đặc điểm trên, là luận cứ cơ bản để chúng ta có thể tìm hiểu
về tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, những tội phạm này về đặc điểm
chứa đựng những đặc điểm riêng biệt của các tội phạm khác nhau được quy
định trong BLHS tuy nhiên, điểm chung của những tội phạm này đều liên
quan đến việc, thu nộp, hoàn thuế GTGT và các hành vi có liên quan đến các
hoạt động này như hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, tham ô tài sản, thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng....
* Vai trò và ý nghĩa của hoàn thuế giá trị gia tăng:
Hoàn thuế GTGT là một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa

hoạt động, kinh doanh của mình các chủ thể này phải tuân thủ đúng chế độ
hóa đơn chứng từ.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
1.1.2.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh
vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
Tội phạm hóa là việc ghi nhận trong pháp luật hình sự một hành vi nào
đó là tội phạm (mà trước đây chưa được pháp luật hình sự coi là tội phạm) và
quy định trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện hành vi đó. Trước giai
đoạn đổi mới, kinh tế nước ta phát triển theo hướng quản lý tập trung, quan
liêu bao cấp do đó, các thành phần kinh tế tư nhân chưa phát triển, chính vì
14


vậy, việc xuất hóa đơn chưa xuất hiện trong thực tế quản lý kinh tế. Sau Đại
hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã tiến hành cải cách, đổi mới toàn diện về kinh
tế, xã hội, phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, với nền tảng là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có
thành phần kinh tế tư nhân, quản lý kinh tế của các doanh nghiệp bằng hóa
đơn, chứng từ. Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý thuế của các doanh
nghiệp bắt buộc phải tiến bằng chế độ hóa đơn, chứng từ và chế độ kế toán.
Đặc biệt là Nhà nước đã ban hành hàng loạt các loại thuế để quản lý kinh tế
như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân...
Lần đầu tiên ở nước ta ban hành về một hình thức thuế mới, chuyên đánh vào
phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng. Sự
xuất hiện của một hình thức thuế mới đã tác động sâu rộng đến mọi mặt của
nền kinh tế, việc quản lý thuế của Nhà nước trở nên dễ dàng hơn, ngân sách
nhà nước được tăng một nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hình
thức thuế mới này, đặc biệt là chính sách của Nhà nước về chế độ hoàn thuế
giá trị gia tăng dẫn đến việc các đối tượng đã lợi dụng chính sách này để lừa

trên đây còn đưa ra tương đối chung chung. Lý do cơ bản dẫn đến hạn chế
này, theo chúng tôi là do chưa làm rõ được nội hàm khách thể loại của tội
phạm, hay thuật ngữ “trật tự quản lý kinh tế”.
Các thuật ngữ “trật tự quản lý kinh tế”, “cơ chế quản lý kinh tế”, “quan
hệ quản lý kinh tế” đều gắn với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Việc
quy định các tội xâm phạm TTQLKT và trách nhiệm hình sự đối với các tội
xâm phạm TTQLKT là xuất phát từ trật tự quản lý kinh tế, cơ chế quản lý
kinh tế, quan hệ quản lý kinh tế và rộng hơn là chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước bị hành vi phạm tội xâm hại đáng kể. Lẽ dĩ nhiên, qua việc vi phạm
các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, nền kinh tế đất nước, lợi ích của Nhà
nước, của các chủ thể kinh tế và lợi ích của người tiêu dùng đều bị xâm hại
[32, tr.34].

16


Như vậy, nếu xuất phát từ hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm,
có thể phát biểu khái niệm các tội xâm phạm TTQLKT như sau: Các tội xâm
phạm TTQLKT là các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong quản
lý kinh tế, xâm phạm cơ chế Nhà nước quản lý, vận hành nền kinh tế, gây thiệt
hại đáng kể cho nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước, các chủ thể kinh tế và
người tiêu dùng.
Nếu xuất phát từ khái niệm chung về tội phạm và khách thể loại (nhóm)
của tội phạm, có thể phát biểu khái niệm các tội xâm phạm TTQLKT như sau:
Các tội xâm phạm TTQLKT là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, được
quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách có lỗi,
xâm hại các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý, vận hành nền kinh tế
giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế và các chủ thể kinh tế.
Trong lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước có rất nhiều loại tội
phạm khác nhau, trong đó có các loại tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status